SKKN: Một số kinh nghiệm dạy “khoảng cách” trong hình học không gian
lượt xem 69
download
Sách giáo khoa Hình học 11 nâng cao và cơ bản đều viết bài "KHOẢNG CÁCH" rất đơn giản nhưng bài tập thì lại không đơn giản. Nếu người dạy chỉ đưa ra định nghĩa như sách giáo khoa và cho học sinh làm bài tập ví dụ thì chắc chắn không nhiều học sinh có thể làm được. Mời các bạn tham khảo bài SKKN này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm dạy “khoảng cách” trong hình học không gian
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ Một số kinh nghiệm dạy “Khoảng cách” trong hình học không gian *************************************************************** GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ PHẦN I: MỞ ĐẦU I - Lí do chọn đề tài: - Hình học không gian là môn học khó đối với nhiều học sinh phổ thông. Nhiều học sinh thấy khó và trở nên chán nản khi học môn học này. Các em đó hầu như phát biểu rằng: "Trong giờ lí thuyết em hiểu bài nhưng lại không áp dụng lí thuyết vào để tự làm được bài tập". Vì vậy, khi dạy học sinh phần hình học không gian, người giáo viên đặc biệt phải quan tâm, kiên nhẫn hướng dẫn các em từng bước cách tìm ra hướng giải cho từng loại bài toán và để các em tự làm được chứ không áp đặt kết quả hoặc cách làm cho học sinh. - Sách giáo khoa Hình học 11 nâng cao và cơ bản đều viết bài "KHOẢNG CÁCH" rất đơn giản nhưng bài tập yêu cầu với học sinh thì lại không đơn giản đối với học sinh. Nếu người dạy chỉ đưa ra định nghĩa như sách giáo khoa và cho học sinh làm bài tập ví dụ thì chắc chắn không nhiều học sinh có thể làm được. Nếu dạy hết các định nghĩa trong các mục 1, 2, 3 sau đó cho học sinh làm bài tập áp dụng trong mục 4 thì học sinh sẽ rất lúng túng. Học sinh lúng túng khi tìm hình chiếu H của điểm M trên mặt phẳng (P): nó sẽ nằm trên đường thẳng nào? tại sao? ( Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) (hoặc đến đường thẳng V ) là khoảng cách giữa hai điểm M và H , trong đó H là hình chiếu của M trên mặt phẳng (P) (hoặc trên đường thẳng V - Định nghĩa 1- SGK Hình học nâng cao 11 - trang 113) - Trong cấu trúc đề thi Đại học- cao đẳng cũng như tốt nghiệp hiện nay luôn có 1 câu hình học không gian và “khoảng cách” là vấn đề rất hay được hỏi đến trong các đề thi này. Điều này cũng làm cho không ít học sinh và giáo viên lo lắng. - Toán học là môn khoa học rèn luyện tư duy cho học sinh và hình học không gian là một chương rất tốt để thực hiện nhiệm vụ này. *************************************************************** 2 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “ KHOẢNG CÁCH ” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN II - Nhiệm vụ và phạm vi đề tài: - Nêu hướng giải quyết các bài toán tìm khoảng cách trong không gian: + khoảng từ 1 điểm đến 1 đường thẳng + khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng + khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song + khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song + khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. -Mở rộng bài toán khoảng cách. Từ các bước cụ thể , học sinh có thể tiến hành bước đầu làm được các bài tập trong SGK, sau đó sẽ làm được những bài toán trong các đề thi Đại học có liên quan đến vấn đề khoảng cách. III- Kế hoạch nghiên cứu Năm 2006, dạy lớp 11 thí điểm phân ban. Dạy tới bài khoảng cách tôi đã soạn bài rất kĩ theo SGK và hướng dẫn của SGV. Học sinh của tôi trong giờ lí thuyết rất tập trung và tôi cảm thấy các em hiểu bài. Nhưng đến giờ bài tập rất ít học sinh làm được các bài tập trong SGK. Các em đều kêu khó. Tôi rất băn khoăn suy nghĩ: khi giảng cách làm cho các em thì các em hiểu, nhưng cho tự làm bài các em lại thấy khó. Vậy phải làm thế nào cho học sinh có hướng suy nghĩ cách giải quyết cho toán? Từ đó tôi suy nghĩ và hình thành chuyên đề này. *************************************************************** 