SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm
lượt xem 49
download
Với trẻ em ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động thì đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mời các thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN DIỄN CẢM Ngƣời nghiên cứu : Nguyễn Thị Thu Hƣờng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trƣờng Mầm Non Cát Bi - Quận Hải An - Hải Phòng. 1
- I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI Ngay từ khi còn nằm nôi, trẻ đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ. Chính từ những cánh đồng xanh ngút ngàn, những cánh cò chao nghiêng hay những câu ca dao ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi đạo lý của con người… là những bước đầu tiên để trẻ làm quen với văn học. Khi cho trẻ làm quen với văn học, trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, thấy được cái hay cái đẹp trong tác phẩm, trẻ có tình cảm và dùng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ để diễn đạt miêu tả - phản ánh lại cái hay, cái đẹp đó trong tác phẩm . Qua đó trẻ phát triển trí nhớ, tư duy, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng phong phú đồng thời còn giúp trẻ có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa giáo dục qua tác phẩm văn học để trẻ có thể soi vào đó mà uốn nắn, điều chỉnh hành vi của mình. Đúng như nhà văn Goocky từng nói : “ Văn học là nhân học” Với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoạt động thì đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ được . Nhưng những kỹ năng nghe, hiểu, nói của trẻ sẽ được hình thành củng cố và phát triển tốt thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học dưới hình thức dạy trẻ kể chuyện diễn cảm. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học chính là những mẫu ngôn ngữ chuẩn mực phong phú kích thích trẻ học theo, nói theo, vận dụng theo một cách tự nhiên và đến với trẻ em bằng con đường ngắn nhất, ít chông gai nhất. Chính những điều này đã kích thích trẻ say sưa với những câu chuyện, hứng thú thể hiện lại ngôn ngữ trong truyện....Qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Xuất phát từ những quan điểm trên và với mong muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm". Tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm. Lấy 40 trẻ của 2 lớp chia làm 2 nhóm: - Nhóm đối chứng : 20 trẻ - Nhóm thực nghiệm : 20 trẻ Đo đầu vào của cả 2 nhóm theo các tiêu chí sau: - Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp. - Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng , mạch lạc và diễn cảm. - Hiểu được một số từ trái nghĩa, từ khó và biết sử dụng trong câu từ. - Diễn đạt mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu . Sau đó tiến hành thực nghiệm tác động các biện pháp của mình vào nhóm thực nghiệm, còn nhóm đối chứng để nguyên phương pháp cũ hiện hành. Tiếp tục đo đầu ra của cả 2 nhóm sau thực nghiệm tôi thấy lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Từ đó tôi thấy các biện pháp mình đưa ra mang lại kết quả một cách rõ rệt. II/ GIỚI THIỆU 2
