1<br />
<br />
1.Tên đề tài: <br />
KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG I<br />
MÔN HÌNH HỌC LỚP 6<br />
2. Đặt vấn đề: <br />
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu <br />
Trong thực tiễn dạy học hình học hiện nay, học sinh chúng ta còn <br />
gặp nhiều khó khăn. Có nhiều em học sinh khi đã lên lớp trên mà vẫn còn <br />
mơ hồ, lúng túng chưa biết chứng minh hình học. <br />
Chất lượng đào tạo môn toán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu HS <br />
không học tốt môn hình học. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề <br />
được đảng, nhà nước và phụ huynh rất quan tâm. Trong chỉ thị nhiệm vụ <br />
năm học hằng năm của trường cũng như của tổ chuyên môn luôn chú trọng <br />
đến vấn đề này. <br />
Bản thân được phân công dạy toán lớp 6 nhiều năm nhận thấy rằng <br />
chương trình hình học lớp 6 là kiến thức mở đầu, là tiền đề giúp học tốt <br />
môn hình học sau này. <br />
2.2. Tóm tắt thực trạng của vấn đề: <br />
Trong thực tế dạy học trên lớp hiện nay việc lĩnh hội các kiến thức hình <br />
học của đa số học sinh lớp 6 là rất khó khăn. Để làm rõ thực trạng của vấn <br />
đề, tôi xin trình bày các nội dung sau: <br />
Về chất lượng: Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra 15phút môn hình <br />
học lớp 6 đầu năm <br />
Lớ 0 1.9 2 3.4 3.5 4.9 5 6.4 6.5 7.9 8 10 5 10<br />
Môn TSHS<br />
p SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
Toán 6/3 29 1 3,4 0 0 2 6,9 0 0 5 17,2 0 0 13 44,8 0 0 7 24,1 0 0 1 3,4 0 0 21 72,4 0 0<br />
Những tồn tại chủ yếu của HS là: <br />
Về kiến thức: Việc nắm các khái niệm, tính chất hình học ban đầu <br />
đối với các em còn chậm<br />
Về kỹ năng: Khâu vẽ hình, ghi các kí hiệu toán học còn tùy tiện; <br />
nhiều em vẽ hình còn nhiều lúng túng, chưa biết sử dụng các dụng cụ. Kỹ <br />
năng đọc còn ê a, các thuật ngữ toán học còn mơ hồ, trình bày lời giải còn <br />
sai sót… <br />
Về thái độ: HS thường biểu hiện học mới quên cũ, lúng túng trong <br />
học <br />
tập. Chưa quan tâm nhiều đến việc học tập. <br />
Về chương trình dạy học: Hầu hết các tiết trong phân phối chương <br />
trình là tiết lí thuyết.Việc luyện tập, vận dụng kiến thức có nhiều khó <br />
khăn đối HS lớp 6.<br />
2.3. Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
Để tránh tình trạng mơ hồ trong quá trình học tập, hình thành kỹ <br />
năng lập luận có căn cứ, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo niềm tin <br />
cho các em khi học môn hình học, bản thân nghiên cứu đề tài :<br />
“KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG I<br />
MÔN HÌNH HỌC LỚP 6 ” .<br />
Đây là vấn đề có tính cấp thiết, được mọi người quan tâm <br />
2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:<br />
− Đề tài nghiên cứu về dạy kỹ năng giải toán trong chương I Hình học <br />
6<br />
− Minh họa đề tài: Hình thức tổ chức thông qua một tiết dạy <br />
2.5. Đối tượng nghiên cứu:<br />
− HS lớp 6/3 trường THCS Mỹ Hòa.<br />
3. Cơ sở lý luận: <br />
3.1. Dạy hình học lớp 6: Học sinh nhận thức các hình và các mối quan hệ <br />
bằng mô tả trực quan với sự hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ <br />
yếu. Hình học lớp 6 được xây dựng theo đường lối quy nạp, cung cấp <br />
những biểu tượng ban đầu, cần thiết để hiểu thấu một số khái niệm mở <br />
đầu hình học phẳng, chuẩn bị cơ sở vững chắc cho việc chứng minh suy <br />
diễn tiếp theo.<br />
3.2. Hình học lớp 6 được trình bày theo kiểu tiếp cận quy nạp, từ quan sát, <br />
thử nghiệm, đo, vẽ, nêu nhận xét, đi dần đến kiến thức mới. Chú trọng <br />
nêu các khái niệm phủ định nhau để rèn luyện tư duy thuận, nghịch. Nêu <br />
tình huống để học sinh tự khám phá. Coi trọng việc sử dụng thành thạo <br />
các công cụ đo, vẽ, nói rõ tác dụng của mỗi loại công cụ đó. Coi trọng việc <br />
sử dụng các công cụ khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề. Coi trọng <br />
việc trình bày định nghĩa, khái niệm. Các tính chất được được diễn đạt <br />
chính xác, nhưng đơn giản, rõ ràng, ít dùng những thuật ngữ toán học có <br />
tính hàn lâm như tồn tại, duy nhất, bất kì, xác định…Coi trọng hình vẽ, <br />
xem kênh hình có tác dụng gây biểu tượng, trí tưởng tượng không gian để <br />
thuận lợi trong việc nhận thức khái niệm hình học trừu tượng<br />
3.3. Sách giáo khoa viết theo lối quy nạp, đúng trình tự lên lớp. Giáo viên có <br />
thể hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, giúp học sinh tự học, nêu thắc mắc, <br />
phát biểu tranh luận, Giáo viên làm “trọng tài”, gợi ý, chốt kiến thức. Có <br />
thể ra thêm bài tập bổ trợ nội dung SGK.<br />
4. Cơ sở thực tiễn:<br />
4.1. Những thuận lợi:<br />
Lớp học từng bước đi vào nề nếp. Nhà trường và phụ huynh có quan <br />
tâm. HS có nhiều em tích cực trong học tập và biết nghe lời Thầy, Cô giáo.<br />
GV có nhiều tài liệu để tham khảo <br />
Dạy học có ứng dụng CNTT với các phần mềm tiện ích. <br />
4.2. Những khó khăn:<br />
<br />
3<br />
<br />
HS ít quan tâm đến phương tiện và dụng cụ học tập, không có thói quen <br />
tự học, tự nghiên cứu<br />
GV có khó khăn trong việc biên soạn tài liệu và phương pháp dạy học vì <br />
thiếu thời gian và chưa có nhiều kinh nghiệm.<br />
5. Nội dung nghiên cứu<br />
5.1. Về mục tiêu dạy học: <br />
Qua chương I, HS cần : <br />
Nắm được các khái niệm ban đầu của hình học: Điểm, đường thẳng, <br />
tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.<br />
Nắm tính chất: Độ dài đoạn thẳng.<br />
Nắm các quan hệ: Điểm thuộc, không thuộc đường thẳng, điểm nằm <br />
giữa hai điểm, hai đoạn thẳng bằng nhau.<br />
Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ: Thước thẳng, thước có chia khoảng, <br />
compa.<br />
Kĩ năng vẽ: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng,...<br />
Kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng.<br />
5.2. Hình thức tổ chức dạy học:<br />
Hình thức tổ chức hoạt động dạy gồm ba bước:<br />
1) Tổ chức học sinh làm chung: các bài tập mẫu, cùng nghiên cứu nội <br />
dung, cấu trúc bài tập, cùng đọc đề bài … <br />
2) Tổ chức học sinh làm cá nhân, hoặc theo nhóm nhỏ, bài tập có thể <br />
làm trên lớp có thể làm ở nhà. Giáo viên thu bài học sinh.<br />
3) Tổ chức thảo luận để đưa ra các lời giải đúng các bài tự làm của <br />
học sinh.<br />
5.3. Biện pháp dạy học:<br />
Quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng lập luận chứng minh ở chương I <br />
được thông qua biện pháp chủ yếu là xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập. <br />
Điều này thể hiện trong các dạng câu hỏi và bài tập trong SGK. Hệ thống <br />
câu hỏi bài tập ứng với mỗi loại kĩ năng, thống nhất về cấu trúc cơ bản, <br />
khác về mức độ yêu cầu, đặc điểm, nội dung kiến thức cần khai thác ở <br />
mỗi tiết học.<br />
5.4. Một vài ví dụ các dạng bài tập trong SGK: <br />
Ví dụ 1: Bài 1, tiết 1: Điểm, đường thẳng gồm có 7 bài tập <br />
Bài 1: Rèn luyện kỹ năng viết ký hiệu điểm, đường thẳng. <br />
Bài 2: Rèn kỹ năng chuyển ngôn ngữ thông thường sang hình vẽ. Đây là <br />
loại bài tập phân nhánh các khả năng nhằm làm quen với việc phân chia các <br />
trường hợp. <br />
Bài 3. Rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời và bằng kí hiệu. Hình thành ngôn <br />
ngữ của lập luận thông qua hình vẽ, rèn luyện kỹ năng viết kí hiệu hình <br />
học. <br />
Bài 4: Rèn kỹ năng chuyển ngôn ngữ thông thường sang hình vẽ, qua đó <br />
học sinh nhận thức tính chất: “Với mỗi đường thẳng a, có những điểm <br />
thuộc a và có những điểm không thuộc a”.<br />
<br />
4<br />
<br />
Bài 5: Rèn luyện kỹ năng chuyển từ kí hiệu qua hình vẽ.<br />
Bài 6: Bài tập củng cố tính chất 1, rèn luyện kỹ năng vẽ hình và viết kí <br />
hiệu. <br />
Bài 7: Rèn thao tác tư duy thông qua việc gấp hình.<br />
Nội dung dựa vào sách giáo khoa cải tiến thành những bài tập mẫu <br />
để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới và biết cách sáng tạo khi vận <br />
dụng vào các bài tập sau này.<br />
Ví dụ 2: Tiết 7, bài 6 : Đoạn thẳng. Bài học gồm có 6 bài tập:<br />
Bài tập 33: Rèn kỹ năng trình bày định nghĩa, khái niệm thông qua các <br />
đoạn thẳng cụ thể: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng RS, đoạn thẳng PQ.<br />
Bài tập 34: Luyện học sinh nhận biết đoạn thẳng là một tập hợp con <br />
của đường thẳng, hiểu nôm na đoạn thẳng là một bộ phận của đường <br />
thẳng, mở rộng tư duy hình học. Rèn kỹ năng nói, kí hiệu đoạn thẳng, <br />
nhận dạng đoạn thẳng trong mối quan hệ đường thẳng, tia, đoạn thẳng <br />
trên một hình <br />
Bài 34: Giúp học sinh rèn kỹ năng đối chiếu so sánh hai khái niệm <br />
“Đoạn thẳng” , “Một điểm của đoạn thẳng ”.<br />
Bài 35 : Rèn kỹ năng nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng với <br />
đoạn thẳng, ngôn ngữ mô tả chính xác các mối quan hệ hình học.<br />
Bài 36 : Rèn kỹ năng chuyển từ ngôn ngữ thông thường sang hình vẽ. <br />
Bài 38: Rèn kỹ năng thao thác vật chất trên hình để nhận dạng hình <br />
một cách rõ ràng. Tìm thấy mối quan hệ của các hình. Đây là thao tác tư <br />
duy nhận biết khi làm toán hình học. <br />
Bài 39: Rèn kỹ năng vẽ hình chính xác, dự đoán tính chất hình thông <br />
qua quan sát, thực nghiệm. Đây là cơ sở ban đầu cho việc lập luận có căn <br />
cứ sau này. <br />
Hệ thống bài tập rèn luyện kiến thức và kỹ năng cơ bản xoay quanh: <br />
Ngôn ngữ thông thường – hình vẽ − kí hiệu. Cung cấp cho học sinh tư duy <br />
ban đầu về hình học thể hiện qua ngôn ngữ viết, nói, ngôn ngữ hình vẽ , <br />
ngôn ngữ kí hiệu. <br />
Hệ thống bài tập được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng <br />
xuyên suốt trong quá trình. <br />
Hệ thống câu hỏi, bài tập xây dựng trong toàn bộ chương trình, nâng <br />
dần mức khó khăn về tư duy: Học sinh chuyển từ nhận thức các đối tượng <br />
và sự kiện Hình học với sự hỗ trợ của hình vẽ trực quan đến các khái niệm <br />
trừu tượng, các quan hệ trừu tượng trong Hình học được khái quát bằng <br />
ngôn ngữ lời. Học sinh bắt đầu làm quen với lập luận có căn cứ trong hình <br />
học bằng các bài tập có yêu cầu giải thích “vì sao?”. Dạng bài tập này <br />
không nhiều, nhưng đã có yêu cầu cụ thể trong việc tạo cơ sở chuyển tiếp <br />
từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 trong quá trình dạy học. <br />
Ví dụ : Bài 10 : Trung điểm của đoạn thẳng <br />
Bài tập 60, 61 trang 125, 126 <br />
Ví dụ: Bài tập ôn tập chương I Đoạn thẳng.<br />
5.5. Khắc phục một số sai lầm của học sinh:<br />
<br />
5<br />
<br />
5.5.1. Sai lầm khi trả lời câu hỏi:<br />
Học sinh thấy gì nói nấy và ngỡ rằng mình nói đúng, do đó giáo viên nên <br />
định hướng học sinh nói đầy đủ, gọn và rõ ràng, điều chỉnh học sinh có câu <br />
trả lời bằng câu cụt, câu què...<br />
Có thể cung cấp cho các em một số loại câu trả lời dạng: <br />
Đưa ra căn cứ khẳng định (vì ... nên ...)<br />
Ví dụ: M là trung điểm của đoạn thẳng AB <br />
Vì MA = MB = AB/2 (= 600/2 = 300)<br />
5.5.2. Sai lầm khi vẽ và đọc hình:<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý một số điểm sai khi vẽ hình, đọc hình:<br />
Nếu yêu cầu của đề bài không nói rõ thì khái niệm nào đơn giản nhất <br />
vẽ trước, các khái niệm hình khác vẽ sau, từ đơn giản đến phức tạp.<br />
Thực hiện theo đúng trình tự yêu cầu của đề bài<br />
Ví dụ: Trên tia Ox lấy 2 điểm A, B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm.<br />
a) Tính AB?<br />
b) Chứng tỏ rằng điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB.<br />
c) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm A’ sao OA’ = 4cm. Tính AA’?<br />
+ Quy trình vẽ hình:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Tính toán và trả lời các câu a, b<br />
+ Vẽ tia đối của tia Ox lấy đoạn OA’ = 4cm vào hình vẽ trên, rồi tính <br />
toán và trả lời câu c.<br />
5.6. Minh họa hình thức tổ chức dạy học trên lớp<br />
5.6.1. Bài dạy: Tiết 1 §1 Điểm. Đường thẳng <br />
Nội dung: Dạy về hình “ĐIỂM”<br />
a) Hình ảnh về điểm: <br />
GV: Dấu chấm nhỏ trên bảng cho ta hình ảnh về điểm<br />
HS: Cho ví dụ hình ảnh về điểm <br />
b) Cách vẽ điểm:<br />
GV vẽ 1 điểm trên bảng làm mẫu. <br />
HS vẽ theo và vẽ thêm hai điểm nữa vào vở <br />
c) Cách đặt tên điểm:<br />
GV đặt tên cho một điểm vừa vẽ : A ( Chữ cái in hoa) . <br />
HS đặt tên cho các điểm còn lại: A, B, C<br />
Câu hỏi: Người ta dùng các chữ cái gì để đặt tên cho điểm <br />
HS: Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C, …để đặt tên cho <br />
điểm. <br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
d) Ba điểm phân biệt:<br />
GV: Trên trang giấy vừa vẽ có mấy điểm?<br />
HS: Trên trang giấy vừa vẽ có ba điểm A, B, C<br />
GV: Ba điểm A, B, C là ba điểm phân biệt<br />
e) Hai điểm trùng nhau: <br />
GV vẽ điểm M bằng phấn trắng. HS thực hiện theo<br />
GV vẽ đè lên điểm M bằng phấn đỏ và đặt tên điểm màu đỏ bằng chữ <br />
N. HS thực hiện theo<br />
GV cho HS nhận xét và khẳng định: Đây là hình ảnh hai điểm trùng <br />
nhau<br />
GV nhấn mạnh:<br />
“Từ nay về sau (ở lớp 6) khi nói hai điểm mà không nói gì <br />
thêm, ta hiểu đó là hai điểm phân biệt ”<br />
“Với những điểm ta xây dựng các hình”<br />
“Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp điểm”<br />
“Một điểm cũng là một hình”<br />
5.6.2. Nội dung dạy : “ĐƯỜNG THẲNG”<br />
a) Hình ảnh về đường thẳng<br />
GV: Sợi chỉ căng thẳng trên bờ tường cho ta hình ảnh về đường thẳng<br />
HS: Cho ví dụ <br />
GV: Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía<br />
b) Gấp hình: Mỗi HS gấp một tờ giấy, sau đó trải tờ giấy lên mặt bàn. <br />
Quan sát xem nếp gấp có hình ảnh gì ?<br />
c) Vẽ đường thẳng:<br />
GV: Trên bảng, dùng phấn vạch theo mép thước thẳng, ta có hình ảnh <br />
của một đường thẳng. Hãy biểu diễn ba đường thẳng trên trang vở của <br />
em? <br />
HS: Dùng bút vạch theo mép thước thẳng <br />
GV: Nhấn mạnh “Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng ”<br />
d) Cách đặt tên đường thẳng:<br />
GV: Đặt tên cho đường thẳng bằng chữ cái thường: đường thẳng a<br />
HS: Đặt tên cho các đường thẳng của mình <br />
Câu hỏi: Người ta dùng các chữ cái gì để đặt tên cho đường thẳng <br />
HS: Người ta dùng các chữ cái thường a, b, c, …(hoặc xy, zt, ...)<br />
để đặt tên cho đường thẳng Bài tập củng cố :<br />
Bài 1, 2 sgk/ 104 <br />
5.6.3. Nội dung : “ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG. ĐIỂM KHÔNG <br />
THUỘC ĐƯỜNG THẲNG ”<br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
a) Điểm thuộc đường thẳng <br />
GV đưa nội dung lên bảng <br />
HS quan sát hình vẽ, tập đọc nội dung và ghi bài học<br />
Hình vẽ Diễn đạt bằng lời Kí hiệu<br />
Điểm A thuộc đường thẳng d <br />
A Điểm A nằm trên đường thẳng d <br />
d A d<br />
Đường thẳng d đi qua điểm A<br />
Đường thẳng d chứa điểm A<br />
b) Điểm không thuộc đường thẳng <br />
GV đưa nội dung lên bảng <br />
HS quan sát hình vẽ, tập đọc nội dung và ghi bài học<br />
Hình vẽ Diễn đạt bằng lời Kí hiệu<br />
Điểm B không thuộc đường thẳng <br />
B<br />
d <br />
A Điểm B nằm ngoài đường thẳng d B d<br />
d<br />
Đường thẳng d không đi qua điểm B<br />
Đường thẳng d không chứa điểm B<br />
<br />
Bài tập củng cố :<br />
Đề: Quan sát hình vẽ, điền vào chỗ trống “…” các thuật ngữ: thuộc, không <br />
thuộc, nằm trên, nằm ngoài, đi qua, không đi qua, chứa, không chứa. Điền <br />
vào ô vuông dấu ∈ , cho đúng .<br />
<br />
Hình vẽ Diễn đạt bằng lời Kí hiệu<br />
Điểm C … đường thẳng a<br />
a<br />
Điểm C … đường thẳng a<br />
C E C a<br />
Đường thẳng a … điểm C<br />
Đường thẳng a … điểm C<br />
Điểm E … đường thẳng a<br />
Điểm E … đường thẳng a<br />
E a<br />
Đường thẳng a … điểm E<br />
Đường thẳng a … điểm E<br />
Bài tập rèn m n luyện kỹ năng lập luận <br />
<br />
B p<br />
<br />
<br />
A C q<br />
D<br />
<br />
hình 1<br />
8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 1: GV phát câu hỏi, HS làm chung cả lớp<br />
Bài 1: Cho các điểm và các đường thẳng trên hình 1, các khẳng định sau, <br />
khẳng định nào sai, khẳng định nào đúng:<br />
Câu khẳng định Trả lời Kí hiệu <br />
1) Điểm A thuộc đường thẳng p 1)…<br />
2) Điểm A thuộc đường thẳng m 2)…<br />
3) Điểm A thuộc cả hai đường thẳng n và q 3)…<br />
Bài làm: <br />
Câu khẳng định Trả Kí hiệu <br />
lời<br />
1) Điểm A thuộc đường thẳng p 1)Sai<br />
2) Điểm A thuộc đường thẳng m 2)Sai<br />
A ∈ n và A ∈ q<br />
3) Điểm A thuộc cả hai đường thẳng n 3)Đ<br />
và q<br />
Bước 2: Tổ chức HS tự làm, sau khi làm xong, GV thu bài HS để chấm <br />
Bài 2: Cho các điểm và các đường thẳng trên hình 1, các khẳng định sau, <br />
khẳng định nào sai, khẳng định nào đúng:<br />
Câu khẳng định Trả lời Kí hiệu <br />
1) Điểm B thuộc đường thẳng q 1)…<br />
2) Điểm B chỉ thuộc đường thẳng m 2)…<br />
3) Điểm B chỉ thuộc đường thẳng n 3)…<br />
4) Điểm B chỉ thuộc đường thẳng p 4)… <br />
5) Điểm B thuộc cả ba đường thẳng m, n và p 5)…<br />
Bài làm :<br />
Câu khẳng định Trả lời Kí hiệu <br />
1) Điểm B thuộc đường thẳng q 1)sai B ∈ n,B ∈ m <br />
2) Điểm B chỉ thuộc đường thẳng m 2)sai và B ∈ p<br />
3) Điểm B chỉ thuộc đường thẳng n 3)sai<br />
4) Điểm B chỉ thuộc đường thẳng p 4)sai <br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
5) Điểm B thuộc cả ba đường thẳng m, n và p 5)Đúng<br />
<br />
Bước 3: Tổ chức HS thảo luận <br />
Bài 3: Cho điểm A và đường thẳng a. Ta có thể suy ra:<br />
1) Điểm A thuộc đường thẳng a<br />
2) Điểm A không thuộc đường thẳng a<br />
3) Hoặc điểm A thuộc đường thẳng a hoặc điểm A không thuộc <br />
đường thẳng a.<br />
Trong ba khẳng định trên, khẳng định nào là sai, là đúng nhưng thiếu, là <br />
đúng và đầy đủ. Vẽ hình minh họa. <br />
Bài làm của HS <br />
Câu 1 và 2 : Đúng nhưng thiếu<br />
Câu 3 Đúng và đầy đủ <br />
Hình vẽ : a<br />
A a<br />
;<br />
A<br />
6. Kết quả nghiên cứu:<br />
+ HS đã có chuyển biến trong quá trình tiếp thu kiến thức<br />
+ HS tự tin trong việc trả lời các câu hỏi, giải được các bài tập có trong <br />
SGK<br />
+ HS thấy được sự cần thiết trong các hoạt động tương tác lẫn nhau, giúp <br />
nhau trong học tập. <br />
Sau khi kết thúc chương I, qua bài kiểm tra HS có kết quả sau:<br />
Lớp 0 1.9 2 3.4 3.5 4.9 5 6.4 6.5 7.9 8 10 5 10<br />
Môn TSHS<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
Toán 6/3 29 0 0 5 17,2 0 0 14 48,3% 7 24,1% 3 10,3% 24 82,7%<br />
<br />
7. Kết luận:<br />
Từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng:<br />
Trong điều kiện tôn trọng nội dung sách giáo khoa và kế hoạch dạy <br />
học hiện nay, trên tinh thần dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, muốn <br />
cho học sinh học hình học có hiệu quả cần xây dựng các bước dạy cụ thể. <br />
Chúng ta cần quan tâm đến các bài tập và câu hỏi trong quá trình dạy từng <br />
bài mới và giải từng bài tập. <br />
Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, có biện pháp thích hợp <br />
cho từng bài dạy. <br />
Cần chăm sóc kỹ các đối tượng học sinh, trong đó vai trò cá nhân <br />
được đặc biệt quan tâm. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
Tuy rằng nội dung vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung. Mong <br />
rằng đề tài này sẽ là một tài liệu hữu ích góp phần trong việc dạy học <br />
hiện nay. <br />
8. Đề nghị:<br />
Cần biên soạn lại nội dung SGK cho phù hợp với điệu kiện dạy học <br />
hiện nay.<br />
Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong việc dạy học các chủ đề có <br />
liên quan đến môn hình học 6. <br />
Chú trọng việc HS có đầy đủ các dụng cụ học tập ở lớp. <br />
Với trách nhiệm của người GV đứng lớp, bản thân cố gắng tự <br />
nghiên cứu và học hỏi đề xuất nội dung nêu trên. <br />
Kính mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.<br />
<br />
Đại A., ngày 20 tháng 3 năm 2016<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
Lê Thị Loan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9.Tài liệu tham khảo:<br />
Hoàng Chúng : Phương pháp dạy học ở trường phổ thông <br />
THCS,Nhà xuất bản giáo dục.<br />
Trần Khánh Hưng :Giáo trình phương pháp dạy học toán, ĐHSP <br />
Huế.<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
Tôn Thân: Sách giáo khoa toán 6 tập 1 ,nhà xuất bản giáo dục.<br />
Tôn Thân :Sách giáo viên toán 6 tập 1, nhà xuất bản giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
<br />
10. Mục lục<br />
1. Tên đề tài ……………………………………………………………….. 1 <br />
2.Đặt v ấn đề <br />
………………………………………………………………...1 <br />
3.Cơ sở lý luận <br />
…………………………………………………………… ..2 <br />
4.Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………<br />
2 <br />
5.Nội dung nghiên cứu………………………………………………………<br />
2 <br />
6. Kết quả nghiên cứu <br />
………………………………………………............8 <br />
7.Kết luận <br />
…………………………………………………………………..8 <br />
8.Đề nghị ……………………………………………................................... <br />
9 <br />
9.Tài liệu tham khảo………………………………………… …………...10<br />
10.Mục lục…………………………………………………………………. <br />
11 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Năm học: 20152016<br />
<br />
I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG THCS Mỹ Hòa<br />
<br />
1. Đề tài: Kinh nghiệm dạy học chương 1 môn hình học lớp 6<br />
2. Họ và tên tác giả : Lê Thị Loan <br />
3. Chức vụ: GV Tổ: Toán<br />
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:<br />
a)Ưuđiểm: ...............................................................................................................................<br />
....<br />
…………………………………………………………………………………….............<br />
……………………………………………………………………………………..............<br />
...................................................................................................................................<br />
…………………………………………………………………………………….............<br />
...................................................................................................................................<br />
…………………………………………………………………………………….............<br />
……………………………………………………………………………………..............<br />
<br />
b)Hạnchế: ...............................................................................................................................<br />
....<br />
…………………………………………………………………………………….............<br />
...................................................................................................................................<br />
…………………………………………………………………………………….............<br />
……………………………………………………………………………………..............<br />
<br />
5. Đánh giá, xếp loại:<br />
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THCS Mỹ Hoà<br />
thống nhất xếp loại : <br />
<br />
<br />
<br />
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH<br />
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
...........................................ký .....................<br />
<br />
...........................................ký .....................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu SK2<br />
(Tờ số 1)<br />
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Năm học 20152016<br />
<br />
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT …..<br />
<br />
Đề tài: : <br />
Họ và tên tác giả: <br />
Đơn vị: Trường THCS ….<br />
<br />
Điểm cụ thể:<br />
<br />
Điểm <br />
Nhận xét Điểm <br />
Phần đạt <br />
của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa<br />
được<br />
1. Tên đề tài <br />
1<br />
2. Đặt vấn đề<br />
3. Cơ sở lý luận 1<br />
<br />
4. Cơ sở thực tiễn 2<br />
<br />
5. Nội dung nghiên cứu 9<br />
<br />
6. Kết quả nghiên cứu 3<br />
<br />
7. Kết luận 1<br />
8.Đề nghị <br />
1<br />
9.Tài liệu tham khảo<br />
10.Mục lục 1<br />
11.Phiếu đánh giá xếp loại<br />
Thể thức văn bản, chính tả 1<br />
<br />
Tổng cộng 20đ<br />
<br />
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :<br />
Người đánh giá xếp loại đề tài<br />
(Người thứ nhất, ký và ghi rõ họ tên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu SK2<br />
(Tờ số 2)<br />
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Năm học 20152016<br />
<br />
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC<br />
<br />
Đề tài: : <br />
Họ và tên tác giả: <br />
Đơn vị: Trường THCS Mỹ Hoà<br />
<br />
Điểm cụ thể:<br />
<br />
Điểm <br />
Nhận xét Điểm <br />
Phần đạt <br />
của người đánh giá xếp loại đề tài tối đa<br />
được<br />
1. Tên đề tài <br />
1<br />
2. Đặt vấn đề<br />
3. Cơ sở lý luận 1<br />
<br />
4. Cơ sở thực tiễn 2<br />
<br />
5. Nội dung nghiên cứu 9<br />
<br />
6. Kết quả nghiên cứu 3<br />
<br />
7. Kết luận 1<br />
8.Đề nghị 1<br />
9.Tài liệu tham khảo<br />
10.Mục lục 1<br />
11.Phiếu đánh giá xếp loại<br />
Thể thức văn bản, chính tả 1<br />
<br />
Tổng cộng 20đ<br />
<br />
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :<br />
Người đánh giá xếp loại đề tài<br />
(Người thứ Hai, ký và ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu SK3<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Năm học: 20152016<br />
<br />
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT …<br />
1. Tên đề tài: <br />
2. Họ và tên tác giả: <br />
3. Chức vụ: GV . Đơn vị :Trường THCS …..<br />
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:<br />
a)Ưuđiểm: ...............................................................................................................................<br />
......<br />
....................................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................................... ..........<br />
.............................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
b)Hạnchế: ..............................................................................................................................<br />
.......<br />
....................................................................................................................................... <br />
.......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT : Sau khi thẩm định, đánh giá <br />
đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ….. thống nhất xếp loại: ...............<br />
<br />
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH<br />
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)<br />
1/ Họ tên ....................................................<br />
Ký .............................................................<br />
2/ Họ tên .....................................................<br />
Ký .............................................................<br />
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT ….<br />
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT ………. thống nhất <br />
xếp loại: ...............<br />
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH<br />
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
............................................................<br />
<br />
<br />
17<br />
<br />
............................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />