Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I. Phần mở đầu 1<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu 2<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3<br />
<br />
I. Cở sở lý luận của vấn đề. 4<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề . 4<br />
<br />
III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 5<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ 19<br />
<br />
I. Kết luận. 19<br />
<br />
II. Kiến nghị. 3<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22<br />
<br />
MỤC LỤC 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG <br />
GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI LỚP LÁ 1<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
1.1. Lý do lý luận:<br />
<br />
“Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi <br />
ca.<br />
<br />
Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc <br />
nhạc..”<br />
<br />
Thật đúng như vậy âm nhạc là món ăn tinh thần, là một môn nghệ <br />
thuật không thể thiếu của xã hội loài người, Âm nhạc phản ánh cuộc sống <br />
con người qua niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người. Ở lứa <br />
tuổi Mầm non âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương <br />
tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ <br />
giao tiếp, trao đổi tình cảm, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong <br />
bụng mẹ qua lời ru, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ <br />
thơ. Tình yêu gia đình, tình yêu quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. <br />
Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc là phương tiện tạo điều kiện hiệu <br />
quả góp phần phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện về: Thể chất, trí <br />
tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ…. Như những câu hát sau:<br />
<br />
“ Đăk lăk tây nguyên không chỉ có rừng<br />
<br />
Ngày muôn chim hót đêm ngàn yêu thương<br />
<br />
2<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Đăk lăk quê em còn biết bao người<br />
<br />
Đêm ngày thao thức vì đàn trẻ thơ”<br />
<br />
Đó chính là lời hát “Cô nuôi dạy trẻ ” của tác giả Đặng Phước.... đã nói <br />
lên niềm yêu trẻ thơ của những “ Cô nuôi dạy trẻ” là một trong những nghề <br />
mà tôi yêu thích nhất, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, ngày hai buổi đến <br />
trường, được sống gần gũi, được học tập bên tình yêu thương của thầy cô <br />
bạn bè. Qua nếp sống, phong cách dịu dàng trong từng lời giảng, cử chỉ của <br />
thầy cô đã làm cho tôi dạt dào niềm kính yêu và in mãi trong tiềm thức với <br />
ước mơ vô bờ bến ấy.. đó là “Lớn lên mình sẽ làm cô giáo”. Với bản tính yêu <br />
thích trẻ thơ và với ước mơ hoài bão của mình đã thôi thúc tôi đến với nghề <br />
“Nuôi dạy trẻ”. Tôi cảm nhận được từ đáy lòng, từ tâm hồn mình: “Nơi nào <br />
có tiếng hát, tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ là nơi đó có sự ngây thơ, trong <br />
sáng và yên bình nhất”. Chính những điều đó đã mách bảo trái tim tôi đến với <br />
trẻ thơ và ước mơ thầm lặng đó đã trở thành hiện thực...<br />
<br />
Và tôi bây giờ đã là một người mẹ, người cô của rất nhiều trẻ thơ…. <br />
Trong thời gian làm người mẹ thứ hai của trẻ tôi cảm thấy ở trẻ thơ, từng lời <br />
ca, tiếng hát như là một món ăn tinh thần đối với trẻ. Nó gần như là một <br />
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục trẻ. Ý thức rõ vai trò <br />
của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm <br />
nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp <br />
Mầm non... <br />
1.2. Lý do thực tiễn<br />
<br />
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo tốt của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện <br />
Krông Ana cũng như sự động viên khích lệ của Ban giám hiệu Trường MN <br />
Hoa Sen cùng với sự nổ lực của bản thân. Tôi đã và đang cố gắng tìm hiểu <br />
những biện pháp thích hợp. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt <br />
động làm quen giáo dục âm nhạc. Vì âm nhạc tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng cảm <br />
<br />
<br />
3 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
thụ tác phẩm âm nhạc, góp phần phát triền về mặt thẩm mỹ cho trẻ . Nhưng <br />
trong thực tế ở trường tôi dạy và một số trường trong huyện Krông Ana mà <br />
tôi đã có điều kiện để tiếp xúc qua, nhận xét bằng trực giác chủ quan của <br />
mình, việc giáo dục âm nhạc chủ yếu là dạy trẻ biết hát cùng cô một cách <br />
máy móc, chưa quan tâm đến các biện pháp giáo dục âm nhạc một cách có <br />
hiệu quả hơn. Vì lý do đó mà tôi đề cập đến “Một số biện pháp tổ chức <br />
tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1 <br />
Trường Mầm non Hoa Sen” Xã Ea Bông, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
2. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này trẻ mầm non lớp lá 1 (56 tuổi) tại <br />
Trường Mầm non Hoa sen, nghiên cứu về Một số biện pháp tổ chức tốt các <br />
hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1 Trường Mầm non <br />
Hoa Sen<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt <br />
động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa <br />
Sen<br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học từ tháng 9/ 2018 – tháng 2/ 2019.<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu:<br />
<br />
Giáo dục âm nhạc cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và quan <br />
trọng, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, đòi hỏi cả một quá <br />
trình, phải có sự kiên trì của cả giáo viên và trẻ. Chúng ta phải dạy trẻ những <br />
gì? Dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu nhanh nhất, hứng thứ nhất, Tôi phải <br />
học hỏi tìm hiểu để trả lời những câu hỏi như vậy.<br />
<br />
Một số biện pháp sau đây sẽ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm <br />
nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa Sen. Nhằm giúp cho trẻ học tốt môn <br />
Hoạt động âm nhạc , những trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn <br />
<br />
4<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
khi đứng trước đám đông để hát, để múa. Trẻ tự tin hơn khi lên sân khấu <br />
biểu diễn. Để phát triển năng khiếu cho trẻ, hình thành cho trẻ những điểm <br />
mạnh của mình , để trẻ học tập tốt để bước đến giai đoạn tiếp theo như vào <br />
<br />
lớp 1. <br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cở sở lý luận của vấn đề. <br />
<br />
Nghệ thuật âm nhạc, ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và <br />
nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình <br />
cảm của con người qua những cung bậc hết sức tinh tế. Đời sống con người <br />
bao giờ cũng được nhìn nhận bằng hai mặt : Đó là đời sống vật chất và đời <br />
sống tinh thần. Khi hai yếu tố đó được đáp ứng thì có thể nói rằng “đó là con <br />
người hạnh phúc”. Âm nhạc cũng là một món ăn tinh thần đối với đời sống <br />
của con người thêm phong phú. Những người thân có thể bộc lộ tình cảm với <br />
nhau qua âm nhạc. Có thể nói âm nhạc gắn với đời sống con người như một <br />
người bạn đồng hành và như một phần sự sống. Nhờ âm nhạc mà nhân loại <br />
xích lại gần nhau hơn. Giai điệu âm nhạc làm dịu lòng người, nhịp điệu rộn <br />
ràng của tác phẩm khiến lòng người phấn chấn, vui tươi.<br />
<br />
Đối với trẻ thơ, vị trí âm nhạc càng được khẳng định. Ngay từ lúc mới <br />
sinh ra, lời ru của mẹ đã là lời nhắn nhủ sự bình yên của trẻ. Âm nhạc vốn <br />
rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những <br />
phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều <br />
khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. <br />
<br />
Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 3 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm <br />
nhận được những bài hát và những điệu nhạc này: Tuy nhiên lòng yêu thích <br />
âm nhạc ở các trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có trẻ yêu đến độ say mê, <br />
có trẻ lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do <br />
<br />
<br />
5 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên <br />
giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất góp phần phát triển <br />
năng lực thẩm mỹ, trau dồi đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác <br />
động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Tạo cơ sở cho việc hình thành <br />
và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Giáo dục âm nhạc tốt sẽ là công cụ <br />
tích cực để đưa vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc mối quan hệ thẩm mĩ với <br />
âm nhạc, trẻ có khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay, <br />
cái dở. Âm nhạc tác động đến tình cảm đạo đức của trẻ nhiều khi còn mạnh <br />
hơn cả lời khuyên, ví dụ: Muốn giáo dục trẻ chào hỏi ba mẹ, ông bà khi trẻ đi <br />
học về tôi có thể cho trẻ hát bài “Đi học về là đi học về, em vào nhà em chào <br />
cha mẹ...” qua đó giáo dục trẻ dễ dàng và trẻ sẽ nghe lời hơn…<br />
<br />
Qua âm nhạc, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về dân tộc ở <br />
trẻ được nảy nở. Có thể nói rằng hoạt động âm nhạc tạo ra những điều kiện <br />
cần thiết giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ , đạt những cơ sở <br />
cho văn hóa của người dân tương lai.<br />
<br />
Hoạt động âm nhạc thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ .Giáo dục âm <br />
nhạc có giá trị rất lớn trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ Mẫu <br />
giáo và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ thơ.<br />
<br />
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. <br />
Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ, chúng tôi <br />
phải tự tạo ra nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm <br />
nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm Non <br />
Mẫu giáo một cách lôgich, sáng tạo và có hiệu quả hơn.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề .<br />
<br />
Trường Mầm Non Hoa Sen là một trường thuộc vùng nông thôn nằm trên địa <br />
bàn Buôn Mblớt xã Ea Bông Krông Ana Dak lak. Được sự quan tâm của <br />
sở giáo dục, phòng giáo dục, UBND xã và đặc biệt là sự tham mưu chỉ đạo <br />
<br />
6<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
của ban giám hiệu nhà trường nên cơ sở vật chất của trường đã được trang bị <br />
ngày một hoàn thiện, trường nằm trong khu vực đông dân cư, khuôn viên <br />
trường thoáng mát, rộng rãi, có nhiều cây xanh, có mô hình lấy trẻ làm trung <br />
tâm, đảm bảo cho trẻ học tập và vui chơi. <br />
<br />
Nhà trường đã thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, xây dựng tiết <br />
dạy mẫu về môn âm nhạc. Hội giảng, thao giảng dự giờ để giáo viên rút kinh <br />
nghiệm.<br />
<br />
Mặc dù nhà trường rất quan tâm và chú trọng đến việc tổ chức hoạt động <br />
âm nhạc cho trẻ. Đó là mặt thuận lợi, xong bên cạnh đó cũng gặp không ít <br />
khó khăn khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ như:<br />
<br />
Lớp lá 1 có 100% là trẻ dân tọc thiểu số, bố mẹ làm nghề nông, làm gạch <br />
làm cà phê, Tiêu (đi sớm về muộn) và kinh tế còn nghèo nên phụ huynh không <br />
có nhiều thời gian quan tâm đến con mình.<br />
<br />
Nguồn kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên nhiều đồ dùng cần đầu <br />
tư kinh phí nhưng chưa có khả năng.<br />
<br />
Phòng chức năng chưa có nên khả năng phát triển của trẻ trong lĩnh vực <br />
âm nhạc còn hạn chế, những đồ dùng, đạo cụ âm nhạc nhưng chưa đầy đủ.<br />
<br />
Khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế…<br />
<br />
Từ những thuận lợi và khó khăn trên,. Là một người giáo viên tôi nghĩ phải <br />
tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ngày được tốt hơn.<br />
<br />
Qua thực trạng của lớp Lá 1 thì vào mỗi tuần trẻ được học một tiết âm nhạc <br />
tại lớp nhưng điều đặc biệt các cháu đều ham thích hoạt động âm nhạc ở <br />
trong tiết học cũng như ở các hoạt động mọi lúc mọi nơi.<br />
<br />
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra khảo sát trên 24 trẻ tại lớp <br />
Lá 1, trong đó có 14 em là nữ, 24em là người đồng bào dân tộc thiểu số. <br />
Thống kê kết quả như sau:<br />
<br />
<br />
7 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
̉ ́ ̣ ́ ̀ ̃ ực giáo dục âm nhạc<br />
Khao sat môt sô tiêu chí vê linh v<br />
<br />
Nội Đạt Chưa đạt Ghi chú<br />
dung Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ%<br />
<br />
Khả năng nghe và 8/24 33% 16/24 67%<br />
cảm nhận âm nhạc<br />
<br />
Thể hiện tốt kỹ năng 9/24 37% 15/24 63%<br />
ca hát<br />
<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin, 8/24 33% 16/24 67%<br />
hứng thú khi tham gia <br />
hoạt động âm nhạc<br />
<br />
Việc cho trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc g iáo viên còn chưa đưa ra <br />
được nhiều trò chơi sáng tạo gây hứng thú cho trẻ và chưa lồng ghép tích hợp <br />
các phương pháp nên việc cảm thụ âm nhạc ở trẻ còn hạn chế.. tích hợp lồng <br />
ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố <br />
khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế.<br />
<br />
III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
<br />
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy rằng muốn gây được sự <br />
tập trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động âm nhạc. <br />
Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi <br />
dạy năng khiếu âm nhạc cho trẻ để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ <br />
học tốt môn giáo dục âm nhạc và tôi đã đưa ra những giải pháp sau:<br />
<br />
1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn để đưa giáo dục âm <br />
nhạc vào mọi lúc, mọi nơi phù hợp với trẻ<br />
<br />
1.1.Biện pháp 1: : Không ngừng học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ <br />
̉<br />
chuyên môn cho ban thân.<br />
<br />
<br />
8<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Để bản thân nắm được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phương <br />
pháp về việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tôi <br />
tích cực tham gia vào các chuyên đề về giáo dục âm nhạc do nhà trường, các <br />
đơn vị tổ chức. Ngoài ra để nắm vững nội dung kiến thức và các yêu cầu về <br />
kỹ năng của “Giáo dục âm nhạc” một cách nhẹ nhàng, sinh động, tôi tham gia <br />
vào các hình thức do nhà trường tổ chức như:<br />
<br />
Thảo luận kiến thức để dạy trẻ hoạt động âm nhạc có hiệu quả, ngoài <br />
việc giáo viên có kiến thức về nội dung, phương pháp tổ chức. Giáo viên cần <br />
phải có ki năng v<br />
̃ ề âm nhạc phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ hướng <br />
vào đề tài giáo dục. Để dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời, biết hát biểu diễn sắc <br />
thái tình cảm. Tạo cho trẻ hứng thú trong ca hat. <br />
́<br />
<br />
Bản thân tôi tự nghiên cứu tài liệu, tự đặt ra những câu hỏi có liên quan <br />
đến chuyên đề “ Giáo dục âm nhạc” để hỏi chuyên môn và giáo viên về vấn <br />
đề mình còn băn khoăn, chưa hiểu.<br />
<br />
Để lý thuyết và thực hành đi đôi với nhau, giúp bản thân có thê ti<br />
̉ ếp cận <br />
được nội dung một cách sâu sắc. Sau các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh <br />
hoạt tọa đàm, thi năng khiếu, khi đã nắm vững kiến thức lý thuyết và co ki<br />
́ ̃ <br />
năng âm nhạc, tôi đã mạnh dạn đăng ký các tiết thao giảng, đặc biệt hoạt <br />
động âm nhạc. Các tiêt thao gi<br />
́ ảng, tôi đã đầu tư chặt chẽ về nội dung hình <br />
thức, phương pháp dạy theo hướng đôỉ mới. Sau khi chuyên môn, đồng <br />
nghiệp dự giờ thao giảng, tôi xin ý kiến góp ý, rút kinh nghiệm cho tiết dạy <br />
của mình. Bên cạnh đó, bản thân tôi còn sắp xếp thời gian để dự giờ đồng <br />
nghiệp trong trường và các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm.<br />
<br />
1.2.Biện pháp 2: Tổ chức giáo dục âm nhạc thường xuyên và liên tục <br />
mọi lúc mọi nơi trong tiết học và các môn học khác.<br />
<br />
Thực tế giáo dục âm nhạc ở lứa tuổi mầm non cho thấy khả năng cảm <br />
thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần trải qua một quá trình <br />
<br />
<br />
9 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
“Học bằng chơi, chơi bằng học” vì thế bản thân tôi đã có kế hoạch thực hiện <br />
âm nhạc với trẻ ở trường tôi bằng những hoạt động thường xuyên và liên tục <br />
mọi lúc mọi nơi như sau: Ví dụ như<br />
<br />
* Trước giờ học buổi sáng:<br />
<br />
Vào mỗi buổi sáng khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ khác <br />
nhau nếu cho trẻ nghe nhạc về trường lớp, về bạn bè, thì trẻ sẽ cảm thấy <br />
hứng thú hơn, thích đến trường hơn. Ngoài ra tôi cho trẻ nghe những bài hát <br />
trong và ngoài chương trình, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chủ điểm <br />
nhằm ôn lại các bài hát hoặc làm quen các bài hát sắp học. Trẻ được nghe <br />
nhiều lần trẻ sẽ cảm nhận được bài hát, thích nghe hát và thuộc lời bài hát.<br />
<br />
* Hoạt động ngoài trời: Trong khoảng thời gian trẻ chơi trò chơi vận <br />
động hoặc trò chơi tự do, thì âm nhạc nhẹ nhàng, êm dịu giúp trẻ thoải mái, <br />
bớt căng thẳng và thích thú tham gia vào các trò chơi hơn.<br />
<br />
Vd: Chủ điểm hiện tượng tự nhiên tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động <br />
“trời nắng trời mưa” tôi hướng dẫn trẻ khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì trẻ <br />
sẽ trú vào vòng tròn tượng trưng ngôi nhà để cho khỏi ướt, trẻ nào chậm <br />
chân, không tìm được nơi trú thì phải nhảy lò cò một vòng quanh ngôi nhà. <br />
Khi chơi tôi cho trẻ đóng vai các chú thỏ vừa nhảy theo điệu bộ của các chú <br />
thỏ vừa hát bài “Trời nắng, trời mưa” như vậy trẻ sẽ thích thú giúp cho trò <br />
chơi vận động đạt kết quả cao hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời<br />
<br />
Ngoài ra tôi lồng ghép những bài hát có nội dung theo chủ đề, chủ điểm <br />
qua đó giáo dục cho trẻ thông qua các nội dung của bài hát đó. Ví dụ: Tôi cho <br />
trẻ dạo chơi quan sát cây xanh sau khi trẻ quan sát xong tôi cho trẻ hát bài <br />
“Em yêu cây xanh” qua đó trẻ được cũng cố lại bài hát đã học, giáo dục trẻ <br />
thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, dần dần hình <br />
thành ở trẻ ý thức hứng thú quan sát, ham hiểu biết, phát triển tai nghe và thể <br />
hiện được tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh.<br />
<br />
* Hoạt động thể dục sáng : <br />
<br />
Hoạt động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao, các <br />
trẻ rất hứng thú tham gia, giúp tôi bớt mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh <br />
khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo <br />
đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách <br />
nhịp nhàng và Thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện ( kích thích trẻ hứng <br />
thú, sảng khoái bước vào một ngày mới. Các loại nhạc và bài hát tôi chọn cho <br />
thể dục sáng thường có tiết tấu vui, nhịp nhàng, và nhất là theo từng chủ <br />
điểm. <br />
<br />
11 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Ví dụ như : Chủ điểm Trường mầm non tôi chọn bài “Trường chúng cháu là <br />
trường mầm non” chủ điểm gia đình kết hợp “Cả nhà thương nhau” Chủ <br />
điểm bản thân tôi chọn bài “Tay thơm tay ngoan” chủ điểm Mùa xuân kết <br />
hợp bài “Sắp đến tết rồi”. Chủ điểm Thế giới động vật kết hợp bài Con cào <br />
cào… … Chủ điểm hiện tượng tự nhiên thì bài hát “Nắng sớm”….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh cô và trẻ tập thể dục buổi sáng<br />
<br />
Muốn trẻ được trải nghiệm nhiều hơn, tốt hơn trong các hoạt động âm <br />
nhạc đòi hỏi tôi cần có sự sáng tạo, Ngoài bám sát phương pháp dạy học tôi <br />
còn thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức mở các cuộc thi âm nhạc tại <br />
lớp, tại trường. Có đàn, có dụng cụ âm nhạc giống như một chương trình văn <br />
nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… và tôi đã chuẩn bị <br />
các phần quà cho những trẻ đạt giải. <br />
<br />
Mỗi lần tổ chức văn nghệ trẻ như được bước sang 1 thế giới khác muôn <br />
màu muôn vẽ. Trẻ sẽ rất hào hứng mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt <br />
động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
* Âm nhạc được lồng ghép và được giáo dục qua các tiết học . Việc lựa <br />
chọn bài hát phù hợp cho trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm nhận được âm <br />
nhạc tốt hơn, hứng thú hơn và mang đến kết quả cao hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Ổn định tổ chức các tiết học tôi cho trẻ hát các bài hát phù hợp với <br />
chủ điểm, chủ đề nhánh, qua bài hát đó tôi cũng cố lại và giáo dục dẫn dắt <br />
vào bài.<br />
<br />
* Trong giờ hoạt động góc.<br />
<br />
Trong một giờ hoạt động có chủ đích, trẻ không thể hát thuộc và vận <br />
động thành thạo bài hát, vì ở độ tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng lại mau quên, <br />
cần cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt là hoạt động <br />
góc, trong giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên và mạnh dạn, thích nghe <br />
múa lại những bài hát trẻ đã học và thích phản ánh lại những việc làm của <br />
người lớn.<br />
<br />
Ví dụ: Sau giờ âm nhạc, học hát “Cô giáo miềm xuôi” Ở góc phân vai cho trẻ <br />
chơi tập làm cô giáo dạy bài “cô giáo miềm xuôi” “cô và mẹ”… Trẻ rất thích <br />
thú và chơi làm cô giáo, học sinh làm theo cử chỉ điệu bộ như cô giáo thật <br />
hàng ngày dạy trẻ.<br />
<br />
* Trong tiết học âm nhạc.<br />
<br />
Muốn tiết học âm nhạc tốt, sôi động đòi hỏi người giáo viên như tôi <br />
phải nắm vững phương pháp, nội dung dạy môn âm nhạc. Trong mỗi tiết học <br />
âm nhạc tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ âm nhạc, mũ cho trẻ đội phù <br />
hợp theo chủ đề. Ngoài ra tôi luôn đổi mới các tiết học của mình bằng nhiều <br />
cách khác nhau, tôi lồng ghép các trò chơi đan xen với các bài hát để trẻ vừa <br />
chơi vừa học như trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc gồm có các trò chơi <br />
“Nghe nhạc đoán tên bài hát” trò chơi đoán tên bài hát dựa vào các hình vẽ… <br />
Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc thì tôi thường lồng ghép các trò chơi <br />
“Tìm xem nốt nhạc ở đâu”.. trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” …. Khi tôi <br />
<br />
13 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
cho trẻ tham gia các trò chơi âm nhạc tôi thường nêu rõ luật chơi, cách chơi. <br />
Trong khi chơi tôi thấy trẻ được tự do tìm cách thể hiện, giúp trẻ nắm được <br />
các quy tắc giao tiếp, ứng xử với bạn bè với cô giáo, có tinh thần tập thể, tinh <br />
thần đoàn kết tương trợ cũng như các phản xạ được rèn luyện để ngày càng <br />
nhanh và chính xác hơn.<br />
<br />
Trong hoạt động khám phá khoa học: <br />
<br />
Để giúp trẻ hiểu về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen <br />
khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi... <br />
thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm <br />
xúc với các đối tượng như: Tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” tôi có thể tích <br />
hợp các bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” một ca khúc do Thế vinh sáng <br />
tác hoặc “Ai cũng yêu chú mèo” (Kim Hữu) “Con gà trống” của (Phạm Ngọc <br />
Triệu) hoặc đề tài “Tìm hiểu một số loài hoa” tôi có thể lồng ghép các bài hát <br />
“Hoa trong vườn” St (Văn Dung) hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra chơi <br />
vườn hoa” St (Văn Tấn) nhằm thu hút sự tập trung của trẻ, giúp trẻ cũng cố, <br />
làm quen các kiến thức mà trẻ đã và đang chuẩn bị học.<br />
<br />
Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non là chủ yếu tư duy trực quan, cho nên <br />
để tổ chức được các hoạt động âm nhạc thành công thì việc sắp xếp, tạo môi <br />
trường hấp dẫn sẽ lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ hứng thú muốn tham gia hoạt <br />
động là rất cần thiết.<br />
<br />
2. Giải pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ được mạnh dạn trong quá trình <br />
tham gia hoạt động âm nhạc.<br />
<br />
1.1.Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ bằng trang phục, đạo cụ khi tham <br />
gia hoạt động âm nhạc. <br />
<br />
Mỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng được mặc đẹp, diện đẹp sẽ <br />
làm cho chúng ta tự tin hơn. Để trẻ yêu âm nhạc, hứng thú học âm nhạc thì <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
ngoài phương pháp linh hoạt của việc dạy trẻ trên lớp thì việc giáo viên kết <br />
hợp cho trẻ được sử dụng trang phục cũng rất là quan trọng.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy cho trẻ hát các bài dân ca quê hương nhẹ nhàng thì giáo <br />
viên có thể cho trẻ được mặc những trang phục phù hợp với bài hát, khác với <br />
đồ của bé thì chắc chắn bé sẽ vui hơn, thích hơn và học tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ hát múa biểu diễn văn nghệ tại Trường MN Hoa Sen<br />
<br />
Trẻ tham gia hát nhảy những bài hát sôi động hoặc eorobich thì cũng có những <br />
trang phục phù hợp giúp trẻ tự tin hơn trong khi biểu diễn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Văn nghệ và Hội thi Eorobich cấp Trường MN Hoa Sen<br />
<br />
<br />
15 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Hát múa các bài về tây nguyên, hay dân tộc mèo, thái,... được mặc <br />
trang phục của vùng miền đó trẻ cũng sẽ thích thú hơn và thể hiện tốt hơn rất <br />
nhiều.<br />
<br />
Trang phục và dụng cụ âm nhạc luôn luôn thay đổi theo từng tiết mục <br />
để góp phần đặc sắc hơn với tiết mục trẻ biểu diễn. Chính vì vậy trẻ sẽ <br />
mạnh dạn hơn khi lên sân khấu và trong quá trình biểu diễn tiết mục của <br />
mình. Do đó, giáo viên nên chọn những trang phục và đạo cụ phù hợp với trẻ <br />
vào những bài hát, bài múa... trong quá trình tham gia hoạt động cũng góp <br />
phần cho hoạt động sôi nổi, đạt kết quả hơn.<br />
<br />
1.2.Biện pháp 2:Tạo môi trường Sưu tầm, cải biên một số trò chơi <br />
phục vụ âm nhạc trong giảng dạy.<br />
<br />
Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Đối với trẻ thơ, <br />
được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu <br />
hiệu nhất. Trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động <br />
theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan <br />
trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, <br />
phát triển năng khiếu âm nhạc. <br />
<br />
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ <br />
có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu <br />
những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có <br />
kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc.Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem <br />
đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động có tác dụng mạnh <br />
mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. <br />
<br />
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác một số trò chơi nhằm làm <br />
tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.<br />
<br />
* Trò chơi “Ô cửa bí mật”<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên <br />
biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa <br />
<br />
<br />
<br />
Chuẩn bị: Cho mỗi đội 1 xắc xô, rổ…<br />
<br />
Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội, 3 đội trưởng của đội sẽ chọn ô cửa cho <br />
đội của mình nếu ô cửa nào được mở ra, bên trong ô cửa có hình ảnh gì thì <br />
đội đó có nhiệm vụ hát một bài nói về hình ảnh đó.<br />
<br />
Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có hình ảnh thuyền thì hát một bài hát nói về <br />
thuyền như: Em đi chơi thuyền<br />
<br />
Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh <br />
trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một bông hoa. Tiếp tục đội kia chọn ô <br />
cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình <br />
ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.<br />
<br />
* Trò chơi “Ai nhanh nhất”<br />
<br />
Chuẩn bị: Vòng, Xắc xô..<br />
<br />
Cách chơi : Cô cùng trẻ tự do làm động tác vận động bật nhạc vận động theo <br />
ý thích khi kết thúc bản nhạc hoặc nghe tiếng xắc xô của cô phải nhảy vào <br />
vòng của mình. Trẻ nào không lấy vòng thì phải nhảy lò cò một vòng và mất <br />
lượt chơi<br />
<br />
* Trò chơi “ Đoán tên bạn hát”<br />
<br />
Chuẩn bị: Khăn cho trẻ che mắt<br />
<br />
Cách chơi : Trẻ đứng thành vòng tròn. Cô gọi tên một trẻ lên đứng giữa vòng <br />
tròn bịt mắt lại cô mời một trẻ lên hát trẻ bịt mắt đoán thử xem bạn nào vừa <br />
hát. Cô có thể nâng dần yêu cầu đối với trẻ bằng cách tăng dần số lượng trẻ <br />
chơi<br />
<br />
<br />
17 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
* Trò chơi “nghe thấu hát tài” :<br />
<br />
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng<br />
<br />
Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ <br />
đã thuộc.<br />
<br />
Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào <br />
tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách <br />
nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 <br />
nói thầm vào tai cho bạn thứ 3…Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của <br />
đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn <br />
thì thắng cuộc.<br />
<br />
Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công <br />
nhân lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai <br />
cho bạn thứ 2 của đội mình…Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên <br />
hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc.<br />
<br />
* Trò chơi: “Tai ai thính”<br />
<br />
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các <br />
nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.<br />
<br />
Chuẩn bị : một số nhạc cụ âm nhạc như sau: Đàn organ bằng đồ chơi <br />
điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, dàn gõ <br />
bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô…<br />
<br />
Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới <br />
thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó <br />
như:<br />
<br />
+ Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ.<br />
<br />
+ Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
+ Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre…<br />
<br />
Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các <br />
loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi <br />
trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, <br />
thổi các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc <br />
cụ nào. Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát <br />
một bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, <br />
trải nghiệm với nhạc cụ đó.<br />
<br />
1.3.Biện pháp 3: Giáo viên phối hợp với phụ huynh.<br />
<br />
Nếu không được tập luyện thường xuyên thì sau những ngày nghỉ trẻ hay <br />
quên lời của bài hát. Giáo dục âm nhạc là một hoạt động có thể nói phải <br />
luyện tập thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ dễ nhớ lại dễ quên. Vì thế tôi <br />
thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh luyện <br />
cho trẻ. <br />
<br />
Trao đổi phụ huynh có thể mua cho trẻ băng nhạc, đĩa hát phù hợp với <br />
lứa tuổi. Qua đó trẻ được làm quen với lời, giai điệu, nhạc của bài hát. Trong <br />
công tác kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là không thể thiếu được để giúp <br />
trẻ luyện tập nhiều hơn. Từ đó trẻ có vốn kiến thức về âm nhạc, tạo điều <br />
kiện thuận lợi hơn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động ở trường.<br />
<br />
VD: Qua chủ đề mới, giáo viên kịp thời nhắc phụ huynh: Chủ đề thế <br />
giới động vật nhắc nhở phụ huynh mua băng đĩa những bài hát về các con vật <br />
cho trẻ nghe...<br />
<br />
Tôi lồng ghép các tiết mục văn nghệ của các cháu trong các ngày lễ. <br />
Nhân dịp lễ khai giảng, lễ tổng kết, các cuộc thi giáo viên và trẻ mầm non hát <br />
̀ ể họ thấy được các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động <br />
dân ca nhăm đ<br />
âm nhạc giữa cô và trẻ trên lớp. Từ đó giúp phụ huynh có cách nhìn, cách nghĩ <br />
<br />
<br />
<br />
19 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
tốt hơn, về việc học tập cho các cháu, nhất là giáo dục âm nhạc ở trường, <br />
lớp. <br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
<br />
Khi mới vào lớp tôi chưa nắm bắt được tình hình thực tiễn của lớp lá <br />
1 phân hiệu Buôn Mblơt và sau quá trình thực hiện công tác giảng dạy tôi đã <br />
có những biện pháp giáo dục tốt nhất về giáo dục âm nhạc cho trẻ tốt nhất.<br />
<br />
Trong quá trình dạy tôi chưa được áp dụng chuyên đề giáo dục âm nhạc <br />
nên việc trong quá trình giảng dạy tôi phải chuẩn bị rất vất vả cho việc lên 1 <br />
tiết dạy, đồ dùng cồng kềnh, không khoa học cô nói nhiều và làm nhiều mà <br />
hiệu quả mang lại không được như ý muốn. Tiết dạy khô khan và nhàm chán.<br />
<br />
Còn giờ học đối với trẻ thiếu sự tích cực, đồ dùng chưa thu hút trẻ <br />
hiều, trẻ chưa được tự mình trải nghiệm mà còn học một cách máy móc rập <br />
khuôn theo kiểu cô làm trước, trẻ học theo làm theo.<br />
<br />
Còn sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp đưa ra trong sáng kiến <br />
kinh nghiệm, sau thời gian ngắn, tôi đã thấy hiệu quả mà sáng kiến mang lại <br />
khá tốt.<br />
<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:<br />
<br />
Bằng sự cố gắng của bản thân, sự ham học hỏi, tìm tòi và qua thời gian <br />
nghiên cứu tôi đã tìm ra được một số biện pháp và đã đưa vào thực hiện trong <br />
các giờ hoạt động âm nhạc, từ đó đã thu được những kết quả khả quan.<br />
<br />
Bản thân tôi đã áp dụng những giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm <br />
tại chính lớp học tôi đang chủ nhiệm ,và đối tượng chính là các em 5 tuổi tại <br />
lớp lá 1 buôn mblớt Trường Mầm Non Hoa Sen.<br />
<br />
Sau khi trẻ thực hiện một số biện pháp hoạt động âm nhạc do tôi tổ <br />
chức trẻ đã đạt kết quả sau:<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Kết quả khảo sát<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trướ Sau khi áp dụng đề tài<br />
c khi <br />
áp <br />
dụng <br />
<br />
S đề tài<br />
Tiêu <br />
TT Chưa <br />
chí Đạt Đạt Chưa đạt<br />
đạt<br />
<br />
Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ <br />
trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ%<br />
<br />
<br />
Khả năng nghe và 8/24 33% 16/24 67% 17/24 71% 7/26 29%<br />
1 cảm nhận âm nhạc<br />
<br />
<br />
Thể hiện tốt kỹ 9/24 37% 15/24 63% 22/24 83% 2/26 17%<br />
2 năng ca hát<br />
<br />
<br />
Trẻ mạnh dạn, tự 8/24 33% 16/24 67% 23/24 96% 1/24 4%<br />
tin, hứng thú khi <br />
3<br />
tham gia hoạt động <br />
âm nhạc<br />
<br />
<br />
<br />
Chính sự thay đổi đó đã cho ta nhận thấy rằng hiệu quả mà sáng kiến kinh <br />
nghiệm mang lại đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào việc nâng cao chất <br />
lượng dạy và học của cô trò mầm non Hoa Sen.<br />
<br />
<br />
<br />
21 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Về phía cô giáo: <br />
<br />
Như vậy trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, <br />
các trang thiết bị trong dạy học và trong giáo dục âm nhạc được hoạt động <br />
sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên là hết sức cần thiết, điều đó đòi <br />
hỏi chúng tôi khi sử dụng các biện pháp này phải chuẩn bị chu đáo và thành <br />
thạo.<br />
<br />
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng <br />
thuận hợp tác của tập thể sư phạm. Và sau khi sử dụng một số biện pháp tổ <br />
chức tốt các hoạt động âm nhạc tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn hơn, hoạt bát <br />
hơn trong các môn học cũng như hứng thú hơn trong lúc tham gia các hoạt <br />
động .<br />
<br />
* Kết quả trên trẻ: Đến nay hoạt động âm nhạc đã thu hút trẻ và trẻ thể <br />
hiện các tác phẩm âm nhạc ở các hoạt động rất có hồn, sôi động và rất thành <br />
công. <br />
<br />
Trẻ thực sự thích thú khi học GDÂN, tích cực tham gia chơi, chơi thành <br />
thạo các các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc cũng <br />
như các bộ môn khác. <br />
<br />
Từ kết quả trên cho thấy phương pháp tạo hứng thú tham gia hoạt <br />
động giáo dục thể chất cho trẻ là rất quan trọng, trẻ được hình thành nền <br />
móng thể lực ban đầu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đảm bảo <br />
mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. <br />
<br />
Về phía cha mẹ học sinh: Phụ huynh luôn tin tưởng và ủng hộ, đa số họ <br />
đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của môn âm nhạc đối với trẻ 5 tuổi khi <br />
thấy con em mình mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông, lên sân khấu tự <br />
tin, đẹp hơn nên đã giúp đỡ cô cháu cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng cô để <br />
các con ngày càng tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ<br />
<br />
I. Kết luận.<br />
<br />
Từ sự tìm hiểu thực trạng của trẻ qua các giờ hoạt động âm nhạc tôi đã <br />
rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:<br />
<br />
Để tổ chức thành công một hoạt động âm nhạc giáo viên cần nắm vững kiến <br />
thức cơ bản về âm nhạc, có khả năng về âm nhạc (Hát, múa) để đưa âm nhạc <br />
đến với trẻ một cách đúng đắn. Cô giáo bao giờ cũng là hình mẫu đối với trẻ, <br />
bên cạnh đó giáo viên cần nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động âm <br />
nhạc cho trẻ.<br />
<br />
Vào các giờ hoạt động âm nhạc cô nên sưu tầm băng đĩa, tranh, ảnh có nội <br />
dung của bài hát. Bên cạnh đó cô cho trẻ được mặc trang phục và được sử <br />
dụng dụng cụ âm nhạc gây cho trẻ hứng thú và ham thích hoạt động. <br />
<br />
Thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với âm nhạc ở mọi lúc, <br />
mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, khuyến khích trẻ bộc lộ những cảm <br />
nhận của mình khi nghe hát, nghe nhạc.<br />
<br />
Phối hợp tuyên truyền với phụ huynh ở nhà cho trẻ xem băng đĩa ca nhạc <br />
thiếu nhi nhằm gây cảm xúc đối với trẻ.<br />
<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm được tôi đúc rút từ quá trình giảng dạy của <br />
bản thân trong thời gian công tác tại trường. <br />
<br />
Bằng những kiến thức và kinh nghiệm vốn có, hãy dốc hết tâm sức của mình <br />
để “Tất cả vì trẻ thơ”. Mong sao có nhiều giáo viên mầm non làm tốt công <br />
tác này để trẻ được phát triển về mọi mặt, góp phần phát triển nhiều nhân tài <br />
cho Đất Nước với phương châm. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”<br />
<br />
II. Kiến nghị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Để thực hiện tốt hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non trong giai <br />
đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt <br />
được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi xin có một số kiến nghị sau :<br />
<br />
a. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận <br />
động theo nhạc, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa...<br />
<br />
b. Đối với nhà trường<br />
<br />
Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao <br />
đổi, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức sư phạm.<br />
<br />
Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: <br />
Băng đĩa, tivi, đầu VCD, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn... cho các lớp.<br />
<br />
Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận <br />
động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên. <br />
<br />
Tăng cường tổ chức chuyên đề thường xuyên, tổ chức các tiết dạy mẫu. Tổ <br />
chức hội thi Earobic, Bé khỏe – Bé ngoan để trẻ tự tin phấn khởi tham gia.<br />
<br />
3. Đối với phụ huynh <br />
<br />
Cần tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức để <br />
trực tiếp nắm được tình hình cũng như công việc của nhà trường, của lớp và <br />
tình hình học tập của con em mình.<br />
<br />
Thông cảm với nhà trường cũng như với giáo viên trên lớp tạo điều kiện <br />
nâng cao cơ sở vật chất để có hiệu quả và chất lượng hơn trong việc giáo <br />
dục trẻ.<br />
<br />
Làm tốt công tác phối kết hợp với nhà trường, với giáo viên trong việc <br />
dạy trẻ trên lớp cũng như ở nhà.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình hình <br />
thực tế của lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi sẽ cố gắng tiếp tục học hỏi <br />
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn trong việc <br />
phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ <br />
của Hội đồng sáng kiến các cấp để tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong công tác <br />
chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn! <br />
<br />
Ea Bông, ngày tháng năm 201<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Huyền<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………… <br />
…………………………………………………………………………………… <br />
…………………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền <br />
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa <br />
Sen<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho Bồi dưỡng thường xuyên <br />
giáo viên mầm non (20042007) giáo viên Mầm non (Ban <br />
<br />
Module 5: Đặc điểm phát triển thẩm mĩ hành kèm theo Thông tư số <br />
Những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ 36 /2011/TT BGDĐT ngày <br />
17 tháng 8 năm 2011 của <br />
mầm non về thẩm mĩ. <br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và <br />
Module 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ 36 Đào tạo)<br />
tuổi<br />
<br />
2 Chương trình giáo dục mầm non Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3 Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương Nhà xuất bản giáo dục <br />