- 1/ Hiện trạng Trường Mầm Non Cát Bi là trường có cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của trẻ. Năm học 2012- 2013 trường đạt trường chuẩn Quốc Gia mức độ 2. - Về trình độ giáo viên: 100% đạt trình độ chuẩn. Trong đó 70% đạt trình độ trên chuẩn. - Về học sinh: Các cháu nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Tâm sinh lý phát triển bình thường theo đúng yêu cầu độ tuổi. Thực tế tại trường chúng tôi : Về phía giáo viên đã quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ song khi tổ chức giáo viên chỉ lựa chọn hoạt động đọc thơ, kể chuyện do các cô hướng dẫn tổ chức. Song khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc và diễn cảm của trẻ còn rất nhiều hạn chế vì các cháu chưa được cô thường xuyên rèn kể chuyện diễn cảm. Từ những nguyên nhân trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra : “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổi qua việc dạy trẻ kể chuyện diễn cảm ” vào thực nghiệm cho trẻ ở lớp tôi. 2/ Giải pháp thay thế Dạy trẻ kể chuyện diễn cảm là một hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Do đó khi tổ chức hoạt động này cần chú ý đến nghệ thuật kể chuyện diễn cảm. Giọng kể diễn cảm của cô giáo có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của giờ dạy. Bên cạnh đó giáo viên cần tạo sự hấp dẫn của đồ dùng đồ chơi và môi trường làm quen với truyện để gây sự hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện và hào hứng tham gia vào hoạt động. Dạy trẻ kể chuyện diễn cảm không giống các loại trò chơi, nó đòi hỏi phải có sự hướng dẫn và tổ chức một cách bài bản. Do vậy khi tổ chức giáo viên cần nghiên cứu một số biện pháp sau : - Tạo sự hấp dẫn của đồ dùng đồ chơi và môi trường làm quen với truyện . - Rèn luyện giọng kể diễn cảm và xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại linh hoạt, phong phú . - Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện lại giọng nhân vật và kể chuyện. - Tăng cường cho trẻ kể chuyện sáng tạo và diễn cảm. 3/ Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài * Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen văn học * Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các bài thơ câu đố. 4/ Vấn đề nghiên cứu: 3
- Sử dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm như thế nào để giúp trẻ 5 tuổi có ngôn ngữ mạch lạc và diễn cảm, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. 5/ Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách rõ ràng mạch lạc và diễn cảm . III/ PHƢƠNG PHÁP 1/ Khách thể nghiên cứu Tôi chọn trường mầm non Cát Bi là nơi dạy thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng . - Giáo viên: Chọn 2 cô giáo dạy lớp 5 tuổi đều là giáo viên dạy giỏi nhiều năm có kinh nghiệm và nhiệt tình trong giảng dạy. - Lớp tôi là lớp 5A1 dạy thực nghiệm - Lớp cô Lê Thị Liễu lớp 5A2 là lớp đối chứng. Học sinh 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu đều có các điểm tương đối đồng đều nhau. Các trẻ 2 lớp đều tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin. Các thành tích học tập của năm trước 2 lớp tương đương nhau. 2/ Thiết kế - Chọn lớp 5A1 : 20 cháu là lớp thực nghiệm - Lớp 5A2 : 20 cháu là lớp đối chứng. Tôi đã tiến hành đo đầu vào của nhóm và có bảng kết quả như sau: * Kết quả : Bảng 1 kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Mức độ Tổng điểm Số Nhóm trung bình trẻ CXH (0đ) TT (1đ) TX ( 2đ) (X) Thực nghiệm 20 13trẻ = 65% 6 trẻ = 30% 1 trẻ = 5% 0,4 Đối chứng 20 12trẻ = 60% 7 trẻ = 35% 1 trẻ = 10% 0,45 Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng điểm trung bình của nhóm đối chứngkhả quan hơn nhóm thực nghiệm. Tuy nhiên sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng không đáng kể và được coi là tương đương : X= 0,4 ~ 0,45 . Sau thời gian thực hiện các biện pháp thực nghiệm với lớp mình tôi tiếp tục đo đầu ra của 2 nhóm ở bảng 2 có kết quả sau : 4