3 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ IV- Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu thực tế giảng dạy, học tập ở một số trường trong tỉnh. Nghiên cứu tài liệu Thực nghiệm Nhận xét V- Thời gian hoàn thành Sau năm học thí điểm, tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm thực tế khi giảng dạy cho những lớp khác nhau. Một năm học sau tôi đã hoàn thiện được đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của đề tài I - Cơ sở lí luận SGK HHNC 11 trình bày khoảng cách rất đơn giản. Sau khi đưa ra 1 loạt các khái niệm k/c ở các mục 1, 2, 3 rồi đưa 2 ví dụ áp dụng trong mục 4. 1- Khoảng cách từ 1 điểm đến một đường thẳng và 1 mặt phẳng: M M H H P) Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) (hoặc đến đường thẳng V ) là khoảng cách giữa hai điểm M và H , trong đó H là hình chiếu của M trên mặt phẳng (P) ( hoặc trên đường thẳng V - Định nghĩa 1- SGK Hình học nâng cao 11 - trang 113) *************************************************************** 4 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ 2- Khoảng cách giữa một đường thẳng và 1 mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song: B A K H P) Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ 1 điểm nào đó của a đến mặt phẳng (P). ( Định nghĩa 2- SGK Hình học nâng cao 11 - trang 113) B A Q) K H P) Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ 1 điểm bất kì của mặt phẳng này đến mặt phẳng kia. ( Định nghĩa 3- SGK Hình học nâng cao 11 - trang 114) 3- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. *************************************************************** 5 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ a I c J b Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau trong không gian là độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường đó . ( Định nghĩa 4 - SGK Hình học nâng cao 11 - trang 115) -khoảng cách giữa hai đường chéo nhau a và b bằng kc giữa a và mp (P) chứa b và song song với a. II- Cơ sở pháp lí Vì phương pháp này hoàn toàn dùng các định lí, các tính chất, đã được học, được chứng minh trong SGK nên học sinh được sử dụng trong các kì thi. Chương II: Thực trạng của đề tài Như đã trình bày ở trên, HÌNH HỌC KHÔNG GIAN là bài toán khó, đặc biệt là bài toán khoảng cách. Nhiều học sinh không biết bắt đầu từ đâu, dùng phương pháp nào, tại sao lại nghĩ đến kẻ đường này, vẽ đường kia....Một số học sinh khá hơn thì mày mò tìm ra được cách giải bài toán theo kiểu thử sai, có khi được khi không. Một số học sinh khác gần như không có “ lối đi” cho *************************************************************** 6 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ loại bài toán này. Đề tài này mong muốn giúp các em từng bước giải quyết vấn đề trên. Chương III Biện pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài I - Biện pháp thực hiện - Bổ sung, hệ thống các kiến thức cơ bản mà học sinh thiếu hụt: quan hệ song song, vuông góc trong không gian. - Xây dựng các bước tính từng loại khoảng cách. - Hướng dẫn một số bài toán khoảng cách trong SGK theo các bước trên. -Sau mỗi bài toán đều có nhận xét, củng cố, chỉ ra những sai lầm dễ gặp của học sinh và phát triển mở rộng (nếu có thể) giúp học sinh ghi nhớ và phát triển tư duy năng lực sáng tạo. -Sử dụng phương pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tạo hứng thú đam mê phương pháp mới cho các em. -Kiểm tra đánh giá để rút kinh nghiệm có phương pháp phù hợp hơn. II- Nghiên cứu thực tế 1- Khoảng cách từ 1 điểm đến một mặt phẳng và đến một đường thẳng. 1.1- Khoảng cách từ 1 điểm đến một đường thẳng. Phần này chỉ lưu ý học sinh: muốn tính được độ dài của đoạn MH, người ta thường xem nó là chiều cao của tam giác MAB (với A, B thuộc đường ). Nếu tam giác MAB vuông tại M thì tính độ dài MH như thế nào? có thể nhớ lại hệ thức trong tam giác *************************************************************** 7 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ 1 1 1 vuông: 2 . Nếu tam giác cân tại M? thì H là trung điểm của AB. MH MA MB 2 2 Nếu tam giác thường? thì tính diện tích tam giác và độ dài AB, từ đó suy ra độ dài MH. M M M H B A H A B H B A Ví dụ 1: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy a, cạnh bên 2a. Tính khoảng cách từ A đến SC. Với ví dụ này học sinh không khó khăn trong việc kẻ AH vuông góc với SC ( H thuộc SC) và nêu hướng tính AH: SO.AC = AH. SC. Giáo viên thống nhất hướng tính và kết quả . S H D C O A B 1.2 - Khoảng cách từ 1 điểm đến một mặt phẳng. Sau khi đưa ra định nghĩa, giáo viên cho 1 ví dụ. Chắc chắn là nhiều học sinh sẽ lúng túng không biết điểm H nằm trên đường nào. *************************************************************** 8 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chân đường cao kẻ từ đỉnh của hình chóp đều xuống mặt phẳng đáy, tương tự cho hình chóp có các cạnh bên bằng nhau.Từ đó giáo viên có thể nhấn mạnh cho học sinh ghi nhớ trường hợp này. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 3 tính chất của 2 mặt phẳng vuông góc. Hỏi học sinh: tính chất nào có thể sử dụng trong việc kẻ đường vuông góc xuống mặt phẳng. Học sinh sẽ phát hiện ra tính chất 2 ( hai mặt phẳng vuông góc với nhau theo giao tuyến d, trong mặt này kẻ đường thẳng a vuông góc với d thì a sẽ vuông góc với mặt phẳng kia). Từ đó giáo viên cho học sinh ghi nhớ "Các bước xác định khoảng cách từ 1 điểm M đến 1 mặt phẳng (P)" như sau: + Tìm mặt phẳng (Q) qua M và vuông góc với (P). + Tìm giao tuyến a của (P) và (Q). + Trong (Q), kẻ MH vuông góc với a. Khi đó d(M;(P)) = MH. Ví dụ 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB =a, AD = b, AA' = c. Tính khoảng cách từ B đến (ACC'A'). B C H A D B' C' A' D' GV yêu cầu mỗi học sinh làm 1 bước (theo các bước đã hướng dẫn). *************************************************************** 9 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ + Tìm mặt phẳng qua B và vuông góc với (ACC'A'): đó là mặt phẳng (ABCD) vì mp (ABCD) vuông góc với AA' nên vuông góc với (ACC'A')) + Giao tuyến của (ABCD) và (ACC'A'): là AC. + Trong mặt (ABCD), kẻ BH vuông góc với AC (H thuộc AC), thế thì BH vuông góc với (ACC'A'). Vậy d(B; (ACC'A')) = BH. + BH là đường cao của tam giác nào? HB là đường cao của tam giác vuông ABC 1 1 1 ab nên: 2 2 2 BH BH BA BC a b2 2 Ví dụ 3: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh bên bằng 2a, cạnh đáy bằng a. Gọi M là trung điểm của AB. Tính khoảng cách từ M đến (SCD). Yêu cầu mỗi học sinh làm 1 bước + Mặt phẳng (Q) qua M và vuông góc với (SCD): Lưu ý học sinh chọn mp (Q) chỉ cần vuông góc với 1 đường của (SCD). Trong các đường của (SCD) hiện nay thấy DC có liên quan nhiều đến quan hệ vuông góc hơn. Yêu cầu hs đọc những đường vuông góc với CD. Từ đó hs phát hiện ra mp (SNM) vuông góc với CD (N là trung điểm của CD), hay (SNM) vuông góc với (SCD). + Giao tuyến của (SCD) và (SMN) là: SN *************************************************************** 10 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ + Trong (SMN): kẻ MH vuông góc với SN (H thuộc SN) thì MH vuông góc với (SCD). Từ đó suy ra d(M; (SCD)) = S H B C M O N A D MH. + MH là chiều cao của tam giác nào? Dựa vào tam giác SMN, học sinh có thể đưa ra hướng tính: SO.MN = MH. SN III- Thực trạng: Khi chưa được hướng dẫn các bước tiến hành của bài toán k/c từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng. Học sinh lúng túng không biết dựng khoảng cách và nhiều em không làm được bài dẫn đến chán nản và cho rằng quá khó. Sau khi phân tích hướng dẫn các em tự đưa ra các bước tiến hành dựng k/c dựa trên những kiến thức đã có của bản thân trong các tiết học trước, h/s dần làm từng bước và kết thúc được bài toán. Bước làm khó nhất của bài toán bây giờ chính là tìm mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đã cho. Các em có thể tự làm được các bài trong sách giáo khoa và tiến đến các bài toán khó hơn. BÀI TẬP LUYỆN TẬP Bài tập 1: Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc và có độ dài lần lượt là a, 2a, 3a. Tính khoảng cách từ O đến mp (ABC). *************************************************************** 11 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ Bài tập 2: Hai tia chéo nhau Ax, By hợp với nhau góc 600 nhận AB làm đoạn vuông góc chung. Trên By lấy C sao cho BC =a. a) Tính k/c từ c đến Ax b) tính k/c từ C đến (ABD) Bài tập 3: Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tam giác ABC vuông tại A. BC= 2a, AB= a 3. a) Tính k/c từ A đến (A’BC) b) Chứng minh rằng AB vuông góc với (ACC’A’) và tính k/c từ A’ đến (ABC’) Bài tập 4: Hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a. SA vuông góc với (ABCD). SA=2a. (P) qua BC và cắt SA, SD theo thứ tự tại E, F.Biết AD cách (P) một a 2 khoảng là . Tính khoảng cách từ S đến (P) và tính diện tích của tứ giác BCFE. 2 Bài tập 5: Hình chóp tam giác đều SABC có cạnh đáy a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 600. M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB. Tính k/c giữa AB và (CMN) 2- Khoảng cách giữa một đường thẳng và một mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song. 2.1- Khoảng cách giữa 1 đường thẳng và một mặt phẳng song song. Ví dụ 4: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh bên bằng 2a, cạnh đáy bằng a. Tính khoảng cách giữa AB và mp(SCD). Hầu như học sinh đều đổi khoảng cách giữa AB và mp(SCD) thành khoảng cách từ A (hoặc B) đến (SCD). Sau đó tiến hành theo các bước tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng. Nhưng việc dựng mặt phẳng qua A và vuông góc với (SCD) là hơi *************************************************************** 12 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ phức tạp đối với một số học sinh, một số khác dựng được mặt phẳng này nhưng hình vẽ rất rối. Giáo viên gợi ý cho học sinh: đã có sẵn 1 mặt phẳng vuông góc với (SCD) (theo ví dụ 3), đó là mặt nào? từ đó gợi ý cho em đổi khoảng cách phải tìm thành khoảng cách từ điểm nào tới (SCD)? Qua ví dụ cụ thể trên học sinh có thể dần hình thành "các bước làm để tính khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song" như sau: + Tìm mặt phẳng (Q) vuông góc với (P) + Tìm điểm chung M của (Q) và a (nếu a song song với (Q) thì đổi (Q) thành (Q') chứa a và song song với (Q)) + Tìm giao tuyến ( ) của (P) và (Q). + Trong (Q): kẻ MH (H ) . Khi đó MH (P) và d(a; (P)) = d(M;(P)) = MH Nếu là theo các bước đó thì ta dễ dàng biết được khoảng cách trong ví dụ 4 nên đổi thành khoảng cách từ M ( trung điểm của AB) đến (SCD) chứ không nên đổi thành kc từ A hay B đến (SCD). Ví dụ 5: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Tính khoảng cách giữa AB’ và mp (A'C'D). *************************************************************** 13 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ B C I A D B' C' O H A' D' Yêu cầu mỗi hs l àm 1 bước: + t ìm mp vu ông g óc v ới (A’DC’): Ta tìm mp vuông góc với A’C’. Đó là mp (BDD’B’). Hai mp (A’DC’) và (BDD’B’) có giao tuyến DO ( O là tâm A’B’C’D’) Trong mp (DBB’) kẻ B’H vuông góc với DO thi B’H vuông góc với (DA’C’). khoảng cách phải tìm là B’H Để tính độ dài B’H :2.dt tam giác DB’O = B’H.OD = DD’.B’O 2.2 - Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song. Các bước làm được tiến hành tương tự khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song. Ví dụ 6: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ACB') và (A'C'D). *************************************************************** 14 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ B C I A D B' C' O H A' D' + Tìm mặt phẳng vuông góc với (A'C'D): đó là mặt phẳng (BDD'B') (vì (BDD'B') A'C') + Giao tuyến của (A'C'D) và (BDD'B'): là DO + Điểm chung của (BDD'B') và (ACB') thuộc đường B'I. + Trong (BDD'B'), kẻ B'H DO thì khoảng cách phải tìm là B'H. + B'H là đường cao của tam giác B'OD. Từ đó có hướng tính: B ' H .OD DD '.B ' O BÀI TẬP LUYỆN TẬP Bài tập 1: Cho lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy a, cạnh bên 2a. M, N lầ lượt là trung điểm của AB, AC. Tính khoảng cách giữa BC và (NMC’). Bài tập 2: Hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là nửa lục giác đều AB =2a; BC= CD=DA =a. SA vuông góc với mp (ABCD). SA =2a. Tính khoảng cách giữa a) CD và (SAB) b) giữa AB và (SCD) c) giữa BC và (SDO) với O là trung điểm của AB. *************************************************************** 15 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ a 3 d) Gọi (P) là mp song song và cách (SAB) một khoảng là . Tính diện tích của 4 thiết diện tạo thành do cắt hình chóp bởi mp(P). Bài tập 3: Hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD). Tứ giác ABCD là hình vuông cạnh a. SA =2a. M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD. Chứng minh rằng MN // (SBD) và tính k/c giữa MN và (DBS). 3- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. Sau khi đưa ra định nghĩa khoảng cách giữa hai đường chéo nhau (độ dài đoạn vuông góc chung) Ví dụ 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. SA (ABCD), SA =a. Xác định đoạn vuông góc chung của SA và BC; SA và DB; SA và d (trong đó d là đường thẳng nằm trong mp (ABC) và không đi qua A. S A D O B C d Học sinh có thể dễ dàng tìm được đoạn vuông góc chung của SA và BC, đó là AB. Của SA và BD đó là AO. Vậy muốn dựng được đoạn vuông góc chung của SA và d thì làm thế nào? Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với d, nó cắt d tại H. Khi đó đoạn AH là đoạn vuông góc chung của SA và d. *************************************************************** 16 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ Một cách tổng quát, muốn dựng được đoạn vuông góc chung của hai đường chéo nhau và vuông góc với nhau thì làm thế nào? 3.1- Nếu hai đường chéo nhau a và b mà vuông góc với nhau: a M N b P) Yêu cầu hs nói cách dựng đường vuông góc chung của a và b vông góc và chéo nhau? + Tồn tại mp (P) chứa b và vuông góc với a + (P) cắt a tại M + Kẻ MN b (N thuộc b), MN chính là đường vuông góc chung của a và b. Ví dụ 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. SA (ABCD), SA =a. Tính khoảng cách giữa SB và AD; giữa DB và SC. *) Khoảng cách giữa SB và AD - Hai đường này có vuông góc không? tại sao? - Khi học sinh trả lời đúng câu hỏi trên thì có thể tiến hành tìm được đoạn vuông góc chung của hai đường. + AD vuông góc với SB (vì AD vuông góc với (SAB) ). Từ đó suy ra có mặt phẳng chứa SB và vuông góc với SD, đó là (SAB). *************************************************************** 17 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ S H M A N D O C B + AD cắt (SAB) tai A. + Kẻ AM vuông góc với SB.Khi đó AM là đoạn vuông góc chung của AD và SB. + Hs dễ dàng tính được AM vì nó là đường cao của tam giác vuông SAB. *) Khoảng cách giữa DB và SC. + Có mp chứa SC và vuông góc với BD, đó là (SAC). + (SAC) cắt BD tại O là trung điểm của BD. + Kẻ OK vuông góc với SC. Khi đó OK là đoạn vuông góc chung của SC và BD. + OK là đường cao của tam giác SOC nên: OK. SC = SA. OC 3.2- Nếu hai đường chéo nhau a và b mà không vuông góc với nhau: Việc xác định đường vuông góc chung không cần thiết cho bài toán tính khoảng cách này. Ta đổi khoảng cách phải tìm thành khoảng cách giữa a và mp(P) ( trong đó (P) chứa b và vuông góc với a).(sgk trang 115 -hình học 11 nâng cao) Ví dụ 9: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh bên bằng 2a, cạnh đáy bằng a. Tính khoảng cách giữa AB đến SC. *************************************************************** 18 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ S H B C M O N A D Trước tiên học sinh kiểm tra xem hai đường có vuông góc không? Giáo viên hướng dẫn cách kiểm tra. Yêu cầu hs đổi k/c phải tìm thành k/c giữa đường và mặt song song. Đó là k/c giữa đường AB và (SCD) Bài toán này đã làm trong ví dụ 3. Kiểm tra học sinh các bước thực hiện loại k/c này. Ví dụ 10: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Tính k/c giữa AA’ và DB; giữa AC’ và BD; giữa AI và D’C’ ( với I là tâm mặt DCC’D’) - kiểm tra xem hai đường có vuông góc không. Dễ thấy AA’ và BD vuông góc vì AA’ vg với (ABCD). Yêu cầu hs thực hiện theo đúng các bước. Kết quả k/c thứ a 2 nhất là AO bằng 2 - AC’ và BD có vuông góc vì BD vg với (ACC’) tại O. Trong (ACC’) kẻ ON vuông góc với AC’ thì ON là đoạn vgc của AC’ và BD. Học sinh dựa vào diện tích tam giác AOC’ suy ra: ON.AC’ = AO. CC’. a 2 .a 2 a 6 Từ đó tính được k/c cần tìm là a 3 6 *************************************************************** 19 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY “KHOẢNG CÁCH” TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN. ************************************************************************************ A D N O C B P I A' M H D' B' C' - Hs kiểm tra hai đường AI và C’D’ không vuông góc. Cần đổi k/c này thành k/c giữa đường và mặt nào? Có thể kẻ đường song song với C’D’ hoặc kẻ đường // với AI để tạo ra mp. - Thống nhất đổi k/c phải tìm thành k/c giữa đường C’D’ và mp(ABPM). Yêu cầu hs thực hiện các bước của bài toán này: + Mp (BCC’) vuông góc với BA nên (BCC’) vuông góc với (BAPM) +giao tuyến của (BCC’) và (BAPM) là BM +Trong mp (BCC’) kẻ đường C’H vuông góc với BM thì nó vuông góc với (BAPM). Khoảng cách phải tìm là C’H. +Muốn tính độ dài của C’H, ta tính nhờ diện tích của tam giác BMC’: a .a 2 a 5 BM. C’H= BC. MC’. Từ đó suy ra k/c phải tìm là: a 5 5 2 *************************************************************** 20 GV: LÊ THỊ THUÝ NGÀ - TRƯỜNG THPT HƯNG YÊN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học phân số ở lớp 4
17 p | 1656 | 495
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - dạng bài “Mở rộng vốn từ ”
16 p | 1000 | 169
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở THCS
19 p | 763 | 148
-
SKKN: Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết Ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học ở lớp 4 đạt hiệu quả
15 p | 508 | 128
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
15 p | 754 | 120
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng
9 p | 1082 | 97
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình THPT
11 p | 1027 | 90
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập phần loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
19 p | 375 | 83
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 448 | 60
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
12 p | 409 | 55
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy bài thực hành trong chương trình Sinh 8
8 p | 592 | 51
-
SKKN: Một số kinh nghiệm rèn viết chữ hoa cho học sinh lớp 2
13 p | 765 | 48
-
SKKN: Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quyết toán thực phẩm cho chủ hàng có hiệu quả tại trường mầm non A thị trấn Văn Điền
8 p | 163 | 35
-
SKKN: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 531 | 31
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết
10 p | 187 | 30
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông
19 p | 183 | 27
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp trẻ tiếp cận công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
12 p | 239 | 23
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy và học có hiệu quả, giúp học sinh tự tin trong học tập cho học sinh lớp 5
13 p | 159 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn