Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Giáo dục nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng luôn luôn phải tự <br />
vận động thay đổi phương pháp quản lý, giáo dục sao cho phù hợp với đối tượng <br />
quản lý và sự phát triển vượt bậc của xã hội. Muốn làm được việc đó phải dày <br />
công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Mà trước hết là người giáo viên trực tiếp <br />
giảng dạy phải tự đổi mới. Thấm nhuần tinh thần đó, thời gian qua bản thân tôi <br />
đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giảng dạy nhằm đem lại hiệu <br />
quả giáo dục tốt nhất. <br />
<br />
Bên cạnh đó môn Toán là một môn có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng. <br />
Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng <br />
cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà toán học còn góp <br />
phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực <br />
cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em.<br />
<br />
Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho việc <br />
học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác <br />
giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ <br />
hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn <br />
toán. Thực tế cho thấy các em lớp 3 rất hiếu động nhớ nhanh nhưng cũng nhanh <br />
quên; đặc biệt trong chương trình toán 3 quan trọng nhất là bảng cửu chương. <br />
Nếu các em không ghi nhớ được bảng cửu chương thì không thể nào các em có <br />
thể học được môn toán nói chung và các môn học khác nói riêng. Đã nhiều năm <br />
tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 3 nên tôi rất trăn trở để tìm ra biện pháp mới <br />
nhằm cải thiện tình trạng học sinh nhớ trước quên sau. Qua tìm hiểu các phương <br />
pháp toán học và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, qua tìm hiểu tâm lý lứa tuổi <br />
học sinh lớp 3,.. Tôi đã tìm ra một số biện pháp và áp dụng vào thực tế học sinh <br />
của mình thấy có hiệu quả, nay xin được chia sẻ cùng mọi người đề tài: “Một <br />
số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 ở <br />
trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
1<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Giúp học sinh học tốt môn Toán, nắm được các dạng toán, có kỹ năng làm <br />
bài, để giải được các bài toán trong chương trình Toán lớp 3.<br />
<br />
Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan Chương trình sách giáo khoa <br />
toán 3, trao đổi với đồng nghiệp với học sinh và tự rút ra những kinh nghiệm hay <br />
phù hợp để giảng dạy cho học sinh.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
<br />
Các biện pháp, phương pháp giáo dục môn toán ở cấp tiểu học.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: <br />
<br />
Công tác giảng dạy và quá trình học toán của học sinh lớp 3 Trường TH <br />
Nguyễn Viết Xuân, năm học 2015 2016.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh <br />
lớp 3.<br />
<br />
Phương pháp quan sát.<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
Phương pháp thực hành luyện tập.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết <br />
định số 51/2007/QĐBGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục <br />
học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục <br />
tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Giáo viên <br />
chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy học của học sinh. Làm tốt công tác chủ <br />
nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
2<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh; vai trò của người giáo viên chủ <br />
nhiệm hết sức quan trọng, giáo viên chủ nhiệm dạy rất nhiều các môn học và là <br />
người chịu trách nhiệm chính trong việc nhận xét đánh giá học sinh hoàn thành <br />
chương trình lớp học. Đối với môn toán ở tiểu học nói chung tuy không phải là <br />
khó nhưng học tốt môn toán bậc tiểu học đó chính là nền tảng để các em phát <br />
huy học tốt các môn học khác và các em phát triển môn toán lên các bậc học cao <br />
hơn.<br />
<br />
Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần <br />
thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán <br />
học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời <br />
sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát <br />
triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (Trừu tượng hoá, khái quát <br />
hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh,… ) Nó giúp học sinh giải quyết <br />
mọi vấn đề trong cuộc sống bằng tư duy logic. Thông qua môn toán trang bị cho <br />
học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập <br />
tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt <br />
động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương <br />
pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của <br />
từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học khác.<br />
<br />
2. Thực trạng của vấn đề.<br />
<br />
Năm học 2015 2016 tôi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp <br />
3A; tổng số học sinh 22 em. Trong đó có tới 5 em tiếp thu môn toán chậm so với <br />
các bạn khác. Qua tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm năm học trước được biết; có <br />
5 em thuộc hộ gia đình nghèo; 3 em thuộc hộ cận nghèo; 4 em hiện ở với ông bà <br />
nội, ngoại vì bố mẹ đi làm công nhân. Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn <br />
phụ giúp gia đình một số công việc quá sức của các em. Như vậy trách nhiệm <br />
nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng lớp.<br />
<br />
Mặt khác, qua nhiều năm tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 3. Bản thân là <br />
người có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức về chuyên môn và luôn tìm tòi ứng <br />
dụng các phương pháp dạy học mới nhằm đem lại chất lượng trong giáo dục nói <br />
chung và trong môn toán nói riêng.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
3<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Sau 2 tuần nhận lớp tôi đã ôn tập bổ sung kiến thức cũ của năm học trước <br />
(lớp 2); lúc này tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra để phân loại học sinh theo <br />
từng mạch kiến thức; kết quả như sau:<br />
<br />
+ Chưa thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2: 18/22 học sinh.<br />
<br />
+ Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 20/22 học sinh.<br />
<br />
+ Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính: 20/22 học sinh.<br />
<br />
+ Giải toán có lời văn chưa được: 18/22 học sinh.<br />
<br />
+ Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 20/ 22 học sinh<br />
<br />
Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3A tôi thật sự băn <br />
khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh <br />
những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. <br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Áp dụng đề tài này, chất lượng đại trà lớp 3A của trường nâng cao rõ <br />
rệt. Giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản của môn toán lớp 3. Cung cấp <br />
cho học sinh các kĩ năng làm toán nhanh chính xác, các em biết giải được các bài <br />
toán có lời văn. Học sinh yêu thích môn toán và tích cực tham gia vào các tiết học <br />
một cách chủ động.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
<br />
Qua hai tháng đầu giảng dạy tôi cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn <br />
đến các em học yếu toán. Từ đó tôi suy nghĩ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, <br />
biện pháp mới, để giúp học sinh có kiến thức tiếp cận với môn học này một cách <br />
chủ động, khoa học đảm bảo tính logic để học sinh có kĩ năng tính toán cũng như <br />
giải các bài toán đơn, toán phức một cách nhanh, chính xác. Qua phân tích thực <br />
trạng ở trên tôi sẽ áp dụng các biện pháp cho từng nhóm học sinh, cụ thể như <br />
sau:<br />
<br />
Nội dung 1: Luyện cho học sinh cách thuộc bảng nhân, chia<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
4<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Trong toán học nói chung bảng cửu chương chính là gốc rễ của một cây để <br />
các em có thể theo học lên các lớp trên. Chính vì vậy cần phải giúp học sinh ghi <br />
nhớ bảng cửu chương nhân, chia. Nếu không nhớ bảng cửu chương thì không <br />
thể nào các em vận dụng vào giải các bài tập có liên quan đến các phép toán nhân <br />
chia. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số cho một số và giải toán <br />
hợp.<br />
<br />
Để luyện cho học sinh ghi nhớ sâu các bảng nhân, chia tôi đã làm như sau:<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân/ chia theo hướng dẫn của <br />
thầy; cuối cùng thầy yêu cầu học sinh đọc lại ngay tại lớp.<br />
<br />
Ví dụ dạy Bảng nhân<br />
<br />
Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau.<br />
<br />
Các thừa số thứ hai trong bảng nhân đều khác nhau theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, <br />
5, 6, 7, 8, 9, 10. Mỗi thừa số này liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. ( trong bảng <br />
nhân các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10 không có thừa số 0). <br />
<br />
Các tích cũng khác nhau và mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số <br />
thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng <br />
trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần).<br />
<br />
Ví dụ dạy Bảng chia 9<br />
<br />
Các số bị chia trong bảng chia 9 là các tích của bảng nhân 9, và hơn kém <br />
nhau 9 đơn vị.<br />
<br />
Số chia trong bảng chia 9 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 9 đều là 9.<br />
<br />
Các thương của bảng chia 9 là thừa số thứ hai của bảng nhân 9.<br />
<br />
Hàng ngày, đầu buổi học tôi yêu cầu cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc <br />
chia mà các em đã học. Đến giờ học toán tôi thường kiểm tra những học sinh <br />
chưa thuộc bảng nhân, chia (khoảng từ 2 đến 4 em).<br />
<br />
Cuối tiết họa toán hoặc các tiết sinh hoạt lớp tôi thường tổ chức cho học sinh <br />
tham gia trò chơi toán học như: Trò chơi “Đếm thêm số” ví dụ học bảng nhân 5 <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
5<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
thì yêu cầu học sinh đếm thêm 5 đơn vị, thầy đọc một số bất kỳ thì em tiếp theo <br />
được chỉ định sẽ đọc một số mới lớn hơn số của thầy đã đọc là 5 đơn vị và trò <br />
chơi cứ tiếp tục. Nếu học sinh nào đọc sai sẽ bị phạt đứng im …Khi nào học sinh <br />
nhuần nhuyễn trong bảng cửu chương thì giáo viên sẽ đếm các số lớp hơn(ngoài <br />
bảng cửu chương) để các em phải tính nhanh. Để tránh sự nhàm chán thì thi <br />
thoảng tôi lại thay đổi bằng cách yêu cầu học sinh trả lời bằng tiếng Anh, vừa <br />
luyện bảng cửu chương và vừa luyện cách phát âm tiếng Anh. Lúc đầu có thể <br />
làm chậm nhưng sau đó tăng dần tốc độ lên, thầy đặt ra yêu cầu khi thầy rứt lời <br />
thì trò phải nói luôn kết quả(khoảng 5 hoặc 3 giây, tùy theo độ khó của bảng <br />
nhân hay bảng chia). Đối với bảng cha thì thầy dùng lệnh bớt đi. Tôi không nản <br />
chí, cứ kiên trì trong khoảng 3 tháng thì học sinh lớp tôi đã thuộc hết bảng cửu <br />
chương 22/ 22 học sinh thuộc tất cả bảng nhân chia từ 2 đến 9.<br />
<br />
Nội dung 2: Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên<br />
<br />
Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên là chuỗi kiến thức rất quan <br />
trọng trong chương trình toán 3. Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm <br />
được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia <br />
số thứ tự và giải bài toán hợp. Dạy chuỗi kiến thức này theo tôi người giáo viên <br />
cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:<br />
<br />
* Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên.<br />
<br />
Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên.<br />
<br />
Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.<br />
<br />
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.<br />
<br />
Số 0, 2, 4, 6 . . . là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11, . . . là các số tự <br />
nhiên lẻ. Hai số chẵn ( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.<br />
<br />
Nắm được tên và vị trí của các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, <br />
hàng nghìn).<br />
<br />
Biết giá trị các số theo vị trí của các chữ số trong số có nhiều chữ số.<br />
<br />
VD: Dạy cho học sinh:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
6<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. <br />
Tôi giải thích cho học sinh là: hàng nghìn các chữ số lớn hơn 0.<br />
<br />
VD: 1234; 2574; 4351; . . . . hàng nghìn là: 1, 2, 4 nghìn. Không thể có hàng <br />
nghìn là 0 như: 0234, 0574, 0351, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ <br />
nhất là 1, lớn nhất là 9.<br />
<br />
* Hướng dẫn đọc, viết.<br />
<br />
Hướng dẫn phân hàng: VD số: 5921.<br />
<br />
+ Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.<br />
<br />
Số 5921: Có 5 nghìn, 9 trăm, 2 chục, 1 đơn vị.<br />
<br />
Đọc số 5921: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.<br />
<br />
Giáo viên viết: 5921.<br />
<br />
Phân tích: 5 9 2 1<br />
<br />
5nghìn 9trăm 2chục 1đơn vị.<br />
<br />
Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị.<br />
<br />
. Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải).<br />
<br />
Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó.<br />
<br />
Học sinh đọc: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.<br />
<br />
Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau:<br />
<br />
VD: Số 5921 và 5911.<br />
<br />
Số 5921 đọc là: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.<br />
<br />
Số 5911 đọc là: Năm nghìn, chín trăm mười một.<br />
<br />
Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng <br />
hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 5921, hàng đơn <br />
vị đọc là mốt, còn số 5911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
7<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
“1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận <br />
ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên:<br />
<br />
VD: Số 2305 và 2325 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và <br />
“lăm”.<br />
<br />
VD: Số 2010: Học sinh nhiều em đọc là “Hai nghìn không trăm linh mười”. <br />
Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . <br />
.linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 2010 đọc là: Hai nghìn không trăm <br />
mười.<br />
<br />
* Hướng dẫn so sánh.<br />
<br />
Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số <br />
đó bé hơn và ngược lại. VD: 9999 999. <br />
<br />
+ Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn <br />
làm như sau:<br />
<br />
VD: Bài tập 3a trang 100: <br />
<br />
Để tìm số lớn nhất trong các số: 4375 ; 4735 ; 4537 ; 4753. Tôi hướng dẫn <br />
học sinh như sau:<br />
Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ <br />
thể trên bảng phần được xoá là: <br />
4 3 7 5 <br />
4 7 3 5 4 7 3 5<br />
4 5 3 7 <br />
<br />
4 7 5 3 4 7 5 3 Số lớn nhất 4753.<br />
<br />
4 7 4 7 5 <br />
<br />
Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
8<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều <br />
bằng nhau là 4. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4735 và 4753. <br />
Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 4753.<br />
Nội dung 3: Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, <br />
nhân, chia cột dọc)<br />
<br />
Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm <br />
tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. <br />
Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải nắm <br />
vững cách đặt tính, các thành phần cũng như sự liên quan trong khi tính cộng trừ, <br />
nhân chia.<br />
<br />
* Đối với phép cộng, trừ: ( giúp học sinh nhớ và áp dụng)<br />
<br />
Phép cộng:<br />
<br />
VD : 2473 + 3422 = 5895<br />
<br />
Số hạng số hạng Tổng<br />
<br />
+ Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.<br />
<br />
2473 + 3422 = 3422 + 2473= 5895<br />
<br />
+ Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.<br />
<br />
2473 + 3422 = 5895<br />
<br />
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.<br />
<br />
2473 x = 5895<br />
<br />
x = 5895 2473<br />
<br />
+ Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.<br />
<br />
2 + 0 = 2 <br />
<br />
Phép trừ:<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
9<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
VD: 8265 5152 = 3113<br />
<br />
<br />
<br />
Số bị trừ số trừ hiệu<br />
<br />
+ Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.<br />
<br />
8265 5152 = 3113<br />
<br />
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ.<br />
<br />
x 5152 = 3113<br />
<br />
x = 3113 + 5152<br />
<br />
x = 8265<br />
<br />
+ Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.<br />
<br />
8265 x = 3113<br />
<br />
x = 8265 3113 <br />
<br />
x = 5152<br />
<br />
<br />
<br />
+ Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó.<br />
<br />
4 0 = 4 <br />
<br />
Đặt tính và tính:<br />
<br />
Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo <br />
hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo <br />
hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang <br />
trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp.<br />
<br />
435<br />
VD: Phép cộng có nhớ một lần.<br />
+<br />
127<br />
<br />
5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.<br />
562 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
4 cộng 1 bằng 5, viết 5. <br />
10<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* GV nói: Khi kẻ lần vạch ngang, tất cả các em đều dùng bằng thước.<br />
<br />
* Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, <br />
5, 6, 7, 8, 9.(trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156).<br />
<br />
* Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng).<br />
<br />
Phép nhân:<br />
<br />
VD: 1427 x 3 = 4281 <br />
<br />
<br />
<br />
Thừ số Thừa số Tích <br />
<br />
+ Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.<br />
<br />
1427 x 3 = 4281<br />
<br />
+ Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.<br />
<br />
1427 x x = 4281<br />
<br />
x = 4281 : 1427<br />
<br />
+ Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.<br />
<br />
3 x 9 = 9 x 3 = 27<br />
<br />
+ Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.<br />
<br />
3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . .<br />
<br />
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.<br />
<br />
3 x 0 = 0<br />
<br />
Đặt tính và tính:<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
11<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết <br />
thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 <br />
chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và <br />
thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ.<br />
<br />
Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, <br />
sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các <br />
chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn <br />
vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất.<br />
<br />
Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số <br />
chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái).<br />
<br />
VD: 4834<br />
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ <br />
x 3<br />
1.<br />
* 14502 Nhắc thêm cho hKhông vi<br />
ọc sinh: ết 1 nhớ 2.<br />
<br />
Nếu trường hợp như: 3 nhân 8 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, . . . ( đối với phép <br />
nhân thì chỉ có nhớ 1, 2, . . . 8, không có nhớ 9)<br />
<br />
Phép chia:<br />
<br />
VD: 6369 : 3 = 2123<br />
<br />
+ Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3<br />
<br />
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.<br />
<br />
x : 3 = 2123<br />
<br />
x = 2123 x 3<br />
<br />
+ Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương.<br />
<br />
32 : x = 8<br />
<br />
x = 32 : 8<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
12<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
+ Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.<br />
<br />
4 : 1 = 4; . . . . . 9 : 1 = 9<br />
<br />
+ 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0.<br />
<br />
0 : 3 = 0<br />
<br />
* Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. <br />
<br />
3 : 0<br />
<br />
+ Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi <br />
chia cho thương.<br />
<br />
7 : 3 = 2(dư 1) Vậy: (7 – 1) : 2<br />
<br />
+ Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia <br />
rồi cộng với số dư.<br />
<br />
7 : 3 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 3 + 1<br />
<br />
+ Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 <br />
đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất <br />
là 8).<br />
<br />
VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số <br />
chia)<br />
<br />
Đặt tính và tính:<br />
<br />
Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì <br />
phép chia là khó nhất vì:<br />
<br />
Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp (có <br />
em chỉ mới thực hiện đến hàng trăm, chục mà không thực hiện hết). Cần hướng <br />
dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh <br />
yếu toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng nào <br />
thực hiện rồi, hàng nào chưa thực hiện. Thực hiện như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
13<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
VD: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số: 1276 : 3 = ?<br />
<br />
Trước tiên giúp học sinh biết ghi theo cột dọc và hiểu tên gọi các thành <br />
phần trong cột dọc của phép chia. (sử dụng phần bảng được xoá)<br />
<br />
<br />
Số bị chia dấu chia s ố chia <br />
1276 : 3<br />
<br />
<br />
<br />
1276 3<br />
<br />
Hạ 425 Thương tìm được.<br />
<br />
Số dư lần chia1 07<br />
<br />
Số dư lần chia 2 16 <br />
<br />
1 Số dư lần chia cuối cùng (Phép <br />
chia có dư).<br />
<br />
* Khi hạ hàng nào phải hạ dưới sao cho thẳng hàng, để ta biết sẽ thực hiện <br />
hàng đó, sau đó mới thực hiện hàng kế tiếp.<br />
<br />
* Nhắc học sinh:<br />
<br />
Tôi nói trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc thì các phép <br />
cộng, trừ, nhân ta thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái, hoặc từ hàng đơn <br />
vị, hàng chục, . . . Còn riêng phép chia ta tính theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc từ <br />
hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ( hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị).<br />
<br />
Nhìn chung, các em có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn đặt tính sai, cộng, <br />
trừ, nhân, chia không viết lộn kết quả và quên số nhớ nữa.<br />
<br />
Đối với các em này, hàng ngày mỗi tiết học toán tôi gọi lên bảng thực hiện <br />
phép tính. Tôi cũng thường xuyên đến các em yếu toán, việc làm theo yêu cầu cần <br />
đạt của chuẩn, kiến thức, kĩ năng. Có khi tôi yêu cầu những em này chỉ làm một <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
14<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
phần trong mỗi bài tập và hướng dẫn rất kĩ khi làm bài vào vở. Cách trình bày <br />
từng con số, cách sửa sai để từng trang vở được sạch đẹp.<br />
<br />
Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết <br />
rất rõ ràng và tính chính xác.<br />
<br />
Nội dung 4: Hướng dẫn giải toán có lời văn<br />
<br />
Các bài toán giải là chuỗi kiến thức đã học được tổng hợp trong bài toán. <br />
Các em thường chưa biết phân tích đề toán, chưa biết suy luận, tổng hợp, so sánh <br />
tìm cách giải hợp lí cho từng bài. Vì vậy, trong mỗi tiết học gặp những bài toán <br />
giải có lời văn tôi yêu cầu học sinh như sau:<br />
<br />
+ Đọc kĩ đề toán, gạch chân từ, số quan trọng trong bài. (GV theo dõi cả lớp <br />
đọc thầm và thực hiện theo yêu cầu, có đọc mới hiểu và làm bài được).<br />
<br />
+ Khi đọc cần hiểu bài toán cho ta biết điều gi? Bài toán hỏi gi?<br />
<br />
+ Hướng dẫn tóm tắt đề toán bằng hình vẽ, lời câu văn, . . . <br />
<br />
+ Tìm hướng giải: Phân tích hoặc tổng hợp.<br />
<br />
+ Gợi mở khâu đặt lời giải rõ ràng, gọn, đúng yêu cầu bài toán.<br />
<br />
VD: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.<br />
<br />
Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều <br />
vào mấy can như thế?<br />
<br />
Bước 1: Gọi học sinh đọc kĩ đề: 2 em đọc to, cả lớp đọc thầm. (chú ý nội <br />
dung)<br />
<br />
Bước 2: Hướng dẫn phân tích để xác định cái đã cho và cái cần tìm, sau đó <br />
giáo viên gạch chân.<br />
<br />
+ Cái đã cho: 35l mật ong: 7 can<br />
<br />
+ Cái cần tìm: Có 10l mật ong đựng trong bao nhiêu can?<br />
<br />
* Giáo viên hướng dẫn tóm tắt bài toán.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
15<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
35 lít mật ong: 7 can<br />
<br />
10 lít mật ong: . . . can?<br />
<br />
Bước 3: Tìm hướng giải:<br />
<br />
+ Bài toán hỏi gì? (có 10 lít mật ong thì đựng trong bao nhiêu can?)<br />
<br />
+ Muốn biết 10 lít mật ong đựng đều mấy can, ta phải làm gì? (tìm xem 1can <br />
đựng được bao nhiêu lít mật ong).<br />
<br />
+ Muốn tìm được 1 can đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm gì?<br />
<br />
Gợi mở cho học sinh đặt lời giải và chọn phép tính giải.<br />
<br />
Số lít mật ong đựng trong 1 can là:<br />
35 : 7 = 5 ( l )<br />
<br />
Biết được mỗi can 5 lít mật ong. Vậy nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều <br />
mấy can như thế?<br />
<br />
Gợi mở để cho học sinh chọn lời giải và phép tính.<br />
<br />
Số can đựng 10 lít mật ong là: <br />
<br />
10 : 5 = 2 (can)<br />
<br />
Đáp số: 2 can.<br />
<br />
Song song với qui trình hướng dẫn giải, tôi luôn lưu ý học sinh cách trình bày <br />
bài giải sao cho phù hợp với trình tự yêu cầu của đề, cụ thể như bài toán vừa <br />
hướng dẫn trên, tôi hướng dẫn các em trình bày như sau:<br />
<br />
Bài giải<br />
<br />
Số lít mật ong đựng trong mỗi can là:<br />
<br />
35 : 7 = 5 (l)<br />
<br />
Số can đựng 10 lít mật ong là:<br />
<br />
10 : 5 = 2 (can)<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
16<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Đáp số: 2 can.<br />
<br />
Ngoài ra tôi khuyến khích các em tìm thêm các lời giải khác phù hợp (Số lít <br />
mật ong đựng trong mỗi can là: hoặc Mỗi can đựng số lít mật ong là; Số can <br />
đựng 10 lít mật ong là: hoặc 10 lít mật ong đựng trong số can là:). Nhằm phát huy <br />
tính tích cực của học sinh.<br />
<br />
Những biện pháp trên được áp dụng ở lớp tôi về giải bài toán có liên quan <br />
đến rút về đơn vị và mang lại kết quả tương đối cao, đén cuối năm học 100%học <br />
sinh đã giải toán thành thạo.<br />
<br />
Nội dung 5: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ các qui tắc đã học<br />
<br />
Thực tế có một số học sinh biết cộng, trừ, nhân, chia,…nhưng chưa chắc <br />
đã giải hết được các bài toán trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 3. Vì thế <br />
tôi cần giúp cho các em thuộc và khắc sâu các qui tắc đã học để áp dụng và làm <br />
toán tốt hơn, tôi làm như sau:<br />
<br />
+ Tôi soạn lại các qui tắc đã học và có ví dụ , rồi in trên giấy A4, phát cho <br />
học sinh và yêu cầu các em phải học thuộc.<br />
<br />
+ Tổ chức cho học sinh ôn lại qui tắc: Lớp tôi có 3 tổ tôi chia làm 3 nhóm. <br />
Tôi thường cho các nhóm thi với nhau về các qui tắc như sau:<br />
<br />
Ví dụ: Nhóm 1 nêu câu hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm gì? Nêu <br />
xong gọi nhóm 2 hoặc nhóm 3 trả lời, nhóm nào trả lời được, sau đó nêu câu hỏi <br />
cho nhóm khác trả lời. ( không trùng câu hỏi). <br />
<br />
Ví dụ: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? Hoặc: Muốn tìm thừa <br />
số chưa biết,… Cứ làm như vậy, khoảng 15 phút chốt lại nhóm đặt và trả lời <br />
đúng nhiều thì nhóm đó thắng cuộc. (hàng tuần tổ chức cho học sinh 2 lần.<br />
<br />
Sau khoảng thời gian 4 tháng lớp tôi có rất nhiều học sinh học thuộc và <br />
biết áp dụng rất tốt về qui tắc đã học. Đến cuối năm thì 100% các em đã thành <br />
thạo nội dung này.Đối với đối tượng học sinh tiếp thu nhanh tôi tham khảo sách <br />
báo, vở bài tập, chọn những bài toán lạ có những nội dung phù hợp và hay, để các <br />
em làm thêm.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
17<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
VD1: Giáo viên hỏi cho học sinh giỏi giơ tay nhanh và trả lời nhanh đúng bài <br />
toán: 72 x 2 + = 150 <br />
<br />
+ 72 nhân 2 cộng mấy bằng 150?<br />
<br />
+ HS giơ tay nhanh và trả lời: 72 nhân 2 cộng 6 bằng 150.<br />
<br />
VD2: Hãy tìm số chẵn thích hợp điền vào ô vuông .<br />
<br />
2 x 6 + = 16 <br />
4<br />
_ Để đạt được kết quả trên thì đòi hỏi:<br />
<br />
* Giáo viên phải nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu. Để học sinh chiếm <br />
lĩnh và khắc sâu kiến thức, vận dụng được chính xác, linh hoạt kiến thức đó <br />
trong luyện tập, thực hành thì đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ nội dung <br />
bài dạy trước khi lên lớp.<br />
<br />
* Những việc làm để chuẩn bị bài dạy.<br />
<br />
Nghiên cứu nắm vững chương trình, hệ thống kiến thức, mức độ yêu cầu <br />
kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghiên cứu nắm vững sự thể hiện cụ thể của <br />
chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn (sách giáo viên). Sưu <br />
tầm nghiên cứu các kinh nghiệm dạy học trên các tạp chí, tài liệu bồi dưỡng giáo <br />
viên về kiến thức, nghiệp vụ, nắm tình hình điều kiện địa phương, trường lớp và <br />
hoàn cảnh của học sinh.<br />
<br />
* Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung bài dạy học.<br />
<br />
Nghiên cứu mục đích yêu cầu bài học cả về 3 mặt (kiến thức, kĩ năng tư duy <br />
và giáo dục). Xác định kiến thức trọng tâm căn cứ trên mục đích yêu cầu. Lựa <br />
chọn phương pháp cụ thể và phương tiện dạy học, các biện pháp sẽ thực hiện <br />
từng khâu từng đối tượng học sinh.<br />
<br />
* Soát lại việc chuẩn bị của học sinh về bài học.<br />
<br />
Tình hình nắm kiến thức đã học có liên quan, tình hình sách giáo khoa và đồ <br />
dùng học tập của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
18<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
Điều kiện tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả.<br />
<br />
Luôn tạo bầu không khí thoải mái, giờ học nhẹ nhàng. Tập thể học sinh tự <br />
giác, tôn trọng nội quy, nề nếp và làm việc tích cực, có đủ đâò dùng phục vụ <br />
dạy học.<br />
<br />
Giáo viên có thái độ cởi mở, chan hoà, ân cần, quan tâm đến học sinh, mẫu <br />
mực trong tác phong. Giáo viên chuẩn bị bài soạn, sẵn sàng lên lớp.<br />
<br />
Tiết học toán phải chú ý đến hai mặt giáo dục và giáo dưỡng. Hai mặt này <br />
kết hợp chặt chẽ với nhau. Luôn luôn chú ý theo dõi thái độ học tập và sự lĩnh <br />
hội nội dung bài học của học sinh, để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. <br />
Tiết học trên lớp cần căn cứ vào trình độ học sinh trung bình ở lớp, có phân biệt <br />
đến hai đối tượng giỏi và yếu. Cần quan tâm đến hoạt động của học sinh, sao <br />
cho học trực tiếp giải quyết vấn đề qua các bước suy luận, thảo luận thực hành <br />
phát biểu, báo cáo kết quả. . . . Quan tâm đối tượng khác nhau về trình độ để giao <br />
việc, đặt câu hỏi thích hợp. Có động viên khuyến khích, biểu dương kịp thời các <br />
tiến bộ, cố gắng của học sinh. Nhưng phải nghiêm khắc đối với học sinh lười <br />
biếng, vô trách nhiệm. Giáo viên phải linh động, khéo léo xử lí tình huống diễn ra <br />
sao cho đạt mục đích yêu cầu của tiết dạy.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
Đến cuối năm học 2015 2016 kết quả như sau: <br />
<br />
Tổng số Dưới Điểm 5 6 Điểm 7 8 Điểm 9 <br />
học sinh điểm 5 10<br />
Môn Toán<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
22 0 0 10 45, 8 36,3 4 18,2<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
19<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
Tham gia phong trào Violympic toán cấp huyện đạt 5 em trong đó có 3 em được <br />
tham gia dự thi cấp tỉnh.<br />
<br />
Đến cuối năm các em đều được nhận xét đánh giá hoàn thành chương trình <br />
lớp học, được lên lớp 4. Tập thể lớp đạt tập thể xuất sắc.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ <br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
Sau khi nắm thực trạng học sinh về môn toán. Tôi đã kịp thời áp dụng một số <br />
biện pháp nêu trên mang lại kết quả khả quan. Qua đó tôi rút ra được một số kinh <br />
nghiệm như:<br />
<br />
Cần khảo sát nắm chắc từng đối tượng và năng lực học của học sinh, có <br />
biện pháp thiết thực, nâng chất lượng phù hợp đối với từng học sinh.<br />
<br />
Giáo viên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu và đề ra <br />
những biện pháp khắc phục; phải nhiệt tình, luôn quan tâm đến mọi đối tượng <br />
học sinh, không ngại khó. Tổ chức nhiều hình thức học tập, với nhiều phương <br />
pháp đảm bảo tính vừa sức. Kèm học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đa <br />
dạng các hình thức tổ chức dạyhọc phù hợp với đối tượng học sinh: Tổ chức <br />
phụ đạo, nhắc lại kiến thức cơ bản, chú trọng thực hành giải bài tập, yêu cầu <br />
vừa sức.<br />
<br />
Giáo viên tham khảo kĩ nội dung bài, xác định yêu cầu trọng tâm bài dạy <br />
(soạn giáo án). Lựa chọn phối hợp tốt, hợp lí các phương pháp và phương tiện <br />
dạy học, các biện pháp thực hiện trong từng khâu, từng đối tượng học sinh. Từ <br />
đó, giáo viên truyền thụ đúng, chính xác nội dung bài, khắc sâu kiến thức. Học <br />
sinh nắm vững nội dung bài, vận dụng luyện tập, thực hành đạt kết quả cao. Qua <br />
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm và bồi dưỡng học sinh <br />
học tốt môn toán. Thực tiển cho thấy kết quả học toán của học sinh có chuyển <br />
biến rõ rệt. Bước đầu đã cải thiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy <br />
học, chất lượng toán được nâng cao. Đồng thời đã hình thành khắc sâu cho những <br />
kĩ năng, chăm chỉ học toán. Thật đáng mừng, vì sau mấy tháng áp dụng biện pháp <br />
nghiên cứu trên mà chất lượng môn toán của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
20<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
sinh có kĩ năng căn bản trong quá trình học toán, góp phần nâng cao chất lượng <br />
môn toán của lớp, của trường ngày một tốt hơn.<br />
<br />
2. Kiến nghị: Không có<br />
<br />
Eana,ngày 26 tháng 12 năm 2016<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Trí Nghĩa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
……………………………………………………………<br />
……………………………………………………………<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
21<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
……………………………………………………………<br />
……………………………………………………………<br />
……………………………………………………………<br />
……………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thị Biên <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
22<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học<br />
(Giáo trình từ xa. Đỗ Trung Hiệu Đỗ Đình Hoan Vũ Dương Thụy Vũ<br />
Quốc Chung. Nhà xuất bản Giáo dục, 1995).<br />
2. Phương pháp dạy học Toán<br />
(Giáo trình Trung học Sư phạm. Hà Sĩ Hồ Đỗ Đình Hoan Đỗ Trung<br />
Hiệu).<br />
3. Một số vấn đề cơ sở về phương pháp dạy học Toán ở cấp I phổ thông<br />
(Tài liệu tham khảo. Hà Sĩ Hồ. Nhà xuất bản Giáo dục, 1995).<br />
4. Dạy trẻ học<br />
(Tài liệu dịch của Robert Fisher .Tai liệu dịch của dự án Việt Bỉ).<br />
5. Phạm Văn Hoàn – Trần Thúc Trình – Nguyễn Gia Cốc, Giáo dục học<br />
môn toán, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.<br />
6. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp giảng dạy toán học, NXB ĐHSP, Hà<br />
Nội, 2003.<br />
7. Phương pháp dạy học toán cấp 1. Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi<br />
dưỡng giáo viên, Hà Nội, 1990.<br />
8. Đỗ Trung Hiệu và nhiều tác giả, Phương pháp dạy học môn toán ở<br />
tiểu học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 1995.<br />
9.Phương pháp dạy hoc toán ở tiểu học Tập 2. Phần thực hành giải<br />
toán, Đỗ Trung Hiệu,Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành, NXB<br />
giáo dục 2000.<br />
10.Thực hành giải toán tiểu học .T ập 1 + 2.Trần Diên Hiển. NXB Đại<br />
học sư phạm 2004.<br />
11. Chương trình tiểu học – Bộ giáo dục đào tạo .NXB giáo dục 2002.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
23<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……….. 1<br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..1<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …..2<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …..2<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………2<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 2<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………..... 2<br />
<br />
2. Thực trạng