- Mức độ Tổng điểm Nhóm Số trẻ TB CXH (0đ) TT (1đ) TX (2đ) ( X) Thực nghiệm 20 0 trẻ 3 trẻ = 15% 17trẻ = 85% 1,85 Đối chứng 20 9 trẻ = 45% 7trẻ = 35% 4 trẻ = 20% 0,75 Nhìn vào 2 bảng ta thấy kết quả của 2 nhóm đã có sự khác nhau rõ rệt . Khi đo đầu vào của nhóm thực nghiệm kết quả cho ta thấy X= 0,4. Đo đầu ra X= 1,85 ( Sau khi thực nghiệm ) đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trẻ đã có ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc và diễn cảm. Hơn thế nữa trẻ biết sử dụng ngữ điệu phù hợp trong giao tiếp, trẻ nắm được một số từ trái nghĩa, từ khó và biết sử dụng đúng trong câu từ. Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra Kiểm tra Nhóm trƣớc tác động Tác động sau tác động (Tổng điểm trung bình) (Tổng điểm trung bình) Dạy theo các biện Thực nghiệm 0,4 1,85 pháp thực nghiệm Dạy theo các biện Đối chứng 0,45 0,75 pháp cũ hiện hành Ở thiết kế này tôi sử dụng biện pháp kiểm tra đầu vào và đầu ra của trẻ để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 3/ Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị các hoạt động của giáo viên - Cô Liễu dạy lớp đối chứng: Thiết kế hoạt động học không sử dụng các biện pháp thực nghiệm, các bước tiến hành theo các phương pháp cũ. Không gây hứng thú cho trẻ - Nhóm thực nghiệm do tôi nghiên cứu và thiết kế hoạt động có sử dụng các biện pháp thực nghiệm * Tiến hành dạy thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 9/2012 đến tháng 5/2013. Theo kế hoạch hoạt động của trường, chủ đề trong năm học của lớp đề ra. Tôi đã lên kế hoạch để lớp mình làm thực nghiệm như sau: Bảng 4 : Thời gian thực nghiệm 5
- Tháng/Năm Tên chủ đề Tên hoạt động Dạy trẻ kể chuyện diễn cảm : T9/ 2012 Trường mầm non “ Bạn Mới" T10/ 2012 Bản thân KCDC: " Giấc mơ kì lạ " T11/ 2012 Gia đình KCDC : " Hai anh em gà con" T12/ 2012 Nghề nghiệp - Giao thông KCDC : " Ba anh em" T1/ 2013 TGĐV KCDC : "Nhím con kết bạn " T2/ 2013 Tết và mùa xuân KCDC : " Chiếc áo mùa xuân" T3/ 2013 TGTV KCDC : “Sự tích Hoa Hồng " Các HTTN T4/ 2013 KCDC : “ Giọt nước tý xíu” Quê hương đất nước T5/ 2013 Trường tiểu học KCDC : " Bé Mai đi học" 4/ Đo Lường Bài kiểm tra trước tác động là hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm " Ai quan trọng nhất" do giáo viên tự xây dựng kế hoạch. Bài kiểm tra sau tác động là hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm " Hai anh em Gà con" do 2 giáo viên là cô Thảo dạy lớp 5A4 lớp đối chứng và tôi dạy lớp 5A1 dạy trẻ theo nhóm thực nghiệm. * Các bước tiến hành thực nghiệm A )Bước 1:Tạo sự hấp dẫn của đồ dùng đồ chơi và môi trường làm quen với truyện. Một điều kiện góp phần đảm bảo sự thành công cho mỗi giờ kể chuyện đó là sự hấp dẫn của đồ dùng cộng với giọng kể diễn cảm của cô. Đồ dùng có đủ, đẹp và sinh động thì mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các câu chuyện kể sẽ dễ dàng thực hiện đựoc. Những bức tranh minh họa đẹp, những con rối ngộ nghĩ nh sẽ lôi cuốn trẻ đến với câu chuyện, chú ý nghe chuyện, nhờ đó trẻ sẽ tiếp nhận những lời hay, ý đẹp qua nội dung truyện một cách sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn. Tôi nhận thấy nếu chỉ dùng đi, dùng lại một đồ dùng trực quan minh họa cho câu chuyện kể thì trẻ sẽ mau chán. Tôi đã suy nghĩ và tìm ra giải pháp là nhờ bạn bè, người thân, phụ huynh sưu tầm nhiều nguyên vật liệu mới. Sau đó nghiên cứu, học hỏi để tạo ra nhiều đồ dùng minh họa khác nhau, thậm chí trên cùng một đồ dùng nhưng có nhiều cách sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích giáo dục. 6
- Thường những hình ảnh trong tranh là những hình ảnh tĩnh nên không tạo được hứng thú lâu ở trẻ. Tôi đã thiết kế làm rời từng bộ phận của nhân vật trong truyện, sau đó gắn dây hoặc que để điều khiển các bộ phận như (đầu, mắt, tay, chân ,...) của nhân vật cho cử động được, như vậy hình ảnh trong tranh trở nên sống động hơn rất nhiều. Với những bức tranh như vậy thì trẻ rất thích, trẻ hứng thú say sưa nghe truyện, trẻ hiểu câu chuyện dễ dàng hơn và tiếp thu đầy đủ những ngôn ngữ trong câu chuyện. Sự hấp dẫn của đồ dùng sẽ kích thích trẻ khi nghe truyện rồi thích được kể lại chuyện với những bức tranh và những con rối đó. Đây là thời gian để trẻ sử dụng từ ngữ và rèn luyện cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Trong thời đại công nghệ thông tin. Bên cạnh đồ dùng rối, tranh,... tôi cùng đồng nghiệp làm thành bộ phim hoạt hình cho câu truyện, các hình ảnh động minh họa cho câu chuyện giúp trẻ hào hứng theo dõi và ghi nhớ cốt truyện tốt hơn. Rồi làm những trò chơi "Làm 1 cuộn phim" Tôi scan 1 số bức tranh của câu truyện. Sau đó cho trẻ kích chuột vào bức tranh trẻ chọn để trẻ kể chuyện bức tranh đó tự bay lên. Trẻ nhìn vào tranh tự kể truyện . Qua những hình ảnh sinh động trẻ sẽ diễn đạt được suy nghĩ của mình. B ) Bước 2: Rèn luyện giọng kể truyền cảm và xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại linh hoạt, phong phú. Câu hỏi trong giáo dục trẻ khác với câu hỏi trong đời thường do đó giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi đàm thoại với trẻ. Câu hỏi được chuẩn bị trước giúp giáo viên chủ động, đưa ra câu hỏi chính xác, dễ hiểu với trẻ. Cần chú ý sao cho câu hỏi đa dang, buộc trẻ phải trả lời bằng các từ ngữ khác nhau. Với cùng một nội dung hỏi nhưng giáo viên có thể đưa ra nhiều cách hỏi khác nhau nhằm cho trẻ làm quen với cách đặt câu và mở rộng hiểu biết cho trẻ về nghĩa của câu, của từ. Ví dụ: Hỏi về tên nhân vật, đặt các câu hỏi: - Trong truyện có những nhân vật nào? - Câu chuyện nói về ai? - Những nhân vật nào đã xuất hiện trong truyện? Ví dụ: Hỏi về tính cách nhân vật trong truyện: - Con thấy Gà đen có tính cách như thế nào? - Con yêu nhân vật nào? Vì sao? Với mỗi câu chuyện, khi đàm thoại nếu đưa ra các cách hỏi khác nhau nhiều lần như vậy sẽ làm cho trẻ hiểu được khi muốn diễn đạt hoặc hỏi về một vấn đề nào đó thì có rất nhiều cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Hệ thống câu hỏi còn là một hình thức để dẫn dắt, hướng dẫn trẻ sử dụng các mẫu câu. 7
- Khi đàm thoại, tôi tránh hỏi một cách đều đều mà sử dụng thủ thuật khi hỏi như: Câu hỏi có ngữ điệu, giọng lúc trầm, lúc bổng nhằm kích thích tính tò mò và hướng trẻ biết cách thể hiện ngữ điệu giọng. Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi với trẻ tại lớp, tôi thấy các cháu có sự tiến triển về nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm rõ rệt Bên cạnh hệ thống câu hỏi đàm thoại dễ hiểu, đa dạng thì lời kể chuyện của cô giáo cũng là yếu tố quan trọng góp phần phát triển ngôn ngữ. Lời kể của cô giáo dễ gây hứng thú cho trẻ khi quan sát tranh và nghe truyện, giúp trẻ tập trung tri giác toàn bộ nội dung truyện, tình tiết các câu hỏi đọc thoại, đối thoai trong truyện. Lời kể của cô giáo là chuẩn mực ngôn ngữ cho các cháu noi theo về ngữ điệu và cách phát âm. Để đáp ứng được điều này yêu cầu cô giáo phải thường xuyên rèn luyện để có được lời kể diễn cảm, rõ ràng mạch lạc, có tính nhạc, âm lượng vừa nghe và phải thể hiện phù hợp với tình huống, tính cách của nhân vật. C ) Bước 3: Tạo cơ hôi cho trẻ được thể hiện lại giọng nhân vật và kể chuyện. Giọng của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật. Qua giọng nói có thể đánh giá được một phần tính cách của nhan vật (hiền lành hay độc ác, thật thà hay dối trá,....). Qua việc bắt chước thể hiện lại giọng nhân vật sẽ giúp trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình, biết sử dụng ngôn ngữ cho đúng. Trong câu chuyện mỗi nhân vật đều có những hoàn cảnh khác nhau, có lúc vui, lúc buồn. Vậy ngôn ngữ thể hiện mỗi lúc phải khác nhau. Ngoài ra cho trẻ thể hiện giọng tôi thường khích lệ trẻ kể lại chuyện để trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ nghệ thuật. Khi được nghe cô kể sau đó trẻ được thể hiện lại truyện bằng chính ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về nội dung câu chuyện. Những điều trên đã chứng minh cho thấy biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc để trẻ thể hiện giọng nhân vật và kể lại truyện là hữu hiệu và thiết thực. D ) Bước 4: Tăng cường áp dụng hình thức kể chuyện sáng tạo và diễn cảm Khi kể một câu chuyện sáng tạo và diễn cảm đứa trẻ phải tự nghĩ ra nội dung của nó, tạo ra cấu trúc lôgic thể hiện trong hình thức lời nói tương ứng với nội dung. Công việc này đòi hỏi ở trẻ vốn từ phong phú, các kỹ năng phân tích - tổng hợp, các hiểu biết về trình tự lôgic, sự kết hợp giữa lời nói - hành động một cách chính xác và biểu cảm. Với hình thức này giáo viên có thể kiểm tra được vốn từ và khả năng vận dụng, có thể nắm rõ hơn những cá tính và thiên hướng của trẻ để có định hướng giáo dục cá nhân phù hợp. Tôi đã đưa ra rất nhiều hình thức cho trẻ kể chuyện sáng tạo và diễn cảm nhằm tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng, diễn đạt mạch lạc. Cụ thể là các hình thức sau: 8
- + Hình thức 1 : Cô kể chuyện diễn cảm , trẻ bắt chước kể lại câu chuyện diễn cảm theo đúng nội dung , trình tự cô kể + Hình thức 2: Cô đưa ra chủ đề sau đó kể phần mở đầu, cháu nghĩ ra phần tiếp theo và kết thúc câu chuyện. Ví dụ: Cô nói "Hôm nay cô cùng các con sẽ nghĩ ra một câu chuyện kể . Cô nghĩ ra đoạn đầu các con nghĩ đoạn tiếp theo nhé". Cô bắt đầu kể " Hôm nay 2 anh em Gà con đi vào vườn chơi. Hai chú Gà kiếm được một mẩu bánh mì rất là ngon". Kể đến đó cô dừng lại hỏi trẻ: Các con nghĩ xem hai anh em Gà sẽ làm gì vơí mẩu bánh mì đó ? Vậy là mỗi trẻ phải nghĩ ra những tình tiết diễn biến khác nhau rồi sử dụng ngôn ngữ để kể. + Hình thức 3: Kể chuyện theo dàn ý. Cô đưa ra tiêu đề một câu chuyện, cùng nói về các tình huống có thể xảy ra, cùng trao đổi về cách mở đầu, diễn biến và kết thúc. Ví dụ: Cô và trẻ đưa ra một tiêu đề một câu chuyện đó là "Hai anh em Gà con " Sau khi đưa ra tiêu đề cô và trẻ cùng nói về các tình huống có thể xảy ra trong câu chuyện: Hai anh em Gà con đi đâu ? Gà vàng nói gì với Vịt ? Gà đen thể hiện ra sao? Gà mẹ nói gì với 2 con…? Có dàn ý rồi trẻ bắt đầu kể theo dàn ý và cũng có thể trẻ kể theo ý sáng tạo của trẻ. * Mô tả thực nghiệm Tôi dạy trẻ kể chuyện diễn cảm Truyện " Hai anh em Gà con". + Mục đích - Yêu cầu. - Trẻ nhớ và hiểu nội dung câu truyện. - Trẻ kể chuyện diễn cảm thể hiện được ngữ điệu phù hợp với tính cách nhân vật trong câu truyện. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người. + Chuẩn bị: - Rối tay các nhân vật trong truyện. - Tranh truyện, truyện động trên máy vi tính + Tiến hành: Lên hế hoạch tổ chức tiết dạy - Tạo tâm lý thoải mái, gây hứng thú cho trẻ vào câu truyện. - Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức khác nhau. - Đàm thoại với trẻ về nội dung, trình tự câu truyện để trẻ tập nói theo giọng điệu của các nhân vật . - Cho trẻ tập kể chuyện diễn cảm bằng nhiều hình thức khác nhau. - Nhận xét đánh giá mức độ thể hiện ngôn ngữ của trẻ 9
- * Nhận xét + Mô tả thực nghiệm nhóm thực nghiệm Tôi tiến hành tiết dạy trẻ kể chuyện diễn cảm Truyện " Hai anh em gà con" tại lớp mình thực nghiệm . Bắt đầu vào tiết dạy trẻ rất hào hứng và hứng thú bởi những câu đố dí dỏm và những chú Gà bằng rối rất ngộ nghĩnh . Khi đã thu hút được sự chú ý của trẻ vào tiết dạy tôi giới thiệu với trẻ về câu truyện. Sau đó tôi kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe với những loại đồ ding khác nhau kết hợp với nét mặt cử chỉ điệu bộ. Trong câu chuyện tôi thể hiện giọng chú Gà đen thì sắc sảo , đanh đá , mắt dữ dằn, mặt vênh vang. Giọng Gà vàng thì nhẹ nhàng, thân mật, nét mặt hiền lành thân thiện. Giọng Gà mẹ thì ấm áp, cử chỉ âu yếm vỗ về các chú Gà con. Sau đó tôi đàm thoại với trẻ về các nhân vật và nội dung của câu truyện . Khi trẻ trả lời , trẻ được bắt chước giọng kể và cử chỉ của từng nhân vật . Trẻ cùng nhau tập kể chuyện diễn cảm dưới sự tham gia hướng dẫn của cô. Tôi cho trẻ kể chuyện diễn cảm và sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau . Trong suốt tiết học các trẻ đều tự tin, thể hiện ngôn ngữ mạch lạc, giọng kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ ánh mắt và những động tác đã làm nổi bật nét đặc trưng tính cách của mỗi nhân vật trong câu truyện. Qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ còn nắm được một số từ mới, từ khó và hiểu ý nghĩa biết sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng. * Mô tả nhóm đối chứng: Cùng một tiết dạy trẻ kể chuyện diễn cảm Truyện " Hai anh em Gà con" nhưng không khí tiết dạy này trẻ không hào hứng, sôi nổi chưa thực sự tích cực tham gia vào hoạt động. - Trẻ không thể hiện được giọng của Gà đen theo đúng yêu cầu của cô. - Trẻ thể hiện nét mặt và cử chỉ của Gà mẹ còn hời hợt chưa thể hiện đúng tính cách nhân vật. - Giọng kể của trẻ còn đều đều không phân biệt và lột tả được rõ tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện. - Trẻ kể còn bỏ sót và thiếu nội dung truyện. Như vậy ở nhóm này tôi thấy phần lớn trẻ chưa kể được truyện diễn cảm và lột tả được cử chỉ, điệu bộ, tính cách của từng nhân vật đúng với nội dung câu chuyện. Ngôn ngữ nói của trẻ chưa rõ ràng, mạch lạc. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, sử dụng từ ngữ và ngữ điệu chưa phù hợp trong hoàn cảnh. Do vậy ngôn ngữ của trẻ chưa được phát triển mạnh. IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5 : Bảng so sánh kết quả trung bình 2 nhóm sau tác động 10
- KQ trung bình KQ trung bình Nhóm Số trẻ Độ chênh lệch trước thử nghiệm sau thử nghiệm Đối chứng 20 0,45 0,75 0,3 Thực nghiệm 20 0,4 1,85 1,45 Nhìn vào bảng trên cho ta thấy kết quả 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch, kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều điểm trung bình của nhóm đối chứng. Qua kết quả này đã chứng minh cho chúng ta thấy nghệ thuật kể chuyện diễn cảm và ngôn ngữ mạch lạc của trẻ ở nhóm thực nghiệm được phát triển một cách rõ rệt đáng kể. Với kết quả này chứng tỏ những biện pháp mà tôi đã hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 tuổi phát triển ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện diễn cảm là có kết quả tốt. Do vậy giả thuyết khoa học tôi đưa ra ban đầu là đúng và được chứng minh. Tóm lại: Qua một thời gian làm thực nghiệm. Với những tác động tích cực tôi đã tiến hành thường xuyên cho trẻ kể chuyện diễn cảm với nhiều câu chuyện khác nhau dưới những hình thức đa dạng và mang tính nghệ thuật cao. Trong quá trình trẻ kể chuyện diễn cảm ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ. Trẻ nói năng mạch lạc, tự tin trong giao tiếp. Trẻ biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, ngữ pháp phù hợp với hoàn cảnh. Không những thế trẻ còn biết kết hợp những cử chỉ, nét mặt và điệu bộ phù hợp với ngôn ngữ trong giao tiếp . V/ KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp rất cần thiết đối với trẻ thơ, để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều biện pháp, song biện pháp hữu ích nhất là thông qua hoạt động kể chuyện diễn cảm. Khi người lớn kể chuyện cho trẻ nghe, đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời, tạo tình huống cho trẻ được đặt câu hỏi trở lại cô chính là lúc đó đã làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. Chỉ có bằng các biện pháp đó giúp trẻ rèn phát âm tốt hơn, nhẹ nhàng hơn. Vì vậy các cô giáo mầm non cần làm tốt vai trò vừa là mẹ, là cô, là bạn để giúp vốn ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đây là yếu tố cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông được tốt hơn. Luyện cho trẻ nói năng mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện diễn cảm là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp, cũng như sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ những năm tiếp theo. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiện nay là một vấn đề rất quan trọng, nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang tri thức thắp sáng thế hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì : trẻ thơ thân yêu. * Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện diễn cảm. Tôi rất mong được sự bổ sung, góp ý 11
- của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2/ Kiến nghị Theo tôi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này còn gặp rất nhiều hạn chế về mọi mặt. Tôi xin có một số kiến nghị sau: - Cần tăng cường cơ sở vật chất, ngoài ra cần đầu tư trang thiết bị dạy học như: Máy tính, máy chiếu dạy trẻ để cho giáo viên thực hiện tốt phương pháp đổi mới trong công tác giảng dạy, gây sự hứng thú của trẻ hiệu quả học tập của trẻ đạt chất lượng cao. - Cần có các lớp bồi dưỡng cho giáo viên có ngôn ngữ, nghệ thuật kể chuyện diễn cảm để dạy trẻ. VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Tuyển chọn trò chơi , bài hát, thơ ca, truyện câu đố theo chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi. 2/ Phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ. 3/ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi. 4/ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn làm quen văn học 5/ Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ( Xuất bản 2005) VII/ PHỤ LỤC 1/ Mẫu phiếu điều tra: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN 12
- Họ tên : ................................................ Ngày sinh ................... Số năm công tác : ....................................... Trình độ đào tạo : ......................................... Nơi công tác: ................................................ Để nâng cao chất lượng dạy trẻ kể chuyện diễn cảm nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi , xin các đồng chí vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô đồng ý. Câu 1: Theo đồng chí việc dạy trẻ tập kể chuyện diễn cảm cho trẻ mẫu giáo lớn có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Rất quan trọng - Quan trọng - Không quan trọng Câu 2 : Đồng chí đã tổ chức dạy trẻ kể chuyện diễn cảm như thế nào ? - Rất thường xuyên - Thường xuyên - Không thường xuyên Câu 3: Khi tổ chức dạy trẻ kể chuyện diễn cảm thường gặp những khó khăn gì ? - Giọng kể diễn cảm - Đồ dùng , tranh ảnh - Kỹ năng của trẻ * Còn ý kiến gì xin ghi thêm: Câu 4 : Lựa chọn nội dung truyện khi dạy trẻ kể chuyện diễn cảm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào ? - Có ít ngôn ngữ nhân vật - Không có ngôn ngữ nhân vật - Có nhiều ngôn ngữ nhân vật Xin trân trọng cảm ơn ! 2/ DANH SÁCH TRẺ NGHIÊN CỨU Số Nhóm thực nghiệm Số Nhóm đối chứng 13
- TT Lớp 5A1 TT Lớp 5A2 1 Nguyễn Phương Anh 1 Vũ Bảo An 2 Đoàn Phương Anh 2 Hoàng Minh Anh 3 Nguyễn Vân Anh 3 Nguyễn Ngọc Anh 4 Nguyễn Hải Châu 4 Bùi Phương Anh 5 Đỗ Minh Dũng 5 Lê Hoà Bình 6 Nguyễn Thuỳ Dương 6 Đỗ Mai Bình 7 Vũ Hương Giang 7 Nguyễn Thị Thu Hương 8 Nguyễn Gia Hân 8 Vũ Ngọc Hà 9 Vũ Quỳnh Hương 9 Bùi Mai Huệ 10 Phạm Khánh Linh 10 Trần Thị Lan 11 Trần Khánh Linh 11 Nguyễn Hà Linh 12 Lê Duy Minh 12 Nguyễn Quốc Minh 13 Nguyễn Quang Minh 13 Phạm Văn Mùi 14 Vũ Chi Mai 14 Hoàng Tuyết Mai 15 Nguyễn Việt Quyên 15 Lê Trần Hải Mỹ 16 Phạm Quang Thịnh 16 Vũ Đức Khanh 17 Nguyễn Cường Thịnh 17 Phạm Thành Trung 18 Nguyễn Việt Hùng Sơn 18 Bùi Văn Trung 19 Bùi Tôn Sa 19 Phạm Thị Hải Yến 20 Đào Xuân Vinh 20 Đỗ Xuân Sơn 3/ TRUYỆN " HAI ANH EM GÀ CON" Vào một buổi sáng đẹp trời, hai chú gà con xinh xắn rủ nhau đi kiếm mồi.Hai chú Gà đi mãi, đi mãi và tìm được một mẩu bánh mì. Chúng thích thú vô cùng và bắt 14
- đầu dùng cái mỏ xinh xinh mổ vào miếng mồi ngon. Một chú Vịt con chơi gần đấy nhìn thấy chạy lại , xin Gà con cùng được ăn. - Nào cùng ăn với chúng tớ đi!Gà lông vàng mời bạn. - Anh còn muốn gọi ai nữa đây? - Gà lông đen gắt - Mẩu bánh mì này cho chúng ta còn chưa đủ nữa là còn gọi thêm nó. - Đủ thôi ,Gà lông vàng an ủi em. Thế là hai chú Gà và chú Vịt chia nhau ăn hết mẩu bánh mì . Ăn xong, hai chú Gà con vẫy đôi cánh tí xíu của mình chạy về chỗ mẹ. - Mẹ ơi ! - Gà lông đen hét toáng lên. - Vịt con vừa ăn bánh mì với chúng con . Mẹ hãy nói đi , con chia cho Vịt ăn cùng có được không? - Thế là rất đúng con ạ ! - Con cho Vịt ăn mới ngon làm sao ! - Gà lông đen vẫn luyến thoắng khoe khoang. - Có gì đáng nói đâu. - Gà lông vàng ngắt lời em - Chúng ta đã cùng ăn sáng thế thôi mà. Gà mẹ nhìn các con và nói: - Nhường cho bạn là điều tốt , nhưng ai không khoe điều đó còn tốt hơn. 4/ CÁCH TÍNH TỔNG ĐIỂM TRUNG BÌNH - Quy định mức độ chưa xuất hiện (CXH) là 0 điểm, thỉnh thoảng ( TT ) là 1 điểm, thường xuyên ( TX ) là 2 điểm. - Để tính điểm tổng trung bình : Lấy số điểm trẻ đạt được theo quy định cộng tổng cả 3 mức độ lại chia trung bình cho 20 trẻ. Ví dụ : bảng 1 nhóm thực nghiệm - CXH : 12 trẻ = 0 điểm - TT : 6 trẻ = 6 điểm - TX : 2 trẻ = 4 điểm Tổng 3 mức độ = 10 điểm . Lấy 7 điểm chia trung bình cho 20 trẻ ta được điểm tổng trung bình là 0,35 . NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Hải Phòng, ngày 01tháng 2 năm 2013 Ngƣời viết: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 980 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
21 p | 902 | 111
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường Mầm non Kim Thủy
14 p | 940 | 106
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ ( Âm nhạc) cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát
17 p | 1021 | 81
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
33 p | 3091 | 53
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học
33 p | 836 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1
29 p | 743 | 40
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 250 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động tạo môi trường chữ
9 p | 843 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 230 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập
11 p | 317 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN
30 p | 285 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn
23 p | 179 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên
11 p | 147 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể
22 p | 115 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 141 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
21 p | 82 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn