SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh chọn nghề trong tương lai
lượt xem 58
download
Mặc dù hiện nay hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã được đưa vào chương trình phổ thông, nhưng thực tế nhiều nơi chỉ dạy qua loa, có nơi mới bắt tay vào làm còn nhiều lúng túng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do đó, cuối cấp học, nhiều học sinh luôn đứng trước giữa các ngã rẽ, không biết mình nên chọn ngành gì, thậm chí có rất nhiều học sinh không hề ý thức được mình sẽ làm gì trong tương lai. Mặc dù ngày càng có nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh nhưng nhiều học sinh lớp 12 vẫn không thể định được hướng cho mình. Vì vậy, để góp một phần nhỏ vào việc hướng nghiệp cho học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số giải pháp giúp học sinh chọn nghề trong tương lai”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh chọn nghề trong tương lai
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CHỌN NGHỀ TRONG TƯƠNG LAI
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc này đó là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ các trường phổ thông, mà trước hết là các nhà trường cần xác định được đối với người học đầu ra cần đạt được những gì ? Từ đó đào tạo học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, các trường phổ thông không những chỉ cung cấp cho các em những kiến thức về các bộ môn văn hóa ( toán , lý, sử, văn....) mà còn phải cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về chọn nghề trong tương lai. Dưới sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thì thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú. Nhưng hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn rất mới lạ trong chương trình phổ thông, giáo viên chưa đào tạo trong hệ thống sư phạm. Mặc dù hiện nay hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã được đưa vào chương trình phổ thông, nhưng thực tế nhiều nơi chỉ dạy qua loa, có nơi mới bắt tay vào làm còn nhiều lúng túng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Do đó, cuối cấp học, nhiều học sinh luôn đứng trước giữa các ngã rẽ, không biết mình nên chọn ngành gì, thậm chí có rất nhiều học sinh không hề ý thức được mình sẽ làm gì trong tương lai. Mặc dù ngày càng có nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh nhưng nhiều học sinh lớp 12 vẫn không thể định được hướng cho mình.
- Vì vậy, để góp một phần nhỏ vào việc hướng nghiệp cho học sinh tôi xin trình bày một số giải pháp giúp học sinh chọn cho mình một nghề trong trong lai II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Vì sao phải chọn nghề: - Nghề nghiệp là sản phẩm của xã hội loài người khi đã phát triển tới một giai đoạn nhất định. Nghề nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền kinh tế tăng trưởng, khi có sự phân công trong xã hội. - Nghề là hình thức hoạt động mà con người theo đuổi trong suốt cả cuộc đời. Bởi vì, qua cuộc sống gia đình, qua vui chơi giải trí, qua bè bạn, con người có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc. Nhưng vẫn không thể thiếu được hạnh phúc trong nghề nghiệp, bởi hạnh phúc ấy không chỉ bó hẹp ở một người hoặc một số ít người, mà nó thuộc hạnh phúc chung cả cộng đồng. Vì vậy, lí tưởng tương lai của con người trước hết biểu hiện ở lí tưởng nghề nghiệp. Đối với học sinh nói riêng và thanh niên nói chung chuẩn bị vào đời, lí tưởng nghề nghiệp cần sớm được hình thành bởi: “ Chọn nghề là chọn cuộc đời ” 2. Vậy chọn nghề là gì ? - Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ như vũ vũ bão, sự phân công xã hội ngày càng nhỏ, chuyên sâu, thế giới nghề nghiệp nagfy càng phong phú và đa dạng. Nhưng mỗi người chỉ có thể lựa chọn một nghề phù hợp nhất với mình. Vì vậy, đối với học sinh cũng chỉ chọn cho mình một nghề trong tương lai. Công việc này đòi hỏi các em phải có những hiểu biết nhất định về nghề và dựa trên cơ sở năng lực cxuar bản thân, sở thích, hứng thú và nhu cầu của thị trường lao động để tiến hành lựa chọn. - Quá trình chọn nghề phải xuất phát từ sự nhìn nhận, đánh giá về nghề, sau đó căn cứ vào hứng thú, sở trường của bản thân mà tự xác định một trong những nghề hiện có trong xã hội. Có thể: con người lựa chọn nghề nghiệp cho mình; hoặc nghề nghiệp lựa chọn đối tượng cho chính nó. Trong quá trình lựa chọn nà, yếu tố tự giác là điều quan trọng hàng đầu, bởi đó là nguồn hạnh phúc và sự hoàn mĩ của mỗi cá nhân chúng ta.
