CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
CỘNG HÒA XÃ H ỘI CH<br />
Độc lập T Ủ NGHĨA VI<br />
ự do H ạnh phúcỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài: "MÔT SÔ <br />
̣ ́GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC <br />
Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG <br />
GIÁO DỤ TỰ ĐÁNH GIÁ KI<br />
C PHÁT TRI ỂẬ<br />
ỂN V M ĐỊNH CH<br />
N Đ ẤT LƯỢ<br />
ỘNG CHO TRẺNG <br />
56 TUỔI”<br />
GIÁO DỤC TRƯỜNG MÂM NON" <br />
̀<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng Bình, tháng 05 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG <br />
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 56 TUỔI”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Lê Thị Nga<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015<br />
ĐỀ TÀI:<br />
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC <br />
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 56 TUỔI”<br />
1. Phần mở đầu <br />
1.1. Lý do chọn đề tài: <br />
Giáo dục phát triển thể chất là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát <br />
triển toàn diện cho trẻ mầm non. Hiện nay chiến lược “Phát triển nguồn lực <br />
con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quân tâm. Vậy sự phát <br />
triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non bây giờ như thế nào? Đặc điểm cơ <br />
thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và <br />
tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường <br />
sống, phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. <br />
Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng <br />
hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành <br />
nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển <br />
lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể <br />
gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục <br />
được. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em cần phải tiến hành một cách <br />
thường xuyên và đồng bộ.<br />
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội <br />
và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, trẻ em đã có điều <br />
kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều. Trên thực tế <br />
có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: <br />
kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song 3 yếu tố chính đó vẫn là hình <br />
thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.<br />
Thực hiện công văn số 469/SGD ĐTGDMN ngày 25/3/2014 về việc <br />
“Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng <br />
giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non , giai đoạn 2013 <br />
2016”. Công văn số 1596/SGDĐTGDMN ngày 27/8/2014 của Sở GD&ĐT <br />
<br />
<br />
3<br />
Quảng Bình về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học <br />
20142015.<br />
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo <br />
dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non của tôi <br />
nói riêng. Là giáo viên mầm non, lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông <br />
thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục <br />
thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường ra sao? Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: <br />
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5<br />
6 tuổi” để đưa vào nghiên cứu. <br />
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: ( Điểm mới của đề tài)<br />
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục thể chất nhằm <br />
giúp trẻ có một thể lực tốt, cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao <br />
phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một <br />
cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động <br />
nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt <br />
động cần sự khéo léo của đôi bàn tay…Vì vậy việc giúp trẻ 56 tuổi phát triển <br />
tốt về thể chất là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì <br />
thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo <br />
dục phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi” vào để nghiên cứu, áp dụng cho lớp, <br />
trường tôi đang công tác. <br />
Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù <br />
hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm <br />
tâm sinh lý của trẻ 56 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo <br />
dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.<br />
2. Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu<br />
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo, nhiệm vụ đặt ra <br />
hàng đầu cho chúng ta là hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản như: đi, chạy, <br />
nhảy, bò, trườn, trèo, tung, bắt, ném và phát triển các tố chất vận động như: <br />
nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ và khéo léo nhằm cho trẻ có đủ năng lực để đến <br />
trường phổ thông. <br />
Năm học 20142015 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 56 tuổi, qua <br />
thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:<br />
2.1.1. Thuận lợi:<br />
Bản thân nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của ban giám <br />
hiệu nhà trường để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho tôi <br />
tích cực tham gia vào các lớp học đào tạo nên trình độ chuyên môn khá vững <br />
vàng.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Được nhà trường lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận <br />
động tại điểm trường nên luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của nhà trường về <br />
công tác phát triển vận động cho trẻ.<br />
Nhà trường luôn đầu tư về cơ sở vật chất: Lớp học và sân tập rộng rãi, <br />
thoáng mát, đồ dùng trực quan khá đầy đủ, đẹp mắt. Đặc biệt đã tạo được <br />
phòng tập thể dục cho trẻ, vì vậy đã thu hút trẻ tích cực tập luyện thể dục thể <br />
thao. <br />
Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn giữa các <br />
trường để trao đổi kinh nghiệm. <br />
Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập, sức <br />
khỏe của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên.<br />
Các giáo viên trong trường luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.<br />
Bản thân đã nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo 56 tuổi nên phần nào hiểu <br />
được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này.<br />
2.1.2. Khó khăn: <br />
Trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ còn hạn chế, lại <br />
không đồng đều. <br />
Đa số trẻ là con nông dân nên phụ huynh nhận thức chưa cao trong việc <br />
phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng trong các bửa ăn ở <br />
nhà của trẻ chưa cao, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của trẻ. <br />
Nhưng với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, <br />
sáng tạo ra những phương pháp nhằm giúp phát triển vận động. Mong rằng <br />
những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ.. Đó là lý do tại <br />
sao tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển <br />
vận động cho trẻ 56 tuổi” <br />
* Khảo sát thực trạng:<br />
Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi <br />
tiến hành khảo sát khả năng vận động của trẻ, đồng thời tiến hành cân, đo trẻ <br />
kết quả như sau: <br />
Kết quả khả năng vận động:<br />
Khả năng <br />
Xếp loại tốt Xếp loại khá Xếp loại TB Xếp loại yếu<br />
vận động<br />
Đi, chạy 8/31=25,8% 7/31=22,6% 10/31=32,3% 6/31=19,3%<br />
Bò, trườn, <br />
5/31=16,1% 10/31=32,3% 8/31=25,8% 8/31=25,8%<br />
trèo<br />
Tung, <br />
5/31=16,1% 8/3125,8% 11/31=35,5% 7/31=22,6%<br />
ném, bắt<br />
Bật, nhảy 7/31=22,6% 9/31=29% 10/31=32,3% 5/31=16,1%<br />
<br />
<br />
5<br />
Kết quả cân, đo:<br />
Cân nặng Chiều cao<br />
<br />
Trẻ bình Trẻ suy Trẻ suy Trẻ bình Trẻ thấp Trẻ thấp <br />
thường dinh dinh thường còi độ 1 còi độ 2<br />
dưỡng vừa dưỡng <br />
nặng<br />
<br />
26/31=83,9 3/31=9,7% 2/31=6,4 26/31=83,9% 3/31=9,7 2/31=6,4%<br />
% % %<br />
<br />
<br />
Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy khả năng vận động và tình hình <br />
sức khỏe trên trẻ của lớp tôi còn quá thấp so với yêu cầu của một trường đóng <br />
trên địa bàn khá thuận lợi. Điều đó làm tôi luôn trăn trở và rút ra những nguyên <br />
nhân sau:<br />
Lớp nằm ở khu vực lẽ, điều kiện cơ sở vật chất còn có phần hạn chế.<br />
Đa số trẻ trong lớp trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của <br />
trẻ còn hạn chế, lại không đồng đều. <br />
Đa số trẻ là con nông dân nên chưa được bố, mẹ quan tâm chăm sóc <br />
nhiều đặc biệt là việc phát triển thể chất, nhu cầu dinh dưỡng trong các bửa ăn <br />
của trẻ chưa đảm bảo.<br />
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi <br />
một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một <br />
cách tích cực và có hiệu quả.<br />
2.2. Các giải pháp:<br />
Trong thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay, <br />
tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi như sau:<br />
Giải pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ 56 <br />
tuổi.<br />
Năm nay lớp tôi được lựa chọn làm lớp điểm về chuyên đề phát triển vận <br />
động, nên ngay từ đầu năm tôi đã căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường <br />
đưa ra, căn cứ vào mục tiêu đặt ra trong Chương trình giáo dục mầm non, căn cứ <br />
vào độ tuổi và khả năng của trẻ, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi đã lựa <br />
chọn nội dung giáo dục phù hợp, cụ thể theo hướng gần gủi với trẻ, phù hợp <br />
với vùng, miền. Từ nội dung giáo dục đó tôi đã cụ thể hóa thành các vận động <br />
cụ thể trong từng giờ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo nguyên tắc hệ <br />
thống, liên tục và có sự phối hợp giữa các vận động, theo mức độ tăng dần đi từ <br />
6<br />
dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với thời gian nào trong <br />
năm, phù hợp với thời điểm nào trong chế độ sinh hoạt ở trường<br />
Ví dụ: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi.<br />
Chủ đề “Bản thân”<br />
<br />
Thời Tháng/ Tuần/Chủ Mục tiêu giáo dục phát Nội dung Thời điểm <br />
gian Chủ đề nhánh triển vận động cần đạt thực hiện<br />
đề<br />
3 tuần Bản Tôi là ai Trẻ khỏe mạnh, tinh Đi Hoạt <br />
T ừ thân thần thoải mái. thăng động học.<br />
29/9 Trẻ thực hiện được bằng Hoạt <br />
3/10 đầy đủ, đúng các động trên ghế động vui <br />
tác trong bài thể dục thể dục chơi ngoài <br />
theo hiệu lệnh. đầu đội trời.<br />
Trẻ vận động nhanh túi cát.<br />
nhẹn, khéo léo khi đi <br />
Cơ thể tôi thăng bằng trên ghế Chạy Hoạt <br />
thể dục. liên tục động học.<br />
Trẻ vận động nhanh 150m Hoạt <br />
nhẹn, kiểm soát được không động vui <br />
vận động khi chạy liên hạn chế chơi ngoài <br />
tục 150m không hạn thời gian. trời.<br />
chế thời gian.<br />
Các giác Trẻ biết phối hợp tay Tung, Hoạt <br />
quan trên mắt trong bài tập tung, đập và động học.<br />
cơ thể bé đập và bắt bóng. bắt bóng Hoạt <br />
Trẻ được rèn luyện động vui <br />
nề nếp, tính kỉ luật, chơi ngoài <br />
tinh thần tập thể trong trời.<br />
quá trình luyện tập.<br />
Trẻ có thái độ tích <br />
cực với hoạt động <br />
luyện tập thể chất.<br />
<br />
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho <br />
trẻ.<br />
Là một lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động nên tôi rất chú trọng <br />
công việc xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp <br />
cho trẻ, với mục đích là tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, tích cực, hứng thú với <br />
các hoạt động phát triển vận động.<br />
7<br />
Trong lớp, tôi đã chọn một ví trí thích hợp để xây dựng “Góc vận động” <br />
cho trẻ. Ở góc, các loại trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập luyện như: Thang <br />
thể dục, ghế, đích ném, cổng chui, vật cản, vòng, gậy, cờ……được tôi lựa <br />
chọn, đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, trọng lượng phù hợp <br />
với cơ thể trẻ. Các loại đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an <br />
toàn thân thiện để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận động với các loại thiết bị, <br />
đồ chơi và tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo <br />
cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong <br />
thời gian trẻ ở trường. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể <br />
được tự do tiếp cận, tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách hiệu <br />
quả, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.<br />
Việc sắp xếp hợp lý các dụng cụ luyện tập, trang thiết bị sẽ nâng cao <br />
hiệu quả sử dụng của chúng và sự sắp xếp đó nó phụ thuộc vào kích thước, <br />
mục đích sử dụng. Ví dụ: Thang leo, thang dây được cố định chắc chắn trên nền <br />
nhà. Những dụng cụ như ghế thể dục, khối gỗ được đặt dọc theo tường. Các <br />
dụng cụ nhỏ như: bóng, túi cát được để vào ngăn tủ. Vòng thể dục, dây thừng <br />
được treo trên tường…<br />
Cùng với việc tạo môi trường trong lớp, ngoài lớp tôi cũng tạo được môi <br />
trường phát triển vận động cho trẻ, đó là làm các ống dài từ lốp xe cho trẻ chui, <br />
làm đường gồ ghề cho trẻ đi, vẽ các hình con sâu trên sân cho trẻ bật nhảy, làm <br />
cầu treo….Các thiết bị, đồ chơi được sắp xếp theo hướng khuyến khích trẻ tích <br />
cực hoạt động theo nhóm, lớp, cá nhân, đảm bảo các mức độ vận động khác <br />
nhau để mọi trẻ đều có thể thực hiện vận động, đảm bảo an toàn, giáo viên dễ <br />
quan sát trẻ. Khu vui chơi với thiết bị đồ chơi liên hoàn, trên mỗi thiết bị tôi có <br />
đánh số thứ tự hoặc có kí hiệu (mũi tên) chỉ dẫn gợi ý giúp trẻ biết nên chơi liên <br />
hoàn thiết bị nào trước, thiết bị nào sau…<br />
Giải pháp 3: Tổ chức tốt giờ học thể dục.<br />
Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục <br />
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Bởi trong giờ thể dục <br />
là thời điểm tốt nhất mà giáo viên cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kĩ năng, <br />
kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống, có kế hoạch, qua đó phát <br />
triển các tố chất vận động cho trẻ. Vì vậy khi thực hiện giờ học thể dục trước <br />
hết tôi xác định đúng mục tiêu của bài dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm <br />
của giờ thể dục và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tôi <br />
hướng dẫn trẻ giờ học thể dục gồm 3 phần (Khởi động, trọng động, hồi tỉnh), <br />
giữa các phần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục. <br />
* Khởi động: (Thực hiện 34 phút)<br />
Cô cho trẻ đi, chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu đi <br />
khác nhau với tốc độ khác nhau trên nền nhạc (đi thường, đi bằng mũi bàn chân, <br />
<br />
<br />
8<br />
đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mép chân, đi thường, chạy <br />
chậm, chạy nhanh, chạy chậm…)<br />
* Trọng động: (Thực hiện 1720 phút)<br />
Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự <br />
phát triển của cơ thể trẻ. Ở phần này gồm có: Bài tập phát triển chung, vận <br />
động cơ bản, trò chơi vận động.<br />
Bài tập phát triển chung: (Đội hình 3 hàng ngang, khoảng cách đều <br />
nhau). Tùy vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản để lựa chọn các <br />
động tác củ và mới phù hợp, thứ tự thực hiện các động tác là: Tayvai; bụng <br />
lườn; chânbật, trong đó động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tăng <br />
thêm từ 1 2 lần.<br />
Ví dụ: Vận động cơ bản “Bật qua vật cản”, lựa chọn động tác: <br />
Tayvai 1: Tay đưa ra phía trước, lên cao.(2l x 8n)<br />
Bụng lườn 1: Đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân. (2l x<br />
8n)<br />
Bật 2: Bật về phía trước. ( 4l x 8n) <br />
Với bài tập phát triển chung cô có thể hô cho trẻ tự tập hoặc cho trẻ tập <br />
theo bài hát. Khi tập cô cho trẻ tập kết hợp với vòng, gậy để tạo sự hứng thú <br />
cho trẻ, các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp <br />
xếp sao cho trẻ dễ lấy, không mất thời gian.<br />
Vận động cơ bản: (Đội hình 2 hàng ngang)<br />
Tùy theo vận động mới hoặc củ để hướng đẫn trẻ tập. Đối với vận động <br />
củ cô tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau đó cả lớp tiến <br />
hành tập. Đối với vận động mới cô hướng dẫn trẻ thật tỉ mỉ, tiến hành theo các <br />
bước: <br />
Bước 1: Cô làm mẫu: Lần 1: Cô làm chậm rải, không giải thích động tác.<br />
Lần 2: Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn <br />
gọn, rõ ràng, dễ hiểu, động tác từ tốn.<br />
Bước 2: Cho 12 trẻ làm thử.<br />
Bước 3: Trẻ thực hiện lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện 1 lần. <br />
Trẻ thực hiện lần 2: Cô có thể tăng dần độ khó( vật cản cao hơn, tăng <br />
thêm 12 vật cản) và cho 2 đội thi đua nhau lên thực hiện.<br />
Cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có)<br />
Trò chơi vận động: Đây là một hình thức rèn luyện, củng cố những kĩ <br />
năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước. Với trẻ mẫu giáo <br />
lớn cô yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, cô có thể cho trẻ tự chơi <br />
nhưng cô là người hướng dẫn.<br />
* Hồi tỉnh: (Thực hiện 34 phút)<br />
Cô cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát nhẹ nhàng hoặc đi theo một bản <br />
nhạc nhẹ, vừa đi vừa vươn vai, hít thở những hơi dài…<br />
<br />
9<br />
* Nhận xét giờ học:<br />
Trong giờ học thể dục cô cần phải khen trẻ công bằng, đúng lúc và động <br />
viên trẻ kịp thời bằng cách tặng quà, nổ tràng pháo tay…tránh tình trạng chê bai <br />
trẻ, điều đó sẽ làm trẻ buồn, mất tự tin, không hứng thú học…<br />
Giải pháp 4: Dạy trẻ vận động phối hợp các hình thức khác nhau.<br />
Để tránh sự nhàm chán, vậy khi tổ chức các vận động cho trẻ, giáo viên <br />
cần phải biết phối hợp, lồng ghép nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ <br />
hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào vận động một cách chủ động, điều <br />
đó làm cho trẻ phát triển theo đúng khả năng và nhu cầu của bản thân trẻ.<br />
Ví dụ: Khi dạy vận động cơ bản: “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”.<br />
Trò chơi: “Chuyền bóng qua đầu”.<br />
Với bài tập này cô hướng cho trẻ đến tham gia hội thi “Điền kinh”. Vào <br />
hội thi cô cho trẻ giới thiệu các đội chơi, cho trẻ khởi động để bước vào hội thi <br />
(Trẻ đi các kiểu đi). Cô cho trẻ biết có 3 phần thi: Phần thi “Đồng diễn” (Bài <br />
tập phát triển chung); Phần thi “Thử tài của bé” (Vận động cơ bản); Phần thi <br />
“Chung sức” ( Trò chơi vận động), sau mỗi phần thi cô tổ chức nhận xét, động <br />
viên, khuyến khích các đội chơi....<br />
Hoặc: Khi dạy vận động: Bò thấp – chui qua cổng. Giáo viên chỉ cần <br />
chọn nhạc và điều chỉnh nhanh hay chậm theo nhạc to – nhỏ rồi cho tr ẻ thi đua <br />
vận động theo nhạc. Khi bản nhạc kết thúc bạn nào về trước không làm đổ <br />
cổng là thắng cuộc.<br />
Hoặc: Vẫn là bài “Bò thấp – chui qua cổng” Chủ điểm: “Thế giới thực <br />
vật”, giáo viên sử dụng các biện pháp như: dạy trẻ vận động kết hợp với âm <br />
nhạc, thay đổi điều kiện học tập như giáo viên cho trẻ học dưới hình thức vào <br />
“Vườn cổ tích” hỏi nhiều hoa thơm trái ngọt trong vườn cổ tích, cổng cô cuộn <br />
những chiếc lá và tạo ra tình huống nếu bạn nào bò khéo, không làm đổ cổng thì <br />
không những hái được nhiều quả mà lại tìm được cô công chúa nữa, còn bạn <br />
nào chạm vào cổng làm đổ sẽ không tìm được gì mà còn bị lá che vào người nữa <br />
như vậy trẻ rất tò mò hào hứng bò cho khéo, thi đua nhau. Trong lúc trẻ bò cô <br />
đánh đàn bài hát: “Vườn cổ tích”, “Quả” các bài hát có nội dung về thế giới thực <br />
vật, như thế vừa bò rèn kỹ năng khéo léo lại vừa nghe nhạc. Như vậy trẻ học <br />
một cách nhẹ nhàng, vận động thấy thoải mái, không mệt mỏi. Hay đối với <br />
những bài tập tổng hợp bao gồm từ 2 – 3 động tác mà yêu cầu kỹ năng đòi hỏi <br />
phối hợp nhiều, trẻ phải thực hiện liên hoàn các động tác mà không bị gián <br />
đoạn, giáo viên sử dụng hình thức biện pháp tổ chức hội thi “Bé nhanh trí”, “ Bé <br />
khoẻ – Bé ngoan”, “ Hội khoẻ măng non” theo một chủ điểm Thế giới động vật <br />
chẳng hạn. Ví dụ: Bài “ném xa – chạy nhanh”, giáo viên cho trẻ ném xa – chạy <br />
nhanh lấy con vật theo yêu cầu của cô. Trong khi trẻ thực hiện các vận động cơ <br />
bản cô kết hợp bật nhạc các bài hát về thế giới động vật, lúc đó trẻ rất hứng <br />
<br />
<br />
10<br />
thú và chủ động chạy nhanh để lên gắn được nhiều con vật theo yêu cầu của cô <br />
trong thời gian 1 bản nhạc.<br />
Khi tổ chức vận động cho trẻ giáo viên có thể cho trẻ vận động theo: cả <br />
lớp đồng loạt, cả lớp nối tiếp, theo nhóm, cá nhân...<br />
Khi giáo viên biết phối hợp các hình thức, biện pháp linh hoạt, gợi mở <br />
một cách nhẹ nhàng làm trẻ hào hứng, vận động không nhàm chán. Nội dung <br />
phong phú được đan quyện chặt chẽ trong một thể thống nhất, giúp cho quá <br />
trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ. <br />
Trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi – chơi mà học. <br />
Giải pháp 5: Tổ chức phát triển vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi <br />
nơi.<br />
Trong quá trình cung cấp cho trẻ một số kĩ năng, kĩ xảo vận động đúng <br />
trên tiết học thì việc phát triển vận động cho trẻ ngoài tiết học cũng rất quan <br />
trọng. Chính vì thế thông qua mọi lúc, mọi nơi tôi đã tổ chức cho trẻ phát triển <br />
vận động. <br />
Ví dụ: Hàng ngày đến trường tôi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng theo <br />
các bản nhạc như: “Dậy đi thôi”; “Bé yêu biển lắm”; “Chú gà trống”…nhằm <br />
giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần <br />
hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt; đồng <br />
thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh <br />
nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày <br />
hoạt động mới.<br />
Tổ chức cho trẻ “phút thể dục” giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ <br />
hoạt động (khi tôi nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ) <br />
bằng cách sử dụng bài hát, bài thơ, câu chuyện ngắn, co duỗi các ngón tay, thả <br />
lòng bàn tay, ngồi xuống, đứng lên, xoay người sang hai bên….Phút thể dục đó <br />
nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, <br />
thay đổi hoạt động của trẻ, chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ tập trung chú ý vào <br />
hoạt động tiếp theo….hoặc sau khi trẻ ngủ trưa dậy giúp thay đổi trạng thái cơ <br />
thể, trẻ trở nên tỉnh táo hơn.<br />
Tổ chức trò chơi vận động trong hoạt động chơi ngoài trời, ví dụ như trò <br />
chơi “Mèo đuổi chuột”, “Nhảy lò cò”, “Chuyền bóng”, “Tìm đúng nhà”, “Kéo <br />
co”, “Lộn cầu vòng”…Thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ rèn luyện kĩ năng <br />
vận động.<br />
Tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời khoảng 1 lần/tuần. Cô có thể cho trẻ <br />
đi bộ xung quanh vườn trường hoặc cho trẻ đi dạo ngoài khuôn viên nhà trường <br />
rồi cho trẻ chơi vận động tự do, chơi với bóng, gậy, vòng…nhằm giúp trẻ nghỉ <br />
ngơi tích cực, củng cố kĩ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong <br />
những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giáo dục trẻ ý thức chấp hành tổ chức kỉ <br />
luật, tính tập thể, sự tự tin.<br />
<br />
11<br />
Tổ chức “Tuần lễ sức khỏe”: Là lớp điểm về chuyên đề phát triển vận <br />
động nên tôi tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” cho trẻ 2 lần /năm, nhằm tạo kiện cho <br />
trẻ được vui chơi thoải mái ngoài trời, bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận <br />
động khác nhau trong các hoạt động của trẻ. Hình thành cho trẻ những hiểu biết <br />
cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình. Từ đó có sự chuẩn <br />
bị tâm lí cần thiết cho hoạt động về sức khỏe. Ở tuần lễ sức khỏe tôi lựa chọn <br />
nội dung, phương pháp để hướng dẫn trẻ vận động. Ví dụ: Chọn các bài tập <br />
phát triển cơ hô hấp, cơ tay, cơ chân, bàn chân và rèn luyện tư thế đúng. Đưa <br />
thêm các bài tập để rèn luyện thị giác như: “Sóc nâu nhảy từ cành nọ sang cành <br />
kia”…Cô có thể trò chuyện với trẻ về các đề tài khác nhau như: Cách giữ gìn vệ <br />
sinh thân thể, ăn uống hợp lí, cách tập luyện, cấu tạo từng phần trong cơ thể…<br />
Tổ chức “Ngày hội thể dục thể thao” cho trẻ 1 lần /năm vào khoảng <br />
tháng 4. Trong ngày hội cô chuẩn bị địa điểm, dụng cụ tập luyện, trang trí băng <br />
cờ, khẩu hiệu …có thể thông báo cho phụ huynh biết và cùng tham gia với lớp. <br />
Khi vào ngày hội, cô đưa ra yêu cầu trò chơi, khẩu lệnh bắt đầu và kết thúc trò <br />
chơi, bài tập vận động, đưa ra kết luận, làm trọng tài chính của cuộc thi, bao <br />
quát và thúc đẩy trẻ, kịp thời nhắc nhở và tác động đến không khí chung của <br />
ngày hội. Các trò chơi bắt đầu từ đơn giản sau đó phức tạp hóa và đưa ra yêu <br />
cầu vận động cao hơn. Qua ngày hội nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng <br />
yêu thích thể dục, thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở <br />
trẻ.<br />
Giải pháp 6: Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng trong phát triển vận <br />
động.<br />
Gia đình là môi trường giáo dục đâu tiên của trẻ và cũng là môi trường <br />
giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên ảnh hưởng sâu <br />
sắc nhất đến đứa trẻ. Mahatma Gandi đã từng nói “Không có một ngôi nhà nào <br />
tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ”. Jacquie Mc <br />
Taggard, trong cuốn sách ‘Từ chiếc bàn của giáo viên” xuất bản năm 2013 đã <br />
viết “Các bậc cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. <br />
Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng mang lại những phần thưởng vô cùng to <br />
lớn”. Chính vì thế bản thân tôi đã tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của <br />
sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ đầu năm học bẳng nhiều cách như thông <br />
qua tài liệu, trong các cuộc họp phụ huynh của lớp, các giờ đón trả trẻ; thông <br />
qua các bảng biểu dành cho góc phụ huynh tại trường; phối hợp với dài truyền <br />
thanh địa phương phổ biến kiến thức và tuyên truyền đến các bậc cha mẹ.<br />
Ngoài ra bản thân phối hợp cùng phụ huynh để hướng dẫn trẻ thực hiện <br />
các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình theo yêu cầu của nhà trường, <br />
khuyến khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường, động <br />
viên phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động khác như hội khỏe, tuần lễ <br />
sức khỏe, tham quan hay các giờ thể dục mở do nhà trường tổ chức. Từ đó phụ <br />
<br />
12<br />
huynh nhận ra và hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ <br />
để rồi đồng hành cùng cô giáo hỗ trợ , giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục <br />
phát triển vận động cho trẻ.<br />
Qua hàng quý bản thân cùng phối hợp với phụ huynh để tổ chức cân, đo, <br />
khám sức khỏe cho trẻ. Sau đó thông báo kết quả về chiều cao, cân nặng, tình <br />
hình sức khỏe để phụ huynh có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.<br />
Phối hợp phụ huynh trong việc tìm kiếm các nguyên vật liệu sẳn có ở địa <br />
phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như: Lốp xe đẻ làm ống chui, tre làm <br />
cầu treo, long bia làm tạ…<br />
3. Phần kết luận.<br />
3.1. Ý nghĩa của đề tài.<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi là một <br />
trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, nhằm tăng cường các <br />
hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thúc đẩy mạnh mẽ <br />
sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó mỗi một giáo viên cần phải hiểu rõ mục <br />
đích, ý nghĩa của việc phát triển vận động cho trẻ. Các nội dung phát triển vận <br />
động cho trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển, <br />
đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi, đảm bảo sự <br />
kết hợp hài hòa giữa các vận động cơ bản, chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ <br />
thể. Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, <br />
chính xác khi vận động.<br />
Trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động, đảm bảo huy động được <br />
tối đa các giác quan của trẻ. Thời gian luyện tập cần đủ để đảm bảo trẻ được <br />
trải nghiệm, kiên trì thực hiện các hoạt động nhằm hình thành khả năng chịu <br />
đựng và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động khác nhau <br />
như (đi, chạy, nhảy..). Khích lệ trẻ tham gia vào các trò chơi vận động đa dạng <br />
và tự sáng tạo về cách chơi, luật chơi. Khuyến khích trẻ tự tạo ra các đồ chơi, <br />
mô hình để chơi các trò chơi vận động theo ý tưởng riêng của mình.<br />
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh <br />
vực hoạt động khác nhau (trong và ngoài lớp học…). Đồng thời, giúp trẻ hiểu <br />
được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong quá trình <br />
chơi.<br />
Giáo viên cần chú trọng xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường giáo dục <br />
phát triển vận động, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận <br />
động, đổi mới phương pháp, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển <br />
vận động cho trẻ trong trường mầm non.<br />
Qua quá tình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất, <br />
với các biện pháp nêu trên tôi đã thu được một số kết quả sau:<br />
Đối với bản thân:<br />
<br />
<br />
13<br />
+ Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ <br />
với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận <br />
động.<br />
+ Lĩnh hội được những kinh nghiệm về giáo dục phát triển thể chất cho <br />
trẻ.<br />
+Vững vàng hơn trong công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ.<br />
Đối với trẻ:<br />
+ Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa <br />
tuổi<br />
+ Một số tố chất vận động của trẻ (nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo <br />
léo) được phát triển, hứng thú tham gia vào các hoạt động vận động.<br />
+ Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, <br />
biết định hướng trong không gian. Thực hiện các vận động cơ bản một cách <br />
vững vàng đúng tư thế.<br />
Kết quả thể hiện rất rõ qua việc khảo sát khả năng vận động của trẻ; <br />
cân, đo trẻ quý 3 như sau: <br />
<br />
Khả năng <br />
Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB Xếp loại Yếu<br />
vận động<br />
Đi, chạy 12/31=38,7% 15/31=48,4% 4/31=12,9%<br />
Bò, trườn, <br />
11/31=35,5% 16/31=51,6% 4/31=12,9%<br />
trèo<br />
Tung, ném, <br />
9/31=29% 18/3= 58,1% 4/31=12,9%<br />
bắt<br />
Bật, nhảy 14/31=45,2% 14/31=45,2% 3/31=9,6%<br />
<br />
<br />
Kết quả cân, do:<br />
Cân nặng Chiều cao<br />
Trẻ bình Trẻ suy Trẻ suy Trẻ bình Trẻ thấp Trẻ thấp <br />
thường dinh dinh dưỡng thường còi độ 1 còi độ 2<br />
dưỡng vừa nặng<br />
<br />
31/31=100% 30/31=96,8 1/31=3,2%<br />
%<br />
<br />
Đối với phụ huynh:<br />
+ Đa số phụ huynh nhận thức tốt tác dụng của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi <br />
đối với việc phát triển vận động cho trẻ.<br />
<br />
14<br />
+ Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật <br />
liệu để làm đồ dùng, đồ chơi.<br />
+ Phụ huynh thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong <br />
việc kết hợp với giáo viên cùng quan tâm chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ.<br />
+ Phụ huynh đã quan tâm hơn tới nội dung phát triển vận động, biết <br />
hướng dẫn, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cho trẻ lúc ở nhà.<br />
+ Phụ huynh hiểu về sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục <br />
phát triển vận động phù hợp, an toàn cho trẻ.<br />
+ Phụ huynh nắm vững các yêu cầu về môi trường giáo dục phát triển <br />
vận động bên trong, bên ngoài lớp học.<br />
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình <br />
hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không <br />
tránh khỏi những hạn chế, kính mong sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng sư phạm <br />
nhà trường, bạn bè đồng nghiệp, phòng giáo dục đào tạo để tôi có nhiều kinh <br />
nghiệm hơn trong công tác giảng dạy.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />