ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ <br />
KIỂM TRA NỘI BỘ<br />
I, Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong công tác quản lý trường học, người lãnh đạo muốn thực hiện tốt <br />
một nhiệm vụ, và để nhiệm vụ đó đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phải thực <br />
hiện các chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo <br />
thực hiện và khâu cuối cùng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Thực hiện tốt <br />
công tác kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện một chức năng quản lý giáo <br />
dục, chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén <br />
góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả giáo dục. Tại hội nghị thanh tra miền <br />
Bắc ngày 19/4/1957 Bác Hồ đã nói: “ Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn <br />
của dưới”. <br />
Thanh tra, kiểm tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục; <br />
lãnh đạo phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên: “ Không coi trọng kiểm tra nội <br />
bộ trường học tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” (Phạm <br />
văn Đồng).<br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động được tiến hành <br />
thường xuyên, liên tục thông qua hệ thống công cụ để thu thập, cập nhật, so <br />
sánh và phân tích các dữ liệu trong suốt quá trình thực hiện. Qua đó người cán <br />
bộ có cách nhìn nhận chính xác, khách quan các hoạt động. Việc kiểm tra đánh <br />
giá là một quy trình mang tính khoa học và tính sư phạm cao. Nó sẽ giúp người <br />
quản lý thấy rõ việc thực hiện nhiệm vụ diễn ra như thế nào, kết quả công <br />
việc ra sao để có điều chỉnh bổ sung kịp thời.<br />
Tôi chọn chọn đề tài trước hết do yếu cầu công tác quản lý đặt ra, vì kiểm <br />
tra là một chu trình của công tác quản lý: Xây dựng kế hoạch – Tổ chức thực <br />
hiện – Chỉ đạo – Kiểm tra. Kiểm tra nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong quá <br />
trình thực hiện nhiệm vụ năm học; công tác kiểm tra phải được đổi mới một <br />
cách mạnh mẽ mới đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay, nếu không đổi <br />
mới phương pháp kiểm tra thì nhiệm vụ kiểm tra nội bộ sẽ không có tác động <br />
tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy và hoạt động giáo dục. Đây là <br />
một công việc khó, song rất cần thiết. Trong quá trình quản lý tôi luôn nghiên <br />
cứu, tìm tòi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình kiểm tra nội bộ để công tác <br />
quản lý của mình đạt hiệu quả hơn. Vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số giải <br />
pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ.” <br />
Để thực hiện đề tài này bản thân cần phải nhận thức tốt một số điểm sau: <br />
Trước hết là điểm mới về nhận thức: Sáng kiến kinh nghiệm này hoàn <br />
toàn không mang tính hình thức, rập khuôn máy móc. Dấu ấn cá nhân người <br />
thực hiện xuyên suốt về hình thức, nội dung. Trong đó lấy hiệu quả công việc <br />
<br />
<br />
1<br />
làm trọng tâm. Trong kiểm tra cũng như xếp loại theo sự chỉ đạo chung của <br />
ngành, của cấp trên. <br />
Trong việc thực hiện sáng kiến bản thân đã mạnh dạn chỉ ra mặt trái, mặt <br />
tồn tại và quyết tâm khắc phục một cách triệt để. Những điều chưa làm được <br />
do nhiều nguyên nhân cũng được đề cập đến. <br />
Một điểm mới nữa là nâng cao bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản <br />
lý biết tự kiểm tra, đánh giá công việc của mình bằng nhiều cách (như tự rà soát <br />
theo tiêu chí, theo yêu cầu chất lượng, chỉ tiêu phấn đấu theo học kỳ, năm học, <br />
đánh giá bằng định tính hoặc định lượng).<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp tích cực <br />
để cải tiến, đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm <br />
để nâng cao chất lượng dạy học và hiệu lực quản lý nhà trường ở trường tiểu <br />
học Lê Hồng Phong.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Quản lý kiểm tra nội bộ của nhà trường, các giải pháp nâng cao chất lượng <br />
kiểm tra nội bộ, các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục & <br />
Đào tạo, Sở Giáo dục v& Đào tạo; các phương pháp phân tích, tổng hợp, điều <br />
tra, quan sát và tổng hợp kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ của nhà <br />
trường. <br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường tiểu học Lê Hồng Phong <br />
trong 2 năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018.<br />
5.Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa.<br />
Phương pháp phỏng vấn<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
II. Phần nội dung <br />
1.Cơ sở lý luận <br />
a. Các văn bản <br />
Căn cứ nghi đinh sô 42/2013/NĐCP ngay 09/5/2013 cua Chinh phu vê Tô<br />
̣ ̣ ́ ̀ ̉ ́ ̉ ̀ ̉ <br />
chưc va hoat đông thanh tra giao duc;<br />
́ ̀ ̣ ̣ ́ ̣<br />
Căn cứ Chỉ thị số 2699/CTBGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Trưởng Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục <br />
phổ thông, giáo dục thường xuyên năm học 20172018; <br />
Thông tư số 39/2013/TTBGDĐT, ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh <br />
vực giáo dục;<br />
<br />
<br />
2<br />
Căn cứ Kê hoach sô<br />
́ ̣ ́ 218/PGDĐTTKTra ngày 18 tháng 10 năm 2018 của <br />
PGD ĐTTKTr V/v Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học <br />
năm học 20172018<br />
b. Một số khái niệm kiểm tra nội bộ<br />
Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so <br />
với các qui định trong các văn bản vi phạm pháp luật và các hướng dẫn của các <br />
cấp quản lý. <br />
Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ <br />
theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm <br />
tra.Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định <br />
hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.<br />
Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra <br />
thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.Yêu cầu của tư vấn là các ý <br />
kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất <br />
lượng công việc của mình.<br />
Thúc đẩy: là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, <br />
những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt <br />
động của đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý <br />
nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.<br />
Tuy các hoạt động trên có những điểm khác nhau, song chúng có mối quan <br />
hệ chặt chẽ với nhau, kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin, tin cậy sử dụng số <br />
liệu, kết luận, đánh giá của kiểm tra nội bộ đồng thời lại giúp cho công tác <br />
kiểm tra nội bộ được chính xác hơn, hiệu quả hơn. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh <br />
đã từng khẳng định “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của <br />
chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”.<br />
Các nguyên tắc kiểm tra<br />
Kiểm tra trong nhà trường đánh giá kết quả hoạt động, không " Bới lông tìm vết "; <br />
kiểm tra có tính bồi dưỡng, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, <br />
thông qua kiểm tra giúp cho hiệu trưởng có những thông tin xác thực về hoạt động của <br />
đối tượng, nâng cao hiệu quả hoạt động trường học. Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu <br />
quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi <br />
phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra. <br />
Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đây là nguyên tắc hàng đầu của <br />
kiểm tra và kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh <br />
định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo. Kiểm tra phải thường xuyên, <br />
kịp thời, theo đúng kế hoạch, không phải "khi có vấn đề" mới kiểm tra. <br />
Kiểm tra phải công khai, đó là thể hiện dân chủ trong quản lý cần phải huy động <br />
cán bộ, giáo viên cốt cán tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá <br />
trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.<br />
c. Nội dung của kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ có nhiều nội dung, song <br />
việc kiểm tra nội bộ có hiệu quả nhất cần tập trung vào kiểm tra một số hoạt <br />
động sau:<br />
Các hoạt động quản lí giáo dục<br />
<br />
3<br />
Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch năm học (kế hoạch chung <br />
và các kế hoạch theo từng chuyên đề) của ban giám hiệu, các tổ khối trưởng, giáo <br />
viên,<br />
Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ<br />
Việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai; tiếp công dân và giải quyết khiếu <br />
nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí<br />
Việc chi đạo, phối hợp hoạt động với các tổ chức, đoàn thể<br />
Các hoạt động quản lý chuyên môn, dạy học và giáo dục<br />
Quản lý, điều hành của các tổ, nhóm chuyên môn <br />
Các hoạt động sư phạm của giáo viên <br />
Thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn; kế hoạch dạy học; kiểm tra, <br />
chấm chữa trả bài; đổỉ mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng <br />
thiết bị ĐDDH, thí nghiệm thực hành; dự giờ, tự bồi dưỡng; <br />
Công tác chủ nhiệm lớp. <br />
Hoạt động của một lớp HS: Học tập; lao động; văn hóa, văn nghệ, TDTT...<br />
Các hoạt động quản lý hành chính (đảm bảo các điều kiện phục vụ dạy <br />
học)<br />
Quản lý, bảo quản hồ sơ sổ sách nhà trường| (sổ theo dõi, tổng hợp kết quả, <br />
học bạ ...);<br />
Quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ; hoạt động văn thư, lưu trữ.<br />
Quản lí, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng tin học, <br />
phòng thư viện Room to Read, phòng thiết bị dạy học, tủ sách,...<br />
Quản lý, thu, chi tài chính; hoạt động kế toán, thủ quỹ trường học.<br />
Quản lý nội vụ, lao động, vệ sinh và công tác y tế học đường.<br />
Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.<br />
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
a. Về đội ngũ nhà trường<br />
Tổng số CBQL, GV, NV: 47 người;<br />
Trong đó: CBQL: 3; Giáo viên: 38; Nhân viên: 6; Tỷ lệ GV/lớp: 1,5;<br />
Trình độ chuyên môn: 100%. giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 97,5% giáo <br />
viên trên chuẩn;<br />
Nhận xét chung về đội ngũ nhà giáo:<br />
* Ưu điểm: Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, năng nổ, nhiệt tình, <br />
tận tụy với học sinh đáp ứng yêu cầu công việc. 05 giáo viên đạt giáo viên dạy <br />
giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đội ngũ giáo <br />