- Tuyệt đối không nên chọn nghề khi ta chưa phân tích hết các yếu tố hoặc chọn theo cảm tính và theo bạn bè. Do đó, công tác giáo dục hướng nghiệp để phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em biết được khả năng của mình, hiểu yêu cầu của là cần thiết. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực. Để từ đó các em chọn cho mình một nghề thích hợp trong tương lai. 3. Chọn nghề như thế nào ? Chúng ta điều biết rằng, một nguyên tắt sống trong xã hội hiện nay, để trụ vững ở cuộc đời, con người phải chọn cho mình một nghề phù hợp. Để chọn được nghề phù hợp, trước hết phải tìm hiểu về sự phù hợp nghề tức là sự hòa hợp, sự ăn khớp, sự tương xứng trong cặp “ Con người và nghề nghiệp ”, nghĩa là sự phù hợp qua lại giữa con người cụ thể với công việc, với hoạt động nghề nghiệp của mỗi con người. Trong điều kiện kinh tế hội nhập, xã hội được cải thiện và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, số lượng nghề ngày càng tăng. Con người không dễ dàng lựa chọn được một nghề nhất định trong biển nghề mênh mông ấy. Tuy nhiên mọi sự lựa chọn đều nhằm mục đích thành công. Bởi vì chọn nghề thành công chẳng những giúp học sinh nhiều điều như có công ăn việc làm, có thu nhập cao, có đời sống ổn định trong tương lai, mà còn giúp các em phát triển tài năng, hoàn thiện nhân cách, đóng góp công sức xây dựng và phát triển xã hội, thể hiện giá trị cuộc đời. Thật vậy, bất kỳ một con người nào cũng có những phẩm chất đặc trưng riêng, những đặc điểm cá nhân xác định. Vì vậy một học sinh cần phải dựa vào đặc điểm, nhân cách và tâm sinh lý với yêu cầu của nghề đề ra đối với người lao động mà chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhất. khi chọn nghề cho các em học sinh cần dựa vào những biểu hiện sau:
- - Một là dựa vào những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng nhất của con người như: Năng lực, tri thức, kĩ năng, sở thích đối với các hoạt động nghề cụ thể. - Hai là: sự thỏa mãn do lao động trong nghề đưa lại. - Ba là giá trị bản thân. Những sản phẩm lao động nghề nghiệp đó có thể hiện sự trí tuệ, tài hoa và những nét tính cách của người đó hay không ? - Bốn là có phù hợp với các em học sinh hay không ? VÍ dụ: Nếu học sinh có biểu hiện về sức khỏe không tốt hoặc không có những phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn thì giáo viên nên khuyên các em chọn nghề khác và nhẹ nhàng khuyên: “ Nghề này không phù hợp với em, em không thể trở thành chuyên gia giỏi khi chọn nghề này ”. Nếu học sinh có những năng lực sở thích nhưng không thể hiện rõ ràng, không say mê, gắn bó với nghề đó thì giáo viên nên khuyên: “ Em có thể chọn nghề này và cũng có thể em sẽ trở thành một chuyên gia giỏi ”. Nếu học sinh có khả năng phù hợp như: thể hiện hứng thú, ham thích thì giáo viên có thể khuyên: Em có thể chọn nghề đó và rất có thể trở thành một chuyên gia giỏi ”. Nếu học sinh có năng lực tốt và bộc lộ quyết tấm thì giáo viên có thể khuyên: Chính trong lĩnh vực hoạt động này, em sẽ trở thành một chuyên gia giỏi ” Đồng thời để hướng nghiệp và các em chọn nghề phù hợp với khả năng của mình thì giáo viên phải cho các em trả lời một số cảu hỏi sau: - Em có năng lực gì? - Sở trường của em là giỏi môn nào ? - Em thích nhất nghề gì? hãy kể tên nghề nào mà em thích. - Em có thể làm nghề gì ? - Em cần phải làm nghề gì? - Những hình thức em dùng để tìm hiểu nghề định lựa chọn cho mình.
- Tóm lại: Khi hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cần phải nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dãn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phải phù hợp với năng khiếu cá nhân của học sinh đó. III. ĐỀ XUẤT: 1. Tình hình hướng nghiệp nghề cho học sinh hiện nay: - Ðã nhiều năm qua dạy nghề hướng nghiệp với học sinh THCS và THPT đã được bộ Giáo dục chú trọng và đặc biệt là chương trình phân ban đã đưa môn nghề và chính khóa và bắt buộc và thêm một môn hướng nghiệp. Song tới nay, bên cạnh số lượng học sinh học nghề tăng nhanh hằng năm thì chất lượng và hiệu quả dạy nghề hướng nghiệp trong các trường phổ thông vẫn là điều mà chúng ta cần trăn trở. - Học nghề cốt chỉ để được cộng điểm thi tốt nghiệp. Ðó là một thực tế hiện nay với các trường THCS và THPT. Nói điều này để thấy rằng, con số học sinh được cấp chứng chỉ học nghề tăng hằng năm không còn mấy ý nghĩa. Ðây là thực trạng đáng buồn với dạy nghề, hướng nghiệp. Nhiều ý kiến của các thầy giáo, cô giáo cho rằng: Hiệu quả dạy nghề còn quá thấp chỉ vì chương trình không được đổi mới, phù hợp các đối tượng học sinh từng khu vực. Thậm chí hiện nay có một số phòng giáo dục đã bỏ luôn môn nghề cho học sinh khối 9 - Vì không có biên chế giáo viên dạy nghề, hướng nghiệp phổ thông chuyên trách, các trường phải tự thu xếp giáo viên dạy tư vấn hướng nghiệp dạy nghề. Trường nào giáo viên dạy vật lý kiêm dạy nghề điện dân dụng, giáo viên sinh vật kiêm dạy làm vườn, cắt may.... thì còn khả dĩ, ngược lại thì thầy ngán, trò ngán và đương nhiên mọi việc dạy và học nghề, hướng nghiệp cốt chỉ để cho có. Ðã có không ít các thầy giáo, cô giáo chẳng ngần ngại gì khi nói ra cái điều xem như là mặt trái của học nghề phổ thông rằng: Dạy nghề mang nặng tính hình thức, song cái chính là học sinh được cấp chứng chỉ học nghề phổ thông sẽ được cộng từ một đến hai điểm cho kỳ thi tốt nghiệp. Vì vậy phải động viên để các em tham gia học nghề phổ thông. Thế là học nghề trở thành cứu cánh cho các trò học lực yếu.
- - Hiện nay Bộ giáo dục đã đưa nghề vào chính khóa và thêm môn hướng nghiệp cho học sinh khối 10 và khối 11, nhưng Bộ quên một điều các trường chưa có giáo viên hướng nghiệp được đào tạo chính khóa mà vào tháng 7 hàng năm được tập huấn thay sách một tuần. Khối 12 hàng năm nhà trường tổ chức hướng nghiệp cao nhất 3 lần; Không có người tư vấn, hướng dẫn, học sinh chỉ còn biết nhờ cậy vào sách vở, tài liệu. Nhưng thử nhìn vào tài liệu hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD-ĐT ? Thật sơ sài, năm nào cũng chỉ xoay quanh những thông tin về mã trường, môn thi, chỉ tiêu tuyển sinh... mà thiếu hẳn phần giới thiệu sâu về từng ngành học, những yêu cầu của ngành học đó để học sinh cân nhắc, lựa chọn. Cũng do thiếu thông tin, mà khâu đào tạo và sử dụng không gặp được nhau. Cụ thể như có một số ngành đang có nhu cầu lớn về nhân lực như chế biến lâm sản, thủy sản, kinh doanh nông nghiệp, thổ nhưỡng... nhưng rất hiếm học sinh đăng ký theo học. Các công ty cần nhân lực phải đặt hàng với các trường theo hình thức đào tạo theo địa chỉ, nhưng vì không có thông tin nên học sinh không biết để dự thi. Ngoài ra còn một thực trạng nữa là nhiều học sinh không đánh giá được năng lực học tập của mình, có nhiều em đặt nguyện vọng của mình quá lệch so với kết quả học tập. Học sinh luôn chọn nghề theo cảm tính, những ngành nghề được ưa chuộng, chạy theo thời thượng... Các em luôn thiếu hiểu biết về nghề nghiệp, định hướng theo bạn bè, yêu cầu của cha mẹ hoặc dư luận xã hội, theo kiểu "nhất bách khoa, nhì sư phạm, tạm được ngành y, không thì ngành dược"... Các em thậm chí không đánh giá được năng lực học tập của mình trong quá trình chọn nghề. Có học sinh điểm tổng kết môn Lý chỉ 5,0 nhưng lại chọn thi sư phạm Lý bởi suy nghĩ " học sư phạm không tốn tiền, lại thỏa mãn được ước mơ làm thầy giáo". Em khác dù điểm tổng kết các môn dưới trung bình, thậm chí chỉ có 3,5 nhưng vẫn nghiễm nhiên chọn thi vào Trường ĐH Kinh tế, đơn giản chỉ vì lý do "em thích được trở thành một nhà kinh tế"; ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh vì: "Em thích học xa nhà, thích được học các môn xã hội vì biết đâu em sẽ trở thành... nhà báo giỏi". Đặc biệt có em tưởng chừng như sẽ bị cấm thi tốt nghiệp thì lại chọn thi đại học quốc gia. Tôi hỏi vì sao em chọn như vậy ? nhiều em trả lời đằng nào
- cũng thi rớt do đó cần phải rớt những trường đại học nổi tiếng cho đở quê.... Những lựa chọn không có căn cứ làm cho tôi không khỏi lo âu. Có những em thậm chí sắp hết năm học vẫn chưa biết chọn cho mình nghề nghiệp gì... Tóm lại: Các hình thức hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ chức thường xuyên. Nhiều hình thức hấp dẫn, có sức thuyết phục tốt như tham quan thực tế các cơ sở sản xuất địa phương, nghe nói chuyện về nghề v.v…. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông hiện nay theo đánh giá của học sinh là chưa cao. Nhu cầu tìm hiểu nghề là nhu cầu chính đáng của học sinh. Nhưng khi tìm hiểu về nghề thì các em gặp phải rất nhiều khó khăn như nhà trường ít tổ chức hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp chỉ là hướng dẫn các em làm hồ sơ dăng ký dự thi…Các em tự tìm hiểu nghề thì gặp khó khăn, không biết hỏi ai để hiểu và chọn nghề. Mặt khác do tác động của nhà trường trong việc hướng nghiệp chưa cao nên các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài nhà trường, ngoài giáo viên như từ cha mẹ người thân, từ những người đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác. Đây chính là một trong những hạn chế của công tác hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay. Từ đó ta cho ta thấy rằng, hiệu quả công tác hướng nghiệp trong nhà trường thấp và do tác động của gia đình và nhiều nguồn thông tin khác, cũng như từ quan sát của chính các em, dẫn đến hiện nay có số lượng lớn học sinh lớp 12 muốn đi thoát ly khỏi quê hương và một số em tốt nghiệp 12 lại thất nghiệp, bởi vì các em chọn nghề chưa phù hợp. Đáng lễ ra trình độ của các em chi thi vào trung cấp thì em lại đăng ký vào địa học , để rồi phải ở nhà làm ruộng mà không có kiến thức...
- 2. Đề xuất các giải pháp: Là giáo viên chủ nhiệm 12 trong nhiều năm qua và thường tư vấn nghề cho học sinh. Buổi sinh hoạt lớp vào khoảng thời gian giữa học kỳ II tôi tổ chức hướng nghiệp cho học sinh và các em đều hăng hái tham gia buổi tư vấn nghề nghiệp tương lai. Trước hết tôi giới thiệu và cung cấp cho các em chi tiết về một số trường đại học và trung cấp, thông tin về ngành học cụ thể về mục tiêu đào tạo, việc làm... Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề; Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa, có thái độ lao động đúng đắn. Bằng phương pháp đánh dấu vào những biểu mẫu thăm dò đã được soạn sẵn, các em học sinh bày tỏ nguyện vọng, khả năng học vấn và ước mơ trong tương lai của mình. Từ đó tôi lựa chọn và phân tích cho từng em. Kết quả của việc thăm dò này sẽ trở thành căn cứ để tôi cùng thảo luận với p hụ huynh để lựa chọn ngành nghề phù hợp khả năng và nhu cầu. Đồng thời không chỉ là một lần tư vấn duy nhất, những học sinh này đã tham gia những buổi nguyện vọng này đến 3 lần trong năm học 12. Ngoài ra hằng tháng, tôi thường hướng nghiệp định kỳ theo mô hình hội thảo với những chủ đề hấp dẫn, lôi cuốn các em như "Kế hoạch nghề nghiệp của em", "Cách chọn nghề trong tương lai", "Kế hoạch cuộc đời sau khi ra trường"... Đặc biệt, việc cung cấp hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học... mà tôi sưu tầm được đều triển khai sâu rộng để các em làm quen với những bậc học mà mình có thể đeo đuổi, theo đúng nguyện vọng cũng như sở trường của mình...
- Chính từ những buổi tư vấn như trên, tôi đã giúp các em học sinh của mình phần nào định hướng được con đường đi tương lai, bằng chứng là sau 3 lần phát phiếu thăm dò, quan điểm của các em đã thay đổi theo thời gian, số học sinh chọn nghề không phù hợp đã giảm đáng kể, tỷ lệ học sinh chọn thi vào cao đẳng, trung cấp tăng rõ rệt, số học sinh chọn thi đại học cũng giảm đáng kể... Không chỉ riêng lớp tôi chủ nhiệm áp dụng phương pháp hướng nghiệp này, mà nhiều năm qua trường THPT Trần Văn Quan đã thành lập những ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN... với sự tham gia nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường, ban giám hiệu. Đặc biệt ngay từ ngày khai giảng năm học mới, nhà trường đã hướng nghiệp cho học sinh và đã cung cấp cho các em học sinh toàn trường các thông tin về tỷ lệ chọi, điểm sàn... của các trường ĐH, CĐ những năm học trước. Trường phát phiếu điều tra định hướng nghề nghiệp để có thể tư vấn cho những học sinh chọn đúng con đường nghề nghiệp tương lai mà không quá sức học. Có thể nói, trong 3 năm trở lại đây, trường THPT Trần Văn Quan nhờ chú trọng công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp nên tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN ngày càng tăng ( thường khoảng 80 đến 90% ) và được học sinh, phụ huynh tín nhiệm cao. Như vậy, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh trong năm học cuối cấp là hoàn toàn đúng hướng. Và trong tương lai, mô hình này nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng hơn nữa, tạo hiệu quả trong công tác tuyển sinh cũng như sự cân bằng cho xã hội, giảm bớt áp lực thi cử cho các học sinh, phụ huynh của nhà trường
- IV. KẾT LUẬN CHUNG - Nhu cầu được trang bị kiến thức nghề nghiệp ở học sinh là rất cao. Điều đó chứng tỏ việc cung cấp kiến thức nghề nghiệp cho học sinh là việc làm cần thiết hiện nay. Cần mời chuyên gia tư vấn nói chuyện về nghề và chọn nghề, tổ chức các sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan các cơ sở sản xuất và các trường đại học, tổ chức lao động công ích v.v… - Kết quả tìm hiểu cho thấy: trên thực tế, ở các nhà trường phổ thông hiện nay, công tác giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả là học sinh hiểu biết rất ít về nghề, đặc biệt là các nghề hiện có ở địa phương và những yêu cầu để hành nghề có kết quả. Điều này đặt ra vần đề cần thiết phải tổ chức các họat động dạy nghề và hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em trang bị hiểu biết và kỹ năng tối thiểu về nghề, cũng như hành nghề ở địa phương, sau khi tốt nghiệp PTTH, khi các em không có điều kiện học cao hơn. - Tuy nhiên, việc chọn nghề không nên chỉ căn cứ vào sở thích hay nguyện vọng. Bởi vì, sở thích dù là thích đến tột đỉnh cũng chưa hẳn là sở trường đích thực của các em. Ngoài ra, nếu có sở thích mà chỉ nuôi dưỡng nó bằng sự đam mê chứ không lo học tập thì sẽ thất bại. Tóm lại: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một vấn đề quan trong của giáo viên chủ nhiệm 12 nói riêng và của các trường phổ thông nói chung là rất cần thiết cho học sinh. Trên cơ sở đó giúp các em biết được khả năng của mình, hiểu yêu cầu của nghề. từ đó lựa chọn cho mình một nghề thích hợp trong tương lai. Ngoài ra qua hoạt động hướng nghiệp còn giúp cho các em học sinh năm được thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế và xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Đồng thời các em còn đánh giá được năng lực của mình và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân, lập nghiệp.
- Trên đây là một số giải pháp tôi xin trình bày và xin hội đồng xét duyệt đóng góp ý kiến để những năm sau tôi làm công tác hướng nghiệp tốt hơn. Vì thời gian có hạn tôi xin chỉ trình bày vài nét cơ bản và đính kèm theo phần phụ lục: các thông tin tôi đã cung cấp cho học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động có chủ đích cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả
12 p | 265 | 50
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 thực hiện phép chia số thập phân
27 p | 463 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non Đồng Tĩnh
19 p | 345 | 14
-
SKKN: Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi - Trường Mầm non Hoa Hồng
25 p | 126 | 10
-
SKKN: Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
22 p | 72 | 4
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống xung quanh thông qua sản phẩm trong môn Mĩ thuật lớp 4
28 p | 42 | 4
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
24 p | 77 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục Âm nhạc
31 p | 81 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
28 p | 42 | 2
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
26 p | 62 | 2
-
SKKN: Một số phương pháp giải toán hình học không gian ở trường THPT
24 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn