0I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Cùng với gia đình, nhà trường là nơi góp phần đào tạo thế hệ trẻ, những <br />
chủ nhân tương lai của đất nước, trong đó có thầy cô giáo giữ vai trò chủ đạo <br />
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Ngoài nhiệm vụ <br />
chính là truyền thụ tri thức cho học sinh, người thầy còn luôn có sự phối hợp <br />
với gia đình, xã hội để cùng giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đặc <br />
biệt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng, giáo viên chủ <br />
nhiệm được xem như người cha, người mẹ thứ hai. Giáo viên chủ nhiệm lớp <br />
ngoài việc thực hiện công tác giảng dạy như một giáo viên bình thường còn <br />
phải thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh <br />
hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con <br />
ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt... và xây dựng một tập thể học sinh vững <br />
mạnh góp phần xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh.<br />
Quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm lớp có thể <br />
gặp rất nhiều tình huống giáo dục khác nhau. Thực tế này đòi hỏi họ phải suy <br />
nghĩ, tìm tòi những cách giải quyết hợp lí, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nâng <br />
cao chất lượng giáo dục hai mặt cho học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển trong <br />
giai đoạn hiện nay. <br />
Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, không chỉ bản thân tôi mà đa <br />
số các giáo viên chủ nhiệm khác cũng luôn mong muốn những thế hệ học sinh <br />
mà mình đã và đang dìu dắt trở thành học sinh ngoan, biết kính trên nhường <br />
dưới, năng động sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để góp <br />
phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. <br />
Mỗi học sinh đều có những hoàn cảnh, nhận thức, khả năng ... khác nhau <br />
vậy nên giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò người thầy, người cha, người <br />
mẹ đối với học sinh. Từ đó mới xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp <br />
nhằm phát huy tối đa khả năng của học sinh. <br />
Song để đạt được những kết quả như vậy không phải là dễ, đòi hỏi mỗi <br />
chúng ta phải có biện pháp riêng của mình với từng đối tượng, phải kiên trì, <br />
bền bỉ, dịu dàng. Người giáo viên phải lấy “kỉ cương, tình thương, trách <br />
nhiệm” để giáo dục học sinh, không chỉ nặng về truyền thụ tri thức mà còn <br />
phải chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống... cho học sinh. Xuất phát từ <br />
thực tế đó, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm và từ kinh nghiệm thực tế <br />
làm công tác chủ nhiệm gần 10 năm, tôi rút ra một số kinh nghiệm, cụ thể với <br />
đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất <br />
lượng giáo dục hai mặt cho học sinh tại trường THCS Lê Đình Chinh”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
<br />
1<br />
Với đề tài nghiên cứu này, tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp về <br />
những biện pháp, giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh.<br />
Giúp các em học sinh hứng thú, chủ động, sáng tạo hơn trong các hoạt <br />
động học tập và phong trào. Giải quyết khó khăn thường gặp trong quá trình <br />
học tập.<br />
Giúp các em rèn luyện các kỹ năng trong quá trình tham gia các phong <br />
trào của lớp, của trường.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là những phương pháp hiệu quả được <br />
áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai <br />
mặt ở trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh <br />
Đắk Lắk. <br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Với tính chất là bài nghiên cứu mang tính chủ quan, trong đề tài này tôi <br />
tập trung vào việc trình bày những kinh nghiệm của bản thân, những giải pháp <br />
hiệu quả trong công tác chủ nhiệm mà tôi đã áp dụng với đối tượng học sinh <br />
lớp 8A3 trong năm học 2016 2017. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Tham khảo Sách giáo viên chủ nhiệm lớp Những kí ức khó phai Nhà <br />
xuất bản giáo dục Việt Nam và những tài liệu có liên quan. <br />
Quán triệt các công văn chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng giáo dục – đào <br />
tạo, kế hoạch hoạt động của nhà trường, đội thiếu niên tiền phong.<br />
5.2. Phương pháp điều tra<br />
Học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng <br />
giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Phát phiếu điều tra về sở thích, mong muốn và những khó khăn mà các <br />
em gặp phải.<br />
5.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
5.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
5.5. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
5.6. Phương pháp thống kê toán học<br />
0 II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
2<br />
Đời sống xã hội hiện nay đã có những ảnh hưởng lớn tới nhà trường, <br />
làm nảy sinh nhiều tình huống giáo dục phức tạp và đa dạng hơn. Giao tiếp <br />
giữa thầy và trò, giữa trò và trò chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình giáo <br />
dục và hình thành nhân cách học sinh.<br />
Mỗi em học sinh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình khác nhau nên <br />
tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ và gia <br />
đình đông con hay ít con, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên <br />
trong gia đình, điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần, <br />
quan hệ gia đình với hàng xóm láng giềng, tình hình an ninh ở địa phương, quan <br />
hệ bạn bè tốt hay xấu … tất cả những điều kiện trên đều có khả năng ảnh <br />
hưởng đến học sinh. Bởi vậy, việc tìm hiểu, nắm vững gia cảnh, hoàn cảnh <br />
sống nói chung của từng học sinh là hết sức qua trọng. Nó giúp giáo viên chủ <br />
nhiệm biết được nguyên nhân và những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những <br />
thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh. Đồng thời biết được <br />
phương pháp giáo dục của gia đình để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp <br />
với gia đình để có thể lựa chọn phương pháp có tác dụng phù hợp hơn.<br />
Tất nhiên, việc làm trên không thể được thực hiện trong thời gian ngắn <br />
có thể hoàn thành mà đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian dài, thậm trí <br />
có khi phải thực hiện trong nhiều tháng, trong nhiều năm. Vì sản phẩm của <br />
giáo dục không thể thấy ngay trong trước mắt, mọi sản phẩm của giáo dục, <br />
nhất lại là sản phẩm của nhân cách lại chỉ được xã hội đánh giá, chấp nhận <br />
hay không ở nhiều năm sau khi các em đã rời ghế nhà trường. Vì vậy, nó lại <br />
càng đòi hỏi lương tâm trách nhiệm rất cao của người thầy.<br />
2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Đình <br />
Chinh <br />
Trường THCS Lê Đình Chinh nằm trên địa bàn xã Quảng Điền, huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, đa số các tầng lớp nhân dân gắn liền với nghề nông <br />
trồng lúa nước.<br />
Năm học 20162017, trường có 14 lớp với tổng số 457 học sinh trong đó <br />
Nữ: 222 (48,57%) , Học sinh dân tộc thiểu số: 0 <br />
2.1. Thuận lợi:<br />
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ từ các <br />
phụ huynh và chính quyền địa phương để có được những điều kiện thuận lợi <br />
trong công tác giáo dục. Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều <br />
kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho hoạt <br />
động giáo dục đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Có sự phối hợp, hỗ trợ của các đoàn thể, các giáo viên chủ nhiệm khác, <br />
các giáo viên phụ trách bộ môn, cha mẹ học sinh và sự đoàn kết của tất cả các <br />
em học sinh.<br />
<br />
3<br />
Đa số giáo viên chủ nhiệm là những người có chuyên môn vững, có <br />
nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và được phụ huynh, đồng nghiệp và học <br />
sinh tin yêu.<br />
Bản thân luôn có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt là đối <br />
với công tác chủ nhiệm.<br />
Năm học 2016 2017, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm <br />
lớp 8a3, lớp có 28 học sinh trong đó 15 nữ. <br />
Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tự học tự rèn, tinh thần cầu tiến, <br />
tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thi đua.<br />
Tập thể học sinh lớp 8A3 là một tập thể có tinh thần đoàn kết, ý thức <br />
học tập khá tốt.<br />
Lớp có một số học sinh có năng khiếu đặc biệt như: Em Nguyễn <br />
Phước Quý Châu là học sinh giỏi toàn diện, thành viên trong đội văn nghệ <br />
Liên đội; em Nguyễn Như Ngọc – là vận động viên cờ vua của trường.<br />
2.2. Khó khăn<br />
Do điều kiện kinh tế khó khăn của địa phương, gia đình nên các em <br />
ngoài việc học tập còn phải lao động, giúp đỡ thêm cho gia đình như may gia <br />
công quần áo, khăn bịt mặt, làm việc nhà, làm một số việc nhà nông...<br />
Mặt bằng dân trí còn thấp nên một số gia đình hầu như chưa thực sự <br />
quan tâm đến việc sinh hoạt và học tập của con em.<br />
Đa số học sinh luôn có ý thức vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn <br />
tuổi, song lại cũng rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè, xã <br />
hội, đặc biệt trong thực tế xã hội hiện nay, cơ hội cái xấu tác động vào quá <br />
trình rèn luyện nhân cách, vào tư tưởng, tình cảm của các em rất nhiều. Bởi <br />
vậy nếu không có nề nếp tốt từ trong gia đình, ở trường lớp học sinh sẽ rất dễ <br />
có những thay đổi bất thường, tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội rất nhanh, <br />
nhiều khi đi ngược lại mong muốn của người lớn. <br />
Học sinh ở bậc trung học cơ sở, lứa tuổi vị thành niên về tâm sinh lý là <br />
lứa tuổi có biến động rất mạnh. Vì thế, mức độ ổn định trong quá trình hình <br />
thành nhân cách chưa cao, cần có sự quan tâm kịp thời của gia đình và thầy cô. <br />
Một vài học sinh còn tình trạng ỷ lại, ý thức học tập và rèn luyện còn hạn chế.<br />
Hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của một số giáo viên chưa cao, còn <br />
xảy ra tình trạng né tránh, ngại làm công tác chủ nhiệm.<br />
Đối với lớp 8ª3, lớp có 5 em thuộc gia đình hộ nghèo và cận nghèo, có <br />
2 em có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Bố mẹ li thân phải ở với ông bà. Chất <br />
lượng học tập của lớp còn ở mức trung bình và không đồng đều; có 7 em được <br />
lên lớp sau khi thi lại sau hè. Đặc biệt có một số em thuộc diện học sinh cá <br />
biệt, ý thức học tập kém: trên lớp không ghi bài, thường xuyên thiếu sách vở, <br />
<br />
4<br />
không làm bài tập ở nhà. Cụ thể như các em: Mai Duy Hải, Trần Thị Huệ, <br />
Nguyễn Đăng Huân, Lê Văn Vinh và một số em khác. Việc tham gia các hoạt <br />
động phong trào của lớp cũng chưa đạt kết quả cao, nhiều em còn có tính tị <br />
nạnh, ỷ lại, chưa tự giác.<br />
* Nguyên nhân<br />
Về mặt xã hội:<br />
Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đã có ảnh hưởng không ít <br />
đến thế hệ trẻ, bên cạnh những tác động tích cực cũng có những ảnh hưởng <br />
tiêu cực như: Các tệ nạn xã hội như trò chơi điện tử, văn hóa phẩm đồi trụy <br />
trên Internet, hay những trò chơi mang nặng tính chất kinh doanh như game <br />
online... làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.<br />
Về gia đình:<br />
+ Một số gia đình quá chiều con, muốn gì được nấy hoặc do hoàn cảnh <br />
gia đình không thuận hòa. Ví dụ: Bố thường xuyên cãi nhau, bất đồng quan <br />
điểm trong việc dạy con, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các em.<br />
+ Một số gia đình không quản được thời gian của con em mình, bố mẹ đi <br />
làm cả ngày, buổi trưa không về, đưa tiền cho các em ăn sáng hoặc lo buổi trưa <br />
thì các em lại không ăn hoặc ăn mì tôm và để giành tiền cho việc ăn quà vặt <br />
hoặc chơi điện tử…<br />
Về học sinh: <br />
+ Các em học sinh bậc THCS đang ở lứa tuổi mới lớn, tâm lí thay đổi <br />
thất thường, muốn chứng tỏ với mọi người rằng mình đã lớn. Các em đã có <br />
những rung cảm mới lạ, các em khao khát được tìm hiểu, được tiếp cận những <br />
thông tin mới, được tìm hiểu trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội.<br />
+ Một số em bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn như: Uống bia, rượu, sử <br />
dụng các chất kích thích, đánh nhau gây mất đoàn kết … làm ảnh hưởng không <br />
tốt đối với các em.<br />
Về giáo viên:<br />
Một số giáo viên chưa thật sự linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý một vài <br />
tình huống sư phạm, chưa thân thiện khiến các em cảm thấy sợ, tự ái và cảm <br />
thấy bị tổn thương.<br />
2.3. Vấn đề đặt ra<br />
Từ những thực tế trên đây, với kinh nghiệm đã từng là một học sinh <br />
trước đây và với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở: Vậy <br />
người giáo viên phải có những biện pháp gì để có thể giúp học sinh học tập và <br />
rèn luyện tốt hơn? Giúp các em có thể vượt qua được những khó khăn để <br />
vươn lên trong học tập.<br />
<br />
5<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Học sinh có hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động với tinh thần <br />
tự nguyện, tự giác.<br />
Học sinh nắm được một số hình thức hoạt động khác nhau, kinh <br />
nghiệm tổ chức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú hơn.<br />
Học sinh được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia hoạt <br />
động tập thể, các em dần trở nên tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi <br />
người và đứng trước đám đông.<br />
Thông qua các phong trào của lớp, học sinh có thể cải thiện đáng kể <br />
mối quan hệ giữa bạn bè với nhau, tập thể lớp trở nên gắn bó và đoàn kết hơn. <br />
Theo tôi, trong công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên cần phải là <br />
người gần gũi, theo sát các em và có những biện pháp tác động tích cực nhằm <br />
giúp học sinh vượt qua những khó khăn, vươn lên trong học tập.<br />
Từ thực tế đó, để đưa phong trào thi đua của lớp đi lên, tôi đã tiến hành <br />
những biện pháp tác động như sau:<br />
3.2. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo bầu không khí gần gũi, thân thiện, <br />
thoải mái và tin tưởng lẫn nhau<br />
Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho học sinh. Làm quen với các em, <br />
nắm bắt tình hình lớp, về hoàn cảnh cụ thể của từng em từ những năm trước, <br />
qua chính học sinh thông qua kết quả hồ sơ bàn giao chất lượng giáo dục của <br />
năm học trước, thông qua các giáo viên chủ nhiệm lớp những năm trước và <br />
giáo viên bộ môn. Cố gắng hình thành ở các em một thói quen mỗi khi gặp <br />
thầy cô chủ nhiệm là các em có những niềm vui, có những tâm tư mình đang <br />
chờ được gặp để trao đổi, tâm sự hoặc kiến nghị đề xuất, hoặc ít nhất qua cô <br />
thầy chủ nhiệm cũng nhận được lời tư vấn đáng tin cậy.<br />
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Thể hiện rõ tâm tư, nguyện vọng và kế <br />
hoạch của cá nhân giáo viên chủ nhiệm; Làm tốt công tác định hướng cho <br />
học sinh <br />
Trao đổi tâm tình với học sinh, nói rõ cho các em biết mong ước, dự <br />
định của mình trong việc xây dựng kế hoạch lớp trong năm học. Từ đó, các em <br />
sẽ xác định rõ mục tiêu, xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp để cùng đoàn kết, <br />
hỗ trợ xây dựng tập thể lớp.<br />
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình thực tế, tham khảo từ giáo <br />
viên bộ môn và khả năng của học sinh, tôi chủ động phân tích định hướng cho <br />
học sinh lựa chọn những môn mà bản thân có năng khiếu hơn so với các môn <br />
<br />
6<br />
học khác để đầu tư thời gian, công sức, ôn tập để tham gia kì thi học sinh giỏi <br />
cấp trường (kể cả các môn văn hóa và các môn thể thao...). Thông báo với cha <br />
mẹ học sinh về những định hướng này để cùng phối hợp, giúp đỡ học sinh <br />
phát huy tối đa khả năng của mình.<br />
3.2.3. Biện pháp thứ ba: Làm tốt công tác phối hợp giáo dục trong <br />
nhà trường<br />
Làm tốt công tác phối hợp với các giáo viên dạy các môn của lớp để <br />
nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, cụ thể như dự <br />
giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những lúc khó <br />
khăn của học sinh trong học tập... Trao đổi, tham khảo giáo viên bộ môn về <br />
những khó khăn của học sinh học tập và rèn luyện, đồng thời tiếp thu ý kiến <br />
của giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động tới lớp nói <br />
chung và từng học sinh nói riêng, bên cạnh đó phản ánh với giáo viên bộ môn <br />
về nguyện vọng của học sinh và đề xuất với giáo viên môn đó để có kết quả <br />
cao hơn.<br />
Riêng đối với những học sinh có học lực yếu kém, trước cuộc họp cha <br />
mẹ học sinh đầu năm tôi chủ động nắm bắt thông tin từ giáo viên bộ môn, từ <br />
học sinh trong lớp để báo cáo với cha mẹ học sinh tình hình cụ thể để cha mẹ <br />
các em cùng nắm bắt và phối hợp, giúp đỡ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có <br />
thể đề nghị nhà trường có kế hoạch phụ đạo, tổ chức dạy thêm học thêm cho <br />
học sinh ... trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
3.2.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng, phát huy hiệu quả vai trò của đội <br />
ngũ cán bộ lớp, cán sự bộ môn; Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể<br />
Để giáo dục các em chăm học, có ý thức tự giác trong học tập, tránh tình <br />
trạng chây lười trong quá trình học tập. Tôi chủ động xây dựng một đội ngũ <br />
cán bộ lớp, cán sự bộ môn theo kế hoạch của nhà trường. Mỗi ngày các em <br />
kiểm tra bài cũ theo thời khóa biểu của từng thứ trong tuần vào khoảng thời <br />
gian sinh hoạt 15 phút trước khi vào lớp. Cụ thể như việc học bài cũ, chuẩn bị <br />
bài mới, kiềm tra sách vở, đồ dùng học tập ... Đôn đốc kiểm tra không chỉ làm <br />
để mang tính hình thức mà qua đó người giáo viên nắm bắt tình hình thực tế, <br />
động viên, khen chê kịp thời, thưởng phạt phân minh tạo động lực thúc đẩy <br />
học sinh học tập và rèn luyện.<br />
Thực tế, trong lớp tôi chủ nhiệm (lớp 8A3) có em Nguyễn Đăng Huân <br />
thường xuyên mang thiếu sách vở, bài tập ở nhà làm ít hoặc làm đối phó. Tôi <br />
đã đến gặp và trao đổi với phụ huynh, tôi được biết là bố mẹ em có quan tâm <br />
nhắc nhở nhưng sự qua tâm nhắc nhở đó không được cặn kẽ và thường xuyên, <br />
một phần do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân em đó lại chưa có ý thức <br />
tự giác cao, luôn cẩu thả, ham chơi, chính vì vậy tôi và các em học sinh trong <br />
lớp quan tâm hơn đến em. Ngoài việc gặp gỡ thường xuyên, dùng lời lẽ ân <br />
cần, tôi chủ động phân tích cho em thấy đúng sai, từ đó Huân cũng đã nhận ra <br />
<br />
7<br />
khuyết điểm của mình và nhờ có sự kiểm tra sát sao của tổ trưởng, cán sự bộ <br />
môn nên Huân đã mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cũng như có ý thức <br />
giữ gìn sách vở và học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp. <br />
Giáo viên có thể phân thêm tổ phó, bàn trưởng (có sự thay đổi luân phiên theo <br />
từng tháng để phát huy tốt vai trò tự quản của học sinh.<br />
Xây dựng dựng đội ngũ tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và <br />
cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. Khi <br />
đã tìm được đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng học sinh ý <br />
thức trách nhiệm cao đối với lớp, phục vụ tập thể lớp, biết phê bình và tự phê <br />
bình, phương pháp quản lý lớp.<br />
Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch <br />
nhiệm vụ tháng tới, mua sổ theo dõi. Mỗi tuần giao ban một lần vào 15 phút <br />
sinh hoạt đầu giờ thứ 2 để đến tiết sinh có số liệu để đánh giá kết quả thi đua <br />
một cách chính xác, kịp thời chấn chỉnh nội quy nề nếp của lớp. Biểu dương <br />
những em có tiến bộ, xử lý những học sinh có dấu hiệu vi phạm nội quy nề <br />
nếp.<br />
Trong xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý chọn <br />
đúng nguồn, tránh việc thay cán bộ lớp, không phó mặc việc lớp cho đội ngũ <br />
cán bộ lớp; Chú ý lập sơ đồ tổ chức lớp học, sơ đồ chỗ ngồi để tiện hoạt <br />
động cũng như theo dõi, quản lý.<br />
Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu <br />
chí thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp <br />
được tập thể học sinh nhất trí tại cuộc họp lớp, thông qua và xin ý kiến phụ <br />
huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể <br />
lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua. Có sự điều chỉnh và thay <br />
đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn <br />
luyện của học sinh. Đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật kịp thời thông qua <br />
cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm,...<br />
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Phát huy tối đa tinh thần tự giác, tinh thần <br />
trách nhiệm của học sinh<br />
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi của đối tượng học sinh THCS, <br />
tôi luôn chú trọng việc xây dựng lớp tự quản, giáo dục học sinh ý thức tự giác, <br />
biết tự mình nhận lỗi và tự sửa. Như vậy người giáo viên vừa khơi dậy tính tự <br />
giác, tự trọng trong các em, giáo viên vừa giáo dục một cách khéo léo, dễ thấm <br />
với học sinh. Trong lớp nêu cao tinh thần tự quản từ cán bộ lớp đến từng em <br />
học sinh, từ đội nề nếp của trường.<br />
Tôi có giao cho một số học sinh ở lớp theo dõi những em hay vi phạm <br />
nội quy của lớp, của trường, qua đội ngũ này tôi cũng đã kịp thời nắm bắt <br />
được những thông tin về tình hình trong lớp. Như trường hợp của em Mai Duy <br />
8<br />
Hải: Khi bị các bạn nhắc nhở em không phản ứng ngay trước mặt mà lại có <br />
những hành động phản ứng sau lưng bằng cách khi các bạn xuống chào cờ, <br />
Hải đã lấy toàn bộ sách vở của các bạn đó tung xuống nền nhà và lấy dép <br />
giẫm lên. Khi tôi nắm được tình hình như vậy tôi đã nói trước lớp trong buổi <br />
sinh hoạt tuần đó “…Ở lớp ta có hiện tượng khi có trống giờ chào cờ, các em <br />
đã chạy vội xuống chào cờ không để ý đã đánh rơi cặp của các bạn và rơi hết <br />
sách vở của bạn xuống sàn lớp làm bẩn hết sách vở của bạn, nếu lần sau có <br />
vội thì chúng ta cũng nên nán lại để nhặt giúp bạn…”. Thế là đến chiều thứ <br />
hai tuần sau em học sinh đó đã xin lỗi tôi và bạn cùng lớp, nhận khuyết điểm <br />
và rất ân hận về việc làm của mình. Cũng từ đó các em có nhiều cố gắng trong <br />
việc thực hiện tốt các nội quy của lớp, của trường.<br />
3.2.6. Biện pháp thứ sáu: “Dùng độc trị độc”<br />
Giao nhiệm vụ cụ thể cho một số em còn vi phạm nội quy của trường <br />
của lớp. Tôi phân công cho các em đó đảm nhiệm một số công việc của lớp <br />
như theo dõi xem bạn nào hay ăn quà vặt, việc các bạn tập thể dục giữa giờ, đi <br />
học sớm về nhà muộn hay phụ trách lao động... Do đó muốn nói được người <br />
khác, trước hết tự mình phải gương mẫu, từ đó các em sẽ tiến bộ hơn.<br />
Cụ thể, em Nguyễn Duy Nam là một học sinh của lớp tôi, hay ăn quà <br />
vặt trong lớp nên thường xuyên bị cờ đỏ nhắc nhở, tôi đã phân công nhiệm vụ <br />
cho em theo dõi xem bạn nào hay ăn quà vặt. Qua một thời gian kết quả là Nam <br />
đã hoàn thành tốt công việc được giao và tất nhiên em đã tránh được khuyết <br />
điểm mà mình đã mắc phải trước đây. <br />
3.2.7. Biện pháp thứ bảy: Làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ, thông <br />
tin kịp thời giữa gia đình, nhà trường và xã hội<br />
Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình nhà trường và xã hội: Lập góc học <br />
tập đúng khoa học, có thời gian biểu, thời khóa biểu. mua sắm đầy đủ sách vở, <br />
đồ dùng học tập tối thiểu cho con, bao bọc, dán nhãn ngay từ đầu năm học... <br />
tăng cường đi thực tế tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của <br />
học sinh cũng như cha mẹ học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch lên lớp hàng tuần để phụ <br />
huynh biết kết quả học tập của con em mình để cùng phối hợp. Bên cạnh đó <br />
lưu số điện thoại của phụ huynh để tiện trao đổi về việc học tập của các em.<br />
Lớp tôi chủ nhiệm có em Lê Kế Nguyên Sa có hoàn cảnh gia đình rất <br />
khó khăn. Bản thân em hay vi phạm nội quy, thường xuyên không hoàn thành <br />
bài tập, thiếu sách vở... Trước hoàn cảnh như vậy, tôi đã phát động tinh thần <br />
tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập, tìm đôi bạn cùng tiến và em <br />
Quý Châu là một học sinh giỏi, ngoan đã xung phong giúp đỡ em Sa trong học <br />
tập. Kết quả rất đáng mừng cuối học kì I, năm học 2016 2017, em Sa đã đạt <br />
được kết quả tốt trong học tập.<br />
<br />
<br />
9<br />
3.2.8. Biện pháp thứ tám: Linh hoạt trong công tác chủ nhiệm<br />
Tôi phối kết hợp dùng biện pháp nhẹ nhàng và những biện pháp cứng <br />
rắn trong việc xử lí và giáo dục học sinh đặc biệt là đối với những học sinh <br />
hay vi phạm nội quy. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này chính là giúp các em <br />
không những tự tin ở bản thân mà còn tin tưởng ở các thầy cô giáo, thầy trò <br />
hiểu nhau hơn. Từ đó các em dễ bộc bạch nỗi lòng. Các em không ngại ngần <br />
để hỏi han các thầy cô giáo, như vậy sẽ bù đắp được kiến thức thiếu hụt. Tuy <br />
nhiên, nếu học sinh vi phạm nội quy trường lớp nhiều lần, đã được thầy cô và <br />
các bạn động viên, nhắc nhở mà vẫn không tiến bộ thì tùy theo mức độ vi <br />
phạm mà tôi có thể đưa ra những biện pháp xử lý để răn đe chính bản thân em <br />
học sinh này cũng như những học sinh khác, thậm chí có thể đưa ra Hội đồng <br />
kỷ luật nhà trường để xử lý, giải quyết.<br />
3.2.9. Biện pháp thứ chín: Phát huy tính hiệu quả trong việc tham gia <br />
các hoạt động phong trào<br />
Giáo dục các em qua các hoạt động tập thể, qua các phong trào thi đua <br />
của lớp, của trường. Tự cá nhân học sinh đăng ký thi đua, danh hiệu đạt được <br />
trong năm học, đưa ra các biện pháp thực hiện phù hợp với chính mình, tất <br />
nhiên đăng ký trên cơ sở phải đạt được mục tiêu phấn đấu của lớp, của tổ mà <br />
tập thể các em đã được cùng nhau bàn bạc trước đó, nêu cao tinh thần tự quản <br />
trong công việc.<br />
Tôi cho rằng giáo dục các em qua phong trào thi đua có tác dụng tích <br />
cực, song cũng thật khiếm khuyết nếu người giáo viên không biết khơi dậy ý <br />
chí, động lực ở các em. Nếu ta chỉ tính điểm tốt và danh hiệu thi đua thì chỉ có <br />
tác dụng đối với những em học khá giỏi nhưng chưa động viên đối với các em <br />
học yếu, trung bình. Điều đó sẽ nảy sinh trong các em suy nghĩ: “ mình học <br />
kém như vậy thì cố làm gì, có bao giờ được thưởng đâu.”, chính vì vậy trong <br />
phong trào thi đua, tôi giành một phần để thưởng cho các em có chí hướng <br />
vươn lên, thưởng cho các em có ý thức tham gia các phong trào tập thể, các em <br />
nghèo vượt khó.<br />
Trong một số sinh hoạt chủ điểm, tôi đã chú trọng đến các học sinh <br />
thường có tính nhút nhát, rụt rè, ít nói, học trầm… chưa được thưởng bao giờ, <br />
tạo cơ hội cho các em được tham gia hoạt động.<br />
Bằng cách làm đó tôi đã giúp các em lấy được sự tự tin, các em nhận <br />
thấy được vai trò của mình trong tập thể. Các em tích cực tham gia và được <br />
tặng những phần thưởng. Dù đó là phần thưởng nhỏ bé, song có tác dụng rất <br />
lớn giúp các em có được động lực vươn lên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Tham gia lễ Khai mạc cuộc thi Nghi thức đội cấp trường.<br />
3.2.10. Biện pháp thứ mười: Chủ động cải tiến đa dạng các hình <br />
thức sinh hoạt lớp<br />
Bên cạnh nhận xét, góp ý, khen thưởng, phê bình các em trong một tuần, <br />
tôi luôn có ý thức kết hợp giờ sinh hoạt lớp thành giờ các em vừa học vừa <br />
chơi, giúp các em hiểu nhau hơn, thông cảm lẫn nhau và đoàn kết hơn. Không <br />
nên chỉ tập trung chú ý vào những khuyết điểm đã qua mà cần nhìn nhận, đánh <br />
giá, động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không <br />
nhất thiết, cứng nhắc tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo nguyên tắc, khuôn <br />
mẫu duy nhất đó là: Đánh giá hoạt động tuần trước sau đó triển khai kế hoạch <br />
hoạt động tuần tiếp theo mà cần xem xét thực tế, hiệu quả công việc, tính cần <br />
thiết của một vài công việc để tránh tâm lý chán nản ức chế cho học sinh mỗi <br />
khi đến tiết sinh hoạt cuối tuần.<br />
Cụ thể, tôi chia các giờ sinh hoạt lớp thành theo chủ điểm, khi thì chơi <br />
trò chơi, khi thì tập hát, hái hoa dân chủ. Cuối tháng tổ chức sinh nhật cho các <br />
em có cùng tháng sinh. Tôi luôn luôn lồng ghép các nội dung giáo dục về tình <br />
đoàn kết, tự giác cao, buổi sinh hoạt biến thành giờ thảo luận sôi nổi, bổ ích <br />
chứ không nặng nề với những hình phạt về các lỗi vi phạm.<br />
Chủ động tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.<br />
Cảm hoá học sinh qua cải tiến giờ dạy của thầy giáo, cô giáo gây hứng <br />
thú cho học sinh bằng cách giúp các em tự chủ động sáng tạo qua các tiết học.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Tổ chức trò chơi “Đố vui học tập”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
<br />
Hình ảnh tổ chức sinh nhật cho học sinh tại lớp.<br />
Tổ chức một số trò chơi như: Giải Ô Chữ :<br />
Luật chơi: Chia lớp làm hai đội. Mỗi đội cử thành viên tham gia phần <br />
chơi với nhiệm vụ giải đúng ô chữ. Thời gian chơi từ khi bắt đầu đến khi kết <br />
thúc. Mỗi Ô được tính 10 điểm.<br />
<br />
1 H O À N G H À 1<br />
2 P H O N G N H Ã 2<br />
3 L Ê H U Y D O Ã N 3<br />
4 H Ồ C H Í M I N H 4<br />
5 B Ế V Ă N Đ À N 5<br />
6 T R Ầ N V Ă N Ơ N 6<br />
7 L Ý T Ự T R Ọ N G 7<br />
8 V Õ T H Ị S Á U 8<br />
K T I Ế N B Ư Ớ C L Ê N Đ O À 29N<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 1: Gồm 7 chữ cái: Tác giả của bài Đoàn ca ) Đáp án: Hoàng Hà <br />
Câu 2: Gồm 8 chữ cái (Tác giả bài Đội ca) Đáp án: Phong Nhã <br />
Câu 3: Gồm 9 chữ cái: Tên thật của Lê Hồng Phong. <br />
13<br />
Đáp án: Lê Huy Doãn <br />
Câu 4: Gồm 9 chữ cái: Tên của Bác Hồ khi làm chủ tịch nước. <br />
Đáp án: Hồ Chí Minh <br />
Câu 5: Gồm 8 chữ cái: Tên một người đoàn viên lấy thân mình làm giá đỡ <br />
súng. Đáp án: Bế Văn Đàn <br />
Câu 6: Gồm 9 chữ cái: Là người anh hùng dẫn đầu đoàn học sinh chống Pháp <br />
tại Sài Gòn ngày 9.1.1950 (Ngày 9.1 hàng năm là ngày HS – SV Việt Nam).<br />
Đáp án: Trần Văn Ơn <br />
Câu 7: Gồm 9 chữ cái: Người anh hùng mà giặc Pháp gọi bằng “Ông”<br />
Đáp án: Lý Tự Trọng <br />
Câu 8: Gồm 8 chữ cái: Tên người anh hùng khi giặc mang ra bắn vẫn lạc quan, <br />
yêu đời. Đáp án: Võ Thị Sáu <br />
Từ khóa: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN<br />
Hiện nay chúng ta đang thực hiện phương pháp lấy học sinh làm trung <br />
tâm. Nói như vậy không làm lu mờ vai trò của người thầy mà càng đòi hỏi <br />
người thầy có vai trò cao hơn, dùng lời giảng để giáo dục học sinh qua bài <br />
dạy, khơi dậy trong các em những tình cảm tốt, biết yêu thương, phải trái…. <br />
Từ đó các em sống có tinh thần trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với <br />
bạn bè với nhà trường, với gia đình và toàn xã hội. <br />
3.2.11. Biện pháp thứ mười một: Chú trọng công tác giáo dục đạo <br />
đức, kĩ năng sống học sinh <br />
Giờ sinh hoạt có thể theo tiến trình: Nhận xét, đánh giá (từ 15 đến 20 <br />
phút); sinh hoạt tập thể (từ 20 đến 25 phút) với các hoạt động vui học, rèn kỹ <br />
năng sống để học sinh có cơ hội được thể hiện mình. Cuối một học kì và cuối <br />
mỗi năm học, giáo viên có thể cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão <br />
của bản thân, những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất (nếu <br />
có)...<br />
Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho từng <br />
buổi và phân công cho từng cá nhân phụ trách. Trong tuần, ngoài nội dung bắt <br />
buộc theo quy định của nhà trường, giáo viên có thể dành hai buổi để học sinh <br />
trao đổi ước mơ, hoài bão, định hướng nghề nghiệp, hoặc tìm hiểu về gương <br />
người tốt, việc tốt nhất là các tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập...<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần xem xét tình hình thực tế và nhu cầu của học <br />
sinh để xây dựng các chuyên đề, buổi nói chuyện trao đổi hoặc đề xuất với <br />
nhà trường tổ chức các chuyên đề nhằm giáo dục thêm về kĩ năng sống cho <br />
học sinh. Tuy nhiên với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta cũng có <br />
<br />
<br />
14<br />
thể tự xây dựng một số hoạt động, kế hoạch để góp phần thực hiện tốt công <br />
việc này. Ví dụ như sau:<br />
a. Lựa chọn nội dung tổ chức phù hợp với học sinh <br />
Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị <br />
Xác định rõ tên chủ đề hoạt động. Dự kiến cách triển khai nội dung và <br />
hình thức tổ chức. Dự kiến người thực hiện. Qua đó học sinh được rèn kĩ năng <br />
giao tiếp, ứng xử; kĩ năng suy nghĩ sáng tạo và kĩ năng ra quyết định trong mọi <br />
công việc <br />
Bước 2: Ban cán sự lớp lập kế hoạch và chuẩn bị kế hoạch của mình <br />
trên cơ sở có sự cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Dựa vào yêu cầu giáo dục và <br />
gợi ý do giáo viên chủ nhiệm đề ra , học sinh bàn bạc lập kế hoạch hoạt động <br />
nâng cao kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. <br />
Bước 3: Thực hiện kế hoạch hoạt động. <br />
Đây là bước thể hiện kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là <br />
bước để học sinh thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Giáo <br />
viên chủ nhiệm cần theo dõi và huy động tất cả học sinh đều được tham gia. <br />
Bước 4: Rút kinh nghiệm để đánh giá kết quả.<br />
Giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp đánh giá kết quả của hoạt động <br />
tập thể. Thông qua kết quả tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh, <br />
giáo viên chủ nhiệm lấy đó làm một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh <br />
từng tháng và từng kì nhằm động viên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia. <br />
b. Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào thực hiện hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật “động não”, Kĩ thuật “ Sơ <br />
đồ tư duy”... <br />
Tóm lại, chúng ta hãy biến tiết sinh hoạt lớp thành một diễn đàn mà ở đó <br />
là nơi chia sẻ những yêu thương, những buồn vui, và hỗ trợ nhau giải quyết <br />
những khó khăn của học sinh.<br />
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp trên đây cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, linh <br />
hoạt và có tính liên tục. Đặc biệt, các biện pháp trên đây phải được áp dụng <br />
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong số đó việc tạo được tâm lí, <br />
động cơ phấn đấu cho học sinh được xem là biện pháp quan trọng nhất. Bởi vì <br />
nếu các em có tâm lý thoải mái, tự tin, xác định rõ mục tiêu học tập, chủ động <br />
tham gia tốt các hoạt giáo dục trong nhà trường, các em thực sự cảm nhận <br />
được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mặt khác, việc xây dựng khối <br />
đoàn kết trong lớp, phát huy tinh thần tương thân tương ái, đôi bạn cùng tiến ... <br />
sẽ giúp cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên trong <br />
học tập.<br />
<br />
15<br />
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm được xem là yếu tố quyết định đến sự <br />
thành công của lớp, sự động viên kịp thời, biện pháp chủ nhiệm thiết thực của <br />
giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp cho phong trào thi đua của lớp đạt được kết quả <br />
cao. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh cũng <br />
như chất lượng giáo dục chung của nhà trường.<br />
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Qua quá trình áp dụng những biện pháp mang tính tích cực vào lớp chủ <br />
nhiệm tôi nhận thấy nề nếp học tập của lớp có những chuyển biến rõ nét, <br />
ngay từ những tuần học đầu tiên. Các em học sinh có ý thức học tập tốt hơn, <br />
gần gũi với thầy cô hơn và đặc biệt các em sẵn sàng “tâm sự”, trao đổi với <br />
thầy cô về nhưng khó khăn của mình. Kết quả cụ thể như sau:<br />
Kết quả lớp chủ nhiệm 7A1 NĂM HỌC 20152016<br />
(Trước khi áp dụng sáng kiến)<br />
<br />
Tổn<br />
Giỏi / Trung <br />
g số Khá Yếu Kém<br />
Tốt bình<br />
HS<br />
<br />
Học lực 28 5 18% 6 21% 10 36% 7 25% 0 0<br />
<br />
<br />
Hạnh 28 20 71% 8 29% 0 0 0 0 0 0<br />
<br />
kiểm<br />
<br />
Danh <br />
hiệu thi CHI ĐỘI KHÁ<br />
đua<br />
<br />
Kết quả lớp chủ nhiệm 8A1 NĂM HỌC 20162017<br />
(Áp dụng sáng kiến)<br />
<br />
Tổng Trung <br />
Giỏi /Tốt Khá Yếu Kém<br />
số HS bình<br />
<br />
Học lực 28 9 32% 5 18% 10 36% 4 14% 0 0<br />
<br />
<br />
Hạnh 28 24 86% 4 14% 0 0 0 0 0 0<br />
<br />
kiểm<br />
<br />
Danh <br />
hiệu thi CHI ĐỘI VỮNG MẠNH<br />
đua<br />
<br />
16<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Làm tốt công tác chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục <br />
học sinh nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh có thể tiếp cận thông <br />
tin từ nhiều nguồn khác nhau và việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang <br />
trở thành nhu cầu cấp thiết.<br />
Giáo viên chủ nhiệm không thể chỉ đưa ra các yêu cầu để học sinh thực <br />
hiện theo mà phải hướng dẫn để các em biết cần phải tiến hành công việc <br />
như thế nào cho hợp lý. Các hình thức phong trào hoạt động cũng không cứng <br />
nhắc, rập khuôn mà nó còn tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu, hứng thú của học <br />
sinh, với yêu cầu của địa phương và điều kiện của nhà trường. <br />
Giúp cho học sinh củng cố và mở rộng các chủ điểm giáo dục và những <br />
kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được qua các môn học trên lớp, biết vận <br />
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cũng như bổ sung thêm vốn <br />
kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể ở nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. <br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên tìm tòi tài liệu, chịu khó <br />
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp; truyền cảm hứng đến <br />
tập thể học sinh, tạo cho học sinh có sự hứng khởi tham gia nhiệt tình năng nổ. <br />
Một khi giáo viên cố gắng, học sinh tích cực tham gia thì sẽ đạt được kết quả <br />
như mong đợi.<br />
Phải biết kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nếu <br />
thiếu một trong ba sẽ không đạt hiệu quả.<br />
Trong khi thực hiện ở lớp đối với học sinh chậm tiến ( cá biệt ) không <br />
nên xử sự thiếu tế nhị mà cần phải gần gũi đưa ra biện pháp hữu hiệu ( đôi lúc <br />
vai trò của giáo viên chủ nhiệm như một người thân trong gia đình để giải <br />
quyết vấn đề tốt hơn), tóm lại không nên đối đầu trước tập thể.<br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với Phòng GD & ĐT.<br />
Tổ chức một số chuyên đề về công tác chủ nhiệm để học tập và trao <br />
đổi kinh nghiệm. <br />
Đăng tải những sáng kiến về công tác chủ nhiệm đạt giải cao qua các <br />
năm trên website của Phòng để cán bộ, giáo viên ... các trường có thể chủ động <br />
khai thác, tham khảo.<br />
* Đối với nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Tăng cường hơn nữa vai trò của công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ <br />
nhiệm. Làm tốt hơn nữa công tác động viên, khen thưởng những cá nhân <br />
và tập thể đã có nhiều cố gắng, đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm.<br />
Có sự đầu tư mang tính chiến lược lâu dài đối với công tác chủ nhiệm <br />
trong nhà trường, tránh trường hợp bị động, thay đổi giáo viên chủ nhiệm đột <br />
xuất…<br />
* Đối với giáo viên<br />
Chủ động học tập, nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ <br />
chức các hoạt động nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có trong học sinh.<br />
Phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải yêu nghề, mến <br />
trẻ, tìm hiểu về cuộc sống của học sinh.<br />
Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như những <br />
phương pháp mới và mạnh dạn áp dụng vào quá trình công tác.<br />
* Đối với phụ huynh<br />
Cần phải quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với <br />
việc học tập của các em như: Đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở tập… cần <br />
mua đầy đủ.<br />
Luôn chủ động phối hợp với nhà trường, giáo viên để giáo dục học sinh.<br />
Là người giáo viên chắc hẳn ai trong chúng ta cũng luôn tìm tòi những <br />
phương pháp giúp phong trào của lớp đạt hiệu quả cao và đây là một vài kinh <br />
nghiệm mà tôi đã rút ra được nhằm nâng cao kết quả giáo dục hai mặt của học <br />
sinh cũng như trong các phong trào hoạt động của lớp. Tôi rất mong nhận <br />
được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn./.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Quảng Điền, ngày 10 tháng 01 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hồng Luyến<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ <br />
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG. <br />
…………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
18<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
<br />
<br />
TT Tên tác giả Tên tài liệu tham khảo Nhà xuất Năm xuất <br />
bản bản<br />
<br />
NXB ĐH<br />
Nguyễn Thanh Công tác chủ nhiệm lớp <br />
01 sư phạm 2010<br />
Bình ở trường trung học<br />
Hà Nội<br />
<br />
Một số vấn đề trong NXB ĐH<br />
Nguyễn Thanh <br />
02 công tác chủ nhiệm lớp sư phạm 2011<br />
Bình<br />
ở trường phổ thông Hà Nội<br />
<br />
Tài liệu bồi dưỡng NXB ĐH<br />
Nguyễn Thanh CBQL, GV về công tác <br />
03 sư phạm 2011<br />
Bình chủ nhiệm trong trường <br />
THCS, THPT. ( Quyển 1) Hà Nội<br />
<br />
Tài liệu bồi dưỡng NXB ĐH<br />
Nguyễn Thanh CBQL, GV về công tác <br />
04 sư phạm 2011<br />
Bình chủ nhiệm trong trường <br />
THCS, THPT. ( Quyển 2) Hà Nội<br />
<br />
19<br />
05 Sổ tay GVCN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Mục Tiêu đề các phần Trang<br />
<br />
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
1 Lí do chọn đề tài 1<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 <br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2 <br />
<br />
4 Giới hạn của đề tài 2 <br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 2 <br />
<br />
PHẦN II – PHẦN NỘI DUNG 2<br />
<br />
1 Cơ sở lí luận 3<br />
<br />
2 Thực trạng 3 <br />
<br />
2.1 Thuận lợi. 3<br />
<br />
2.2 Khó khăn 4<br />
20<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp. 5<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp 5<br />
<br />
3.2 Nội dung và hình thức của giải pháp 5<br />
<br />
3.2.1 Biện pháp thứ nhất 6<br />
<br />
3.2.2 Biện pháp thứ hai 6<br />
<br />
3.2.3 Biện pháp thứ ba 6<br />
<br />
3.2.4 Biện pháp thứ tư 7<br />
<br />
3.2.5 Biện pháp thứ năm 8<br />
<br />
3.2.6 Biện pháp thứ sáu 8<br />
<br />
3.2.7 Biện pháp thứ bảy 9<br />
<br />
3.2.8 Biện pháp thứ tám 9<br />
<br />
3.2.9 Biện pháp thứ chín 9<br />
<br />
3.2.1 Biện pháp thứ mười 10<br />
0<br />
<br />
3.2.1 Biện pháp thứ mười một