Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
I. Phần mở đầu 1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II. Phần nội dung: 3<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận 3<br />
<br />
2. Thực trạng 4<br />
<br />
3.Nội dung và hình thức của giải pháp 6<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 22<br />
<br />
1. Kết lu 22<br />
<br />
2. Kiến nghị 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 1<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt, Âm nhạc <br />
đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, ngay từ bào thai mẹ đã cảm <br />
nhận được giai điệu âm nhạc, khi trẻ sinh ra được nghe tiếng ru à ơi của mẹ và <br />
từ những âm thanh xung quanh trẻ tiếp nhận những giai điệu bằng những hành <br />
động, cử chỉ : Vỗ tay, lắc lư theo điệu nhạc... Âm nhạc là một phương tiện <br />
diệu kỳ và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân <br />
đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của cái thiện. <br />
Âm nhạc cũng là phương tiện phát triển thẩm mỹ, thể chất, nhận <br />
thức,ngôn ngữ,tình cảm xã hội cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện <br />
con người.<br />
<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một <br />
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ… khi trẻ tiếp xúc cảm thụ âm nhạc <br />
trẻ biết hoạt động độc lập và sáng tạo theo ý thích các dạng âm nhạc khác <br />
nhau.Trẻ mầm non thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng <br />
nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên mầm non sử <br />
dụng âm nhạc để ổn địch lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ <br />
học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư <br />
giản, gây sự chú ý cho trẻ và qua đó trẻ cũng phát triển về ngôn ngữ và mạnh <br />
dạn hơn khi ca hát. Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong trong các lĩnh vực <br />
phát triển: phát triển thể chất phát triển nhận thức phát triển ngôn ngữ thẩm <br />
mỹ tình cảm kỹ năng xã hội .<br />
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm <br />
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: <br />
Ca hát, vận động, nghe hát… Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi, giáo dục âm nhạc đã <br />
đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành <br />
trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Ở trường mầm <br />
non cô giáo không chỉ là người mẹ thứ hai tiếp tục thổi vào những tâm hồn trẻ <br />
ngây thơ những giai điệu âm nhạc, tiếng ru à ơi, những bài hát gần gũi quen <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 2<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
thuộc để đưa trẻ vào giấc ngủ ngon lành, tham gia vào những hoạt động hứng <br />
thú “chơi bằng học, học bằng chơi”.<br />
<br />
Bản thân tôi là một giáo viên nắm rõ đặc điểm tâm lý của trẻ cũng như <br />
trong công việc giảng dạy nhận thấy âm nhạc là một hoạt động được thực hiện <br />
thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, âm nhạc <br />
là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú <br />
mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn mong muốn truyền <br />
đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. <br />
Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách <br />
thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình Tuy nhiên khi trẻ <br />
ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc <br />
về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung. Mặt khác kỹ <br />
thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm <br />
giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực <br />
sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa <br />
tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. <br />
Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc tôi chọn <br />
nghiên cứu đề tài ''Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 <br />
tuổi ở trường mầm non Ea Tung''. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
Mục tiêu <br />
<br />
Trẻ được nghe hát, vận động theo nhạc, nghe và nhận ra các loại nhạc <br />
khác nhau (thiếu nhi, dân ca,...) thể hiện sự sáng tạo với những bài hát động tác <br />
thật uyển chuyển và tự nhiên.<br />
Trẻ hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, <br />
vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát bản nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ <br />
đệm theo phách, nhịp, tiết tấu… Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng <br />
Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày cho trẻ.<br />
Nhiệm vụ<br />
Tìm hiểu thực trạng trẻ trong việc tiếp thu lĩnh hội giáo dục âm nhạc qua <br />
bài hát, những kỹ năng của trẻ, sáng tạo của trẻ.<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 3<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Đánh giá chất lượng các giờ học giáo dục âm nhạc ở lớp 4 5 tuổi tại <br />
trường Mầm non Ea tung về chuẩn bị, cách tổ chức, kết quả thu được trên <br />
trẻ... để đưa ra các giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi có kỹ năng tốt trong <br />
hoạt động giáo dục âm nhạc.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu đề tài ''Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ <br />
4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung'' Xã Ea Na, huyện Krông Ana,Tỉnh <br />
DakLak.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Trẻ 4 5 tuổi Trường Mầm Non Ea Tung Xã Ea Na.<br />
5. Nhóm Phương pyháp nghiên cứu:<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp lý luận<br />
Phương pháp phân tích<br />
<br />
Phương pháp tổng hợp tài liệu<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập<br />
<br />
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra <br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm,thử nghiệm<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một <br />
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, hoạt động được trẻ yêu thích, là <br />
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện <br />
thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Âm nhạc hình thành cho trẻ lòng <br />
yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người, hình thành và phát triển ở <br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 4<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như tính: tính tổ chức kỷ luật, tự <br />
chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng <br />
cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng. <br />
Củng cố hoạt động học tập, vui chơi , quá trình tiếp xúc âm nhạc như hát,nghe <br />
hát, vận động, chơi trò chơi âm nhạc... hình thành những yếu tố nhân cách phát <br />
triển toàn diện lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội, <br />
chính vì thế giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng.<br />
Trẻ 4 5 tuổi các cơ chi đã linh hoạt, nhu cầu cận động của trẻ ngày càng <br />
lớn, các chức năng tâm lý như xúc cảm, tình cảm, ghi nhớ, chú ý đã có chủ định, <br />
trẻ có thể ghi nhớ và thể hiện các vận động phức tạp, trẻ đã biết chuyển động <br />
nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc. Trẻ cũng có thể thực hiện đúng đẹp, diễn <br />
cảm các động tác quy định và bước đầu biết sáng tạo một số động tác cho riêng <br />
mình. Cô giáo cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vận động theo nhạc để thỏa <br />
mản nhu cầu vận động của trẻ góp phần nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ.<br />
<br />
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. <br />
Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên <br />
phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
* Đặc điểm tình hình của lớp<br />
Tổng số học sinh: 30; Nam: 17; Nữ: 13<br />
<br />
Giáo viên: 2 ( 1 GV trên chuẩn; 1 GV đạt chuẩn)<br />
* Kết quả khảo sát đầu năm <br />
<br />
STT Nội dung Số trẻ đạt Tỷ lệ %<br />
<br />
1 Trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc 10/ 30 33%<br />
<br />
2 Trẻ hát thuộc và rõ lời bài hát 13/ 30 43 %<br />
<br />
3 Trẻ hát đúng giai điệu bài hát 9/ 30 30 %<br />
<br />
4 Trẻ thể hiện cảm xúc và kỹ năng vận 10/ 30 33%<br />
động phù hợp với nhịp điệu bài hát<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 5<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
5 Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia 10/ 30 33%<br />
hoạt động âm nhạc<br />
<br />
Lớp 4 5 tuổi ở điểm chính của trường, được sự quan tâm nhà trường <br />
quan tâm chỉ đạo về chuyên môn, cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ có phòng <br />
giáo dục âm nhạc cho trẻ hoạt động đầy đủ đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cho cô <br />
và trẻ sử dụng như đàn Organ, dụng cụ gõ đệm, trang phục ...<br />
Giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ham học hỏi.<br />
<br />
Trẻ được học theo độ tuổi từ lớp 3 tuổi trở lên phụ huynh quan tâm đến <br />
việc phát triển thẩm mỹ, năng khiếu của trẻ.<br />
<br />
Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số khó khăn khi thực hiện <br />
hoạt động giáo dục âm nhạc:<br />
<br />
Về phía trẻ:<br />
Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát.<br />
<br />
Trẻ chưa hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.<br />
Tr ẻ ch ư a t ạ o đ ượ c âm thanh h ợ p lý khi hát (hát nh ỏ ho ặ c la hét <br />
căng c ứ ng).<br />
Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể.<br />
<br />
Một số Trẻ chưa thật sự mạnh dạn còn e dè với các bạn trong lớp.<br />
Về phía giáo viên:<br />
Đôi khi thời gian dành cho trẻ nghe âm nhạc chưa được nhiều.<br />
Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.<br />
<br />
Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo <br />
kiểu ''Học thuộc lòng''.<br />
<br />
Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát.<br />
Về phía cha mẹ:<br />
Cha mẹ đa số là nông dân, công việc thường bận rộn nên chưa thật sự <br />
quan tâm và đầu tư vào việc học của trẻ nhất là năng khiếu âm nhạc một số cha <br />
mẹ lại chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên việc phối <br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 6<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
hợp giữa giáo viên và cha mẹ trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng năng khiếu <br />
cho trẻ chưa cao.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của các giải pháp <br />
a) Mục tiêu của giải pháp <br />
Nhằm mục đích giúp trẻ 4 5 tuổi đạt kết quả cao trong việc dạy trẻ học <br />
tốt hoạt động giáo dục âm nhạc để trẻ thể hiện sự mạnh dạn, tự tin, có một số <br />
kỹ năng trong hoạt động âm nhạc hát, vận động theo nhạc cũng như thể hiện sự <br />
sáng tạo khi hoạt động giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi. Với giải pháp đặt ra <br />
giáo viên không cần thiết phải có năng khiếu hay là biệt tài gì trong việc múa hát <br />
mới thành công trong việc dạy nhạc, vận động cho trẻ, bởi vì đức tính quan <br />
trọng nhất của một cô giáo là có thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các <br />
biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây con <br />
làm gì cũng được, cách sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. <br />
Giáo viên phải biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi cho trẻ bầu <br />
không khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò chơi âm nhạc, <br />
khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện các nhân <br />
của mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có sự tự tin, <br />
trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều đó một <br />
mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm <br />
nhạc.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Qua khảo sát đầu năm học chất lượng môn giáo dục âm nhạc trẻ chưa <br />
đạt yêu cầu so với chỉ tiêu nhà trường, lớp đề ra.<br />
Trước tình hình thực trạng trên tôi đã suy nghĩ để tìm ra các giải pháp <br />
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc.<br />
Giải pháp 1: Tạo hứng thú khi trẻ đến trường<br />
<br />
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo bầu không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, <br />
vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu <br />
yếm mà bố mẹ dành cho trẻ đến trường, lúc này âm nhạc tác động một phần <br />
rất lớn. Tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường lựa chọn ca khúc phù hợp với <br />
trẻ mở cho các cháu nghe vào giờ đón trẻ, đầu buổi học và tôi đã suy nghĩ, đưa <br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 7<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
ra một số bài hát hay lôi cuốn trẻ phù hợp với chủ đề như: Ca khúc “Vui đến <br />
trường” của Sĩ Dương Hòa với khung cảnh thiên nhiên niềm phấn khởi đến <br />
trường của trẻ qua bài hát “Ngày vui cuả bé” của Hoàng Văn Yến. Ngoài ra để <br />
tạo cho trẻ trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” <br />
của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ.. “Cô giáo như mẹ <br />
hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện.<br />
<br />
Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là <br />
phương pháp tổng hợp đạt hiệu quả cao. <br />
<br />
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động<br />
Muốn thực hiện tốt bộ môn giáo dục âm nhạc một cách có khoa học và có <br />
hiệu quả, bản thân tôi đã tham khảo ý kiến của nhà trường,chuyên môn để lập <br />
ra kế hoạch cho lớp mình, tôi lên chương trình, chọn những bài hát, trò chơi phù <br />
hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi như sau:<br />
<br />
STT Chủ Đề Nội dung<br />
<br />
Dạy hát: bài Trường chúng cháu là trường <br />
mầm non.<br />
1 Trường mầm non<br />
Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học.<br />
<br />
Trò chơi:Đoán tên bài hát.<br />
<br />
Dạy vận động bài:Tập đếm.<br />
2 Bản than Nghe hát: tay ngoan.<br />
<br />
TC: Bịt mắt bắt dê.<br />
<br />
Dạy hát:bài Cả nhà thương nhau<br />
3 Gia đình Nghe hát : khúc hát ru của người mẹ trẻ.<br />
<br />
TC: Thi xem ai nhanh.<br />
<br />
Dạy vận động: bài Cháu thương chú bộ đội.<br />
4 Một số nghế Nghe hát: màu áo chú bộ đội<br />
<br />
TC: Đoán tên bài hát<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 8<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Dạy hát: bài Gà trống mèo con và cún con.<br />
5 Thế giới động vật Nghe hát: chú voi con ở bản đôn<br />
<br />
TC: Mèo và chim sẻ.<br />
<br />
Dạy vận động: bài mùa xuân đến rồi.<br />
6 Thế giới thực vật Nghe hát: bài mùa xuân.<br />
<br />
TC: Nghe hát tìm đồ vật.<br />
<br />
Dạy hát: Em đi chơi thuyền<br />
Phương tiện giao <br />
7 Nghe hát: bài lý chiều chiều<br />
thông<br />
TC: ô cửa bí mật<br />
<br />
Dạy vận động: bài nắng sớm<br />
Nước và một số hiện <br />
8 Nghe hát : Bèo dạt mây trôi.<br />
tượng tự nhiên.<br />
TC: Tai ai tinh.<br />
<br />
Dạy hát: Em yêu thủ đô<br />
Quê hương, Đất nước, <br />
9 Nghe hát: em đi trong tươi xanh.<br />
Bác Hồ.<br />
TC: Thi xem ai nhanh.<br />
<br />
Ví dụ: Chủ đề : Gia đình của bé <br />
Đề tài: Dạy hát “ Cả nhà thương nhau”<br />
<br />
Nghe hát: khúc hát ru người mẹ trẻ <br />
Trò chơi: Thi xem ai nhanh nhất<br />
<br />
Mục đích yêu cầu: <br />
Kiến thức: Trẻ hát đúng, rõ lời bài hát: “Cả nhà thương nhau” trẻ nhớ tên bài <br />
hát, tác giả, hưởng ứng theo giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát nói về tình <br />
cảm người thân trong gia đình.<br />
<br />
Kỹ năng: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, phát triển tai nghe, kỹ năng nhanh <br />
nhẹn khi tham gia trò chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang 9<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Giáo dục: Trẻ yêu quý gia đình,trân trọng tình cảm bố mẹ giành cho <br />
con,biết yêu thương gia đình.<br />
<br />
Chuẩn bị: Tranh, ảnh , bài hát , dụng cụ âm nhạc, đồ chơi ... về chủ đề <br />
gia đình<br />
<br />
Tiến hành hoạt động:<br />
+ Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú giới thiệu bài hát <br />
<br />
Cô cho cả lớp xem hình ảnh gia đình và kể về gia đình của trẻ dẫn dắt <br />
giới thiệu bài hát “ cả nhà thương nhau”<br />
<br />
+ Hoạt động trọng tâm: Bé làm ca sĩ <br />
Xác định trọng tâm dạy hát cho trẻ bài hát nắm rõ yêu cầu trọng tâm của <br />
đề tài <br />
Dạy hát nhiều hình thức trẻ đã thuộc bài hát cô chú ý đến kỹ năng của <br />
trẻ .trẻ chưa thuộc bài hát cô hướng dẫn kỹ đúng lời, đúng nhạc của bài hát . <br />
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường <br />
<br />
Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo <br />
viên cần phải tạo được hứng thú hoạt động âm nhạc với trẻ một trong các cách <br />
tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ đó là trong và ngoài lớp học khi tạo môi trường <br />
đảm bảo tính thẩm mỹ ( đẹp, trang trí phù hợp theo chủ đề, đề tài, trang phục <br />
đa dạng, đồ dùng đa dạng về chủng loại) đồng thời giáo viên cũng phải phải <br />
chú ý tới môi trường mình tạo ra, thường xuyên thay đổi nội dung để trẻ không <br />
bị nhàm chán.<br />
Trong lớp học:<br />
Góc âm nhạc là nơi trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình,trẻ có thể <br />
làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển các kỹ năng âm nhạc qua <br />
các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻvì <br />
thế phải bố trí, sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tạo môi trường thật gần <br />
gũi với trẻ tạo cảm giác thoải mái cho trẻ thể hiện cảm xúc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
10<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh từ các vật liệu trẻ tiếp xúc hằng <br />
ngày như: các loại lon, thùng thiếc, thùng... các loại đá, tre, gỗ, dụng cụ nhà <br />
bếp...<br />
Trang phục cho trẻ có thể để tờ giấy báo hay những từ giấy phế liệu có <br />
kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo các bộ váy khi trẻ biểu diễn.Sưu <br />
tầm những bài hát thiếu nhi theo chủ đề, những bài hát dân ca thể hiện các vùng <br />
miền ... ngoài ra có những đồ dùng cho trẻ sáng tạo như: khăn choàng, vòng đeo <br />
tay, búp bê... những đồ dùng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn cho trẻ các đồ dùng <br />
phải ở trạng thái mở trẻ có thể dễ dàng lấy và sử dụng, khi bố trí góc âm nhạc <br />
cần chú ý sao cho nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm <br />
phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Khuyến khích trẻ tự làm hay <br />
trang trí đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ <br />
khi sử dụng, có thể cho trẻ kết hợp theo nhóm thiết kế trang trí những bộ trang <br />
phục biểu diễn trẻ thích thú khi sử dụng những sản phẩm trẻ tự làm.<br />
<br />
Ngoài lớp học:<br />
Tổ chức ngoài lớp học hoạt động giáo dục âm nhạc là tổ chức dạy học <br />
sinh động, thông qua việc quan sát thiên nhiên trẻ sẽ phát triển về tình cảm biết <br />
yêu quý môi trường sống... hình thành cho trẻ các biểu tượng cụ thể, sinh động <br />
về thế giới xung quanh. <br />
Những hoạt động âm nhạc ngoài trời trẻ cũng bộc lộ cá tính, sở trường, <br />
đồng thời hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.<br />
Ví dụ: Cho trẻ vận động bài hát “Thỏ con tắm nắng” đứng những đội <br />
hình khác nhau như vòng tròn, hai hàng dọc... hay theo nhóm.<br />
Phòng âm nhạc:<br />
Trong phòng âm nhạc trẻ sẽ thể hiện thoái mái ,tiếp thu âm nhạc một <br />
cách chủ động và hào hứng hơn,tạo thêm nhiều điều kiện để trẻ phát triển bộc <br />
lộ năng khiếu của mình. <br />
Vì thế sau khi đã học trên lớp tôi đã bố trí 2 tuần một lần đưa trẻ đến <br />
phòng hoạt động âm nhạc thời gian hoạt động có thể tiến hành 25 30 phút,với <br />
hình thức này trẻ được ôn luyện củng cố lại các bài hát theo tiếng đàn của <br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
11<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
cô,trẻ được nghe hát theo nhiều hình thức phong phú hơn, được múa tập thể và <br />
chơi trò chơi âm nhạc. <br />
<br />
Tôi luôn chọn nội dung xây dựng các chương trình dễ gây hứng thú cho <br />
trẻ khi hoạt động phòng âm nhạc.<br />
<br />
Ví dụ: Trẻ sẽ cùng nhau hát đối đáp, hát tốp ca, hát song ca, đơn ca , hát <br />
liên khúc như các bài hát dân ca... nghe cô hát, nghe qua băng đĩa, xem video, <br />
nghe nhạc kết hợp xem tranh theo chủ đề.<br />
Bên cạnh đó trẻ sẽ tập cùng cô những động tác múa cơ bản những kỹ <br />
năng vận động theo nhạc hay các điệu múa dân gian của các dân tộc, những <br />
điệu nhạc vui tươi... Như vậy trẻ sẽ cảm thụ âm nhạc, có kỹ năng hoạt động <br />
âm nhạc một cách tự nhiên không gò áp đặt trẻ. Bên cạnh đó cô giáo cũng chuẩn <br />
bị những trang phục kèm theo càng thêm sinh động và hứng thú thêm.<br />
<br />
Giải pháp 4: Trong tiết dạy<br />
Xác định nội dung trọng tâm:<br />
Để trẻ tiếp thu bài tốt và phát huy được hết khả năng của trẻ thì việc xác <br />
định nội dung trọng tâm là vô cùng quan trọng, cô lựa chọn hoạt động để tiến <br />
hành giờ học và tuỳ vào nội dung trọng tâm của hoạt động để lựa chọn 2 3 nội <br />
dung kết hợp cho nhẹ nhàng mà vẫn gây hứng thú cho trẻ.<br />
<br />
Nếu bài hát đa số trẻ chưa biết: Cô tiến hành hoạt động dạy hát là trọng <br />
tâm.<br />
<br />
Ví dụ: Hoạt động dạy hát: "Sắp đến tết rồi "<br />
<br />
Nghe hát: "Mùa xuân ơi"<br />
<br />
Trò chơi âm nhạc: Mâm cỗ ngày tết<br />
Nếu bài hát đa số trẻ đã biết: Cô tiến hành dạy vận động theo nhạc là <br />
nội dung trọng tâm.<br />
Ví dụ: Dạy vận động theo nhạc: Vỗ tay theo nhịp nhún bước theo nhịp bài <br />
hát: “Cháu thương chú bộ đội”.<br />
Nghe hát – nghe nhạc: Màu áo chú bộ đội<br />
<br />
Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát ở đâu.<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
12<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Nếu bài hát trẻ đã hát và vận động theo nhịp tốt thì chọn: hoạt động <br />
nghe nhạc, nghe hát là trọng tâm.<br />
<br />
Gây hứng thú giới thiệu bài<br />
Để tạo cho trẻ sự tự tin thoải mái, hứng thú khi vào bài tôi dựa vào nội <br />
dung bài hát và tính chất, sắc thái âm nhạc để trò chuyện với trẻ, kết hợp sử <br />
dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan, thơ hợp lý để dẫn dắt vào bài. Làm như vậy <br />
sẽ tạo sự hấp dẫn cho trẻ, có tác dụng giúp trẻ nhanh chóng làm quen với bài <br />
hát.<br />
<br />
Ví dụ 1: Dạy trẻ hát bài: "Em yêu cây xanh" Nhạc và lời Ngân Hà cô <br />
cho trẻ dạo quanh sân trường quan sát cây xanh, kể tên các loại cây có trong sân <br />
trường,cho trẻ xem thêm hình ảnh các loại cây mà trẻ chưa biết.<br />
Ví dụ 2: Dạy trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” Nhạc và lời <br />
Hoàng Yến.<br />
Câu đố: Nghề gì vất vả <br />
<br />
Xô,xẻng , dao, bay<br />
Gạch xếp thành hàng<br />
<br />
Xây thành nhà cửa.<br />
Trò chuyện cùng các cháu: “Chào các cháu, chú là chú công nhân, hôm nay <br />
lên thăm lớp mình! Vậy mơ ước lớn lên các cháu sẽ làm gì? Chú chúc các cháu <br />
chăm ngoan để thực hiện ước mơ của mình nhé. “Tạm biệt các cháu, chú đi <br />
đây”. Các con thấy hình ảnh chú công nhân như thế nào ?<br />
<br />
Trẻ đồng thanh nói: “Mũ chú màu vàng…”. Như vậy, tôi vào bài rất nhẹ <br />
nhàng tạo hứng thú cho trẻ.<br />
<br />
Dạy hát:<br />
<br />
Để tiến hành dạy hát có hiệu quả với một bài hát mới trẻ chưa biết hát, <br />
tôi có thể dạy trẻ như cách dạy theo cách đã hướng dẫn trong chuyên đề giáo <br />
dục âm nhạc, được vận dụng phù hợp từng khả năng của trẻ. Trẻ học hát thông <br />
qua bắt chước giáo viên, do đó giáo viên vừa hát vừa bắt nhịp bằng tay để giữ <br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
13<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
tốc độ đều cho các cháu hát. Giáo viên cần lưu ý đến những bài có nhịp lấy đà, <br />
đảo phách để phân biệt cho đúng tránh ngược phách<br />
<br />
Khi phối hợp hát cùng nhạc đệm cô vừa bắt nhịp vừa lắng nghe nhạc <br />
đệm để điều khiển trẻ hát đúng, khớp nhạc. Nếu trẻ chưa rõ lời bài hát cô đọc <br />
lại lời một cách chậm rãi, diễn cảm hoặc đọc lại lời trên nền nhạc bài hát. Với <br />
bài hát dài, bài có 2 lời ca, cô có thể chia đoạn dạy trẻ từng câu liên tiếp.<br />
<br />
Ví dụ: Bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non” Nhạc và lời Phạm <br />
Tuyên<br />
Cần thay đổi các hình thức hát, tổ, nhóm luân phiên nối tiếp để trẻ có dịp <br />
nghỉ ngơi, theo dõi hoặc hoà nhập đúng lúc với các bạn, chú ý thay đổi tư thế <br />
đứng hay ngồi cho trẻ đỡ mỏi, đỡ chán và kết hợp với vận động nhẹ nhàng.<br />
<br />
Ví dụ: Khi hát bài: “Cùng múa vui” nhạc và lời Lưu Hữu Phước. Câu hát <br />
"Nắm tay nhau, bắt tay nhau" lần đầu hát nắm trước, bắt sau; lần hai hát bắt <br />
trước, nắm sau, hai từ này ở cùng một độ cao nên trẻ dễ lẫn.<br />
Ngoài việc chú ý đến nhịp phách trong khi dạy hát tôi còn tạo ra tình <br />
huống cho trẻ vừa hát vừa dùng đồ vật cầm trên tay đung đưa theo nhịp bài hát, <br />
và có thể cho từng cặp trẻ giao lưu với nhau.<br />
<br />
Ví dụ: Khi hát bài: “Rước đèn dưới trăng” Sáng tác Phạm Tuyên, cho trẻ <br />
cầm chiếc đèn ông sao đưa lên đưa xuống, hát bài: cho 2 trẻ đứng đối diện đập <br />
chéo tay nhau theo phách.<br />
Trong quá trình dạy hát cô giáo cần lưu ý nếu trẻ còn hát sai âm điệu, thì <br />
cô hát mẫu riêng chỗ cần sửa và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần đặc biệt cần <br />
chú ý đến từng cá nhân trẻ.<br />
<br />
Điều quan trọng khi dạy trẻ hát mà trẻ hát chưa đúng nhạc, chưa thể hiện <br />
đúng phong cách, cô phải động viên,khuyến khích trẻ và hát lại 23 lần hát <br />
chậm để trẻ ghi nhớ.<br />
Với hình thức tổ chức như trên trẻ lớp tôi hát đúng giai điệu bài hát, tiếp <br />
thu bài rất nhanh.<br />
Dạy vận động <br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
14<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Dạy vận động theo nhạc bao gồm nhiều hình thức nhảy múa hoặc gõ <br />
đệm theo nhịp theo tiết tấu, theo phách.<br />
<br />
Phần làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác <br />
toàn vẹn. Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay, theo tiết tấu thì tôi sử dụng các <br />
nhạc cụ: Xắc xô, phách tre, phách dừa, mõ…tôi làm mẫu chậm tiếng gõ, cách <br />
gõ, cho trẻ tập chậm rồi mới nhanh dần theo tốc độ bình thường. Tuy nhiên <br />
trong tiết học cũng không nhất thiết phải sử dụng nhạc cụ từ đầu đến cuối tiết <br />
học mà có thể thay đổi hình thức vận động bằng lắc mông hoặc dậm chân…<br />
<br />
Ví dụ: Bài “Cháu thương chú bộ đội” Nhạc và lời Hoàng văn yến<br />
<br />
Tôi cho cả lớp vỗ tay tiết tấu chậm, các tổ gõ phách dừa, xắc xô, các <br />
nhóm dậm chân theo tiết tấu chậm…trẻ lớp tôi rất thích.<br />
Ngoài ra khi dạy vận động để phát huy tính sáng tạo của trẻ tôi thường <br />
cho trẻ vận động theo ý tưởng của trẻ.<br />
Ví dụ: Bài “Cô và mẹ” Nhạc và lời Phạm Tuyên. Tôi cho trẻ vận động <br />
theo ý tưởng của trẻ ( 12 trẻ) và cho cả lớp vận động theo trẻ đó.<br />
Sau đó tôi dẫn dắt bằng lời giới thiệu vận động của mình.<br />
<br />
Nếu trẻ vận động sai cô có thể sửa dần dần những chi tiết không chính <br />
xác bằng cách tách ra để tập riêng. Tuy vậy, không phải bài nào trẻ cũng thuộc <br />
ngay ở trên tiết học do đó cô cần luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Với hình thức tổ chức dạy vận động như trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tự <br />
tin, thoải mái khi hoạt động âm nhạc và đặc biệt trẻ tiếp thu bài rất tốt.<br />
Cho trẻ nghe nhạc nghe hát:<br />
Nghe nhạc – nghe hát là một sự tác động sâu sắc đối với tâm hồn con <br />
người, là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.<br />
<br />
Chuẩn bị cho trẻ nghe hát, dẫn dắt trẻ nghe nhạc bằng cách dùng lời dẫn <br />
sinh động để giới thiệu qua hình tượng âm nhạc, tên bài hát,tác giả, phần giới <br />
thiệu ngắn gọn,lựa chọn sắc thái lời nói để thu hút trẻ, gợi nhu cầu muốn nghe <br />
ở trẻ ,Nếu hoạt động trước đó là trầm lắng thì lời nói để thu hút trẻ phải vang <br />
rõ, sôi nổi. Nếu hoạt động trước là sôi nổi thì lời nói phải âu yếm nhẹ nhàng.<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
15<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Có thể cho trẻ nghe qua phương tiện hoặc nghe trực tiếp. Tr ẻ được nghe <br />
cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất. Vì vậy, đòi <br />
hỏi giáo viên cần phải hát thật chính xác, tự nhiên, diễn cảm thể hiện đúng <br />
phong cách tác phẩm. Do đó khi đã hát đúng nhạc tôi chú ý đến việc thể hiện <br />
tình cảm qua giọng hát kết hợp với nét mặt cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp với <br />
bài hát.<br />
<br />
Ví dụ: Bài hát “Đi cấy” Dân ca Bắc bộ<br />
Khi hát cho trẻ nghe tôi hát với tốc độ hơi nhanh, vui tươi, nhí nhảnh, hồn <br />
nhiên,vừa hát vừa nhìn trẻ tạo cảm giác gần gũi với trẻ còn với bài “Ru con” <br />
(Dân ca Nam bộ). Tôi hát với tốc độ hơi chậm, tình cảm, vừa hát tôi vừa cúi <br />
xuống âu yếm tình cảm với trẻ tạo sự gần gũi quấn quýt trẻ rất hứng thú khi <br />
nghe bài hát này.<br />
<br />
Như vậy bằng hoạt động trực tiếp sáng tạo tôi biểu diễn sống động nội <br />
dung bài hát, trẻ lớp tôi rất phấn khởi thích thú hưởng ứng cùng cô.<br />
<br />
Tổ chức trò chơi âm nhạc:<br />
Đối với trẻ Mầm non học mà chơi, chơi mà học, do vậy hoạt động âm <br />
nhạc cũng không thể thiếu trò chơi. Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành <br />
bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy, ngoài các quy định chung trò chơi cô cần lưu <br />
ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu, cô hướng <br />
dẫn trẻ luật chơi và làm mẫu thật rõ ràng để trẻ nhận biết cách chơi. Trò chơi <br />
âm nhạc được thực hiện trong giờ học tạo cho hoạt động nghệ thuật của trẻ <br />
thêm sinh động, vì vậy mà cô cần xen kẽ tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ <br />
chơi hứng thú có tác dụng giáo dục âm nhạc.<br />
Ví dụ: Trò chơi Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ cô chia trẻ làm ba tổ. cô <br />
giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ biết,sau mở nhạc cho trẻ nghe âm <br />
thanh về chiếc đàn ghi ta, trống, kèn…trẻ sẽ chú ý lắng nghe trong thời gian cô <br />
quy định trẻ phải nói được tên nhạc cụ.Như vậy sẽ phát triển ở trẻ sự hiểu biết <br />
và sự chú ý lắng nghe.<br />
<br />
Ví dụ: Trò chơi Ai nhanh nhất cô tổ chức chơi theo nhóm theo hiệu lệnh <br />
của cô, số vòng ít hơn số trẻ. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh trẻ chạy <br />
thật nhanh vào vòng cô quy định.<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
16<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Nếu là giờ vận động thì tôi chọn trò chơi nhẹ nhàng.<br />
Giải pháp 5: Kết hợp các tiết dạy<br />
<br />
+ Làm quen Văn học:<br />
Trong giờ làm quen Văn học giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu <br />
chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung…để truyền đạt tới trẻ <br />
những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế <br />
hệ người Việt Nam.<br />
Thông qua việc dạy bài thơ “Em yêu nhà em” của Phan Thị Thanh Nhàn <br />
giúp trẻ biết yêu mến về ngôi nhà của mình, hay là bài thơ “Cô giáo em” sau khi <br />
cho trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Cô giáo” để biết được <br />
tình cảm của các cháu nhỏ dành cho cô giáo.<br />
Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn <br />
trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết <br />
học đó như:<br />
<br />
Trẻ đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo” của Định Hải <br />
Bàn tay cô giáo<br />
<br />
Tết tóc cho em<br />
Về nhà mẹ khen<br />
Tay cô đến khéo<br />
Bàn tay cô giáo<br />
<br />
Vá áo cho em<br />
Như tay chị cả<br />
<br />
Như tay mẹ hiền<br />
Qua được đọc bài thơ, trẻ biết được công việc và tình cảm của cô giáo <br />
đối với các cháu nhỏ. Thi hát kết hợp bài hát “Mẹ của em ở trường” hay khi <br />
cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của <br />
Phan Huỳnh Điểu; Thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp bài “Cháu <br />
thương chú bộ đội”<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
17<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, tiết truyện sinh động, hấp <br />
dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát <br />
đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.<br />
Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được <br />
nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng được xoay chuyển hát như: “Gánh <br />
gánh gồng gồng”; “Chi chi, chành chành”;“Rềnh rềnh, ràng ràng” giúp trẻ tiếp <br />
thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của cháu. <br />
+ Làm quen chữ viết:<br />
<br />
Trong giờ cho trẻ làm quen chữ cái, yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng <br />
nhiều biện pháp khác nhau. Song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe <br />
trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như: Ôn nhóm chữ cái e, ê, <br />
p, q, u, ư qua bài hát “Con lợn ét”; “Một đoàn tàu” và ôn nhóm chữ cái o, ô, ơ; a, <br />
ă, â qua bài hát “Sói và gà cánh tiên” của Trần Ngọc.<br />
Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi <br />
trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống nhau và khác <br />
nhau giữa các chữ cái đó. Qua đó cũng góp phần nào phát triển ở trẻ khả năng <br />
âm nhạc, khám phá khoa học.<br />
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm <br />
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò <br />
chơi... thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có <br />
cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số con vật”, yêu cầu trẻ <br />
phân biệt được một số con vật, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau. <br />
Qua đó giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ...động vật. Sau đó cho trẻ nghe bài “Gà <br />
trống, mèo con và cún con”hoặc có thể cho cháu nghe bài “Vì sao con mèo rủa <br />
mặt?”. Bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu trẻ phân biệt được một số loài <br />
hoa, so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau... Giúp trẻ biết thưởng thức <br />
vẻ đẹp, mùi thơm, biết yêu quý và bảo vệ các loài cây, các loài hoa xung <br />
quanh... Sau đó cho trẻ nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc bài “Ra vườn Hoa” của <br />
tác giả Văn Tuấn. Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên <br />
yêu cầu trẻ nắm được công việc và ý nghĩa của công việc đó, yêu quý người lao <br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
18<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
động..., kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn <br />
Yến. <br />
<br />
Khi dạy đề tài Chú bộ đội cho trẻ nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, bài <br />
“Làm chú bộ đội”, bài “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân... Nhằm giúp trẻ hiểu <br />
được trong đêm Trung thu đó các chú bội đội phải đứng gác giữ cho Tổ Quốc <br />
được thanh bình để các em thiếu nhi được rước đèn trong đêm trăng. Và còn <br />
nhiều chủ đề khác cũng vậy, ở đây chúng ta không nên dừng lại ở phần nghe để <br />
chuyển tiết mà nghe hát để nắm thêm nội dung thông qua đề tài dạy đó.<br />
<br />
+ Tạo hình:<br />
Giáo dục Âm nhạc trong giờ học tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở <br />
nhạc cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối với đề tài đó, thì ở đây <br />
ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội <br />
dụng và cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần <br />
hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. <br />
<br />
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc thông qua tình <br />
hình thực tế ở trường lớp giáo viên cần hướng dẫn, cô giáo nên khởi đầu bằng <br />
các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhành và cho trẻ hát các <br />
bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể ghi âm các bản nhạc hay để phục vụ tốt <br />
cho hoạt động này. Đối với tạo hình khi nghe nhạc không lời phù hợp chủ để, <br />
đề tài, làm tăng cảm hứng sáng tạo trẻ. Cô giáo nên khích lệ trẻ, nhạc thích hợp <br />
kích thích khẳng năng sáng tạo của trẻ.<br />
+ Thể dục kỹ năng:<br />
<br />
Giáo dục âm nhạc trong giờ Thể dục Kỹ năng, cô mở nhạc cho trẻ cùng <br />
thực hiện khởi động, trọng động, vận động cơ bản và phần hồi tĩnh để trẻ hào <br />
hứng trong khi trẻ thực hiện, nội dung của bài hát tương đối phù hợp với đề tài, <br />
phù hợp với động tác đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều <br />
tiết, chuyên đề thao giảng ở trường với nội dung là trẻ rèn luyện sức khỏe <br />
nhằm phát triển các cơ cân đối hài hòa, kết hợp lồng nhạc theo chủ đề đồng <br />
thời cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài khi trẻ thực hành<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah Trang <br />
19<br />
Đề tài: Một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non Ea Tung''<br />
<br />
Ví dụ: Như chủ đề thế giới thực vật Tết và mùa xuân, đề tài “Ném xa <br />
chạy nhanh 10m”. Trước tiên, cô chọn nền nhạc phải phù hợp với chủ đề và <br />
nhất là nhạc phải khớp với động tác.<br />
+ Khởi động: Trẻ đi đều vỗ tay, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng <br />
gót bàn chân chạy chậm, chạy nhanh... (theo nhạc bài hát Tết đến rồi).<br />
+ Trọng động: Bài tập phát trển chung. Trẻ tập trên nền nhạc “Sắp đến <br />
tết rồi”. Động tác tay vai: Tay đưa dang ngang, gập khuỷu tay (ngón tay chạm <br />
bả vai)<br />
<br />
Động tác chân: Tay dang ngang, đưa 2 tay về phía trước, chân đưa ra sau <br />
đá về phía trước.<br />
<br />
Động tác bụng lườn: Giơ tay lên cao, cúi gập người về phía trước.<br />
Động tác bật: Bật tách chân, khép chân.<br />
<br />
+ Vận động cơ bản: Khi cho trẻ thực hiện cô tìm những bài hát trong chủ <br />
đề, chủ đề nhánh để bật cho trẻ khi trẻ thực hiện, trẻ sẽ hứng thú hơn khi trẻ <br />
thực hiện<br />
+ Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng trên nền nhạc bài hát “Mùa xuân”.<br />
<br />
Giải pháp 6: Giáo dục âm nhạc mọi lúc, mọi nơi<br />
<br />
Thực tế giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cho ta thấy rằng năng lực <br />
tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc không thể tự mà phát triển được mà phải qua một <br />
quá trình: Học chơi mọi lúc mọi nơi.<br />
Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc như: vào buổi <br />
sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa <br />
tuổi trẻ nghe được nhiều lần sẽ cảm nhận giai điệu bài hát, thích nghe hát và <br />
hát được như bạn.<br />
Hoạt động ngoài trời: Cũng cần cho trẻ làm quen âm nhạc hát những bài <br />
phù hợp với chủ đề.<br />
Ví dụ: Cho trẻ quan sát trường mầm non trẻ sẽ hát bài “Trường chúng <br />
cháu là trường Mầm non”, chủ đề Trường Mầm non của bé. Qua đó trẻ ôn lại <br />
bài cũ và củng cố bài mới. Đồng thời, giáo dục trẻ yêu trường, lớp, cô giáo và <br />
<br />
Người viết: H’ Út Niê Hrah