MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Mục lục 1<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 3<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài 4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 4<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 5<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận 5<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của biện pháp 8<br />
<br />
a. Mục tiêu của biện pháp 8<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 8<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp 16<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi 16<br />
và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18<br />
1. Kết luận 18<br />
<br />
2. Kiến nghị 19<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường 21<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Tiểu học là một bậc giáo dục quan trọng trong nền giáo dục phổ thông. Không <br />
những cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu, tạo tiền đề để tiếp thu những <br />
bậc kiến thức cao hơn mà còn hình thành ở các em một nhân cách tốt để trở thành <br />
những công dân tốt của đất nước. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng <br />
đến việc giáo dục học sinh ở độ tuổi tiểu học.<br />
<br />
Hiện nay nền kinh tế đất nước đang hội nhập, môi trường cũng là một phần <br />
quan trọng không thể thiếu để phát triển đất nước. Nhưng chính vì nhìn vào vấn đề <br />
môi trường mà chúng ta mới dần nhận ra rằng môi trường đang ngày càng suy thoái <br />
một cách nghiêm trọng. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất <br />
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời <br />
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Trong những năm <br />
gần đây, tình hình môi trường đang thay đổi khá phức tạp. Nhiệt độ trái đất đang nóng <br />
lên, mực nước biển đang dâng cao và tình hình thời tiết thì thay đổi bất thường. <br />
Nguyên nhân do đâu? Vâng, một phần nguyên nhân bắt nguồn từ con người chúng ta. <br />
<br />
Chính vì thế, bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói <br />
riêng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều trong những năm qua. Trước sự chỉ <br />
đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực <br />
hiện, cụ thể: Nhiều nội dung kiến thức bảo vệ môi trường đã được lồng ghép vào <br />
trong các môn học chính khóa, ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay tổ chức <br />
tuyên truyền ở nhà trường, tập thể lớp, học sinh… Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi <br />
trường của học sinh trong trời gian qua cũng chưa thể hiện rõ ý thức tự giác trong quá <br />
trình bảo vệ môi trường hay hiểu rõ và nắm chắc kiến thức cũng như tình yêu môi <br />
trường trong mỗi học sinh.<br />
<br />
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục môi trường đối với hoc̣ <br />
̉ ̣<br />
sinh Tiêu hoc: “ Một số biện pháp giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh trong <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Mong rằng đề tài này có thể hình thành ở các em ý thức <br />
bảo vệ môi trường một cách tự giác trong môi trường học tập và sinh sống. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài:<br />
<br />
Giúp học sinh nắm được một số kiến thức về môi trường. Nâng cao ý thức <br />
bảo vệ môi trường cho học sinh.<br />
<br />
Hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ môi trường trong nhà trường và <br />
nơi sinh sống.<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu và tìm những phương pháp tổ chức dạy học <br />
phù hợp để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho học sinh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Một số biện pháp giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh trong hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Lớp 4E (năm học 20152016), lớp 4C (kì I của năm học 20162017) Trường <br />
Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp tài liệu<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa<br />
<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
• Cơ sở lí luận<br />
<br />
Bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, trước tình hình đó vào ngày 17 <br />
tháng 10 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 1363/QĐTTg về việc <br />
Phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc <br />
dân” nhằm giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong <br />
hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của <br />
Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực <br />
hiện bảo vệ môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán <br />
bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường. Đặc biệt <br />
đối với giáo dục tiểu học cần trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi và <br />
tâm sinh lý của học sinh về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con <br />
người và tác động của con người đối với môi trường; giáo dục cho học sinh có ý thức <br />
trong việc bảo vệ môi trường; phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường. <br />
<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
* Thuận lợi: <br />
<br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp được dạy 2 tiết / tuần.<br />
<br />
Nhà trường luôn tạo điều kiện để hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả.<br />
<br />
Thư viện nhà trường đa dạng các loại sách, báo, tranh ảnh về môi trường để <br />
học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức về môi trường.<br />
<br />
Khuôn viên trường học rộng, thoải mái, có cây xanh, bồn hoa để các em dễ <br />
dàng phát huy tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường. Có người dọn vệ sinh sân <br />
trường và chăm sóc cây xanh.<br />
<br />
Giáo viên được tập huấn, nâng cao hình thức tích hợp bảo vệ môi trường <br />
trong các môn học.<br />
<br />
Phụ huynh có tạo điều kiện để các em tham gia bảo vệ môi trường xung <br />
quanh.<br />
<br />
* Khó khăn :<br />
<br />
Giáo viên của trường được tập huấn về nội dung bảo vệ môi trường và được <br />
thực hành lồng ghép vào các môn học. Các nội dung trên được tích hợp vào hầu hết <br />
các tiết giảng dạy, vào bất cứ thời gian nào, hoạt động ngoài trời nhằm hình thành cho <br />
các em thói quen, ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nội dung tài liệu phục <br />
vụ cho giáo dục môi trường chưa thực sự phong phú, đặc biệt chưa có những bước <br />
đột phá mới cho nên giáo dục môi trường chỉ dừng lại ở mức truyền đạt bằng miệng <br />
và hỏi đáp câu hỏi.<br />
<br />
Đa phần các em học sinh đã có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, biết bỏ rác <br />
vào thùng, đi vệ sinh đúng nơi quy định… Tuy nhiên, nội dung giáo dục bảo vệ môi <br />
trường chưa có tính chuyên sâu, lý giải mọi vấn đề liên quan đến ô nhiễm và bảo vệ <br />
môi trường và đặc biệt còn thiếu tính thực tiễn cũng như nội dung truyền tải cho học <br />
sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa đa dạng, phong phú để tạo hứng thú <br />
học tập và tiếp thu một cách tự nhiên cho học sinh tiểu học. <br />
<br />
Không hẳn tất cả học sinh đều đã có ý thức hết mà còn một tỷ lệ không nhỏ <br />
học sinh vẫn cần cô giáo nhắc nhở hay thậm chí phải nhắc nhở mọi lúc mọi nơi. Khả <br />
năng tiếp thu kiến thức và vận dụng vào các hoạt động hàng ngày của các em chưa <br />
cao, các em còn phải nhắc nhở nhiều và chưa nhận thức được việc cần phải chăm sóc, <br />
bảo vệ cây trồng, vật nuôi<br />
<br />
Giáo viên mới chỉ giáo dục học sinh nên làm cái này, không nên làm cái kia… vì <br />
sẽ làm ô nhiễm môi trường, mà chưa đi sâu vào vấn đề, chưa giảng giải tường tận để <br />
các em nhận thức được rõ hơn về tác hại, hậu quả của những hành động sai trái ấy sẽ <br />
làm môi trường sống của chúng ta trở nên như thế nào. Cho nên vẫn còn những bạn <br />
chưa hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Cây xanh của khuôn viên trường nhiều, sân trường rộng mà việc vệ sinh sân <br />
trường, chăm sóc cây xanh là việc làm của người bảo vệ. Học sinh không ý thức được <br />
mình cũng tham gia một phần để góp phần giữ gìn khuôn viên trường sạch, đẹp, an <br />
toàn.<br />
<br />
Gia đình học sinh phần lớn là nông dân, cha mẹ hằng ngày phải làm nương rẫy <br />
về nhà còn phải dọn vệ sinh nhà cửa. Các em không có ý thức giúp cha mẹ dọn vệ <br />
sinh, cha mẹ cũng không ai nhắc nhỡ nên làm cho các em thờ ơ với việc vệ sinh và <br />
bảo vệ môi trường tai nơi mình sinh sống.<br />
<br />
Chính vì những khó khăn trên tôi mạnh dạng đưa ra một số hoạt động tổ chức <br />
giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao ý thức <br />
bảo vệ môi trường cho học sinh tại nhà, tại trường và nơi công cộng. Hình thành nên <br />
những thói quen, hành vi ứng xử tốt đối với môi trường.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của biện pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của biện pháp:<br />
<br />
Biện pháp này hướng đến các mục tiêu:<br />
<br />
Tăng cường hiệu quả của việc lồng ghép bảo vệ môi trường trong hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp.<br />
<br />
Nâng cao nhận thức của học sinh vào việc bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Hình thành tính tự giác trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.<br />
<br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học quy định ít nhất 1tiết/tuần. Ở <br />
trường chúng tôi gồm 2 tiết: tiết sinh hoạt đội và tiết sinh hoạt lớp. Khi đó cần có <br />
những tổ chức hoạt động để tiết sinh hoạt thêm phần phong phú và ý nghĩa hơn: Tổ <br />
chức các tiết học lồng ghép nội dung giáo dục môi trường; xây dựng góc sản phẩm, <br />
góc thiên nhiên phong phú đa dạng; tổ chức các buổi nói chuyện gặp gở khách mời; tổ <br />
chức các buổi học ngoại khóa, tham quan; tổ chức các cuộc thi tái chế bảo vệ môi <br />
trường; tổ chức các tiết học công ích trong nhà trường; hưởng ứng ngày “ Tết trồng <br />
cây” do nhà trường phát động…<br />
<br />
Việc nội dung bảo vệ môi trường được lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp yêu cầu cần đạt được đó là:<br />
<br />
+ Thường xuyên vệ sinh lớp học vào mỗi buổi học.<br />
<br />
+ Lao động vệ sinh sân trường.<br />
<br />
+ Vứt rác đúng nơi quy định và sử lí rác một cách hợp lí.<br />
<br />
+ Biết chăm sóc cây cảnh, bồn hoa trong khuôn viên trường và lớp học.<br />
<br />
+ Trồng cây và hoa ở rân trường….<br />
<br />
+ Phân loại, biết làm thế nào để giảm rác thải.<br />
<br />
+ Hình thành và phát triển ý thức, hành vi bảo vệ cây cối, con vật có ích, yêu <br />
thiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng. Có ý thức thực hiện quy tắc giữ vệ sinh <br />
cho bản thân, gia đình, cộng đồng, không nghịch phá các công trình công cộng….<br />
<br />
+ Hình thành khả năng sáng tạo và có thể tạo được những đồ vật có ích từ vỏ <br />
chai, phế thải…<br />
<br />
* Cách thức thực hiện các biện pháp.<br />
<br />
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là một trường nằm trong địa bàn xã Quảng <br />
Điền huyện Krông Ana. Ở đây đa số các em học sinh là người địa bàn, kinh tế gia đình <br />
còn nhiều khó khăn việc các em được tham gia các hoạt động của các tổ chức môi <br />
trường phát động là không thể. Chính vì vậy, việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi <br />
trường cho các em vào hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức bởi những hoạt <br />
động vừa sức với các em. Dưới đây là những tổ chức, hoạt động, những biện pháp <br />
nhằm nâng cao kiến thức, hành động, thói quen bảo vệ môi trường cho học sinh đã <br />
được tôi mạnh dạng lồng ghép trong những tiết sinh hoạt tập thể như sau:<br />
<br />
Tổ chức các tiết học lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.<br />
<br />
Kiến thức môi trường không thể tự nhiên mà đến với các em mà phải thông qua <br />
một hệ thống giáo dục, truyền tải nội dung đến với các em. Trong mỗi môn học, nội <br />
dung giáo dục môi trường đã được tích hợp một phần nhưng chỉ được truyền tải một <br />
lượng kiến thức rất nhỏ chính vì vậy những tiết sinh hoạt tập thể chúng ta có thể <br />
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường một cách đầy đủ và chính xác hơn. <br />
<br />
Giáo viên sẽ thu thập thông tin, kiến thức để truyền tải cho học sinh qua hệ <br />
thống câu hỏi và câu trả lời.<br />
<br />
Học sinh có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin, hệ thống kiến <br />
thức của mình.<br />
<br />
Lựa chọn những hình ảnh phong phú có nội dung về môi trường như: ô nhiễm <br />
môi trường, ô nhiễm nguồn nước, rác thải, hình ảnh về bảo vệ môi trường, tái chế rác <br />
thải, phân loại rác thải…<br />
<br />
Sưu tầm băng hình về tình hình môi trường hiện nay, hiện tượng tự nhiên, <br />
thảm họa thiên tai từ môi trường cho các em xem và nhận xét.<br />
<br />
Những câu chuyện về bảo vệ môi trường, gương người tốt việc tốt để kể cho <br />
học sinh nghe.<br />
<br />
Đảm bảo được hệ thống kiến thức có ăn sâu vào nhận thức của các em, giáo <br />
viên cần thường xuyên đặt câu hỏi, nhắc nhở, củng cố lại những kiến thức qua những <br />
bài viết hoặc những bài kiểm tra ngắn.<br />
<br />
Tổ chức trò chơi là phương pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh <br />
Tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức <br />
về môn học trong đó có cả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, <br />
tự nhiên, hiệu quả. Do vậy việc lựa chọn trò chơi, tình huống rất quan trọng đối với <br />
giáo viên.<br />
<br />
Như vậy kiến thức sẽ dần dần ăn sâu vào nhận thức của các em và hình thành <br />
những nhân cách tốt, những thói quen hành vi thân thiện, gần gũi với môi trường.<br />
<br />
Xây dựng góc sản phẩm, góc thiên nhiên phong phú, đa dạng.<br />
<br />
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là trường dạy và học theo mô hình trường <br />
học mới VNEN. Mỗi lớp học được trang bị và trang trí theo mô hình VNEN nên trong <br />
lớp góc sản phẩm là nơi lưu lại những sản phẩm của học sinh trong quá trình học tập. <br />
Vì vậy góc sản phẩm cần được chú trọng và trang trí một cách cẩn thận có khoa học. <br />
Góc thiên nhiên là nơi các em sưu tầm những cây cảnh, chậu hoa góp phần làm cho <br />
lớp học trở nên sinh động, tươi mát hơn.<br />
<br />
Giáo viên là người lựa chọn những sản phẩm đẹp, những sản phẩm ý nghĩa để <br />
trang trí. Học sinh là người tạo ra sản phẩm. <br />
<br />
Xây dựng góc sản phẩm về môi trường do chính tay học sinh tạo ra. Sản phẩm <br />
có thể là những bức tranh về môi trường, những sản phẩm tái chế, những bức ảnh <br />
tham gia bảo vệ môi trường ở các em…<br />
Góc thiên nhiên là nơi các em trang trí và chăm sóc cho những cây cảnh của <br />
mình tạo một môi trường lớp học trong lành hơn.<br />
<br />
Phân công cho học sinh bảo quản góc sản phẩm, góc thiên nhiên một cách an <br />
toàn, sạch đẹp.<br />
<br />
Thường xuyên nhắc nhở học sinh phải cập nhập sản phẩm, chăm sóc cây <br />
cảnh, chậu hoa thường xuyên để góc sản phẩm, góc thiên nhiên thêm phong phú, da <br />
dạng.<br />
<br />
Tổ chức các buổi nói chuyện với các chuyên gia bảo vệ môi trường, y tế.<br />
<br />
Hằng năm nhà trường và địa phương luôn phát động phải dọn dẹp vệ sinh môi <br />
trường xung quanh, giữ gìn vệ sinh công cộng để phòng chống các bệnh như: sốt xuất <br />
huyết, tay chân miệng…. Việc chỉ nói qua loa đài hay dán thông báo thì kiến thức đến <br />
với các em vẫn chưa đủ mà chúng ta cần cử ra một người hiểu biết, một chuyên gia <br />
trong lĩnh vực môi trường, y tế đến trực tiếp giao lưu truyền đạt kiến thức tới các em.<br />
<br />
Vào tiết sinh hoạt đầu tuần thay vì các em tham gia trò chơi các em có thể nói <br />
chuyện, nêu hiểu biết, thắc mắc của mình trước chuyên gia và cùng quan sát sự hướng <br />
dẫn của các chuyên gia khi thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. từ đó hình <br />
thành ở các em những suy nghĩ cần phải hành động ngay khi xong buổi nói chuyện.<br />
<br />
Khách mời là người đóng vai trò chủ đạo, giáo viên là người hổ trợ cho khách <br />
mời để kiến thức đến với các em nhẹ nhàng và dễ hiểu.<br />
<br />
Học sinh phải tham gia nhiệt tình, ghi chép lại nhũng kiến thức cần thiết quan <br />
trọng, và tham gia phát biểu nêu ý kiến để tiết sinh hoạt thêm sinh động và hấp dẫn.<br />
<br />
Sau buổi nói chuyện cần phải có bài tập đánh giá để kiểm tra kiến thức của <br />
các em từ đó rút ra được hiệu quả của buổi sinh hoạt.<br />
<br />
Với tổ chức hoạt động này học sinh vừa có cơ hội nói chuyện với khách mời, <br />
vừa tiếp thu kiến thức bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.<br />
<br />
Tổ chức các buổi học ngoại khóa.<br />
<br />
Nếu việc giáo dục chỉ hạn chế, gò bó trong khuôn viên lớp học thì các em sẽ <br />
thấy nhàm chán lúc ấy việc giáo dục sẽ không mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó <br />
nội dung giáo dục môi trường là hoàn toàn phong phú và mang tính thực tế cao chính vì <br />
vậy việc tổ chức cho các em những buổi học ngoại khóa về bảo vệ môi trường là <br />
hoàn toàn cần thiết.<br />
<br />
Tiến hành học tập ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi <br />
trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên <br />
nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trường và <br />
đó cũng chính là nơi các em thể hiện những hành vi thiết thực nhất.<br />
<br />
Việc lựa chọn địa điểm và nội dung giáo dục trong buổi học ngoại khóa là rất <br />
quan trọng. Cho nên giáo viên cần tìm hiểu địa điểm trước và cần đưa ra nội dung phù <br />
hợp đến các em để buổi học không bị vô nghĩa.<br />
<br />
Học sinh khi tham gia buổi học ngoại khóa cần tuân theo những quy định của <br />
giáo viên, phải biết tự trang bị những kiến thức, vật dụng để ghi chép lại những gì <br />
quan sát. Biết đưa ra nhận xét và kết luận.<br />
<br />
Cần có bài thu hoạch sau những buổi học ngoại khóa.<br />
<br />
Tổ chức các tiết sinh hoạt có phụ huynh tham gia<br />
<br />
Phụ huynh là nguồn động lực không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách <br />
ở các em. Chính vì vậy việc tổ chức sinh hoạt có sự tham gia của phụ huynh là hoàn <br />
toàn cần thiết.<br />
<br />
Ở đây phụ huynh tham gia như một khách mời và giáo viên cần đưa thêm thông <br />
tin tài liệu cho phụ huynh tham khảo để phụ huynh có thể cùng tham gia tiết sinh hoạt <br />
được tốt hơn.<br />
<br />
Phụ huynh là người hướng dẫn cho con em phân loại rác thải tại nhà và lựa <br />
chọn những nguyên vật liệu cần thiết để làm sản phẩm tái chế. Bên cạnh đó phụ <br />
huynh cũng là cầu nối tuyên truyền đến nhiều phụ huynh khác cùng tham gia bảo vệ <br />
môi trường và giáo dục con em.<br />
<br />
Giáo viên chủ động trong tiết sinh họat, tổ chức những trò chơi có phụ huynh <br />
tham gia.<br />
<br />
Học sinh sẽ thấy hững thú khi có cha mẹ tham gia tiết sinh hoạt. Từ đó các em <br />
sẽ tự hình thành hành vi để làm cho cha mẹ tự hào.<br />
<br />
Tổ chức các cuộc thi tái chế.<br />
<br />
Hiện nay, rác thải ra môi trường thường có thể là chai nhựa, bao nilông giấy <br />
vụn, những sảm phẩm từ sinh hoạt… Việc phân loại ra những rác thải có thể tái chế <br />
và những rác thải cần phân hủy ở mọi người là chưa được phổ biến. Việc để chung <br />
rác thải và cùng phân hủy một hình thức sẽ làm cho việc phân hủy rác thải gặp không <br />
ít khó khăn chính vì vậy việc phân loại rác thải để tái chế hay phân hủy là hoàn toàn <br />
cần thiết. Nhận thấy các em thường uống nước vứt vỏ chai hay vứt những bì ni lông <br />
còn đẹp, những tờ giấy còn dùng được vào sọt rác là rất lãng phí. <br />
<br />
Để khơi gợi sự sáng tạo ở các em và đặt biệt hơn để giáo dục các em có nhận <br />
biết đúng đắn về rác thải thì nhiều cuộc thi tái chế rác thải được tổ chức trong những <br />
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. <br />
<br />
Các em sử dụng chai nhựa để tạo ra những sản phẩm có thể trang trí hay <br />
những đồ vật có thể sử dụng được. Ví dụ như: bình hoa làm từ chai nhựa, bóng đèn <br />
làm từ chai nhựa, xe tải làm từ hộp bánh, bông hoa làm từ bao ni lông….Các em sử <br />
dụng óc sáng tạo và sự hợp tác với các bạn để tạo ra sản phẩm của mình khi cuộc thi <br />
được phát động. Các em sẽ tự gom những vỏ chai, những vật liệu cần thiết để tạo ra <br />
sản phẩm. sau đó sản phẩm của các em sẽ được chấm, tuyên dương và trưng bày ở <br />
góc sản phẩm trong lớp. <br />
<br />
Hoạt động tái chế, tạo sản phẩm trong lớp nên tổ chức thường xuyên vì như <br />
vậy các em sẽ phát huy được tính sáng tạo của mình cũng như sử dụng được những <br />
nguyên vật liệu mà mình thu tập được.<br />
<br />
Khuyến khích các em thường xuyên cập nhập sản phẩm tại góc sản phẩm, ủng <br />
hộ, đầu tư và động viên các em nhiều hơn nữa.<br />
<br />
Việc phát động cuộc thi tái chế đã hình thành ở các em phân biệt được rác thải <br />
nào dùng được, rác thải nào còn công dụng hữu ích hay rác thải nào có thể phân hủy <br />
trong môi trường. Từ đó các em sẽ dần quen với thói quen phân loại rác thải khi ở nhà <br />
và nơi công cộng…<br />
<br />
Ngoài các cuộc thi tái chế trong lớp thì chúng ta cần hướng các em đến những <br />
cuộc thi tái chế trong nhà trường hay mạnh dạng đăng kí cho các em tham gia những <br />
cuộc thi tái chế trên truyền hình dành cho thiếu nhi. <br />
<br />
Trong những buổi văn nghệ thay vì chỉ tham gia hát, múa thì tổng phụ trách <br />
cũng có thể phát động đến các em tham gia biểu diễn thời trang tự làm. Từ đó các em <br />
sẽ có cái nhìn khác và sáng tạo hơn khi sử dụng những đồ vật, rác thải để tạo ra sản <br />
phẩm biểu diễn của mình.<br />
<br />
Tổ chức các tiết học công ích trong nhà trường<br />
<br />
Đây là những tiết học giúp các em vận dụng được kiến thức đã học <br />
được trong các tiết học để từ đó các em thực hành trong thực tế.<br />
<br />
Tổ chức tiết học công ích 1 lần / tháng. Trong tiết học này cụ thể các em sẽ đi <br />
nhặt rác trong khu vực sân trường, bồn hoa. Bấm tỉa những cành khô của cây cảnh, <br />
tưới nước cho hoa và cây… Các em sẽ tự phân loại được rác thải, có thể phân hủy <br />
những rác thải không sử dụng được, tái chế lại những rác thải còn sử dụng hoặc gom <br />
lại để bán lấy tiền ủng hộ trẻ em nghèo trong trường…<br />
<br />
Giáo viên là người chỉ đạo trực tiếp, cùng tham gia với các em để các em thấy <br />
sự gần gũi, gắn bó của giáo viên trong việc bảo vệ môi trường. Nhắc nhở các em khi <br />
tham gia nhặt rác và phân loại rác thải. Ghi chép bằng giấy hoặc lưu lại những hình <br />
ảnh tốt để có thể tuyên dương ở góc học tập.<br />
<br />
Sau tiết học, giáo viên là người ghi lại những việc làm của học sinh, cho học <br />
sinh nêu cảm nghĩ, nhận xét những việc làm đúng, phê bình những việc làm chưa tốt <br />
từ đó đánh giá tuyên dương học sinh để tiết học công ích lần sau đạt kết quả tốt hơn.<br />
<br />
Tổ chức các buổi tham quan và dọn vệ sinh khu vực tham quan.<br />
<br />
Tạo điều kiện cho học sinh có những hoạt động học tập về môi trường và bảo <br />
vệ môi trường đạt chất lượng cao trong những tình huống thích hợp ngoài khuôn khổ <br />
lớp học. Hoạt động này giúp học sinh có những trải nghiệm trực tiếp trong những <br />
khung cảnh khác nhau, qua đó sẽ nâng cao việc xây dựng kiến thức, kỹ năng của học <br />
sinh thông qua những cơ hội học tập khám phá. Phân tích, hình thành thái độ và phát <br />
triển óc thẩm mĩ, tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh hiểu biết lẫn nhau. Có thể tổ chức <br />
những chuyến đi thăm cơ sở nhà trường và cộng đồng địa phương, thăm nhà máy, <br />
thăm cảnh thiên nhiên như rừng, công viên…<br />
<br />
Để việc tham quan có ý nghĩa và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chúng ta <br />
cũng có thể phát động đến các em dọn vệ sinh môi trường khi ở địa điểm tham quan. <br />
<br />
Tổ chức, phát động cuộc thi tết trồng cây.<br />
<br />
Bác Hồ đã có câu: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng <br />
người”. Cuộc thi phát động “ Tết trồng cây” nhằm nhớ ơn vị lãnh trụ kính yêu của <br />
chúng ta và hơn thế nữa là hoạt động thực tế và trải nghiệm của học sinh.<br />
<br />
Ở hoạt động này nhà trường phát động đến học sinh trồng cây tại nhà và <br />
trường học. mỗi học sinh sẽ trồng tại nhà một cây và mỗi lớp sẽ trồng và chăm sóc <br />
tại trường 1 cây. Giáo viên trong trường có trách nhiệm trợ giúp các em, quan sát và <br />
kiểm tra các em trong việc trồng cây và kết quả chăm sóc cây của các lớp. từ đó chấm <br />
thi đua phong trào của các lớp để tạo động lực cho các em có thêm mục tiêu để hoạt <br />
động.<br />
<br />
Đây không chỉ là hoạt động giúp nhà trường có khung cảnh đẹp, tăng số lượng <br />
cây xanh trong nhà trường mà còn giúp các em có trách nhiệm trong việc chăm sóc cây <br />
xanh, hình thành việc bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường xung quanh. Tạo cho các em <br />
một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.<br />
<br />
Tóm lại, trong bất kỳ một hoạt động nào, giáo viên đều phải khéo léo lồng <br />
ghép nội dung bảo vệ môi trường vào, giáo viên không nên dừng lại ở việc nhắc nhở <br />
học sinh như nhắc các em biết bỏ rác vào thùng rác, biết thu dọn đồ dùng học tập <br />
hoặc sách vở sau khi học xong, tiết kiệm nước khi uống và rửa tay, rửa mặt, trồng cây <br />
xanh để có một bầu không khí trong lành…Mà còn tạo điều kiện để các em tham gia <br />
trải nghiệm, thực hành. Được giáo viên nhắc nhở thường xuyên như thế nên hầu hết <br />
các em đều đã nhận thức được và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Để học sinh tiếp thu nội dung tích hợp người giáo viên không phải sử dụng <br />
một hình thức phương pháp dạy học riêng biệt mà cần sử dụng phối hợp nhiều <br />
phương pháp với nhau để việc truyền đạt thông tin không bị nhàm chán, gò bó. Giáo <br />
viên nên tạo cho học sinh một không gian học tập thoải mái, sự tiếp thu kiến thức một <br />
cách nhẹ nhàng mà sâu lắng, khắc sâu được nội dung tích hợp. Từ đó hình thành ở các <br />
em hành vi ứng xử, thói quen tốt đối với môi trường, sống hòa hợp với môi trường. <br />
Mỗi phương pháp đều có đặt trưng riêng và mang lại hiệu quả nhất định. <br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Kết quả khảo sát lớp 4E Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2015<br />
2016<br />
<br />
Nội dung Tổng Học Tỉ lệ<br />
số học sinh sinh tích cực <br />
tham gia hoạt <br />
động<br />
<br />
Thường xuyên dọn vệ sinh lớp 25 25 100%<br />
học<br />
<br />
Vứt rác đúng nơi quy định 25 25 100%<br />
<br />
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh 25 20 80%<br />
<br />
Không hái hoa, bẻ cành 25 25 100%<br />
Đi vệ sinh đúng nơi quy định 25 25 100%<br />
<br />
Gom giấy vụn để làm kế hoạch 25 23 92%<br />
nhỏ<br />
<br />
Lao động vệ sinh sân trường 25 22 88%<br />
<br />
Sáng chế, tái chế sản phẩm 25 20 80%<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm ở lớp 4C Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học <br />
20162017<br />
<br />
Nội dung Tổng Học Tỉ lệ<br />
số học sinh sinh tích cực <br />
tham gia hoạt <br />
động<br />
<br />
Thường xuyên dọn vệ sinh lớp 25 23 92%<br />
học<br />
<br />
Vứt rác đúng nơi quy định 25 24 96%<br />
<br />
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh 25 20 80%<br />
<br />
Không hái hoa, bẻ cành 25 24 96%<br />
<br />
Đi vệ sinh đúng nơi quy định 25 25 100%<br />
<br />
Gom giấy vụn để làm kế hoạch 25 25 100%<br />
nhỏ<br />
<br />
Lao động vệ sinh sân trường 25 23 92%<br />
<br />
Sáng chế, tái chế sản phẩm 25 21 84%<br />
<br />
Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Sau khi nghiên cứu, chuẩn bị và sử dụng một số phương pháp trên tôi thấy việc <br />
lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động ngoài giờ lên lớp là có hiệu <br />
quả. Học sinh phấn khởi, tích cực, say mê học tập, có ý thức tốt đối với môi trường. <br />
Việc tiếp thu bài giảng lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không làm <br />
ảnh hưởng đến các môn học chính. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có gắn <br />
với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được học sinh nhiệt tình tham gia. Các <br />
em học sinh được nâng cao ý thức trong các hành vi đối xử với rác thải, ý thức bảo vệ <br />
môi trường và sẵn sàn nhắc nhỡ người thân thực hiện việc bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Về tri thức đạo đức: Các em sớm hình thành những hành vi, những việc làm <br />
cần thiết để bảo vệ môi trường. các em đã biết tôn trọng, quý trọng thiên nhiên, sống <br />
có trách nhiệm với thiên nhiên.<br />
<br />
Về thái độ: Các em tích cực tham gia các công việc bảo vệ môi trường; Yêu <br />
mến thiên nhiên xung quanh; Bày tỏ thái độ về hành vi – đồng tình với hành vi tốt; Lên <br />
án hành vi không tốt đối với môi trường.<br />
<br />
Về hành vi: Các em đã có việc làm, thói quen giữ gìn, bảo vệ môi trường <br />
bằng những hành động phù hợp như: Chăm sóc cây, vật nuôi, bảo vệ động vật có ích, <br />
vệ sinh trường lớp, nhà cửa. Cảnh quan sạch đẹp của nhà trường luôn có sự góp sức <br />
của các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
• Kết luận<br />
<br />
Tiểu học là cấp học quan trọng là cơ sở ban đầu để hình thành kiến thức và <br />
nhân cách đạo đức cho trẻ để sau này trở thành một công dân tốt. Việc lồng ghép nội <br />
dung giáo dục môi trường đến với học sinh tiểu học không những cung cấp cho các <br />
em kiến thức mà muốn hình thành ở các em những hành vi, thói quen, cách ứng xử thân <br />
thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em chưa hình thành được tình yêu <br />
thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói <br />
quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội <br />
dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyết định đối <br />
với việc hình thành những phẩm chất đó.<br />
<br />
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài thì tôi đã thu được một số kết <br />
quả như sau: <br />
<br />
Việc lồng ghép giáo dục môi trường trong các hoạt động tập thể đã tạo không <br />
khí học tập sôi nổi, tích cực trong học tập, các em hứng thú hơn qua các hoạt động <br />
học mà chơi – chơi mà học. <br />
<br />
Việc ý thức bảo vệ môi trường ở các em tăng cao, đa phần các em đã biết vệ <br />
sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vứt rác đúng nơi quy định, không hái hoa, bẻ cành, <br />
biết trồng và chăm sóc cây xanh, vật nuôi, biết giúp đỡ gia đình dọn vệ sinh….. thậm <br />
chí các em còn phân biệt được hành vi nào của con người là bảo vệ môi trường và <br />
hành vi nào là phá hoại môi trường.<br />
<br />
Phụ huynh đã biết được cách giáo dục con em những hành vi bảo vệ môi <br />
trường đúng đắn và tự hào về con em mình.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Dưới đây là một số kiến nghị của tôi:<br />
<br />
* Đối với Nhà trường:<br />
<br />
Cung cấp đồ dùng dạy học, tranh ảnh để tiết học được tích hợp một cách có <br />
hiệu quả.<br />
<br />
Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, các buổi lao động cho học sinh để <br />
các em chủ động trong việc bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn cách làm đồ choie, vật dụng từ <br />
những nguyên vật liệu tái chế.<br />
<br />
Thường xuyên tổ chức chuyên đề giữa các tổ khối để học hỏi kinh nghiệp <br />
giữa các đồng nghiệp.<br />
<br />
Tổ chức các buổi chuyên đề có phụ huynh tham gia. Các trò chơi có sự tham <br />
gia của phụ huynh và học sinh.<br />
<br />
Tổ chức các buổi triển lãm, cuộc thi sáng chế, thời trang tự làm cho các em.<br />
<br />
Thư viện cung cấp nhiều sách báo về môi trường để học sinh tự tìm tòi, học <br />
hỏi.<br />
<br />
Tạo điều kiện để học sinh có thể thực hành những hành vi bảo vệ môi <br />
trường trong nhà trường.<br />
<br />
* Đối với cấp lãnh đạo<br />
<br />
Thường xuyên quan tâm tổ chức các buổi chuyên đề có nội dung lồng ghép <br />
bảo vệ môi trường ở các trường để trao đổi kinh nghiệm.<br />
<br />
Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc tích hợp đạt <br />
hiệu quả.<br />
<br />
Cung cấp nhiều văn bản về giáo dục môi trường.<br />
<br />
Trên đây là kinh nghiệm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu <br />
học mà thực tế tôi đã thực hiện tại đơn vị tôi đang công tác. Nhưng không thể tránh <br />
khỏi những thiếu xót nên rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng hội đồng <br />
chấm sáng kiến kinh nghiệm.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
Krông Ana, ngày 1 tháng 3 <br />
năm 2017<br />
<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
....................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Quyết định số 1363/QĐTTg về việc Phê duyệt Thủ tướng chính phủ.<br />
đề án “ đưa các nội dung bảo vệ môi trường <br />
vào hệ thống giáo dục quốc dân” của Thủ <br />
tướng Chính phủ.<br />
2 NXB Giáo dục Việt Nam<br />
Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi <br />
3 trường NXB Giáo dục Việt Nam<br />
<br />
Mội số biện pháp nâng cao chất lượng giáo <br />
dục môi trường cho học sinh tiểu học<br />
4 NXB Giáo dục Hà Nội<br />
Môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường<br />
<br />
5 NXB Giáo dục<br />