Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ <br />
thống giáo dục Quốc dân. Là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục Đào tạo. Chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất <br />
lượng giáo dục ở cấp học tiếp theo.<br />
<br />
Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc <br />
đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, họ là nhân tố trung tâm của <br />
quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thực hiện và <br />
phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non – chủ thể trực tiếp trong <br />
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học <br />
là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đặc biệt là giáo viên người dân <br />
tộc thiểu số (DTTS) cả về trình độ và phẩm chất năng lực.<br />
<br />
Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện và bồi dưỡng đội ngũ giáo <br />
viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, có nét đẹp về <br />
phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục <br />
hiện nay. <br />
<br />
Với vai trò là người quản lý tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho <br />
giáo viên người DTTS trong trường là hết sức cần thiết, vì thực tế giáo viên người <br />
dân tộc thiểu số trong trường Mầm non Cư Pang về năng lực còn hạn chế, cho nên <br />
tôi nghĩ nếu làm tốt công tác này sẽ giúp cho giáo viên người DTTS nắm vững <br />
phương pháp dạy học, có hình thức tổ chức các tiết học linh hoạt, sáng tạo, vững <br />
vàng tự tin khi lên lớp và tổ chức các hoạt động, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ <br />
tay nghề và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện <br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại <br />
trường mầm non Cư Pang”. Hy vọng kết quả đề tài giúp cho giáo viên DTTS có <br />
những biện pháp tốt hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm đáp ứng nhu <br />
cầu đổi mới hiện nay.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
̣<br />
Muc tiêu nghiên cưu cua đê tai: Áp d<br />
́ ̉ ̀ ̀ ụng một số biện pháp giúp giáo viên <br />
DTTS thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
Mục đích nghiên cưu cua đê tai: <br />
́ ̉ ̀ ̀ Giúp viên DTTS nâng cao chất lượng về công <br />
tác chuyên môn.<br />
<br />
̣ ̣<br />
Nhiêm vu nghiên cưu cua đê tai: Đăt ra nhăm cung câp m<br />
́ ̉ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ột số biện pháp giúp <br />
cho giáo viên DTTS có một số biện pháp để thực hiện tốt công tác dạy và học.<br />
<br />
̉ ̣ ́ ể tạo được hứng thú, sáng tạo <br />
Giúp giáo viên tim ra cac giai phap, biên phap đ<br />
̀ ́ ́<br />
nhằm giúp cho trẻ thích đến trường lớp. <br />
<br />
Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên DTTS còn hạn <br />
chế về chuyên môn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cưu:<br />
́<br />
<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên <br />
DTTS tại trường Mầm non Cư Pang.<br />
<br />
4. Pham vi nghiên c<br />
̣ ưu:<br />
́<br />
<br />
Khuôn khổ nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cáo chất lượng chuyên <br />
môn cho giáo viên DTTS.<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối tượng khảo sát giáo viên và học sinh trường mầm non Cư Pang<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017<br />
<br />
5. Phương phap nghiên c<br />
́ ưu:<br />
́ <br />
<br />
a. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Tìm đọc và tham khảo các tài liệu<br />
<br />
về quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên <br />
<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
<br />
Phương thao giảng, dự giờ, khảo sát: Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt <br />
vững về chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghệm lẫn <br />
nhau, để có định hướng đúng dắn cụ thể trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thường xuyên nghiên cứu kỹ các đề tài <br />
trong chương trình giáo dục, lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với bài <br />
soạn, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, phát hiện <br />
và sửa sai kịp thời cho từng giáo viên.<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học: Để theo dõi được sự phát triển của giáo <br />
viên và chất lượng giáo dục ở trẻ cần phải có sự theo dõi, thu thập, ghi chép, trình <br />
bày số liệu và tính toán cụ thể như sau;<br />
<br />
Vào đầu năm học, tôi đã kiểm tra, khảo sát, thống kê kết quả như sau: <br />
<br />
Đối với giáo viên<br />
<br />
Nắm vững Đạt % Chưa nắm vững Chiếm tỷ lệ <br />
Tổng số giáo <br />
về chuyên về chuyên môn %<br />
viên DTTS<br />
môn<br />
8 4 50 4 50<br />
Đối với học sinh<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng số Trẻ hứng thú Đạt % Số trẻ có kỷ năng Chiếm tỷ lệ <br />
học sinh học tốt học chưa tốt %<br />
261 131 50.2 129 49.8<br />
II. Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở ly luân <br />
́ ̣<br />
Công tác nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên mầm non là nhiệm vụ hàng <br />
đầu để khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy và học tập. Hiện <br />
nay chất lượng giáo viên DTTS còn hạn chế do nhiều yếu tố khác nhau.<br />
<br />
Việc chăm lo bồi dưỡng không phải một sớm một chiều mà phải bồi dưỡng <br />
thường xuyên liên tục chính bản thân của người giáo viên.<br />
<br />
Tận dụng mọi kinh nghiệm tiên tiến trong bồi dưỡng, phát hiện cái hay, kinh <br />
nghiệm trong công tác giảng dạy để đưa công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường <br />
Mầm non Cư Pang đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên cung cấp những <br />
kiến thức đơn giản cho trẻ em thông qua các hoạt động “học bằng chơi, chơi mà <br />
học”. Các môn học ở trường mầm non cũng chỉ là những môn học mang tính chất <br />
“nhận biết” và “Làm quen” với các hiện tượng tự nhiên và vấn đề xã hội. Tuy <br />
nhiên nếu không có những kiến thức được thông qua nhận biết và sự làm quen ban <br />
đầu ở trường mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học sẽ rất khó khăn. Như các <br />
nhà tâm lý học đã nhận xét: Sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo quy luật khách quan là <br />
những tư duy trừu tượng, trẻ được nhận thức thông qua các đồ vật, hiện tượng <br />
đơn giản, lúc này trẻ sẽ được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự nhận biết và làm quen <br />
với thế giới bên ngoài mà thôi. Chính vì thế, bậc học mầm non đã nghiên cứu <br />
chương trình giáo dục cho từng lứa tuổi phù hợp theo quá trình phát triển tư duy <br />
của trẻ. Do đó, việc trẻ được học ở trường mầm non là một điều rất quan trọng, <br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trẻ phải được chăm sóc, giáo dục đảm bảo theo chương trình giáo dục mầm non <br />
do Bộ GD&ĐT ban hành.<br />
<br />
Dựa vào tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Tài liệu BDTX Năm 2013 gồm 44 <br />
mô đun (mô đun 20, mô đun 32, mô đun 33)<br />
<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng.<br />
<br />
Ưu điểm và hạn chế của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Gần đây công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non <br />
đặc biệt là giáo viên DTTS đã được chính quyền địa phương, ngành GDĐT quan <br />
tâm tạo mọi điều kiện cho nhà trường thực hiện một số biện pháp giúp giáo viên <br />
DTTS nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, <br />
chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý về chính trị, về tư tưởng, <br />
đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn. Vì vậy, đội ngũ là nguồn lực quý báu có <br />
vài trò quyết định chất lượng. <br />
<br />
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, sân trường rộng rãi thoáng mát, đồ dùng <br />
đồ chơi đầy đủ ở phân hiệu buôn Knul, Buôn Riăng.<br />
<br />
Hạn chế của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính <br />
không thành thạo ở một số giáo viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Một số giáo viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự chủ động linh <br />
hoạt trong việc tổ chức cho trẻ các hoạt động, chưa thực sự chú trọng các hoạt <br />
động ngoại khóa, khâu tuyên truyền còn hạn chế chưa đa dạng.<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đứng trước thực trạng khó khăn của địa phương cũng như sự hạn chế về <br />
công tác chuyên môn của giáo viên DTTS nên chưa thể đáp ứng nhu cầu dạy và học <br />
cho trẻ. Điều đó đã thôi thúc tôi có bổn phận và nhiệm vụ đem hết mọi khả năng <br />
sáng tạo cung cấp cho giáo viên những điều mà họ đang cần.<br />
<br />
Các nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
Các nguyên nhân ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
Đa số giáo viên DTTS đã biết cách học hỏi tìm tòi trau dồi kinh nghiệm để <br />
nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc <br />
giáo dục trẻ .<br />
<br />
Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, đa số cán bộ giáo viên, công nhân viên <br />
tự giác tích cực thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Đa số học sinh chăm <br />
ngoan, ham học hỏi, phụ huynh đồng tình ủng hộ, chính quyền địa phương quan <br />
tâm.<br />
<br />
Có kiến thức cơ bản về công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trau dồi chuyên <br />
môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai, không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp <br />
vụ ngày càng vững vàng hơn.<br />
<br />
+ Nguyên nhân khách quan<br />
<br />
Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo viên có tình <br />
thần tự học cao.<br />
<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị được Ủy Ban nhân dân xã EaBông rất quan tâm, <br />
phân hiệu thuộc Buôn Bun Knul, Buôn Riăng, đã được công ty Đăk Man xây dựng <br />
và đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ. <br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên trẻ, nhiệt trình, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, có lập trường tư tưởng <br />
vững vàng, có ý chí kiên định với lý tưởng cộng sản và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, <br />
năng động sáng tạo, ham học hỏi, bộ phận chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho <br />
giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề…Giúp nâng cao hơn nữa chuyên <br />
môn nghiệp vụ cho giáo viên; luôn cập nhập thông tin, xây dựng phương pháp đổi <br />
mới hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình mầm non mới, tạo mọi điều <br />
kiện cho giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.<br />
<br />
Về cơ sở vật chất: Có phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng <br />
đồ chơi phục vụ cho trẻ tương đối đầy đủ.<br />
<br />
Các nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, khả năng truyền thụ và <br />
thuyết phục chưa cao, kinh nghiệm trong giảng dạy chưa có. Công tác bồi dưỡng, <br />
nâng cao chất lượng chuyên môn của một số giáo viên còn nhiều hạn chế. Chưa có <br />
tính sáng tạo, chưa áp dụng tốt các chuyên đề, chưa biết lông ghép tích hợp, hợp lý <br />
theo hướng đổi mới để phát huy tính sáng tạo, phát huy tính tích cực thích khám <br />
phá ở trẻ, chưa đầu tư trong công tác soạn giảng.<br />
<br />
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. <br />
Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non, việc giao lưu học hỏi <br />
kinh nghiệm các trường bạn còn hạn chế, nhất là công nghệ thông tin<br />
<br />
+ Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Trường có hai điểm lẻ cách xa nhau, cơ sở vật chất tại các điểm lẻ còn hạn <br />
chế<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên đa số là người dân tộc tại chỗ, một số giáo viên tuổi đã cao <br />
và một số giáo viên mới ra trường, năng lực chuyên môn không đồng đều, kỹ năng <br />
sư phạm bộ môn còn hạn chế, kinh nghiệm chưa có.<br />
<br />
Điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa một số giáo viên <br />
còn hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo.<br />
<br />
Một số giáo viên chưa thực hiện tốt vai trò của mình dẫn đến chất lượng <br />
giảng dạy chưa cao.<br />
<br />
Cở sở vật chất còn hạn chế chưa đồng bộ cũng là nguyên nhân làm cho chất <br />
lượng giáo dục còn hạn chế.<br />
<br />
Trường có 95% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sống <br />
và sinh hoạt của các em đang hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm nương <br />
rẫy xa bỏ mặc con cái ở nhà do nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục tại <br />
trường lớp mầm non.<br />
<br />
3. Giai phap, biên phap:<br />
̉ ́ ̣ ́<br />
<br />
̣ ̉ ̉ ́ ̣<br />
a. Muc tiêu cua giai phap, biên phap:<br />
́<br />
<br />
̀ ́ ̉ ́ ̣<br />
Tim ra cac giai phap, biên phap giúp giáo viên DTTS nâng cao ch<br />
́ ất lượng <br />
chuyên môn biết vận dụng có hiệu quả trong tất cả các hoạt động chăm sóc và <br />
giáo dục trẻ từ đó nhăm kich thich s<br />
̀ ́ ́ ự hứng thú sáng tạo...của trẻ. <br />
<br />
̣<br />
b. Nôi dung va cach th<br />
̀ ́ ức thực hiên giai phap.<br />
̣ ̉ ́<br />
<br />
Vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng giáo viên<br />
<br />
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng <br />
và tự bồi dưỡng, quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ chuyên môn <br />
năng lực của mình trong tập thể sư phạm.<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong thực tế chỉ có tự học mới chính là điều kiện giúp ta học tập thường <br />
xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng tự làm giàu kiến thức cho <br />
mình vừa đơn giản hiệu quả vừa tiết kiệm. Vì vậy trách nhiệm của người quản lý <br />
giáo dục là phải suy nghỉ tìm biện pháp để đưa phong trào tự học tự bồi dưỡng cho <br />
giáo viên bằng nhiều hình thức.<br />
<br />
Biện pháp 1: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên:<br />
<br />
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho <br />
người giáo viên. Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng chính <br />
trị và phẩm chất của giáo viên sẽ quán xuyến chi phối toàn bộ hoạt động chăm sóc <br />
giáo dục trẻ ở trường mầm non. Vì vậy người quản lý t ạo điều kiện cho tất cả <br />
giáo viên đựơc tham gia các lớp tập huấn hè bồi dưỡng chính trị do các cấp tổ <br />
chức.<br />
<br />
Cùng với việc bồi dưỡng trình độ về tư tưởng chính trị phải bồi dưỡng phẩm <br />
chất đạo đức cho cán bộ giáo viên. Vì giáo viên mầm non là người mẹ thứ hai của <br />
trẻ, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nên cần phải xây dựng tập thể <br />
cán bộ giáo viên trong nhà trường hoạt động theo kỷ cương tình thương và trách <br />
nhiệm. Làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ <br />
“ Cán bộ giáo viên mầm non làm nhiệm vụ thay mẹ dạy trẻ”.<br />
<br />
Ví dụ: Qua các đợt bồi dưỡng chính trị cho cán bộ giáo viên của các cấp, các <br />
lớp bồi dưỡng cảm tình đảng do Huyện Ủy tổ chức, nhà trường quán triệt và tạo <br />
mọi điều kiện cho giáo viên tham gia học tập đầy đủ.<br />
<br />
Biện pháp 2: Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được đề ra trong kế hoạch công <br />
tác của nhà trường, thông qua những chỉ tiêu biện pháp, điều kiện thích hợp, phấn <br />
đấu toàn trường không có giáo viên yếu kém.<br />
<br />
Hàng năm, nhà trường đều tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào <br />
tạo trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học) dưới mọi hình thức. Hiện tại có 4 giáo viên <br />
DTTS đang theo học Đại học mầm non.<br />
<br />
Khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tự học theo điều kiện hoàn cảnh và <br />
đặc điểm đời sống của mỗi người. Nhà trường sẽ có sự động viên kịp thời bằng <br />
nhiều hình thức như tạo điều kiện về mặt thời gian để giáo viên yên tâm khi đi <br />
học nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
<br />
Ví dụ: Trong năm học 2015 2016 số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 2 <br />
đồng chí, sau khi áp dụng biện pháp này tính đến thời điểm hiện nay thì số giáo <br />
viên dạt trình độ trên chuẩn là 6 đồng chí.<br />
<br />
Biện pháp 3: Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua chuyên dề <br />
dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên.<br />
<br />
Chuyên môn nghiệp vụ giáo viên Mầm non không chỉ đơn thuần là dạy học <br />
như ở trường phổ thông mà nó bao hàm chăm sóc và giáo giục trẻ, giữa nhiệm vụ <br />
chăm sóc và giáo dục luôn được hoà quyện và thống nhất với nhau như một quá <br />
trình trọn vẹn. Vì vậy nhà trường luôn xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn <br />
chất lượng đội ngũ là công việc trọng tâm nhất của mỗi giáo viên và của mỗi cán <br />
bộ quản lý trong nhà trường. Giáo dục Mầm non mang tính sư phạm và tính giáo <br />
dục rất cao. Vì vậy đội ngũ giáo viên Mầm non phải có kiến thức tổng hợp về <br />
nhiều ngành khoa học cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cô giáo là mẹ hiền, là nhà giáo, do đó quá trình giáo dục các cháu mang tính <br />
chất giáo dục gia đình, quan hệ giữa trẻ và cô là quan hệ mẹ và con, mỗi một hành <br />
động cử chỉ của cô giáo từ những việc làm đơn giản, nhưng thật sự là lý tưởng để <br />
cho trẻ bắt chước noi theo và cũng có thể là dấu ấn "khắc sâu vào tâm hồn trẻ": Ví <br />
dụ: Khi cô vào lớp các cháu đứng dạy chào cô, cô đáp lại bằng cử chỉ ân cần cô <br />
chào các cháu...Muốn đạt được những vấn đề đó nhà trường phải quan tâm đúng <br />
mức đến bồi dưỡng thường xuyên về cả tri thức và kỹ năng sư phạm bằng nhiều <br />
hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận và đáp ứng những yêu <br />
cầu đổi mới của chương trình Giáo dục mầm non.<br />
<br />
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên, tổ chức <br />
cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn <br />
do sở giáo dục Phòng giáo dục, cụm và trường tổ chức. Thông qua hình thức này đã <br />
giúp cho Cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, <br />
họ còn thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng. Mặt khác thông qua các buổi sinh <br />
hoạt chuyên môn giáo viên ở trường tôi có dịp trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với các <br />
bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý <br />
các tình huống sư phạm...<br />
<br />
Đầu năm học nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên của <br />
<br />
mình thống nhất phương pháp lên lớp, hướng dẫn về hồ sơ sổ sách, lên kế hoạch <br />
năm, tháng, tuần.<br />
<br />
Chọn những giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, có chuyên môn vững đã được <br />
<br />
tập huấn các chuyên đề mới do các cụm chuyên môn tổ chức xây dựng giáo án <br />
mẫu,<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chuẩn bị cho tiết dạy mẫu, tổ chức cho các giáo viên trong toàn trường được cùng <br />
nhau dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm, thảo luận những lời hay, có tính sáng tạo. <br />
<br />
Lên kế hoạch tổ chức chuyên đề, nắm được thực hiện chương trình hoạt <br />
động chung cho toàn trường để có biện pháp chỉ đạo sát thực có hiệu quả. Trên cơ <br />
sở đó mỗi tổ, mỗi cá nhân giáo viên cần có kế hoạch cụ thể dựa vào tình hình thực <br />
tế nhóm lớp của mình phụ trách, phó Hiệu trưởng là người theo dõi thường xuyên <br />
duyệt kế hoạch kiểm tra đôn đốc giúp đỡ việc thực hiện kế hoạch của các tổ, cá <br />
nhân. Trong quá trình kiểm tra phó Hiệu trưởng cần bổ sung, góp ý trực tiếp cho <br />
từng kế hoạch cụ thể.<br />
<br />
Ví dụ: Tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non.<br />
<br />
Trước tiên lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, lập kế <br />
hoạch và chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch trong việc phối kết hợp với cha mẹ học <br />
sinh thực hiện kế hoạch đã đề ra, cho giáo viên tiến hành dạy thử dưới sự góp ý <br />
của tổ chuyên môn trong nhà trường để hoàn chỉnh tiết dạy. Sau đó tiến hành tổ <br />
chức dạy chuyên đề tại trường và triển khai cho các lớp trong trường cùng thực <br />
hiện.<br />
<br />
Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế <br />
hoạch cho phù hợp và có hiệu quả. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế <br />
chuyên môn của giáo viên. <br />
<br />
Lên kế hoạch cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp học tập chuyên môn lẫn nhau. <br />
Dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi <br />
dưỡng.<br />
<br />
Thực hiện chuyên đề cho giáo viên tham gia học hỏi, rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập chuyên đề tại các trường bạn.<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Duy trì lịch sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng. Xây dựng các tiết <br />
dạy mẫu phân công cho những giáo viên có chuyên môn vững vàng thực hiện<br />
<br />
Điều tra nắm chắc số trẻ trong độ tuổi, làm tốt công tác tuyên truyền phối kết <br />
hợp với các ban Ngành trên địa bàn để vận động. Nhà trường không ngừng nâng <br />
cao chất lượng dạy và học để tạo niềm tin cho gia đình và xã hội. <br />
<br />
Có thể nói việc tổ chức tốt các buổi chuyên đề tại trường là rất cần thiết vì <br />
các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí <br />
giáo viên được “Mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình học được ở lý thuyết, được <br />
nghe giảng viên bồi dưỡng. Nhận thức được vấn đề này, nhà trường đã tổ chức <br />
các tiết chuyên đề tại trường,<br />
<br />
Ví dụ: Tổ chức chuyên đề môn “giáo dục âm nhạc” về lĩnh vực phát triển <br />
thẩm mỹ: Lớp 5 6 tuổi<br />
<br />
Khi tổ chức chuyên đề, chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên <br />
môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Trước khi cho các đồng chí giáo viên dự giờ, <br />
chúng tôi phải duyệt trước giáo án, giọng hát, đề ra một số tình huống sư phạm có <br />
thể xảy ra giúp giáo viên cách xử hợp lý nhất, lòng ghép nội dung tính hiệu quả <br />
cao. Sau buổi chuyên đề, chúng tôi cho tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh <br />
nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm cũng như tồn tại của giờ học. Chính việc nhận <br />
xét của mỗi cá nhân giáo viên cho giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp <br />
những cái tốt, hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào <br />
thực tế dạy trẻ hàng ngày.<br />
<br />
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu <br />
quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của Cán bộ <br />
quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết <br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo <br />
viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và <br />
uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo <br />
viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ <br />
đạo chuyên môn của phó hiệu trưởng sẽ mất đi một nội dung quan trọng, mặt khác <br />
qua kiểm tra chuyên môn, Cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng <br />
cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng <br />
phấn đấu đáp ứng với yêu cầu Chuyên môn của nhà trường.<br />
<br />
Vì vậy để công tác bồi dưỡng Chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao <br />
nhất, Cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác <br />
kiểm tra mang lại tác dụng về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, Cán bộ quản <br />
lý cần đảm bảo:<br />
<br />
Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm <br />
vụ cụ thể của nhà trường của năm học.<br />
<br />
Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu <br />
vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, <br />
phương pháp kiểm tra.<br />
<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, <br />
khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi <br />
phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó.<br />
<br />
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách <br />
<br />
Bài soạn, sổ nhật ký, sổ theo dõi trẻ, sổ bồi dưỡng chuyên môn, sổ hội họp, sổ dự <br />
giờ... phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình <br />
triển khai và thực hiện chuyên môn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà nhà <br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trường đã chỉ đạo hay không. Kiểm tra việc thực hiện theo từng chuyên đề về nuôi <br />
dạy đã được tổ chuyên môn bồi dưỡng tập trung.<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy <br />
cũng như các hoạt động thông qua phiếu dự giờ và kiểm tra dân chủ theo từng đơn <br />
vị tổ.<br />
<br />
Nguyên tắc kiểm tra: <br />
<br />
Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công <br />
bằng dân chủ.<br />
<br />
Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu <br />
điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục <br />
những tồn tại hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
Thời gian kiểm tra: Trong một tháng giáo viên phải được dự ít nhất một giờ <br />
dạy hoặc một hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3 <br />
4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ <br />
giáo viên về chuyên môn. <br />
<br />
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên <br />
môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, <br />
tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên <br />
môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.<br />
<br />
Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên qua việc tổ chức tốt các hội thi.<br />
<br />
Giải pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, hội <br />
giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp. Để <br />
đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật <br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp bạn bè…Từ đó <br />
trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng cao. Phong trào thi đua <br />
gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có <br />
tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.<br />
<br />
Thực hiện theo kế hoạch năm học của bậc học Mầm non. Năm học này nhà <br />
trường tổ chức các hội thi: Bé nhảy erôbic; Hội thi “Giáo viên dạy giỏi”; tổ chức <br />
tốt các hội giảng như Thao giảng chào mừng các ngày lễ ngày hội: 20/10; 20/11; <br />
22/12; 8/3; 30/4; 1/5…<br />
<br />
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu <br />
vươn<br />
<br />
lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện để khẳng định mình trước <br />
tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ <br />
thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Trên <br />
cơ sở tổ chức hội thi cấp trường để nhằm phát hiện những nhân tố mới và tiếp tục <br />
bồi dưỡng những giáo viên nồng cốt đạt thành tích cao để tham dự hội thi cấp <br />
huyện, cấp tỉnh.<br />
<br />
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt đẹp, chuyên môn xây dựng kế <br />
hoạch cụ thể cho từng tháng, thông báo tới toàn thể giáo viên để giáo viên nắm <br />
được nội dung, thời gian thi.<br />
<br />
Ví dụ: Tháng 11: Thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11<br />
<br />
Tháng 12: Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường<br />
<br />
Tháng 1: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện<br />
<br />
Tháng 3: Thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tháng 4: Thao giảng chào mừng 30/4 và 1/5<br />
<br />
Trong các đợt thi, giáo viên trường chuyên môn luôn có sự chuẩn bị và nổ lực <br />
phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi trường tôi có tổng kết rút kinh <br />
nghiệm, khen thưởng tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc .<br />
<br />
Biện pháp 5: Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.<br />
<br />
Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy <br />
học, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của khoa học hiện đại mà cốt lõi <br />
của nó là ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong dạy học. Thực tế cho <br />
thấy khi áp dụng các phương tiện sử dụng công nghệ thông tin thì chất lượng các <br />
mặt hoạt động phát triển rõ rệt. Vì vậy bản thân lên kế hoạch tập huấn cho giáo <br />
viên về soạn giáo án Power Point. <br />
<br />
Được sự giúp đỡ của các cấp đã hổ trợ kinh phí cho nhà trường mua toàn <br />
trường <br />
<br />
có 7 nhóm lớp có máy vi tính ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tập huấn<br />
<br />
cho toàn thể giáo viên trong nhà trường về kĩ năng soạn giáo án điện tử và trình <br />
chiếu giáo án trình diễn Power Point; động viên giáo viên mua máy vi tính tại nhà. <br />
Từ đó toàn thể giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt tay vào áp dụng <br />
cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các hình ảnh sinh <br />
động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện sự thích thú lộ <br />
rõ trên từng nét mặt ngây thơ của trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ được làm quen các tác phẩm văn <br />
học hoặc làm quen chữ cái. Trẻ được xem các hình ảnh về các nhân vật trong <br />
chuyện, thơ, làm quen các hình ảnh về tên các địa danh, sự vật, đồ vật có chứa chữ <br />
cái mà trẻ đã học, sắp học. Trẻ được quan sát, tìm kiếm, phân tích, nhận xét các <br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tranh, hình ảnh một cách trực quan cụ thể trên hình ảnh do cô tạo nên. Khi giáo dục <br />
về phát triển nhận thức trong lĩnh vực nhận biết về thế giới xung quanh, trẻ tìm <br />
hiểu về quê hương đất nước, Bác Hồ, trẻ không thể đến để nhận biết mà chỉ <br />
nghe, biết qua trò chuyện của cô giáo, cháu tiếp thu kiến thức một cách thụ động. <br />
Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin thì trẻ chủ động hoạt động tích cực bằng <br />
hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ nhận biết được về Bác Hồ, về danh lam <br />
thắng cảnh quê hương, đất nước thông qua các kênh hình được trình chiếu trên <br />
máy chiếu. Qua các hình thức trên đã cho thấy trẻ sẵn sàng học tập một cách chủ <br />
động hứng thú và được trãi nghiệm tất cả các lĩnh vực sôi nỗi. Sau một thời gian <br />
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học đa số đội ngũ giáo <br />
viên đã có một số kỹ năng, thói quên cần thiết, cơ bản, sử dụng khá thành thạo bài <br />
soạn trên máy và khai thác hình ảnh trực quan sinh động. <br />
<br />
́ ̣ ưa cac giai phap, biên phap.<br />
c. Môi quan hê gi ̃ ́ ̉ ́ ̣ ́<br />
<br />
̉ ̣<br />
Cac giai phap, biên phap khi th<br />
́ ́ ́ ực hiên đê tai co môi quan hê liên quan mât thiêt<br />
̣ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́<br />
<br />
vơi nhau, biên phap nay no se hô tr<br />
́ ̣ ́ ̀ ́ ̃ ̃ ợ cho biên phap kia nhăm hoa quyên cac nôi dung<br />
̣ ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̣<br />
<br />
̣ ơi nhau đê đi đên môt thê thông nhât la tim ra cac giai phap tôi <br />
lai v ́ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ưu nhât nh<br />
́ ưng <br />
̃ ̉ ̉ ược tinh chinh xac, khoa hoc va lô gic gi<br />
vân đam bao đ ́ ́ ́ ̀ ́ ữa cac giai phap va biên phap.<br />
́ ̉ ́ ̀ ̣ ́<br />
<br />
Để thực hiện tốt việc áp dụng các biện pháp để nâng cáo chất lượng chuyên <br />
môn cho đội ngũ giáo viên DTTS thì biện pháp đầu tiên cần phải thực hiện là biện <br />
pháp 1 “Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên” sau đó lần lượt thực hiện áp <br />
dụng các biện pháp tiếp theo, các biện pháp có mối liên quan mật thiết với nhau, <br />
hổ trợ cho nhau. Nên các biện phát nêu trên đều quan trọng như nhau. <br />
<br />
̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉<br />
d. Kêt qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân đê nghiên c<br />
́ ́ ̀ ứu.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau một thời gian thực hiện, là một phó hiệu trưởng tôi rất phấn khởi khi kết <br />
quả đạt được rất cao:<br />
<br />
Hầu hết giáo viên người DTTS đã được nâng lên rõ rệt về năng lực chuyên <br />
môn, hoạt động tích cực hơn, năng động, sáng tạo hơn<br />
<br />
Kết quả trước khi vận dụng một số biện pháp :<br />
<br />
Đối với giáo viên<br />
<br />
Nắm vững Đạt % Chưa nắm vững Chiếm tỷ lệ %<br />
Tổng số giáo <br />
về chuyên về chuyên môn<br />
viên DTTS<br />
môn<br />
8 4 50 4 50<br />
Đối với học sinh<br />
<br />
Tổng số Trẻ hứng thú Đạt % Số trẻ có kỷ năng Chiếm tỷ lệ %<br />
học sinh học tốt học chưa tốt<br />
261 131 50.2 129 49.8<br />
Kết quả sau khi vận dụng một số biện pháp :<br />
<br />
Đối với giáo viên<br />
<br />
Nắm vững Đạt % Chưa nắm vững Chiếm tỷ lệ %<br />
Tổng số giáo <br />
về chuyên về chuyên môn<br />
viên DTTS<br />
môn<br />
8 8 100 0 0<br />
Đối với học sinh<br />
<br />
Tổng số Trẻ hứng Đạt % Số trẻ có kỷ năng Chiếm tỷ lệ %<br />
học sinh thú học tốt học chưa tốt<br />
261 261 100 0 0<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận.<br />
<br />
Trong năm học 2016 2017 sau khi áp dụng các giải pháp chỉ đạo, nâng cao <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non, đơn vị đã gặt hái nhiều <br />
thắng lợi, chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên rõ rệt, chất lượng giáo dục trẻ <br />
đạt kết quả cao. Cơ bản khắc phục được những hạn chế và các mặt non yếu về <br />
chuyên môn trong đội ngũ giáo viên DTTS. Lực lượng nồng cốt về chuyên môn đã <br />
được bổ sung; có một số giáo viên trưởng thành, tiến bộ nhanh và khá vững chắc <br />
việc nắm bắt nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ đầy đủ hơn; kỹ năng <br />
sư phạm nhất là việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức lớp học trong dạy <br />
học và các hoạt động giáo dục, tiến bộ khá rõ; việc ứng dụng CNTT đã phát triển <br />
khá mạnh trong đội ngũ...<br />
<br />
Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm <br />
non. Người Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải nắm rõ yêu cầu của ngành, <br />
có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn lâu dài trong từng năm, <br />
triển khai kịp thời có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng chuyên môn tới giáo viên, <br />
bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tốt các buổi chuyên đề, các đợt <br />
thao giảng tại trường, Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy <br />
học để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, làm tốt công tác dự giờ, kiểm <br />
tra, đánh giá giáo <br />
<br />
viên, đặc biệt là chế độ thi đua khen thưởng.<br />
<br />
Có được những thành quả trên là do nhà trường luôn đầu tư đầy đủ trang thiết <br />
bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động giảng dạy của giáo viên. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luôn tác động nhằm thúc đẩy sự nhiệt tình, ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích <br />
cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.<br />
<br />
Tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành luôn ủng hộ và có sự tiếp sức <br />
cho đơn vị các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác bồi dưỡng đội <br />
ngũ.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với nhà trường. <br />
<br />
Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể nhằm bổ sung cơ sở <br />
vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và cho công tác bồi dưỡng đội <br />
ngũ nói riêng.<br />
<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn. Có <br />
những quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn của đội <br />
ngũ giáo viên trong đơn vị.<br />
<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất <br />
lượng Chuyên môn cho đội ngũ giáo viên DTTS được áp dụng trong quá trình thực <br />
hiện ở Trường mầm non Cư Pang. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng <br />
để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………..<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1.Chiến lược phát triển mầm non từ nay đến đến năm 2020.<br />
<br />
2. Luật giáo dục .<br />
<br />
3. Giáo trình quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo(chương trình dành cho <br />
cán bộ quản lí nghành học mầm non)<br />
<br />
4. Các tạp chí giáo dục mầm non .<br />
<br />
5. Điều lệ Trường Mầm non ban hành năm 2008 .<br />
<br />
6. Tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng Giáo dục Đào Tạo trong các nhà <br />
trường và đội ngũ giáo viên( Nhà xuất bản văn hóa thông tin)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỤC NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I Phần mở đầu 1<br />
<br />
1 Lý do chọn đề tài 1<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4 Giới hạn phạm vi Nghiên cứu 2<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II Phần nội dung 4<br />
<br />
1 Cơ sở lý luận 4<br />
<br />
2 Thực trạng 5<br />
<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp: 8<br />
<br />
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 8<br />
<br />
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8<br />
<br />
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 17<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
d 17<br />
Kết luận, kiến nghị<br />
III 18<br />
Kết luận<br />
1 18<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kiến nghị<br />
2 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’Ni Niê<br />