M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang <br />
Phần 1 : Phần mở đầu......................................................................2<br />
I. Đặt vấn đề.........................................................................................2<br />
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................3<br />
Phần 2: Phần nội dung......................................................................3<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.................................................................3<br />
II. Thực trạng vấn đề ..........................................................................4<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.........................5<br />
IV. Tính mới của giải pháp………………………………………… 5<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................16<br />
Phần 3: Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị……………………… 17<br />
I. Kết luận:............................................................................................17<br />
II. Kiến nghị:.........................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trẻ mầm non ngoài các hoạt động ăn, ngủ, vui chơi thì hoạt động học <br />
cũng rất nhiều như: khám phá khoa học, tạo hình, làm quen với toán…Tất cả <br />
những hoạt động này đều giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đối với trẻ <br />
56 tuổi còn một hoạt động không kém phần quan trọng đó là hoạt động làm <br />
quen chữ cái. Vì hoạt động làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có <br />
vai trò giúp con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả thì đối với trẻ, <br />
ngôn ngữ nói được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, <br />
mọi nơi.Vậy hoạt động làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của <br />
việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi, <br />
do đó làm quen với chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn <br />
ngữ cho trẻ. Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về <br />
thế giới xung quanh, đồng thời việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ <br />
hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết, nhất là trong 5 năm đầu <br />
đời là một trong những lĩnh vực quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và là <br />
hành trang để trẻ tự tin bước vào lớp một.<br />
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng <br />
dạy trẻ ở độ tuổi 56 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy <br />
rằng trẻ làm quen với chữ viết không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người <br />
giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong <br />
quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, từ đó trẻ có sự <br />
tập trung chú ý và hứng thú tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy tôi <br />
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ <br />
mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái tại trường mầm non Ea Tung ”. <br />
Nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu ( Lấy trẻ làm trung tâm) nâng cao chất <br />
lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. <br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái, <br />
những khó khăn và những thuận lợi cũng như tìm hiểu những cơ sở, những <br />
phương pháp phù hợp với tình hình thực tế tại lớp Lá 1, trường mầm non Ea <br />
Tung.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động <br />
làm quen chữ cái cho trẻ mầm non 56 tuổi tại lớp Lá, trường mầm non Ea <br />
Tung.<br />
Rút ra được những kinh nghiệm từ thực tiễn, vận dụng những phương <br />
pháp đề ra từ đó đạt được những kết quả như mong đợi.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Trẻ mầm non ghi nhớ không chủ định nền khả năng ghi nhớ mặt chữ cái <br />
của trẻ chưa cao nên trẻ sẽ nhanh quên.<br />
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trong <br />
không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui <br />
chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong <br />
tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho <br />
tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ <br />
trẻ phát triển .<br />
Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc <br />
phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi, do đó <br />
làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho <br />
trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng <br />
phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Thông qua việc làm quen với <br />
chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với <br />
chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ <br />
viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua <br />
viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát <br />
triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định.<br />
Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, <br />
chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học<br />
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non <br />
tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến <br />
thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được <br />
nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối <br />
với trẻ và phù hợp với điều kiện lớp, trường, mình đang công tác. Đối với trẻ <br />
mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan <br />
<br />
3<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn <br />
trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm, đọc <br />
chuẩn chữ, tiếng Việt, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân <br />
cách cho trẻ.<br />
Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong giờ học làm quen với chữ cái cho <br />
trẻ 56 tuổi là rất cần thiết nhằm giúp trẻ hứng thú, ham thích và tích cực <br />
tham gia vào giờ học chữ. Để làm được điều này, các giáo viên phải thường <br />
xuyên thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động. Vì hình thức tổ chức hoạt <br />
động càng phong phú, hấp dẫn thì càng thu hút sự chú ý của trẻ. Trẻ sẽ tiếp <br />
thu nhanh, dễ nhớ, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức.<br />
II. Thực trạng của vấn đề <br />
Sĩ số : 39 trẻ/ lớp, Nữ: 20; DT: 2; Nữ DT: 0<br />
Giáo viên: 02; trên chuẩn: 02; DT: 0; Nữ DT: 0;<br />
Khảo sát chất lượng đầu năm<br />
Tổng số trẻ 39/39 trẻ đạt kết quả như sau:<br />
Bảng khảo sát kết quả trên trẻ đầu năm học<br />
<br />
Số trẻ Ghi <br />
TTT Nội dung<br />
Đạt % Chưa đạt % chú<br />
<br />
Trẻ nhận biết và phát âm <br />
1 13/39=33% 26/39=67%<br />
đúng<br />
<br />
Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô <br />
2 15//39=38% 24/39=62%<br />
đúng tư thế<br />
<br />
3 Trẻ tô, viết đúng chữ cái 14/39=36% 25/39=64%<br />
<br />
Trẻ hứng thú, tích cực tham <br />
4 gia hoạt động làm quen chữ 17/39=43% 22/39=57%<br />
viết<br />
<br />
Biết cách cầm sách, mở <br />
5 15/39=38% 24/39=62%<br />
sách ra xem và quy trình đọc<br />
<br />
1. Thuận lợi:<br />
<br />
4<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Về giáo viên: Lớp tôi có hai cô đều là giáo viên trẻ và chuyên môn tay <br />
nghề vững vàng đạt chuẩn và trên chuẩn, cô luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến <br />
trẻ còn có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, <br />
tiết dạy mẫu do trường, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức và đặc biệt <br />
trường luôn được sự quan tâm của quý cấp lãnh đạo. Ban Giám hiệu luôn tạo <br />
điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp <br />
để nâng cao chất lượng giảng dạy. <br />
Về cơ sở vật chất: Lớp lá 1 được nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật <br />
chất, đồ dùng trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen <br />
chữ cái. Kết hợp cùng phụ huynh xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm <br />
ngay từ đầu năm học. Sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi phục <br />
vụ môn học. Lớp rộng, thoáng mát có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho <br />
trẻ hoạt động. Trẻ được học theo độ tuổi từ lớp dưới lên; đa số phụ huynh <br />
qua tâm đến việc học tập của con em mình. <br />
2. Khó khăn:<br />
Một số trẻ phát âm chưa chuẩn, chưa tự tin trong giao tiếp …<br />
Một số phụ huynh nhận thức về chương trình giáo dục mầm non chưa <br />
cao, còn mốn cô dạy theo phương pháp cũ, muốn giáo viên dạy trước chương <br />
trình lớp 1.<br />
Từ những thuận lợi khó khăn trên tôi đã đề ra một số giải pháp đẻ giúp <br />
trẻ mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia vào các hoạt động.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
Giải pháp 1. Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua việc tạo ra môi trường <br />
chữ cái.<br />
Để giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái, ngoài việc cho trẻ lĩnh <br />
hội kiến thức trên tiết học ra thì môi trường xung quanh trẻ cũng ảnh hưởng <br />
và góp phần rất lớn giúp trẻ nhận biết nhanh. Vì vậy tôi đã xây dựng môi <br />
trường chữ trong và ngoài lớp lấy trẻ làm trung tâm. Việc xây dựng môi <br />
trường cho trẻ làm quen với chữ cái phù hợp sẽ gây hứng thú cho trẻ, đồng <br />
thời giúp trẻ nhớ nhanh chữ cái đã học. Để trẻ được làm quen với chữ ở mọi <br />
lức mọi nơi. Với quan điểm giúp trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi <br />
và để tạo ấn tượng cho trẻ ngay từ khi bước chân vào lớp, ở mảng tường <br />
ngoài cửa lớp trẻ có thể nhận ra ngay những hình ảnh quen thuộc của mình và <br />
<br />
5<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
của các bạn trong lớp kèm theo những từ tương ứng với hình ảnh, một sự <br />
gần gũi, thân quen sẽ đến với trẻ. Và trẻ cũng bắt gặp những hình ảnh của <br />
chủ đề, những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, nặn, xé, cắt dán từ tạp chí, báo <br />
Hoạ Mi…Đây cũng là mảng tường để bố mẹ trẻ thấy được hiện bé đang <br />
hoạt động ở chủ đề nào để mỗi ngày khi đưa trẻ đến lớp hay đón trẻ ra về, <br />
cha mẹ có thể phối kết hợp với giáo viên trò chuyện với trẻ về hình ảnh, về <br />
từ giúp trẻ làm quen thêm hay củng cố, rèn phát âm, chính xác hóa lại các chữ <br />
cái có trong từ đó mà cô đã cung cấp cho trẻ. Những hình ảnh, câu, từ này <br />
được cô thường xuyên thay đổi để kích thích sự hứng thú của trẻ.<br />
Tạo môi trường ngoài lớp học.<br />
Trang trí dán lên các mặt tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ, đây là mảng <br />
tường cũng được cô chú trọng và liên tục sử dụng. Mặt tủ đựng đồ cá nhân <br />
của trẻ là nơi quen thuộc, gần gũi với trẻ, trẻ thường xuyên tiếp xúc trong <br />
một ngày. Mỗi mặt tủ của trẻ có trang trí một hình ảnh hay một bức tranh <br />
thuộc về chủ đề, hay một trong những chữ cái mà trong tuần cô sẽ giúp trẻ <br />
làm quen. Điều quan trọng là trên mặt những tủ đựng đồ cá nhân này của trẻ , <br />
trên dưới những hình ảnh này bao giờ cũng có những từ ngữ tương ứng với <br />
hình ảnh hay bức tranh và có tên của trẻ. Những hình ảnh này do chính trẻ vẽ, <br />
nặn, xé, cắt dán từ tạp chí, báo Hoạ Mi… ngoài ra khuôn viên vườn trường <br />
được viết nhiều chữ cái để trẻ mỗi khi tham quan đều được nhìn và học nên <br />
trẻ sẽ rất tự hào để khoe cùng bố, mẹ.<br />
Ở góc thiên nhiên: Các loại cây đều được gắn tên nhằm giúp trẻ được <br />
tiếp xúc nhiều hơn với chữ cái. .<br />
Tạo môi trường trong lớp học.<br />
Những mảng tường mở trong lớp học chính là nơi trẻ được tham gia <br />
khám phá, trải nghiệm hoạt động làm quen với chữ cái do cô tổ chức, gợi mở <br />
giúp trẻ tự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc. Nên tôi thay đổi trang trí môi <br />
trường trong lớp học theo từng chủ đề, từng góc để tạo sự mới lạ và gây sự <br />
chú ý đến trẻ.<br />
Chuẩn bị: Bút màu, giấy màu, hồ dán, kéo, các hình ảnh trên hoạ báo, tạp <br />
chí, xốp màu, giấy màu...<br />
Cách trang trí: Ở chủ đề Thực vật :Tôi cho trẻ vẽ, xé dán, tô màu hay <br />
cắt hình ảnh về hoa lá, cây cối …hoặc hình ảnh có trong báo, tạp chí.... Cô <br />
<br />
6<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
dán chữ cái theo nội dung hình, tranh ảnh trẻ sẽ dễ dàng gây sự chú ý hứng <br />
thú trẻ khắc sâu hơn chữ cái đó. <br />
Cách sử dụng: Trẻ sẽ tìm và gạch chân các chữ cái đã học, hay những <br />
chữ cái cô cho trẻ làm quen .<br />
Các chủ đề khác tôi tiến hành tương tự: Cho trẻ tô màu, vẽ, cắt dán các <br />
hình ảnh phù hợp với chủ đề và mục đích của giáo viên, tôi có thể đánh bằng <br />
chữ tương ứng với hình ảnh, sau đó cho trẻ tìm chữ hay bổ sung những chữ <br />
cái còn thiếu trong từ.<br />
Tôi luôn cố gắng tạo môi trường chữ cái để cuốn hút trẻ. Ngoài việc <br />
trang trí ở trong lớp, tôi còn dùng chữ cái làm ký hiệu riêng trên đồ dùng cá <br />
nhân của mỗi trẻ như: Ở tập vở, ly uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt.<br />
Với giải pháp trên tôi luôn tạo cho trẻ tích cực hoạt động, tham gia vào <br />
trải nghiệm vào hoạt động trò chơi, luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt <br />
động chơi và học của trẻ.<br />
Giải pháp 2: Cho trẻ làm quen với hoạt động làm quen chữ cái. <br />
Thông qua tiết học: Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua <br />
hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục <br />
đích yêu cầu của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Kiến thức mà trẻ thu <br />
nhận được có hệ thống logic.<br />
Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, <br />
cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn <br />
dắt. Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ <br />
bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức <br />
đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có <br />
ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo <br />
cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết <br />
dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp <br />
cho giờ học đạt hiệu quả cao. <br />
Muốn vậy cô giáo phải: Lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Phát huy tính tích cực của trẻ.<br />
Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là <br />
các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh <br />
hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết <br />
dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ <br />
bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc <br />
động tĩnh phù hợp với chủ đề.<br />
Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ <br />
diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường <br />
kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn <br />
cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. <br />
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ B, D, Đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới <br />
thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất <br />
là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát <br />
bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh <br />
bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm <br />
quen với chữ D). <br />
Vận dụng một số trò chơi vào tiết học: Vào giờ học làm quen với chữ <br />
cái nhằm hướng cho trẻ hung thú hoạt động đạt kết quả cao tôi vận dụng <br />
một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như sau:<br />
Chủ đề: Nghề nghiệp <br />
Trò chơi : “ Những bàn chân hành quân” <br />
Các chú bộ đội đi hành quân rất là khổ cực, cho dù mưa, nắng các chú <br />
vẫn đi, bây giờ chúng ta cùng làm chú bộ đội hành quân nhé!<br />
Cô sắp xếp các vòng thể dục,trong chiếc vòng thể dục có những đôi <br />
chân có các chữ cái u, ư.<br />
Vừa đi vừa hát ,khi nghe hiệu lệnh của cô thì phải chọn cho mình một <br />
cái vòng và phải phát âm được chữ cái trong bàn chân.<br />
Bạn nào ở trong vòng mà không phát âm được chữ cái đó thì phải chơi <br />
lại lần sau với bạn không nhảy được vào vòng.<br />
Chủ đề: Thế giới động vật<br />
Trò chơi: “ Câu cá ” <br />
<br />
<br />
8<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Cô cho trẻ về thành 2 đội sau đó mỗi đội sẽ câu cá, đội nào câu được <br />
nhiều con cá mang các chữ cái. Yêu cầu mỗi đội sẽ phải câu đúng con cá <br />
mang chữ cái c. Đội nào câu đúng, nhiều sẽ dành chiến thắng.<br />
Chủ đề: Thế giới thực vật <br />
Trò chơi “ Hái lá vàng” Tiết làm quen chữ cái y. <br />
Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút, đội nào hái được nhiều chiếc <br />
lá có chữ cái y là đội thắng cuộc. <br />
Cách chơi: Trẻ lên chơi chạy đến cây, hái những chiếc lá vàng có chữ cái <br />
y mang về đổ vào rổ của đội mình.<br />
Trò chơi: “ Hái quả” Tiết làm quen chữ cái m<br />
Cô chuẩn bị 2 cây, cô dán chữ cái lên những trái cây nhựa và gắn lên cây. <br />
Cho trẻ thi nhau chạy lên hái những quả chín mang chữ cái m mang về rổ của <br />
đội mình. Đội nào mang được đúng nhiều trái có chữ m là thắng.<br />
Trò chơi tĩnh: cô cho trẻ dùng đất nặn tạo dáng chữ cái vừa học xong.<br />
Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen qua các hoạt động khác<br />
Với chương trình giáo dục mầm non mới, việc cho trẻ làm quen với chữ <br />
cái không chỉ được tiến hành qua các giờ học làm quen chữ cái mà còn được <br />
dạy ở mọi lúc mọi nơi, thông qua các giờ hoạt động khác như: Âm nhạc, hoạt <br />
động chiều, hoạt động đón trả trẻ …<br />
Ví dụ : Ở hoạt động giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, trẻ sẽ <br />
phải đọc chữ cái thông minh trên ô cửa sổ thì mới mở ra được ô cửa và hát bài <br />
hát theo nội dung<br />
Giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc: <br />
Trò chơi: Xếp sỏi<br />
Cô cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ. Chuẩn bị: Sỏi chia cho trẻ.<br />
Địa điểm chơi sạch sẽ, rộng.<br />
Cách chơi: Cô cho trẻ xếp sỏi tạo thành chữ cái theo yêu cầu của cô hay <br />
xếp theo ý thích của trẻ.<br />
Trong phần ôn luyện vào buổi chiều có thể cho trẻ chơi một số trò chơi <br />
như:<br />
<br />
9<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Trò chơi: “Chữ cái bí ẩn”. Cô mời 2 cháu lên chơi,1 cháu chọn chữ cái <br />
và mô tả, hình dạng, cấu tạo của chữ cái đó, cháu còn lại đội mũ chóp và <br />
đoán xem chữ cái bạn vừa mô tả là chữ cái gì?<br />
Trò chơi: “Nét chữ yêu thương”.<br />
Cô gọi một cháu lên quay lưng xuống phía các bạn, sau đó cô giáo sẽ <br />
viết chữ lên sau lưng cháu. Nhiệm vụ của cháu là quay lại và đoán tên chữ cái <br />
cô vừa viết. nếu cháu chưa nói đúng chữ cái cô viết, cô có thể viết chậm lại <br />
từng nét và hỏi cháu cô đang viết nét gì? Hoặc cô cho trẻ nhắm mắt, hoặc <br />
không nhắm mắt tùy vào từng trẻ nhanh hay chậm và cô lấy tay viết chữ lên <br />
tay trẻ. Cho trẻ đoán chữ cô vừa viết. Hoặc có thể cô cho trẻ viết trong lòng <br />
bàn tay cho trẻ đoán bằng cách truyền tin cho nhau.<br />
Trò chơi: Chữ chìm, chữ nổi.<br />
Cô chuẩn bị một chậu nước to thả vào đó các chữ cái được làm từ <br />
những nguyên liệu khác nhau, cho trẻ khá phá sự chìm, nổi của chữ. Cô cho <br />
trẻ đọc to các chữ cái chìm, đọc to các chữ cái nổi.<br />
Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ <br />
dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do <br />
đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng <br />
các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. <br />
Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện <br />
phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu "ộp ộp", vịt con kêu <br />
"Vít vít"... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải <br />
giải thích cho trẻ cách khép môi, bật hơi. <br />
Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi <br />
cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù <br />
dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ xem tranh hoa <br />
bướm và trẻ làm quen với chữ B. Hoa phù dung để trẻ được làm quen với <br />
chữ D và hoa đào được làm quen với chữ Đ. <br />
Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ đề có những trò chơi như <br />
Tìm chữ cái trong câu đố.<br />
Đi chợ tết.<br />
Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học.<br />
<br />
10<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Cách hướng dẫn trò chơi: <br />
Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông Đồ thường làm gì? Các con có <br />
muốn viết chữ giống ông Đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô <br />
chuẩn bị 2 câu đối có các chữ B, D, Đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân <br />
những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào <br />
hát xong và kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ cái và đúng với yêu <br />
cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả <br />
các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì ? (Trẻ <br />
nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị các gói có các <br />
loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ đều gắn các chữ cái B, D, Đ. Cô phát <br />
cho trẻ mỗi cái giỏ nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những <br />
món hàng có chữ B, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh <br />
bèo .... tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ cái D, đó là những thứ gì ? quả <br />
dừa, quả dứa.... tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái Đ.... khi mua hàng <br />
xong trẻ phải nói được đó là loại gì ? và có chữ cái gì ? các tổ kiểm tra lẫn <br />
nhau và đọc to chữ cái. <br />
Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái B, D, Đ "Mùa xuân <br />
đến cho chúng mình được đi chơi ở những đâu ?" (Được đi xem pháo hoa, đi <br />
công viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc <br />
bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ <br />
tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học.<br />
Ví dụ: Rềnh rềnh ràng ràng<br />
Tìm các loài hoa<br />
Hoa gì ngoài Bắc<br />
Cánh nhỏ màu hồng<br />
Cùng vui đón tết.<br />
Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ Đ. Cứ như thế cô đọc cho <br />
trẻ đoán chữ B, D sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau.<br />
Hay với chủ điểm "Trường Mầm non" với nhóm chữ cái O, Ô, Ơ vào <br />
bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi <br />
trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì ? Trẻ nói <br />
bảng con, vở, hộp màu .... tôi cho trẻ làm quen chữ O qua từ "bảng con" khi <br />
Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì ? (Hộp <br />
11<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập <br />
về nhà vào đâu "Quyển vở". Cũng như ở phần trên tôi cho trẻ chơi trò chơi <br />
tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào ? Cô <br />
cho trẻ được tạo như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai <br />
cánh tay.... <br />
Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O, trẻ nói: Mắt, đầu.... <br />
Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (trẻ cầm tay nhau giang rộng).<br />
Ai có thể tạo thành chữ Ô.<br />
Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ Ô thật lớn nào? Trẻ cầm tay <br />
nhau đứng thành vòng trong rộng và trẻ trẻ là đấu Ô. <br />
Với chữ cái Ơ cô cũng cho thực hiện như thế.<br />
Hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên các đồ dùng học tập có <br />
chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có <br />
hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có <br />
chữ Ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ" <br />
sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng <br />
đồ dùng đó.<br />
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải <br />
liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì ? <br />
Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ O giống quả trứng, <br />
quả cam, chữ Y giống cái nạng, chữ D giống cái giáo, chữ H giống cái ghế. <br />
Giải pháp 4: Thông qua các bài thơ, đồng dao giúp trẻ học tốt và rèn <br />
luyện phát âm đúng ln:<br />
Trong khi dạy trẻ phát âm đúng, tôi đã gặp một số khó khăn. Như là ở độ <br />
tuổi này bộ máy phát âm trẻ chưa hoàn thiện như là trẻ còn nói ngọng, nói <br />
lắp, nói chưa rõ câu, từ,.....bên cạnh đó những người gần gũi với trẻ còn phát <br />
âm chưa chính xác, dẫn đến việc trẻ bắt chước nói theo. Mà đặc biệt khi dạy <br />
trẻ phát âm hai phụ âm ln, trẻ rất khó phân biệt, do đó tôi tìm một số bài hát, <br />
ca dao, đồng dao, thơ giúp trẻ phát âm được chuẩn hơn. <br />
Ở trong hoạt động âm nhạc: không những phải chú ý sửa sai cách pháp <br />
âm, hát rõ lời, hát đúng nhạc mà còn phải chú ý cách sửa lỗi chính tả cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Để rèn phát âm cho trẻ, có thể chọn các bài thơ, đồng dao, có nhiều phụ <br />
âm ln:<br />
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: "Nu na nu nống...<br />
Cho trẻ đọc các bài Ca dao tục ngữ:<br />
“Lúa nếp là lúa nếp làng<br />
Lúa lên lớp lớp<br />
Lòng nàng lâng lâng"<br />
Cho trẻ đọc những bài thơ có chữ n l theo chủ đề trẻ đang học…<br />
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy giúp trẻ <br />
hứng thú.<br />
Bên cạnh hình thức sử dụng đồ dùng, đồ chơi, trò chơi, bài hát, câu <br />
chuyện lồng ghép trong hoạt động làm quen chữ cái. Một trong các biện pháp <br />
mà tôi vô cùng tâm đắc đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ <br />
làm quen với chữ cái. Và quả đúng như tôi suy nghĩ, công nghệ thông tin là <br />
một phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bởi <br />
trẻ nhỏ đều rất thích xem ti vi với hệ thống hình ảnh đẹp, lạ mắt, âm thanh <br />
sống động. <br />
Tất nhiên, không quá lạm dụng tôi đã áp dụng những chức năng tạo và <br />
sử lý hình ảnh, âm thanh của các phần mềm như : Photoshop, Power Point, <br />
Plash… để phục vụ cho hoạt động thiết kế bài giảng giúp trẻ làm quen với <br />
chữ cái với những nội dung phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao, giảm tải <br />
được thời gian làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Trẻ vô cùng hứng thú, tích <br />
cực tham gia hoạt động. <br />
Ví dụ: Với bài dạy Làm quen chữ cái chữ p q chủ đề “Giao thông” tôi <br />
đưa hình ảnh Thuyền buồm lên máy vi tính, dưới hình ảnh có từ kèm theo. <br />
Trẻ chọn những chữ cái đã học, thì những chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi cô <br />
giới thiệu p thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở dạng font chữ to, <br />
hoặc khi phân tích chữ p và so sánh những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện <br />
và có màu giống nhau.<br />
Không những thế khi trình chiếu trên Power Point ta có thể tạo nhiều nét <br />
chữ cái cho trẻ trải nghiệm và học tập.<br />
<br />
<br />
13<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Tôi cũng đã mạng dạn thiết kế ra được 10 trò chơi với chữ cái được <br />
thiết kế trên phần mềm thông dụng mà mọi người đều có thể dễ dàng sử <br />
dụng được đó là phần mềm Microsoft Power Point cài đặt trên phiên bản <br />
Windown XP đó là: <br />
10 trò chơi đó là:<br />
Trò chơi: Vòng tròn kì diệu<br />
Trò chơi: Rung chuông vàng<br />
Trò chơi: Zíc zắc cùng bé yêu<br />
Trò chơi: Chữ gì biến mất<br />
Trò chơi: Tìm quả cho cây<br />
Trò chơi: Bé biết chữ gì?<br />
Trò chơi: Mắt ai tinh<br />
Trò chơi: Bánh xe quay<br />
Trò chơi: Tìm lá cho hoa<br />
Trò chơi: Thi ai tài.<br />
Qua mỗi trò chơi tôi đều tạo hiệu ứng nhằm kích thích khả năng hứng thú <br />
của trẻ thông qua tiết học làm quen chữ cái.<br />
Ví dụ: Như tiếng vỗ tay (khi trẻ đúng)<br />
Bạn làm lại đi (khi trẻ chưa đúng)..<br />
Bạn giỏi quá!...<br />
Ví dụ : Hay ở chủ đề “Gia đình” khi dạy trẻ Làm quen chữ cái b.<br />
Cho trẻ xem đoạn video clip có nội dung “Bà cháu”, trong đoạn video clip <br />
có kèm âm thanh và tiếng động, như vậy trẻ sẽ rất hứng thú. Sau khi xem <br />
xong đoạn phim, gọi 1 số trẻ đứng lên có thể tự đặt tên cho đoạn phim vừa <br />
xem như: “Bà cháu. Bà ru bé…”. Trẻ được xem phim và tự đặt tên cho đoạn <br />
phim (cô gợi ý trẻ cách đặt câu) và được học những chữ cái do chính mình <br />
vừa đặt ra trẻ sẽ nhớ rất lâu và rất tích cực học.<br />
Đến với chủ đề “ Quê hương – Đất Nước– Bác Hồ” cũng vậy khi dạy <br />
trẻ làm quen chữ cái r, tôi sưu tầm các hình ảnh về Tháp rùa để trẻ làm quen. <br />
<br />
<br />
14<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Trẻ không những được làm quen với chữ cái mà còn hiểu biết thêm về danh <br />
lam thắng cảnh, đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.<br />
Những giải pháp tôi đề ra luôn cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động <br />
học và luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động.<br />
Giải pháp 6: Cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua việc tuyên truyền <br />
kết hợp với cha mẹ.<br />
Để đạt được kết quả tốt trong việc giúp trẻ làm quen chữ cái và phát âm <br />
chuẩn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa cha mẹ và giáo viên. Vậy làm thế <br />
nào để tuyên truyền với cha mẹ một cách thuyết phục, đạt kết quả đó là một <br />
công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ, <br />
tôi đã thực hiện các biện pháp sau: <br />
Trao đổi với cha mẹ qua buổi họp cha mẹ đầu năm, qua giờ đón – trả trẻ <br />
về tình hình học tập của các cháu, để có sự thống nhất giữa gia đình và giáo <br />
viên.<br />
Dán kế hoạch nội dung dạy chữ cái lên bảng tuyên truyền cho cha mẹ <br />
tiện theo dõi<br />
Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục tới cha mẹ.<br />
Giáo viên trao đổi một số hạn chế của trẻ về cách phát âm, nhận mặt <br />
chữ, cách tô, cầm bút, để vở…để cha mẹ nắm được. Từ đó cha mẹ về nhà có <br />
thể giúp cô ôn lại những chữ cái mà trẻ đã học tại trường qua các tranh ảnh <br />
hoặc sách có chữ, cha mẹ có thể đố con mình…<br />
Hình thức này giáo viên có thể thực hiện bằng cách trò chuyện, trao đổi <br />
về tình hình học tập của trẻ với cha mẹ vào những lúc đón trả trẻ để cha mẹ <br />
phối hợp cùng giáo viên ôn luyện, rèn phát âm cho trẻ khi ở nhà.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, áp dụng thực tế trẻ tại lớp để xây dựng kế <br />
hoạch phù hợp với khả năng tiếp thu của từng trẻ. Tổ chức các hoạt động <br />
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tận dụng mọi lúc, mọi nơi để hướng dẫn <br />
trẻ, nhận biết chữ cái, sửa sai cách phát âm cho trẻ thông qua “ Học bằng <br />
chơi, chơi mà học”.<br />
V. Hiệu quả SKKN <br />
<br />
<br />
15<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
Đối với giáo viên: Đã phát huy được tính sáng tạo, linh hoạt, trong xây <br />
dựng môi trường, tổ chức các hoạt động cho trẻ học.<br />
Đối với trẻ : Trẻ tích cực tìm hiểu các sự vật hiện tượng xung quanh <br />
liên quan đến chữ mình đã được học và vốn từ của trẻ mạch lạc hơn, trẻ có <br />
thể diễn đạt rõ ràng những gì mà trẻ quan sát thấy. Trẻ mạnh dạn hơn khi <br />
giao tiếp với bạn, với cô giáo từ đó trẻ rất tự tin khi phát biểu và nói lên ý <br />
kiến của mình, học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ <br />
cái đã được học, cuối năm lớp tôi 100% trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ <br />
cái.<br />
Đối với phụ huynh: Nhận thức hơn về vai trò trách nhiệm của mình <br />
trong việc quan tâm kết hợp với giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động, <br />
chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Kết quả cuối năm ( xem bảng số liệu)<br />
<br />
Số trẻ đầu năm Số trẻ cuối năm năm<br />
TT Nội dung Chưa đạt <br />
Đạt % Đạt % Chưa đạt%<br />
%<br />
Trẻ nhận biết và <br />
1 13/39=33% 26/39=67% 39/39=100% 0%<br />
phát âm đúng<br />
Trẻ cầm vở, để vở, <br />
2 15//39=38% 24/39=62% 39/39=100% 0%<br />
ngồi tô đúng tư thế<br />
Trẻ tô, viết đúng <br />
3 14/39=36% 25/39=64% 39/39=100% 0%<br />
chữ cái<br />
Trẻ hứng thú, tích <br />
cực tham gia hoạt <br />
4 17/39=43% 22/39=57% 39/39=100% 0%<br />
động làm quen chữ <br />
viết<br />
Biết cách cầm sách, <br />
5 mở sách ra xem và 15/39=38% 24/39=62% 39/39=100% 0%<br />
quy trình đọc<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm <br />
hiểu khám phá thế giới vật chất. Môi trường sống tạo ra sự phát triển trí tuệ, <br />
16<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
ngôn ngữ và những yếu tố tạo nên nhân cách của con người vì thế chúng ta <br />
hãy dành cho trẻ mầm non những gì tốt nhất đó chính là sự quan tâm chăm sóc <br />
của gia đình, nhà trường và xã hội cung cấp kiến thức, vốn sống cho trẻ chính <br />
là trang bị hành trang cho trẻ vào đời. Các kiến thức khi cung cấp cho trẻ cần <br />
đúng, phù hợp với từng độ tuổi, cần cho trẻ có những hiểu biết đúng đắn về <br />
cuộc sống xung quanh ở mọi lĩnh vực cũng chính từ đó trẻ sẽ có những ước <br />
mơ hướng đến điều tốt đẹp. Để đạt được những điều nói trên đòi hỏi giáo <br />
viên phải biết kết hợp hài hòa giữa khoa học với các môn học khác, xây dựng <br />
môi trường an toàn, thân thiện giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động.<br />
Là người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có <br />
trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm và nắm rõ tâm lý của trẻ. Bản thân <br />
tôi luôn trau dồi học hỏi, tu dưỡng bản thân luôn tìm tòi sáng tạo trong bài <br />
giảng, áp dụng khoa học công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan gây hứng thú <br />
đưa những chữ cái, vần thơ, câu chuyện có nhiều hình ảnh trừu tượng, sinh <br />
động, xây dựng thiết kế nội dung hoạt động làm quen chữ cái thiết thực nhất, <br />
cho trẻ trải nghiệm, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, vui nhộn, không gò ép, đưa <br />
những câu hỏi mở nhằm tạo cho trẻ phát huy tư duy và tính tích cực của trẻ <br />
thông qua hoạt động làm quen chữ cái.<br />
Từ những biện pháp nêu trên và những kết quả đạt được bản thân tôi đã <br />
rút ra một số bài học kinh nghiệm: Muốn thực hiện và đạt được mục tiêu về <br />
giáo dục hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 6 tuổi. <br />
Trước hết ta phải khảo sát để nắm được thực trạng trẻ trong lớp, lập <br />
kế hoạch giáo dục hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi <br />
theo từng chủ đề và tạo môi trường chữ viết phong phú cho trẻ, nắm vững <br />
các phương pháp đổi mới các hình thức tổ chức, khuyến khích trẻ tự giác tích <br />
cực tham gia vào các hoạt động. Tích hợp nội dung làm quen chữ cái vào các <br />
hoạt động khác, tìm tòi sử dụng nhiều trò chơi hấp hẫn, đồ dùng đẹp hấp <br />
dẫn trẻ.<br />
Tuyên truyền với cha mẹ về tầm quan trọng và cách cho trẻ làm quen <br />
với chữ cái ở lứa tuổi mầm non, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1..<br />
II. Kiến nghị<br />
1. Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn chuyên đề làm quen <br />
chữ cái cho giáo viên các trường được tham gia rộng rãi. <br />
<br />
<br />
17<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
2. Nhà trường: Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức nhận thức về <br />
hoạt động làm quen chữ cái cho giáo viên.<br />
Luôn tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để <br />
cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.<br />
Trên đây là một Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi <br />
làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung. Rất mong được sự góp ý chủa Hội <br />
đồng khoa học để bản thân có thêm kinh nghiệm nâng cao chuyên môn./<br />
Ea Na, ngày 05 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thủy<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
.........................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Xuyến <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Tâm lý lứa tuổi mầm non (PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết)<br />
2. Tuyển tập các trò chơi trẻ mầm non( Chu Thị Thúy Anh)<br />
3. Giáo dục mầm non mới<br />
4. Chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (Lê Thị Ánh Tuyết)<br />
5. Tài liệu bồi dưỡng hè cho giáo viên ( Hoàng Minh Đức, Trần Thị Ngọc <br />
Trâm)<br />
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 <br />
6 tuổi (chủ biên .TS Lê Thu Hương và PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết)<br />
7. Cẩm nang công tác giáo dục mầm non (Lê Huy Hòa Hồ Phương Lan)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
M ột số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 56 tuổi làm quen chữ cái tại trường MN Ea Tung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />