SKKN: Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn
lượt xem 18
download
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ. Thông qua các hoạt động khi trẻ chơi ở các góc giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Chơi giúp kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình chơi, trẻ được hoạt động và khám phá bằng các giác quan, được trải nghiệm và lĩnh hội các kinh nghiệm để quan sát, nhận biết, phân biệt các đối tượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn
- UBND QUẬN HOÀN KIẾM UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Lĩnh Họ vàvực: tên:Giáo dục mẫuLiên Lê Phương giáo Cấp Chứchọc: vụ: Mầm Giáo non viên Họ ĐT:và0915181946 tên: Lê Phương Liên Chức Email:vụ: Giáo viên lephuonglien1979@gmail.com ĐT: Đơn0915181946 vị công tác: Trường MN Đinh Tiên Hoàng Email: lephuonglien1979@gmail.com Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Đơn vị công tác: Trường MN Đinh Tiên Hoàng Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 I.ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................................................... Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 1
- I.ĐẶT VẤN ĐỀ " Kỹ năng, chứ không phải sức mạnh điều khiển con tàu" Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen” ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Trong khi đó trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình dẫn tới trẻ có thể bị mất an toàn bất cứ lúc nào. Tôi được phân công là giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé 7 năm liền từ năm 2011 đến 2018 nên đã có điều kiện đi sâu tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm lí trẻ và yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ 3 tuổi.Từ những suy nghĩ đó, tôi luôn quan tâm đến việc phải dạy cho trẻ sự linh hoạt, cách thích nghi và thay đổi trước những thay đổi không ngừng của xã hội, và cuộc sống. Thay vì chỉ dạy cho trẻ những kiến thức cụ thể, cứng nhắc nên dạy trẻ học cách tự tin vào bản thân, tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới và những điều mới xung quanh. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ. Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 – 4 tuổi khoảng từ 800 – 1926 từ ( nghiên cứu của E.Arkin). Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là: + Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết. + Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét. + Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hành động. - Về tưởng tượng: Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ở trẻ em diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi, chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội. Đó cũng chính là quá trình hình thành động cơ của hành vi. Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ. Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt. Khi hành động, trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau đây: + Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽ thúc đẩy hành vi của trẻ. Trẻ ham chơi không phải là do kết quả của trò chơi mang lại, mà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. 2
- + Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực. Ý thức về bản thân được chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có một sức mạnh và một thẩm quyền nào đó trong cuộc sống. Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn mờ nhạt. Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên trong ý thức đó còn mang những đặc điểm sau đây: + Trẻ còn chưa nhận rõ đâu là ý muốn, nhu cầu chủ quan của mình với những quy định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, do đó nhiều em thường có những đòi hỏi vô lí mà người lớn không thể đáp ứng được. 2. Thực trạng vấn đề 2.1 Thuận lợi và khó khăn - Ban giám hiệu có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn vững vàng, cách làm việc khoa học và đoàn kết nhất trí luôn phối hợp với nhau trong việc điều hành mọi hoạt động của nhà trường. * Khó khăn - Trẻ 3 tuổi vẫn rất cần chăm sóc sức khỏe tốt, phòng tránh các dịch bệnh nên việc chăm sóc trẻ chiếm nhiều thời gian 2.2 Khảo sát thực tế 2.2.1 Thực trạng trẻ Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả 1 số kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn của trẻ mà tôi đã thực hiện được ở giai đoạn đầu năm học với sĩ số 33 trẻ. 2.2.2 Thực trạng giáo viên Lớp có 2 giáo viên với trình độ đại học và cao đẳng, có trình độ chuyên môn tốt, đều là giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp trường; nhiệt tình và sáng tạo trong công việc. Giáo viên có khả năng làm đồ dùng đồ chơi phong phú theo từng chủ điểm, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 2.2.3 Thực trạng phụ huynh Có một số phụ huynh bận rộn công việc nên giao việc đưa đón con cho giúp việc làm cho việc trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh về sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở lớp còn nhiều hạn chế. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3
- Ngay từ khi trẻ sinh ra, người lớn chúng ta đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. 3.1. Phương pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động 3.1.1. Hoạt động đón- trả trẻ, hoạt động chiều Trò chuyện là phương pháp đơn giản nhất vào thời gian đón- trả trẻ, hoạt động chiều để giúp trẻ hiểu được các kỹ năng cần xử lí khi gặp các tình huống không an toàn cho bản thân như: bị lạc bố mẹ, gặp người lạ... Giúp trẻ nhận biết người lạ là người như thế nào? - Là người bé không quen biết, chưa gặp mặt lần nào - Là người bé mới nhìn thấy lần đầu tiên Giúp trẻ ghi nhớ số điện thoại cần thiết: - Số điện thoại của bố mẹ 3.1.2. Hoạt động ngoài trời Hoạt động vui chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Khi gặp những tình huống thực tế như vậy, trẻ sẽ đưa ra cách xử lí bằng kinh nghiệm của bản thân, bằng cách mà cô giáo đã cung cấp và hướng dẫn trẻ. Điều này giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc hơn cách lựa chọn kỹ năng tự vệ bản thân phù hợp, hiệu quả nhất với tình huống không an toàn mà trẻ gặp phải. 3.1.3. Hoạt động vui chơi . Chơi tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm những hoạt động trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất. Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể nhớ và thực hành được ngay các kỹ năng vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, các trẻ được thỏa thuận các vai chơi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Góc gia đình Hai chị em đang chơi với búp bê bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Bạn đóng vai chị sẽ đi ra và thấy đó là một người lạ chưa gặp bao giờ. Lúc này sẽ nảy sinh tình huống cô em hỏi chị " Ai đấy?" . Cô chị sẽ nói với cô em không biết người này và cả hai sẽ cùng trao đổi làm thế nào khi gặp phải người lạ mình không quen. Từ tình huống này, 4
- trẻ sẽ trao đổi thông tin, vốn kinh nghiệm với nhau để giải quyết vấn đề giữ an toàn cho bản thân. 3.1.4. Hoạt động ngày lễ hội - Tôi tổ chức cuộc thi các "cuộc thi" xử lý tình huống không an toàn tại lớp cho trẻ tuần cuối cùng của tháng vào ngày thứ sáu như “ Ai thông minh nào?”, “ Tìm kiếm tài năng nhí”… 3.2. Phương pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ thông qua hoạt động học 3.2.1. Hoạt động học Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, tôi thường tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi bằng học”. Kiến thức mà giáo viên cần cung cấp tới trẻ khi gặp một số tình huống cụ thể như sau: a/ Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị lạc bố mẹ b/ Gặp người lạ dụ dỗ c/ Khi người lạ gõ cửa d/ Trong nhà xảy ra cháy e/ Mất điện khi ở nhà một mình 3.2.2. Các trò chơi học tập Tôi đã xây dựng hệ thống trò chơi học tập giúp trẻ ôn luyện, củng cố các kiến thức cũng như kỹ năng về tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ. 3.3. Phương pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ thông qua thực hành, trải nghiệm Với tầm quan trọng như vậy của thực hành, trải nghiệm, tôi đã xây dựng những tình huống, những vở kịch mà trẻ tham gia đóng cùng để đưa trẻ vào những tình huống thực tế xảy ra trong câu chuyện, từ đó đặt ra những câu hỏi mở để những trẻ đóng vai khán giả sẽ đưa ra các kỹ năng xử lí của riêng mình. ) 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm *Với giáo viên: - Tôi đã đưa ra 3 biện pháp giúp giáo viên có thể dễ dàng và linh hoạt hơn *Với trẻ: - Trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi tham gia các hoạt động có nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ + Phát triển thể lực: rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động thô- vận động tinh. Hình thành cho trẻ một số tố chất vận động như sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo, bền bỉ… . 5
- *Với phụ huynh: - Phụ huynh học sinh phấn khởi, tin tưởng khi thấy con em mình thích đi học III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ *Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm - Phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ + Thông qua các hoạt động khi trẻ chơi ở các góc giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Chơi giúp kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình chơi, trẻ được hoạt động và khám phá bằng các giác quan, được trải nghiệm và lĩnh hội các kinh nghiệm để quan sát, nhận biết, phân biệt các đối tượng. + Rèn cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, có mục đích. + Tình huống chơi và những hành động chơi nảy sinh trong quá trình chơi sẽ giúp phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, phát triển khả năng suy luận về không gian, tạo tiền đề cho khả năng sáng tạo sau này. + Khi chơi trẻ dần dần ý thức được giá trị của bản thân giúp hình thành nhân cách + Tạo cho trẻ khả năng phân tích, nhận biết các quy tắc trong cuộc sống + Các trò chơi ở góc chơi giúp trẻ xây dựng được những nhận thức về mặt xã hội, có những suy nghĩ tích cực, đa chiều, phân biệt được thực tại và tưởng tượng. - Phát triển nguồn tư liệu cho giáo viên + Các hoạt động tôi tổ chức cho trẻ ở lớp về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ giúp giáo viên dễ dàng thực hiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động nên nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các đồng nghiệp. + Việc sưu tầm tranh ảnh, video, các đường link có thể tìm kiếm dễ dàng, dễ sử dụng điều này giúp giáo viên các khối lớp có thể học tập và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi của trẻ ở lớp mình giảng dạy. - Làm tốt công tác tuyên truyền + Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội. Đời sống con người được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Vì vậy tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh về vai trò và tầm quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ mẫu giáo bé bằng việc trao đổi thông tin với phụ huynh qua các hoạt động đón, trả trẻ. 6
- + Thông qua bảng tuyên truyền, thư ngỏ, trang facebook của lớp để gửi tới các bậc phụ huynh cách dạy với trẻ, hướng dẫn trẻ thực hành các kỹ năng đó. -Thu hút trẻ đến lớp + Cô giáo chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có sức khỏe tốt đi học đều, thích hoạt động, thích học từ đó mới dạy trẻ tiếp thu tốt được. + Bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ có nội dung mới mẻ nhưng vẫn gần gũi cuộc sống quanh trẻ, đồ dùng đồ chơi phong phú gây được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở lớp. Điều này đã giúp trẻ cảm thấy hào hứng, thích thú khi học, khi chơi thích đến trường, đến lớp đảm bảo được tỷ lệ chuyên cần của lớp. * Nhận định chung Với những hiệu quả đã đạt được, tôi thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ được tiếp tục áp dụng và phát triển ở các lứa tuổi khác trong những năm học sau. *Bài học kinh nghiệm Trong một năm học vừa qua khi tôi tổ chức và hướng dẫn giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ, tôi thấy cần phải rút ra một số kinh nghiệm sau: - Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lớp mình giảng dạy mà lựa chọn các trò chơi, các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ phù hợp và linh hoạt. *Những ý kiến đề xuất Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như sáng tạo của tôi trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ đã được ứng dụng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp cho trẻ 3 tuổi phát triển kỹ năng đạt hiệu quả cao. 7
- IV. PHỤ LỤC Một số hình ảnh minh họa trong sáng kiến kinh nghiệm Ảnh 1: Trẻ đi chơi tại cửa hàng Miniso Ảnh 2: Trẻ đi chơi tại tượng đài vua lý thái tổ 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non
12 p | 5483 | 477
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
12 p | 2095 | 197
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 990 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cây Gáo A
10 p | 1297 | 127
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng nhà trường văn hoá ở trường THPT số 2 Bắc Hà
30 p | 1280 | 121
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Tân
18 p | 721 | 117
-
SKKN: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong quá trình chủ nhiệm lớp
16 p | 609 | 95
-
Một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam
17 p | 918 | 89
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
31 p | 1403 | 86
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na
30 p | 2554 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 251 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Họa Mi
32 p | 693 | 29
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 205 | 26
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 800 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Sao Mai
29 p | 89 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Trưng Vương
32 p | 193 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học
30 p | 94 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS (Trường THCS Lý Tự Trọng)
22 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn