Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
<br />
<br />
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO HOẠT <br />
ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
I. PHẦN MỞ ĐÂU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Bên cạnh nền tảng giáo dục gia đình và những gì gần gũi với trẻ em thời <br />
thơ ấu, thì mái trường phổ thông và hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường <br />
( từ Tiểu học đến Trung học phổ thông) sẽ góp phần quan trọng vào việc xây <br />
dựng, duy trì và bồi đắp văn hoá đọc cho con người. Thậm chí đối với không ít <br />
người, thì điều đó còn có ý nghĩa quyết định đến việc đọc và nuôi dưỡng văn hoá <br />
đọc trong suốt cuộc đời. Chúng ta đều biết rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục <br />
thì không thể thiếu được các yếu tố: nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, <br />
đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở trường học mà <br />
thư viện trường phổ thông có vai trò quan trọng. Thư viện là trung tâm sinh hoạt <br />
văn hoá và hoạt động khoa học cho toàn thể các thành viên trong nhà trường. Đối <br />
với giáo viên, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, còn đối với học <br />
sinh, thư viện góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen tự học tự nghiên cứu.<br />
Sách là kho tàng tri thức “Không có sách thì không có tri thức, không có tri <br />
thức thì không có chủ nghĩa Cộng sản” (V.I.Lê nin).<br />
Trong xã hội chúng ta ngày nay, đòi hỏi con người cần phải tìm tòi học hỏi, <br />
học để nâng cao sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, hiểu biết về loài người trong quá <br />
trình phát triển, hiểu biết về khoa học, hiểu biết về sự phát triển của xã hội, con <br />
người... Tất cả đều được xã hội, con người, các bậc tiền bối, các nhà khoa học, <br />
các nhà nghiên cứu văn học, lịch sử... đúc kết và in ấn thành sách.<br />
Một học sinh muốn hiểu biết nhiều, học giỏi cần phải tiếp nhận nh ững giá <br />
trị văn hoá qua từng trang sách được truyền đến. Đây là quá trình cá nhân được xã <br />
hội hoá một cách tự giác, có chủ định tức là học tập, tiếp thu giáo dục của nhà <br />
trường, gia đình, các tổ chức khác... Người gửi là những thế hệ trước, họ chọn <br />
lọc và lưu truyền lại qua sách vở. Đó là những giá trị văn hoá dân tộc của nhân <br />
loại để chuyển lại cho thế hệ sau, lựa chọn phương tiện... Để đối tượng được <br />
gửi tiếp thu và thừa nhận những giá trị đó có ý nghĩa đối với bản thân và tiếp thu <br />
chúng một cách tích cực.<br />
Một xã hội muốn phát triển bền vững và đi lên thì phải lấy giáo dục làm <br />
hàng đầu, mà muốn có nền giáo dục phát triển, đào tạo con người toàn diện, có <br />
khả năng suy luận cao, hiểu biết nhiều lĩnh vực, chúng ta phải xây dựng thư viện <br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 1<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
đạt chuẩn và trên chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo, vì thư <br />
viện là một kho tàng tri thức . Chúng ta không hy vọng đọc sách sẽ làm nên một <br />
điều gì thật lớn lao, nhưng chắc chắn là: thông qua việc đọc sách và duy trì thường <br />
xuyên văn hoá đọc trong thư viện nhà trường, sẽ góp phần quan trọng bồi dưỡng <br />
nhân cách và tri thức ... giúp các em trở thành người có ích cho xã hội và đất nước.<br />
Nhiệm vụ của cán bộ quản lí nhà trường là phải có kế hoạch vận động mọi <br />
nguồn vốn để xây dựng một thư viện trường học đạt chuẩn và trên chuẩn, nhằm <br />
để tuyên truyền, giới thiệu, phục vụ cho giáo viên đồ dùng dạy học và tài liệu <br />
tham khảo; học sinh tìm hiểu về sách, đọc sách nhằm giải trí, giúp đầu óc thoải <br />
mái và tìm hiểu được nhiều điều lí thú sau những giờ học, góp phần nâng cao chất <br />
lượng học tập là điều tôi quan tâm và cũng là trách nhiệm. Chính vì vậy tôi chọn <br />
nội dung “ Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở <br />
trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu<br />
Biện pháp tham mưu để đáp ứng đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu <br />
tham khảo... nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, góp phần phát triển văn hoá đọc <br />
cho học sinh, giúp học sinh không ngừng hoàn thiện nhân cách, tri thức, rèn luyện <br />
đạo đức và bồi dưỡng thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời góp phần giúp đội ngũ <br />
giáo viên có hướng nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy giúp học sinh tham gia <br />
tích cực hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua văn hoá <br />
đọc. Để từ đó có các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể <br />
xã hội góp phần cùng chung sức với ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người.<br />
Nhiệm vụ<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất <br />
lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học của đội ngũ giáo viên học sinh thông qua <br />
đọc và nghiên cứu, thu thập kiến thức qua sách báo, tài liệu, sử dụng đồ dùng dạy <br />
học có hiệu quả...<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động <br />
thư viện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của đội ngũ giáo <br />
viên học sinh.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 2<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Đồ dùng thiết bị dạy học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo của giáo viên <br />
và học sinh.<br />
Đề tài được nghiên cứu về thư viện, về đồ dùng phục vụ giảng dạy, các tài <br />
liệu tham khảo, truyện đọc, số lượng các đầu sách, cách sắp xếp các loại sách, đồ <br />
dùng, số lượng học sinh tham gia đọc sách, số lượt giáo viên mượn đồ dùng dạy <br />
học, kế hoạch phát triển các đầu sách hàng năm của thư viện nhà trường...<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, phân tích, tổng <br />
hợp, đánh giá và so sánh.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Năm học 20162017, toàn ngành giáo dục tiếp tục tập trung kế hoạch hành <br />
động thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục <br />
và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh <br />
tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai đoạn <br />
hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi <br />
trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học <br />
công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.<br />
Trong Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 <br />
tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã <br />
nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại <br />
SGK, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra <br />
cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, <br />
học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”.<br />
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những <br />
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục Đào tạo, phục vụ <br />
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ <br />
phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện <br />
“Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng <br />
trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng <br />
năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT). <br />
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của <br />
quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện ... Không thể nào hình <br />
dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích <br />
cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin. Thư viện còn giúp cho <br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 3<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
cán bộ giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong các <br />
làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu... <br />
2. Thực trạng<br />
Trước đây các điều kiện hoạt động, cách đánh giá kiểm tra và việc phân <br />
công người phụ trách thư viện trường tiểu học cũng chưa được quan tâm đúng <br />
mức. Có nhiều quan niệm cho rằng: Thư viện chỉ là kho chứa sách, thiếu đồ dùng <br />
vật chất cơ bản như : bàn, ghế và đặc biệt là đầu sách nghèo nàn chưa phong phú. <br />
Cán bộ phụ trách thư viện chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động <br />
còn hạn chế. Giáo viên và học sinh ở các trường Tiểu học hầu như không thực sự <br />
quan tâm đến với thư viện.<br />
Do nhận thức vai trò của thư viện trong nhà trường chưa đầy đủ, còn <br />
phiến diện dẫn đến sự thiếu quan tâm và đầu tư thích đáng.<br />
Do cán bộ Thư viện chưa qua các lớp đào tạo nghiệp vụ, hoặc bồi dưỡng <br />
thường xuyên.<br />
Do Thư viện trường học ít mở cửa, họat động không thường nhật, học <br />
sinh đọc sách một cách thụ động. Hoạt động thư viện trường học sơ sài, chưa thu <br />
hút, hấp dẫn và học sinh cho rằng thư viện nhà trường chỉ dành cho thầy ,cô giáo. <br />
Do quy mô phát triển chưa có sự đồng bộ về cơ cấu, ít phát huy tính hữu <br />
dụng của nó, chủ yếu là các hoạt động đơn lẻ, rời rạc thiếu liên kết.<br />
Cơ sở vật chât, trang thiết bị và sách bao, tài liệu trong thư viện thiếu đồng <br />
bộ lạc hậu so với yêu câu phát triển hiện nay. Số lượng chủng loại sách trong thư <br />
viện nghèo nàn, sách tham khảo chất lượng cao phù hợp yêu cầu nâng cao kiến <br />
thức cho học sinh và giáo viên còn ít nên không thu hút được giáo viên và học sinh <br />
đến với thư viện.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Quản lí CSVC, TBDH là một nội dung lớn trong những nội dung quản lí ở <br />
trường. Nội dung này bao gồm: quản lí, sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, trong <br />
phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, <br />
của nhà trường chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực trạng về công tác quản lí <br />
thư viện tại trường. Từ đó đề ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp dụng <br />
vào quản lí trong trường, từng bước đưa thư viện vào quy củ và nề nếp hơn. Cụ <br />
thể tập trung vào các giải pháp chính như sau:<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 4<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về <br />
công tác quản lí thư viện ở trường Tiểu học.<br />
Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên phụ trách thư viện.<br />
Thứ ba: Tổ chức quản lí thư viện hiệu quả, khoa học, qui củ, nề nếp, có kế <br />
hoạch.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư <br />
viện, TBDH là một một vấn đề cấp thiết. Cần làm cho họ ý thức được sự cần <br />
thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này. Phát huy hiệu quả sử <br />
dụng chúng trong các giờ học là điều cần thiết. Ý thức được vai trò của sách báo <br />
trong thư viện sẽ góp phần bồi dưỡng cho họ về kiến thức chuyên môn, kĩ năng <br />
sư phạm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.<br />
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong công tác chỉ <br />
đạo, tôi nhận ra cần phải thực hiện được những công việc sau:<br />
Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, <br />
hướng dẫn... của các cấp liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, thư viện, TBDH <br />
để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời.<br />
Kịp thời giới thiệu được các loại sách báo có trong thư viện, các danh mục, <br />
các TBDH mà trường hiện có hoặc mới được cung cấp.<br />
Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải sử <br />
dụng TBDH.<br />
Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH đang có.<br />
Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những qui định về sử <br />
dụng, bảo quản sách báo thư viện; kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là <br />
một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lí, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo <br />
viên phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp.<br />
Đầu năm học tôi luôn yêu cầu các tổ chuyên môn họp lại, kiểm tra và tổng <br />
hợp những tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ <br />
phụ trách thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây <br />
cũng là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử <br />
dụng TBDH trong tiết dạy hay không.<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 5<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, <br />
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sách báo trong thư viện, <br />
việc sử dụng TBDH có hiệu quả trong công tác dạy và học.<br />
Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có kinh <br />
nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh, ngoại tỉnh.<br />
b.2. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ <br />
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH<br />
* Đối với công tác tự bồi dưỡng của cán bộ quản lí<br />
Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, TBDH.<br />
Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu quả.<br />
Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo <br />
quản, sử dụng.<br />
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, năm.<br />
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của giáo <br />
viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.<br />
Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để quản <br />
lý tốt hơn các năm học kế tiếp.<br />
* Đối với nhân viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
Nhân viên thư viện vừa là người quản lý trực tiếp thư viện, TBDH vừa là <br />
người phụ tá giúp việc cho giáo viên thực hiện tốt bài giảng với việc sử dụng, <br />
khai thác tốt thư viện, TBDH. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay, <br />
điều cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, giáo <br />
viên phụ trách thư viện, TBDH.<br />
b.3. Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, nề <br />
nếp, có kế hoạch<br />
* Quản lí thư viện<br />
Xây dựng, củng cố thư viện: Phải làm được những việc sau:<br />
+ Từ đầu năm học, nhà trường phải có kế hoach mua sắm các loại tủ, bàn <br />
ghế thư viện, kệ đựng sách báo…<br />
+ Huy động những nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, ngân sách từ <br />
công tác xã hội hoá giáo dục, từ những nguồn thu hợp pháp trong trường để xây <br />
dựng thư viện.<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 6<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
+ Phát động cho giáo viên, phụ huynh học sinh trong nhà trường... ủng hộ <br />
sách, báo, truyện cho thư viện nhà trường.<br />
Bảo quản và sử dụng:<br />
+ Thư viện phải đảm bảo an toàn, mưa, bão không ướt.<br />
+ Hệ thông điện phải đủ ánh sáng, đảm bảo cho việc đọc sách báo…<br />
+ Khoảng cách các tủ, giá sách, bàn ghế phải hợp lí, khoa học đảm bảo cho <br />
việc đi lại, tìm sách thuận lợi…<br />
+ Xây dựng nội qui thư viện.<br />
+ Rà soát, kiểm kê tất cả các loại sách báo có trong thư viện. Xử lý kỹ thuật <br />
như đăng ký, đóng dấu, phân loại sách, mô tả, sắp xếp sách... Loại bỏ những sách <br />
báo cũ không còn giá trị. Phân loại sách báo. Có thể phân loại thành sách giáo khoa, <br />
sách giáo viên, sách tham khảo… Từ đó có thể phân loại theo bộ môn, theo khối <br />
lớp. Báo có thể phân loại thành: Báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, nhi đồng ...và <br />
được sắp xếp theo từng loại để người đọc dễ tìm.<br />
+ Xây dựng thư mục sách của thư viện.<br />
+ Xây dựng các loại sổ sách theo dõi của thư viện: Sổ tổng hợp các loại <br />
sách báo có trong thư viện, sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách, các loại sổ <br />
cần thiết khác.<br />
+ Lập bảng giới thiệu sách, báo mới .<br />
+ Làm thẻ thư viện cho người mượn, đọc sách.<br />
Những công việc trên, người cán bộ quản lí lên kế hoạch, chỉ đạo nhân viên thư <br />
viện phải thực hiện. Hàng tuần, hàng tháng người quản lí phải kiểm tra các loại sổ mà <br />
thư viện có, nhân viên phải báo cáo việc quản lí thư viện cho cán bộ quản lí. Nếu như <br />
nhân viên thực hiện chưa tốt thì cán bộ quản lí phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, <br />
nhắc nhở. Nếu người đọc, người mượn làm rách hoặc mất sách... thì nhân viên thư <br />
viện căn cứ vào nội qui thư viện mà xử phạt thích đáng.<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến kinh <br />
nghiệm. Với cương vị là người quản lí, bản thân tôi luôn xác định cho mình những <br />
điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp sau đây:<br />
* Về cơ sở vật chất:<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 7<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Phòng Thư viện TBDH phải đủ rộng, đảm bảo đủ ánh sáng, các trang thiết <br />
bị và sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo đầy đủ để phục vụ cho việc giảng <br />
dạy.<br />
* Đối với cán bộ làm công tác Thư viện TBDH: Cần xác định được tầm <br />
quan trọng của cán bộ làm công tác Thư viện TBDH trong nhà trường để có kế <br />
hoạch cụ thể, xây dựng được một thư viện xuất sắc.<br />
* Đối với cán bộ quản lí:<br />
Nắm vững cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác thư viện, TBDH.<br />
Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lí thư viện, TBDH khoa học và có hiệu quả.<br />
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoach đã đề ra theo tuần, tháng, quí, kì, năm.<br />
Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi thư viên, TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo <br />
quản, sử dụng.<br />
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của nhân viên thư viện, TBDH, của giáo <br />
viên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Sau 2 năm thực hiện quản lí thư viện theo cách nêu trên mô, thư viện trường <br />
Tiểu học Lý Tự Trọng chia làm hai bộ phận : phòng đọc giáo viên và phòng đọc <br />
học sinh, trong đó phòng đọc học sinh chính là một điểm nhấn. Phòng đọc học sinh <br />
chia làm hai dãy, một dãy dành cho học sinh khối lớp 12, một dãy dành cho học <br />
sinh khối lớp 345. Với sự phân chia này, từng độ tuổi có thể có cách tiếp nhận <br />
sách theo cách riêng của mình. Khối 345, các em học sinh đã có thể chủ động đọc <br />
và lựa chọn sách, vì vậy sách được xếp dày hơn, có trật tự và theo chủ đề. Riêng <br />
với các em học sinh lớp 1, 2 việc lựa chọn sách còn gặp nhiều khó khăn, sự tập <br />
trung cũng chưa cao, nên các thầy cô đã kết hợp hình thức vừa chơi vừa đọc. <br />
Phòng đọc có tới 5 tủ sách với nhiều chủ đề phong phú như : Tủ sách em yêu khoa <br />
học, em yêu lịch sử, tìm hiểu các danh nhân, truyện cười, truyện cổ tích, tác phẩm <br />
văn học nước ngoài và trong nước, tủ sách đạo đức, thơ, tủ sách Bác Hồ kính yêu, <br />
truyện dân gian Việt Nam, em yêu động vật... <br />
Hàng năm, thư viện bổ sung rất nhiều đầu sách của nhà xuất bản giáo dục, <br />
nhà xuất bản Kim Đồng và một số nhà xuất bản khác. Cộng với tinh thần góp một <br />
cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách, phong trào quyên góp trong nhà trựờng <br />
rất được các phụ huynh học sinh, các em học sinh và các thầy cô giáo ủng hộ. Từ <br />
những năm 20152016, lượng sách đã tăng lên theo cấp số nhân: sách tham khảo: <br />
212 cuốn, sách nghiệp vụ: 198 cuốn, sách giáo khoa: 1100 cuốn; truyện đọc: 650 <br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 8<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
cuốn. Số sách tham khảo tăng lên: 346 cuốn, sách nghiệp vụ 250 cuốn và sách giáo <br />
khoa: 1523 cuốn; truyện đọc 1054 cuốn. Có thể thấy, mỗi năm số lượng sách đều <br />
tăng lên rất nhiều, nhờ vào sự đầu tư kĩ lưỡng của nhà trường, sự tận tâm của cán <br />
bộ thư viện và sự nhiệt tình của các em học sinh trong phong trào phát động quyên <br />
góp. Số sách ngày càng tăng đã thu hút được số lượng học sinh đọc sách ngày càng <br />
đông. Trung bình một ngày có khoảng 90 học sinh vào thư viện đọc sách. Giờ ra <br />
chơi thư viện như một công viên trong ngày hội thiếu nhi, đầy hứng khởi và nhộn <br />
nhịp. Các em học sinh ngồi ngay ngắn trên những chiếc ghế đọc sách báo thật là <br />
say sưa.<br />
Thư viện đã góp phần không nhỏ, là động lực khơi nguồn cảm hứng cho <br />
giáo viên và học sinh nâng cao kết quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học <br />
sinh.<br />
Đây là một kinh nghiệm thực tiễn của công tác thư viện, áp dụng cho <br />
trường tiểu học Lý Tự Trọng qua thời gian nghiên cứu xây dựng và phục vụ, đến <br />
nay thư viện đã xây dựng đầy đủ tài liệu sách báo, cơ sở vật chất, thư viện đã có <br />
nhiều hình thức hoạt động phong phú.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Những thành quả trên, đó là kết quả của một quá trình phấn đấu vượt khó <br />
và khả năng không ngừng sáng tạo, linh hoạt trong những tình huống thực tế tại <br />
thư viện trường TH Lý Tự Trọng mà cán bộ thư viện và ban giám hiệu nhà trường <br />
đã thực hiện qua 2 năm. <br />
Qua đó nói lên sự quan tâm chăm chút đầu tư, tháo gỡ khó khăn của Ban <br />
Giám hiệu cũng như sự nhiệt tình đóng góp tham gia của học sinh, cán bộ giáo <br />
viên, công nhân viên trong nhà trường. Nhất là sự theo dõi chỉ đạo động viên kịp <br />
thời qua từng thời điểm của lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Krông Ana. Những <br />
giải pháp thực hiện nêu trên, trong thực tế đã đạt được hiệu quả, thành công nhất <br />
định và có tính khả thi. Do đó thư viện trường chúng tôi tiếp tục phấn đấu giữ <br />
vững danh hiệu “Thư viện chuẩn”, đồng thời mong muốn các cấp lãnh đạo quan <br />
tâm tiếp tục chỉ đạo thêm cho thư viện luôn phát triển và giữ vững được danh hiệu <br />
trên.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy cho đội ngũ giáo viên và học tập cho học <br />
sinh, qua quá trình chỉ đạo và theo dõi hoạt động trong những năm học qua, bản <br />
thân tôi có những kiến nghị sau:<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 9<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
* Đối các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: <br />
Cần quan tâm hơn nữa đầu tư xây dựng cở sở vật chất để tu sửa nâng cấp <br />
thư viện và làm đẹp thêm cảnh quan nhà trường để tiếp tục xây dựng trường đạt <br />
chuẩn quốc gia. <br />
* Đối với ngành giáo dục:<br />
Cần quan tâm duy trì và chỉ đạo tốt hơn nữa về công tác nâng cao chất <br />
lượng ở các trường học. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng <br />
dạy học, sách báo chuyện đọc...<br />
* Đối với nhà trường:<br />
Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi nghĩ <br />
các đoàn thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần phải đáp ứng <br />
yêu cầu sau : <br />
Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua <br />
của giáo viên. <br />
Giáo viên và học sinh luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện phát <br />
động như phân phối sách giáo khoa, đặc biệt là công tác tuyên truyền giới thiệu <br />
sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo viên, học sinh.<br />
Tổng phụ trách đội cần đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua <br />
theo từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động . <br />
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sắc đến hoạt động dạy và <br />
học, phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện của đội ngũ giáo viên. Có <br />
kế hoạch cụ thể và chi tiết đến từng nội dung công việc từng ngày, từng tuần, <br />
từng tháng, triển khai đến đội ngũ giáo viên và học sinh. Từ đó tổ chức thực hiện <br />
theo kế hoạch, đồng thời kiểm tra, đánh giá thường xuyên.<br />
Qua sáng kiến này tôi chỉ mong góp một phần nhỏ bé của mình với các bạn <br />
đồng nghiệp cùng chung tay xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn nhằm đáp ứng <br />
yêu cầu ngày càng cao của ngành Giáo dục hiện nay. <br />
Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế, <br />
thiếu sót. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các cấp lãnh đạo, của bạn bè <br />
đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Lý Tự Trọng cùng giáo viên, <br />
học sinh và cán bộ thư viện đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 10<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày16 tháng 02 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Văn Huấn<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 11<br />
Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
STT MỤC TRANG<br />
1 Phần mở đầu 1<br />
2 Lí do chọn đề tài 1<br />
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
4 Đối tượng nghiên cứu 2<br />
5 Giới hạn của đề tài 2<br />
6 Phương pháp nghiên cứu. 2<br />
7 Phần nội dung 3<br />
8 Cơ sở lí luận 3<br />
9 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
10 Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br />
11 Mục tiêu của giải pháp 4<br />
12 Nội dung và cách thức thức thực hiện giải pháp 4<br />
13 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 7<br />
14 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 7<br />
15 Kiến nghị, kiến nghị 8<br />
16 Kết luận 8<br />
17 Kiến nghị 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu học 12<br />