viên dạy các môn chuyên Âm nhac, Tin học, tiếng Anh có năng lực tham gia <br />
nhiều hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ, các hoạt động của Phòng Giáo <br />
dục tổ chức đạt hiệu quả cao. <br />
* Khuyết điểm:<br />
Một số giáo viên, nhân viên tính tự giác, kỉ luật lao động chưa cao, chưa <br />
sáng tạo trong công việc, ngại đổi mới phương pháp dạy; một số nhân viên <br />
chưa chủ động trong công việc, cung cấp thiết bị và các loại sách đến giáo viên, <br />
<br />
<br />
4<br />
nhân viên còn hạn chế vì vậy ảnh hưởng chung đến công tác dạy và học của <br />
nhà trường.<br />
b. Về học sinh <br />
Toàn trường: Tổng số học sinh: 542 , Số lớp: 24; Nữ: 273 ; Dân tộc: 173, <br />
NDT: 80, trong đó:<br />
Khối 1: Tổng số học sinh: 112 , Số lớp: 5; Nữ: 39 ; Dân tộc: 46, NDT: 13<br />
Khối 2: Tổng số học sinh: 100 , Số lớp: 5; Nữ: 60 ; Dân tộc: 31, NDT: 15<br />
Khối 3: Tổng số học sinh: 119 , Số lớp: 5; Nữ: 59 ; Dân tộc: 38, NDT: 20<br />
Khối 4: Tổng số học sinh: 117 , Số lớp: 5; Nữ: 64 ; Dân tộc: 33, NDT: 16<br />
Khối 5: Tổng số học sinh: 94 , Số lớp: 4; Nữ: 51 ; Dân tộc: 25, NDT: 16<br />
So với năm học 20162017 số lớp: 24, số học sinh tăng 03, giảm: 0. Lý do<br />
* Ưu điểm:<br />
Đa số học sinh được cha mẹ quan tâm đến việc học, cha mẹ thường xuyên <br />
liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, tạo điều kiện mua sắm đầy đủ đồ dùng học <br />
tập, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức rất tích cực.<br />
* Khuyết điểm:<br />
Một số học sinh chưa chăm học, được cha mẹ nuông chiều nên ý thức tự <br />
rèn, làm việc tự phục vụ bản thân còn hạn chế.<br />
Học sinh dân tộc thiểu số đồ dùng tập học tập đôi khi chưa đầy đủ, bảo <br />
quản chưa tốt, đi học tính chuyên cần chưa cao.<br />
c. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học<br />
Nhà trường có diện tích khuôn viên đảm bảo theo quy định (15980 m 2/ 542 <br />
hs, TB: 29 m2/ 1 hs), cảnh quan, môi trường sư phạm đáp ứng được các tiêu chí <br />
về trường học thân thiện: có cây xanh bóng mát, vệ sinh sạch sẽ đáp ứng đủ <br />
theo điều lệ trường tiểu học.<br />
Nhà trường có 28 phòng học, 02 phòng làm việc, 02 phòng Tin học, 01 <br />
phòng tiếng Anh, 01 Y tế, 02 Thư viện.<br />
Khu vực để xe: 01 nhà xe dành cho học sinh; 03 nhà xe dành cho GVNV;<br />
Vệ sinh: 03 nhà vệ sinh dành cho học sinh; 03 nhà vệ sinh dành cho GV<br />
NV;<br />
Sân chơi, bãi tập: Không có sân chơi, bãi tập riêng, bố trí sân chơi, bãi tập <br />
trên sân trường; sân trường rộng; 350 m2. <br />
Dụng cụ TDTT: Tương đối đầy đủ cho học sinh luyện tập thể chất.<br />
* Thuận lợi<br />
̉ ường lớp tương đôi khang trang, c<br />
CSVC cua tr ́ ảnh quan sư phạm sạch đẹp, <br />
có đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ ngày đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo <br />
dục. <br />
* Khó khăn <br />
Bàn ghế của học sinh một số bộ đã xuống cấp do sử dụng nhiều năm.<br />
03 điểm trường nằm cách xa nhau, hệ thống điện, nước, quạt phải tu sửa <br />
thường xuyên.<br />
Một số thiết bị chưa đồng bộ nên việc sử dụng hiệu quả chưa cao.<br />
<br />
<br />
5<br />
d. Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra nội bộ nhà trường<br />
* Ưu điểm:<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của thanh tra PGD&ĐT, Thanh <br />
tra Nhà nước Huyện về công tác kiểm tra nội bộ trường học.<br />
Hệ thống văn bản của công tác thanh tra hướng dẫn chỉ đạo kịp thời, đầy <br />
đủ.<br />
Đội ngũ CBVC của trường có trình độ chuyên môn vững vàng, thực hiện <br />
quy chế chuyên môn, quy chế làm việc nghiêm túc .<br />
Lực lượng cốt cán kểm tra thông suốt về công việc kiểm tra, có ý thức <br />
trách nhiệm đôn đốc đội ngũ thực hiện công tác giảng dạy và lập các hồ sơ sổ <br />
sách đúng theo qui chế hoạt động chuyên môn.<br />
Điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy tương đối đầy đủ, nền nếp <br />
giảng dạy nghiêm túc.<br />
̉ ̣ ̣ ̀ ệc lam th<br />
Kiêm tra nôi bô la vi ̀ ường xuyên hàng năm nên ban KTNB đã có <br />
nhiều kinh nghiệm.<br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường học giúp nhà trường quản lý và động viên, <br />
giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng <br />
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác việc kiểm tra nội bộ trường học <br />
còn giúp Ban giám hiệu nắm rõ việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy <br />
học, việc chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh <br />
qua từng học kỳ, cả năm không những thế còn nắm được việc thực hiện công <br />
tác chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục khác và công tác bồi dưỡng tự bồi <br />
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Cơ sở vật <br />
chất của nhà trường luôn đảm bảo cho dạy và học.<br />
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường sử dụng các hình thức và phương pháp <br />
kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp lý, có sơ và tổng kết <br />
theo từng tháng, học kỳ và năm học<br />
* Khuyết điểm<br />
Do đặc điểm là một trường lớn, đội ngũ cán bộ viên chức nhiều, học sinh <br />
đông, 3 điểm trường nằm trên 3 địa bàn thôn, buôn cách nhau xa từ 1,5 đến 3 <br />
km. Trong một ngày việc di chuyển dạy của các giáo viên dạy môn chuyên như <br />
Âm nhac, Mĩ Thuật… từ điểm trường này đến điểm trường khác có nhiều bất <br />
cập như không kịp giờ, xe hỏng đôi khi vẫn xảy ra.<br />
Các thành viên của ban kiểm tra nội bộ trường học làm việc chưa đều tay, <br />
còn nể nang, chưa mạnh dạn trong việc đánh giá xếp loại tay nghề đồng nghiệp <br />
một thực chất nên ít nhiều ảnh hưởng trong việc xếp loại giáo viên theo chuẩn <br />
nghề nghiệp, ảnh hưởng xây dựng Đề án việc làm.<br />
Kế hoạch kiểm tra đã lên đầu năm có lúc còn chồng chéo vì các thành viên <br />
của ban kiểm tra nội bộ trường học tham gia các lớp bồi dưỡng, đi công tác đột <br />
xuất … Công tác kiểm tra của các tổ chuyên môn, nhà trường có lúc còn chậm <br />
tiến độ so với kế hoạch đề ra. dẫn đến hiệu quả kiểm tra chưa cao. Việc tư <br />
vấn, thúc đẩy, kiểm tra lại đôi lúc còn hạn chế<br />
Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế về công tác kiểm tra nội bộ <br />
<br />
6<br />
trường học, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ, một <br />
số giáo viên chỉ chú ý đến việc dạy học trên lớp còn các hoạt động khác chưa <br />
thực sự quan tâm<br />
Từ thực trạng trên, để đổi mới công tác kiểm tra nội bộ nhà trường đạt <br />
hiệu quả tôi đề ra một số giải pháp sau:<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Căn cứ vào cơ sở lý luận về kiểm tra nội bộ trường học và các văn bản <br />
hướng dẫn; qua đánh giá thực trạng của nhà trường tôi nhận thấy để đổi mới <br />
công tác kiểm tra nội bộ nhà trường cần phải có các giải pháp để giải quyết <br />
các vấn đề sau:<br />
a.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân <br />
viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học.<br />
a.2 Xây dựng lực lượng kiểm tra trong nhà trường bao gồm CBQL, tổ <br />
trưởng tổ chuyên môn, các giáo viên, nhân viên có năng lực, có uy tín.<br />
a.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra<br />
a.4 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra và triển khai trong Hội <br />
đồng sư phạm theo năm học, học kì và từng tháng; kế hoạch kiểm tra đột xuất. <br />
a.5 Tăng cường các phương tiện, các điều kiện làm việc cho các thành viên <br />
ban kiêm tra<br />
a.6 Hoàn thiện các phương pháp và nhiệm vụ kiểm tra<br />
a.7 Đảm bảo nội dung kiểm tra và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra<br />
a.8 Xử lý kết quả sau kiểm tra <br />
Để thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cẩu đổi mới chương trình, nội dung, phương <br />
pháp, đáp ứng yêu cẩu cơ sở vật chất tốt cho dạy và học; nền nếp, kỉ cương <br />
của nhà trường được giữ vững tôi thực hiện các giải pháp sau để nâng cao hiệu <br />
quả công tác kiểm tra nội bộ:<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
b.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân <br />
viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học.<br />
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo Krông Ana là công tác kiểm tra nội bộ trường học đòi hỏi cấp ủy các chi bộ, <br />
lãnh đạo các cơ quan cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm <br />
tra của cấp trên đối với cấp dưới, đề cao kiểm tra nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ <br />
chức. Nâng cao hiệu quả của kiểm tra nhà nước và kiểm tra chuyên ngành, làm <br />
cho công tác kiểm tra là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả <br />
của Nhà nước, tăng cường tính kỉ luật và làm cho pháp luật được thực thi <br />
nghiêm chỉnh góp phần phát triển giáo dục và đào tạo.<br />
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo <br />
dục trong toàn xã hội, xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới giáo dục cả <br />
về nội dung và phương pháp, tăng cương công tác tham mưu của nhà trường với <br />
UBND xã, huyện và chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấp để <br />
<br />
7<br />
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Nâng cao chất lượng <br />
kiểm tra nội bộ trường học làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trọng <br />
việc quản lý hoạt động của nhà trường đưa các hoạt động của nhà trường thực <br />
hiện đúng kỉ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong <br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.<br />
Đầu năm học khi có kế hoạch kiểm tra của Phòng Giáo dục hướng dẫn <br />
nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội <br />
bộ. Thông qua các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, kế hoạch kiểm tra của <br />
Phòng Giáo dục và của nhà trường trước Hội đồng sư phạm:<br />
Văn bản chỉ đạo của các cấp, của đơn vị:<br />
Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp như: TT39/2013/TT – <br />
BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 về việc Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành <br />
trong lĩnh vự giáo dục; <br />
Hướng dẫn số 218/PGDĐTTKTr ngày 18 tháng 10 năm 2017 về việc Hướng <br />
dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 20172018;<br />
Nhà trường ban hành kế hoạch số 45/KHTHLHP ngày 20/10/2017 V/v kiểm <br />
tra nội bộ năm học 2017 – 2018 ban hành quyết định, phân công nhiệm vụ kèm <br />
theo đầy đủ.<br />
Hàng tháng nhà trường ra các quyết định kiểm tra nội bộ từ số: 51 đến 57 <br />
( bao gồm 08 Quyết định).<br />
b.2 Xây dựng lực lượng kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên <br />
trong nhà trường bao gồm CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, các giáo viên, nhân <br />
viên có năng lực, có uy tín.<br />
Trưởng ban kiểm tra tra soát, lựa chọn những cán bộ, giáo viên có năng lực, <br />
có kinh nghiệm công tác, am hiểu các văn bản quy định.<br />
Cơ cấu: 9 người. Hiệu trưởng – Trưởng ban; Phó Hiệu trưởng – phó <br />
trưởng ban ,Tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, trưởng ban TTND – <br />
Thành viên <br />
Trường TH Lê Hồng Phong thực hiện dự án dạy học theo Mô hình trường <br />
học mới (VNEN), dạy tiếng Việt 1 công nghệ, do yêu cầu đổi mới về nội dung <br />
và phương pháp giảng dạy nên nhà trường rất coi trọng công tác kiểm tra nội bộ <br />
trường học và xây dựng lưc lượng kiểm tra nội bộ, theo lời Bác dạy “ Thanh tra <br />
là tai mắt của trên là bạn của dưới” chính vì vậy mà việc lựa chọn và xây dựng <br />
lực lượng kiểm tra là vô cùng quan trọng, đội ngũ phải đảm bảo về chuyên môn <br />
nghiệp vụ vững vàng, trung thực, thẳng thắn trong công tác, đạo đức nghề <br />
nghiệp cao, luôn cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp ở mọi nơi.<br />
Đầu tư xây dựng lực lượng kiểm tra; lựa chọn những người nằm trong <br />
Ban kiểm tra nội bộ. Khi lựa chọn chúng tôi rất chủ ý đến chất lượng đội ngũ, <br />
các thành viên phải có trách nhiệm, nhiệt tình có chuyên môn, có đạo đức, có <br />
thời gian giảng dày từ 5 năm trở lên, đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Hiệu <br />
<br />
<br />
8<br />
trưởng ra quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong <br />
ban. Thông qua Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trước Hội đông sư <br />
phạm để toàn thể hội đồng được biết về các thành viên và nhiệm vụ của ban. <br />
Do cấu trúc văn bản, kinh nghiệm chỉ minh họa một quyết định về phân <br />
công nhiệm vụ cho Ban kiểm tra nội bộ của trường và phân công nhiệm vụ cho <br />
các thành viên kiểm tra, các đối tượng dược kiểm tra như sau:<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNGANA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <br />
NAM<br />
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
Số: 39/QĐ THLHP EaNa, ngày 20 tháng 10 năm 2017<br />
<br />
QUYẾT ĐỊNH<br />
V/v thành lập Ban kiểm tra nội bộ năm học 2017 2018<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG<br />
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
đã ban hành kèm theo thông tư 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 <br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;<br />
Căn cứ Thông tư số 39/2013/TTBGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực <br />
giáo dục;<br />
Căn cứ Kế hoạch số 45/KH KTr ngày 20 tháng 10 năm 2017 của trường <br />
Tiểu học Lê Hồng Phong về công tác kiểm tra nội bộ năm học 20172018; <br />
Căn cứ nhu cầu công tác, xét khả năng phẩm chất viên chức;<br />
Theo đề nghị của bộ phận Chuyên môn ,<br />
QUYẾT ĐỊNH<br />
Điều 1: Nay thành Ban kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2017 2018 <br />
gồm các ông, (bà) (có danh sách kèm theo)<br />
Điều 2: Các Ông( Bà) trưởng Ban có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hoạt <br />
động, tổ chức kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2017 2018 đúng quy định <br />
của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.<br />
Điều 3: Bộ phận chuyên môn, bộ phận kế toán; các ông, (bà) có tên ở <br />
Điều 1 có trách nhiệm thi hành Quyết định này.<br />
<br />
Nơi nhận: Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
9<br />
Như Điều 3;<br />
Lưu Văn thư.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Vinh<br />
<br />
DANH SÁCH BAN KIỂM TRA NỘI BỘ<br />
(Kèm theo QĐ số 39/QĐTHLHP ngày 20 tháng 10 năm 2017 của trường <br />
TH Lê Hồng Phong về việc thành lập ban kiểm tra nội bộ)<br />
<br />
Chức Chức vụ Nhiệm vụ được phân <br />
TT Họ tên<br />
vụ trong Ban công<br />
<br />
1 ̃ ̣<br />
Đô Thi Vinh HT Trưởng ban Chỉ đạo chung<br />
<br />
̉<br />
Kiêm tra các hoạt đông <br />
2 Nguyễn Thị Vui PHT Phó ban<br />
dạy & học tổ 1,3,4<br />
<br />
̉<br />
Kiêm tra các hoạt đông <br />
3 Lưu Thị Sen PHT Phó ban dạy & học tổ 2 ,5 ; Kiêm̉ <br />
tra LĐCSVC<br />
<br />
Nguyễn Thị <br />
4 KTT1 Thành viên Kiểm tra GV, NV Tổ 1<br />
Phương<br />
<br />
5 Phan Thị Kim Thân KTT2 Thành viên Kiểm tra GV, NV Tổ 2<br />
<br />
6 Phan Văn Quản KTT3 Thành viên Kiểm tra GV, NV Tổ 3<br />
<br />
7 Nguyễn Thị Lý KTT4 Thành viên Kiểm tra GV, NV Tổ 4<br />
<br />
8 Thái Thị Luận KTT5 Thành viên Kiểm tra GV, NV Tổ 5<br />
<br />
Giám sát thực hiện các chế <br />
độ, nghĩa vụ, quyền lợi <br />
9 Trần Minh Quí TTND Thành viên<br />
của viên chức; chế độ của <br />
hs<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNGANA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <br />
NAM<br />
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
10<br />
Số: 56 /QĐ THLHP EaNa, ngày 01 tháng 02 năm 2018<br />
QUYẾT ĐỊNH<br />
V/v kiểm tra chuyên đề tháng 2 /2018 đối với giáo viên, nhân viên<br />
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG<br />
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
đã ban hành kèm theo thông tư 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 <br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;<br />
Căn cứ Thông tư số 39/2013/TTBGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực <br />
giáo dục;<br />
Căn cứ Kế hoạch số 45/KH THLHP ngày 20 tháng 10 năm 2017 của <br />
trường Tiểu học Lê Hồng Phong về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2017<br />
2018;<br />
Căn cứ nhu cầu công tác, xét khả năng phẩm chất viên chức;<br />
Theo đề nghị của bộ phận Chuyên môn ,<br />
QUYẾT ĐỊNH:<br />
Điều 1. Kiểm tra chuyên đề tháng 02/2018 đối với các ông , bà ( có tên <br />
trong danh sách kiểm tra giáo viên, nhân viên đính (kèm theo) gồm các nội dung <br />
sau: <br />
Thực hiện quy chế chuyên môn, nội dung đổi mới giáo dục, thực hiện <br />
quy chế về kiểm tra, đánh giá và xếp loại học sinh; công tác chủ nhiệm lớp; cập <br />
nhật phần mềm Vnedu, kết quả học tập của học sinh; hoạt động NGLL; làm và <br />
sử dụng ĐDDH;<br />
Các loại sổ sách của cá nhân, tổ chuyên môn theo quy định;<br />
Công tác kiểm tra của Tổ chuyên môn;<br />
Phối hợp thu các khoản ngoài ngân sách; <br />
Hoạt động dạy thêm, học thêm.<br />
Các hoạt động theo chức năng của bộ phận nhân viên.<br />
Thời kỳ thanh tra: tháng 2, Năm học 20172018.<br />
Thời gian kiểm tra: Kiểm tra đột xuất các giờ dạy trên lớp, theo kế hoạch <br />
từng tuần.; trưởng ban, phó ban kiểm tra thông báo trước 01 ngày.<br />
Điều 2. Thành lập ban kiểm tra, gồm các ông (bà) có tên trong danh sách <br />
đính kèm.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Điều 3. Ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiêm tra theo đúng quy định <br />
hiện hành.<br />
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điêu 1, Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành <br />
quyết định này./.<br />
Nơi nhận: Hiệu trưởng<br />
Như điều 4 (để thực hiện); <br />
Lưu: VT,<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Vinh<br />
DANH SÁCH KIỂM TRA NỘI BỘ <br />
CÁN BỘ,GIÁO VIÊN,NHÂN VIÊN THÁNG 2<br />
Năm học 2017 2018<br />
(Kèm theo QĐ số 56/QĐTHLHP ngày 01/2/2018 của trường TH Lê Hồng <br />
Phong)<br />
<br />
<br />
Ngày <br />
Họ và tên <br />
tháng <br />
TT Giáo viên Nhân Nội dung kiểm tra Ghi chú<br />
năm <br />
viên<br />
kiểm tra<br />
Nguyễn Thị Kim <br />
1 6/2/2018 Thực hiện chương trình <br />
Anh<br />
2 Đào Thị Thu Hiền 6/2/2018 Dự giờ đột xuất <br />
Nguyễn Thị Hương Chuẩn bị đồ dùng dạy học <br />
3 7/2/2018 <br />
C cho tiết dạy, thao giảng<br />
Nhận xét, đánh giá học <br />
Nguyễn Thị Minh <br />
4 7/2/2018 sinh theo thông tư 22, dự <br />
Dung<br />
giờ<br />
5 H Guah Hmok 8/2/2018 Công tác dạy tiếng Ê đê <br />
Kết quả phụ đạo học sinh <br />
6 Phạm Thị Anh 8/2/2018 <br />
chậm tiến bộ, chưa HTCT<br />
Giáo án, chương trình, <br />
7 Lê Thị Phương Anh 8/2/2018 <br />
thông tư 22<br />
8 Lê Thị Tuyết 13/2/2018 Chương trình, giáo án <br />
Đột xuất nề nếp lớp, giáo <br />
9 Võ Thị Thu Hiền 14/2/2018 <br />
án, chương trình<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
10 Ngô Thị Bích Giang 14/2/2018 Hồ sơ cá nhân <br />
Đột xuất sử dụng đồ dùng <br />
11 Trần Thị Hằng 14/2/2018 <br />
dạy học<br />
Chấm chữa bài cho học <br />
12 Ngô Thị Bích Giang 20/2/2018 <br />
sinh<br />
Nguyễn Thị Hương Hồ sơ sổ sách và cách sử <br />
13 22/2/2018 <br />
B dụng đồ dùng dạy học<br />
Nề nếp dạy và học trên <br />
14 Đỗ Thị Minh Tầm 22/2/2018 <br />
lớp<br />
Cách chấm chữa bài cho <br />
15 Ngô Thị Sen 22/2/2018 <br />
học sinh trên lớp<br />
Thực hiện chương trình và <br />
16 Trần Minh Quý 22/2/2018 <br />
thời khóa biểu trên lớp<br />
Nề nếp dạy và học sau kì <br />
17 Nguyễn Thị Sóng 22/2/2018 <br />
nghỉ hè<br />
Hoạt động ngoài giờ lên <br />
18 Phạm Thị Anh 25/2/2018 <br />
lớp<br />
19 Trần Thị Hằng 25/2/2018 Hồ sơ cá nhân <br />
Thực hiện chương trình và <br />
20 Vũ Thị Nhâm 26/2/2018 <br />
thời khóa biểu trên lớp<br />
Nề nếp dạy và học trên <br />
21 Phạm Thị Xuân 26/2/2018 <br />
lớp<br />
Nguyễn Thị Hương Hồ sơ sổ sách và cách sử <br />
22 26/2/2018 <br />
A dụng đồ dùng dạy học<br />
Thực hiện chương trình <br />
23 Bùi Thị Tuyết 26/2/2018 <br />
dạy học<br />
Nguyễn T.Bình Kiểm tra hồ sơ cá nhân, dự <br />
24 26/2/2018 <br />
Minh giờ thao giảng<br />
Công tác khám chữa bệnh <br />
25 Lê Thị Hường 27/2/2018 <br />
cho học sinh<br />
Nề nếp lớp, chấm chữa <br />
26 Trương Thị Thuận 28/2/2018 bài cho <br />
học sinh<br />
27 Ngô Thị Bích Giang 29/2/2018 Hồ sơ cá nhân <br />
b.3 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra<br />
Căn cứ vào các văn bản, trưởng ban tổ chức tập huấn cấp trường về công <br />
tác kiểm tra nội bộ, các thành viên thảo luận và thống nhất cách làm việc của <br />
ban, thống nhất mẫu biên bản kiểm tra và hình thức kiểm tra toàn diện hoặc <br />
kiểm tra đột xuát; phân công thực hiện. <br />
<br />
13<br />
Yêu cầu về công việc khi kiểm tra phải đảm bảo tính trung thực; khách <br />
quan phản sánh đúng sự việc để tham mưu đúng với lãnh đạo nhà trường, để <br />
lãnh đạo nhà trường có những quyết sách đúng đắn.<br />
Trang bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn để các thành viên có cơ sở pháp lý <br />
vững vàng. <br />
Thống nhất các nội dung kiểm tra trong nhà trường<br />
a.4 Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra nội dung kiểm tra và triển <br />
khai trong Hội đồng sư phạm theo năm học, học kì và từng tháng; kế hoạch <br />
kiểm tra đột xuất,<br />
Từ tình hình thực tế của nhà trường và dựa trên cơ sở bám sát các công văn <br />
hướng dẫn, chỉ đạo của ngành về công tác kiểm tra nội bộ trường học, kế <br />
hoạch kiểm tra được công bố công khai, triển khai thực hiện nghiêm túc, có <br />
hiệu quả.<br />
Các thành viên trong ban kiểm tra dựa vào kế hoạch chung để xây dựng kế <br />
hoạch kiểm tra cụ thể theo từng tháng phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ <br />
khối, lĩnh vực mình phụ trách.<br />
Chú trọng tổ chức tự kiểm tra đánh giá theo quy định chuẩn nghề nghiệp <br />
giáo viên; kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn <br />
của ngành; kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn; việc thực hiện thu chi <br />
tài chính, sử dụng CSVC trường học; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm <br />
tra, việc khắc phục tồn tại sau kiểm tra …<br />
Tập trung kiểm tra các nội dung sau:<br />
Các hoạt động quản lí giáo dục<br />
Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch năm học (kế hoạch chung <br />
và các kế hoạch theo từng chuyên đề) của ban giám hiệu, các tổ khối trưởng, giáo <br />
viên,<br />
Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ; sử dụng kinh phí mua sắm tài sản <br />
công, thiết bị đồ dùng dạy học, thanh quyết toán hàng năm; sử dụng cơ sở vật <br />
chất, kiểm kê hàng năm; bố trí, sắp xếp lớp học sinh.<br />
Việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai; tiếp công dân và giải quyết khiếu <br />
nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí<br />
Việc chi đạo, phối hợp hoạt động với các tổ chức, đoàn thể (Công đoàn, <br />
Đoàn Thanh niên ...), với Ban Đại diện cha mẹ học sinh<br />
Các hoạt động quản lý chuyên môn, dạy học và giáo dục<br />
Quản lý, điều hành của các tổ, nhóm chuyên môn (kiểm tra tất cả các tổ, <br />
nhóm theo từng cuộc, mỗi cuộc từ 12 tổ, nhóm)<br />
Các hoạt động sư phạm của giáo viên (kiểm tra 30% số giáo viên theo từng <br />
cuộc)<br />
Thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn; kế hoạch dạy học; kiểm tra, <br />
chấm chữa trả bài; đổỉ mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng <br />
thiết bị ĐDDH, thí nghiệm thực hành; dự giờ, tự bồi dưỡng; <br />
Công tác chủ nhiệm lớp. (kiểm tra tất cả sổ giáo viên còn lại, trừ 30% sổ giáo <br />
viên đã kiểm tra toàn diện; kiểm tra theo từng cuộc, mỗi cuộc từ 35 giáo viên)<br />
<br />
14<br />
Hoạt động của một lớp HS: Học tập; lao động; văn hóa, văn nghệ, TDTT...<br />
Các hoạt động quản lý hành chính (đảm bảo các điều kiện phục vụ dạy <br />
học)<br />
Quản lý, bảo quản hồ sơ sổ sách nhà trường| (sổ theo dõi, tổng hợp kết quả, <br />
học bạ ...);<br />
Quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ; hoạt động văn thư, lưu trữ.<br />
Quản lý, thu, chi tài chính; hoạt động kế toán, thủ quỹ trường học.<br />
Quản lý nội vụ, lao động, vệ sinh và công tác y tế học đường.<br />
Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.<br />
Quản lí, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng tin học, <br />
phòng thư viện Room to Read, phòng thiết bị dạy học, tủ sách,...<br />
+ Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm <br />
việc, lớp học của trường: <br />
Cần chú ý các khía cạnh: <br />
Thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp;<br />
Đảm bảo an toàn, thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc. <br />
Ban kiểm tra quan sát trực tiếp, kết hợp với thăm dò dư luận cha mẹ học <br />
sinh, ý kiến đề xuất của giáo viên chủ nhiệm và cá nhân, tham mưu đề xuất <br />
trực tiếp với Hiệu trưởng.<br />
Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ<br />
Kiểm tra để nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại đồ <br />
dùng bằng gỗ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát kết hợp với kiểm tra <br />
thực tế, ý kiến phát hiện của giáo viên, học sinh.<br />
Qua kiểm tra nắm bắt được thực tế, có kế hoạch sửa chữa kịp thời, đảm <br />
bảo cho dạy và học.<br />
+ Kiểm tra thiết bị dạy học <br />
Thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học. <br />
Các phương pháp kiểm tra chủ yếu là: Quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý và sử <br />
dụng thiết bị dạy học cũng như trao đổi với cán bộ phụ trách thiết bị, giảo viên, <br />
học sinh... <br />
+ Kiểm tra thư viện<br />
Kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạt động của cán bộ thư <br />
viện. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phổ biến sách báo cho <br />
bạn đọc. Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phân loại theo chuyên <br />
môn ngành thư viện. Các sách báo phải được bổ sung kịp thời hàng tháng và đầu <br />
năm học. <br />
Nội dung kiểm tra thư viện gồm: <br />
Kiểm tra cơ sở vật chất (phòng thư viện, thiết bị, bàn ghế, kệ, tủ); <br />
Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; <br />
Kiểm tra số lượng và chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh <br />
giáo dục, băng đĩa giáo khoa… <br />
<br />
<br />
15<br />
Kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội qui, việc cho <br />
mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung <br />
sách báo; thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc…) <br />
Quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ, sổ sách quản lý, sử dụng, phổ <br />
biến sách báo, tài liệu của thư viện để kiểm tra hoạt động của thư viện. phòng <br />
thư viện Room to Read, cách vận hành của thư viện này như cho học sinh mượn <br />
sách về nhà.<br />
Kiểm tra tài chính <br />
Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài <br />
chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân <br />
sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính <br />
và thu nộp ngân sách… <br />
Ban kiểm tra của nhà trường có thể sử dụng các phương pháp như: quan <br />
sát, đàm thoại, thăm dò dư luận, nghiên cứu hồ sơ, sổ sách để kiểm tra tài <br />
chính. <br />
Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính <br />
Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; <br />
Kiểm tra việc quản lý con dấu; <br />
Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, sổ lưu trữ các văn <br />
bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác) <br />
Kiểm tra tập thể lớp <br />
Trong công tác quản lý nhà trường, công tác kiểm tra phải tiến hành kiểm <br />
tra tập thể lớp toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà ban <br />
kiểm tra nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một <br />
khối lớp cũng như toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập <br />
thể sư phạm trong giảng dạy, giáo dục.<br />
Nội dung kiểm tra tập thể lớp học bao gồm: <br />
Kiểm tra hoạt động học tập: Thái độ, nề nếp, bảo quản sách vở, duy trì <br />
sĩ số, phương pháp học tập, kết quả học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong <br />
học tập; <br />
Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: phẩm chất <br />
đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khỏe vệ sinh<br />
Sinh hoạt tập thể lớp;<br />
Việc xây dựng các tổ cá nhân điển hình. <br />
Khi tiến hành kiểm tra tập thể lớp, ban kiểm tra hay thành viên kiểm tra <br />
phải kết hợp kiểm tra kết quả các hoạt động với việc tham khảo ý kiến nhận <br />
xét đánh giá của giảo viên bộ môn khác, của đoàn thanh niên, của đội việc tự <br />
kiểm tra của đội ngũ cán bộ lớp và của Đội cờ đỏ. <br />
b.5 Tăng cường các phương tiện, các điều kiện làm việc cho các thành <br />
viên ban kiêm tra<br />
<br />
16<br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng như các công tác khác; phương <br />
tiện và điều kiện làm việc là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu <br />
quả công việc của người thực hiện, vì vậy năng lực của lực lượng kiểm tra là <br />
vô cùng cần thiết vì vậy nhà trường cần phải tổ chức chuyên đề về công tác <br />
kiểm tra nội bộ để ban kiểm tra thảo luận về các văn bản đánh giá giờ dạy theo <br />
Mô hình trường học mới, các văn bản đánh giá, xếp loại học sinh (Thông tư 22), <br />
các văn bản về đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp… để ban <br />
kiểm tra có các căn cứ pháp lý.<br />
Cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ, văn bản, biên bản, phiếu đánh giá giờ dạy <br />
trước khi đi kiểm tra và dự giờ…<br />
b.6 Hoàn thiện các phương pháp và nhiệm vụ kiểm tra<br />
Người thực hiện kiểm tra và lực lượng kiểm tra phải lựa chọn và kết hợp <br />
hài hòa các phương pháp kiểm tra như : Quan sát, phân tích, đối thoại, tổng hợp, <br />
kiêm tra, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với đối tượng kiểm tra và các đối tượng có <br />
liên quan.<br />
Các thành viên trong ban kiêm tra của nhà trường phải nắm được mục <br />
đích và nhiệm vụ của việc kiểm tra là tư vấn, thúc đẩy, phát hiện kịp thời <br />
những sai phạm để uốn nắn, điều chỉnh những nội dung, kế hoạch chưa phù <br />
hợp, phát huy các mặt tích cực. cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đối <br />
tượng được kiêm tra để đánh giá, xếp loại cho phù hợp, không nên so sánh, áp <br />
đặt đối tượng này với đối tượng khác theo một cách đánh giá; từ đó mới phát <br />
hiện kịp thời và động viên khả năng vươn lên của mỗi cá nhân và xử lý kịp thời <br />
những vi phạm qui chế, hạn chế tối đa giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn.<br />
b.7 Đảm bảo nội dung kiểm tra và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra<br />
Mỗi thành viên trong ban kiểm tra phải thực hiện tốt nội dung mình được <br />
phân công kiểm tra và thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ kiểm tra.<br />
Nhiệm vụ của người kiểm tra được đánh giá có hiệu quả khi thực hiện <br />
đúng nội dung và thực hiện tốt một 4 nhiệm vụ sau, bốn nhiệm vụ này có liên <br />
quan hệ mật thiết với nhau:<br />
Nhiệm vụ kiểm tra<br />
Kiểm tra là tuân thủ các qui định, qui chế và hướng dẫn liên quan đến các <br />
hoạt động sư phạm của giáo viên, hoạt động của các bộ phận nhân viên như <br />
xem xét hồ sơ; quan sát tiết dạy, dự giờ trên lớp của giáo viên, chất lượng học <br />
tập của học sinh…thu thập các ý kiến về giáo viên, nhân viên được kiểm tra, <br />
công việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, rõ ràng, nhận rõ việc làm tốt, việc làm chưa tốt <br />
của người được kiểm tra dể có căn cứ đánh giá đúng thực trạng.<br />
Nhiệm vụ của đánh giá ( tiến hành sau kiểm tra)<br />
Căn c