UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
---------- ----------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI: <br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG ĐỊNH HƯỚNG <br />
GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 7<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
Lĩnh vực : Chuyên môn<br />
Giáo viên : Huỳnh Văn Dân <br />
Đơn vị: Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 4 năm 2019. 1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.......................................................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU <br />
<br />
...............................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
I. Đặt vấn đề <br />
<br />
..............................................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu <br />
<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
...........................................................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận <br />
<br />
..........................................................................................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
1.1. Bài tập là phương thức hữu hiệu để củng cố và mở rộng kiến thức <br />
<br />
.........................<br />
<br />
3<br />
<br />
1.2. Bài tập giúp rèn luyện kỹ năng tự vận dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết <br />
các vấn đề thực tế, tự đánh giá và kiểm tra kiến thức <br />
<br />
.........................................................<br />
<br />
4<br />
<br />
1.3. Bài tập là phương tiện tốt nhất để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. <br />
<br />
..........<br />
<br />
4<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
................................................................................................................<br />
<br />
4<br />
<br />
III. Giải pháp thực hiện <br />
<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
1. Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực <br />
<br />
...........................................................<br />
<br />
6<br />
<br />
1.1. Phương pháp hoạt động nhóm <br />
<br />
.......................................................................................<br />
<br />
6<br />
<br />
1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề <br />
<br />
.........................................................................<br />
<br />
7<br />
<br />
1.3. Phương pháp vấn đáp <br />
<br />
.....................................................................................................<br />
<br />
8<br />
<br />
2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy <br />
<br />
............................................................................<br />
<br />
8<br />
<br />
2.1. Chương I. Quang học <br />
<br />
......................................................................................................<br />
<br />
9<br />
<br />
2.2. Chương II. Âm học <br />
<br />
.......................................................................................................<br />
<br />
12<br />
<br />
3. Phân loại bài tập vật lý <br />
<br />
....................................................................................................<br />
<br />
16<br />
<br />
3.1. Phân loại theo mức độ <br />
<br />
..................................................................................................<br />
<br />
17<br />
<br />
..............................................................................................................................................<br />
17<br />
<br />
<br />
3.2. Phân loại theo phương tiện giải <br />
<br />
...................................................................................<br />
<br />
18<br />
<br />
4. Trình tự giải bài một bài tập Vật Lý <br />
<br />
..............................................................................<br />
<br />
19<br />
<br />
5. Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong chương trình Vật lý 7 và hướng dẫn giải <br />
20<br />
.....<br />
<br />
<br />
1<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
<br />
.....................................................................................................<br />
<br />
25<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến <br />
<br />
......................................................................................................<br />
<br />
25<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
<br />
.......................................................................................<br />
<br />
26<br />
<br />
I. Kết luận <br />
<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
26<br />
<br />
II. Kiến nghị <br />
<br />
.............................................................................................................................<br />
<br />
26<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Hòa chung cùng với xu hướng đổi mới của nhiều ngành nghề, giáo dục <br />
Việt Nam cũng đang có nhiều sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo <br />
dục. Trong đó, bên cạnh việc đẩy mạnh đổi mới chương trình, tổ chức biên <br />
soạn một bộ sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu giảm tải, khoa học, thiết thực, <br />
khả thi thì đổi mới mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học luôn được quan <br />
tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu <br />
phát triển của đất nước.<br />
Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học Vật Lý cũng <br />
không phải là ngoại lệ bởi những kiến thức chuyên môn của Vật Lý là vô <br />
cùng quan trọng, là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật, những kiến thức vật lí <br />
mang lại có sự gắn kết chặt chẽ với thực tế đời sống.<br />
Đồi với môn học Vật lý, cũng như các bộ môn khoa học xã hay các bộ <br />
môn tự nhiên khác như Toán học, Hóa học, Sinh học,.. để nâng cao được chất <br />
lượng thì người học không những cần nắm vững được những kiến thức lý <br />
thuyết chuyên môn, biết áp dụng công thức để tính các bài tập cơ bản mà còn <br />
phải hiểu để giải thích được các hiện tượng Vật lý đã và đang xảy ra trong tự <br />
nhiên cũng như cuộc sống thường ngày. Bởi suy cho cùng, công việc giáo dục <br />
muốn đạt được hiệu quả thì việc dạy và học cần phải được tiến hành trên cơ <br />
sở tự nhận thức, tự hành động, tự phát triển nhận thức và năng lực tư duy. <br />
Đây là con đường phát triển tích cực nhất, bền vững nhất.<br />
Trong việc học vật lý, mỗi kiến thức chuyên môn đều cần được nhắc <br />
lại, củng cố sau mỗi bài học, theo đó bài tập là một phương thức cực kỳ hữu <br />
hiệu. Bài tập giúp người học củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, mở rộng <br />
thêm những kiến thức cơ bản của những bài học trên lớp, củng cố thêm kỹ <br />
năng vận dụng nhưng cái đã biết để giải quyết vấn đề cụ thể và đặc biệt <br />
hơn là qua đó phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề của học sinh, có <br />
giá trị to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh. Chính vì <br />
vậy, đối với người học Vật lý việc nắm được các phương pháp để vận dụng <br />
kiến thức chuyên môn để giải quyết các bài tập là rất cần. Mỗi bài tập không <br />
đơn thuần chỉ là con số, là áp dụng công thức và tính ra đáp án, mà đó còn là <br />
cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đào sâu kiến thức, các khái niệm, các <br />
định luật và vận dụng vào những vấn đề trong thực tiễn.<br />
Bài tập Vật lí giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giúp các em học <br />
sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập của bản thân. Xét về mặt định <br />
hướng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là về mặt rèn luyện kĩ năng <br />
vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được thì vai trò của việc giải bài tập vật lí <br />
1<br />
trong quá trình học tập có một giá trị rất lớn, nắm vai trò bản lề giữa việc <br />
học lý thuyết và vận dụng vào thực tế.<br />
Việc giải bài tập giáo dục ý chí, tính kiên trì vượt khó, phát triển tư duy <br />
lô gíc, sự nhanh trí. Trong quá trình tư duy sâu sắc ấy, có sự phân tích và tổng <br />
hợp những mối liên hệ giữa các hiện tượng và đại lượng vật lí đặc trưng cho <br />
chúng. Bài tập giúp các em hiểu được nhiều mối liên hệ giữa vật lí và kĩ <br />
thuật<br />
Qua thực tế trong giảng dạy bộ môn Vật Lý tại trường THCS, cụ thể <br />
đối với khối lớp 7 thì bài tập là một trong những khó khăn mà đa số học sinh <br />
mắc phải. Học sinh nắm được nội dung lý thuyết của bài học, thuộc lòng các <br />
đại lượng và công thức nhưng lại gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập, <br />
đặc biệt là các bài tập suy luận logic, bài tập mang tính thực tiễn, gắn liền <br />
với cuộc sống.<br />
Bài tập vật lý rất đa dạng và phức tạp, nhiều bài tập có sự liên quan <br />
đến kiến thức chuyên môn của nhiều bộ môn khác. Chính vì vậy, mỗi giáo <br />
viên khi giảng dạy cần phải có sự đầu tư cho mỗi dạng bài tập, có sự kiên <br />
nhẫn giúp đỡ học sinh hiểu một cách cặn kẽ về mỗi dạng bài, nắm vững <br />
kiến thức và tự tin mỗi khi giải bài tập vật lý để từ đó các em yêu thích hơn <br />
đối với sự học bộ môn Vật Lý.<br />
Chính vì tầm quan trọng của bài tập, là một giáo viên Vật lý tôi cũng <br />
mong muốn học sinh của mình có những bài giải tốt. Vì vậy tôi chọn đề tài <br />
“Một số kinh nghiệm trong việc định hướng giải bài tập vật lý cho học <br />
sinh khối lớp 7 trường THCS Lê Đình Chinh” nhằm mục đích nâng cao <br />
chất lượng làm bài, chất lượng giáo dục của bộ môn Vật Lý 7 tại nhà trường.<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Nhằm phát huy của vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất <br />
lượng giáo dục, là người định hướng việc học, hình thành kĩ năng vận dụng <br />
kiến thức chuyên môn giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực tự học của học <br />
sinh . Giúp nâng cao chất lượng các tiết học có vận dụng bài tập, hình thành <br />
kĩ năng kĩ xảo cho mỗi học sinh khi giải quyết các dạng bài tập vật lý, qua đó <br />
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn vật lý 7.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
Nghị Quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng ta lần thứ 2 khóa <br />
VIII (Nghị quyết TW 2) đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới: <br />
“Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế <br />
hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo <br />
2<br />
đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc giữ gìn và <br />
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân <br />
loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng <br />
đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công <br />
nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong <br />
công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe là những người thừa kế xây <br />
dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.<br />
Từ những vấn đề trên Quốc hội khóa X có Nghị quyết số 40, Chính <br />
phủ có chỉ thị 14 và Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 43 nói về đổi <br />
mới chương trình giáo dục phổ thông. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trong <br />
nhà trường trung học cơ sở, hơn nữa môn vật lý mà tôi đang giảng dạy là môn <br />
học thực nghiệm, bên cạnh việc đòi hỏi kỹ năng thực hành rất cao, sức sáng <br />
tạo lớn còn đòi hỏi kĩ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết trên lớp để <br />
giải quyết các bài toán, các hiện tượng thực tế. Song trong quá trình dạy học <br />
tại trường, tôi nhận thấy học sinh còn chưa nhận thấy được sự quan trọng <br />
của việc vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng vật lý được cụ <br />
thể hóa trong các bài tập, mà đối với học sinh bài tập chỉ đơn giản là đáp án, <br />
là con số, giải bài tập còn rập khuôn, máy móc, chưa chủ động sáng tạo, chưa <br />
tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, <br />
nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng toán học để giải bài tập vật lý.<br />
<br />
1.1. Bài tập là phương thức hữu hiệu để củng cố và mở rộng kiến <br />
thức<br />
Vật lý là môn học lý thuyết, trong đó các kiến thức là các lý thuyết <br />
trừu tượng. Chính vì vậy việc nắm bắt được kiến thức chuyên môn cũng như <br />
hiểu rõ được bản chất của các khái niệm, định luật, các hiện tượng Vật lý là <br />
điều quan trọng.<br />
Trong thực tế, mỗi khái niệm, mỗi định luật Vật lý lại có những biểu <br />
hiện rất cụ thể, đơn giản thông qua các hiện tượng thường ngày và bài tập là <br />
sự ghi chép lại mỗi hiện tượng đó. Khi giải bài tập, mỗi học sinh phải vận <br />
dụng những kiến thức trừu tượng đó để giải, qua đó nắm được bản chất của <br />
kiến thức, của các hiện tượng vật lý đã được học, thấy được sự đa dạng <br />
muôn hình muôn vẻ của các hiện tượng đang diễn ra trong thực tế và rèn <br />
luyện cho mình kỹ năng quan sát, phân tích các hiện tượng vật lý thú vị đã và <br />
đang xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Bài tập sẽ là phương thức khắc <br />
họa kiến thức đơn giản và hữu hiệu nhất, từ đó giảm đi sự e dè, nhàm chán <br />
của mỗi học sinh khi họcbộ môn Vật lý.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
1.2. Bài tập giúp rèn luyện kỹ năng tự vận dụng kiến thức chuyên <br />
môn vào giải quyết các vấn đề thực tế, tự đánh giá và kiểm tra <br />
kiến thức<br />
Khi tiếp cận với mỗi bài tập, học sinh phải tự bản thân mình phân tích <br />
các dữ liệu của đề bài đưa ra, tự đào sâu lại những kiến thức đã học, xây <br />
dựng những lập luận để từ đó đưa ra phương án giải quyết tình huống tốt <br />
nhất. Chính vì vậy bài tập không chỉ là phương tiện tốt nhất để mỗi học sinh <br />
rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được học để <br />
phân tích và giải quyết các tình huống thực tế, mà còn là hình thức rèn luyện <br />
khả năng tự học, tự kiểm tra và đánh giá kiến thức của bản thân, xây dựng <br />
cho mình đức tính tự tìm tòi và học hỏi, qua đó hình thành cho mỗi học sinh kĩ <br />
xảo khi tiếp xúc với các bài tập ở bộ môn Vật lý nói riêng và các bộ môn khác <br />
nói chung.<br />
<br />
1.3. Bài tập là phương tiện tốt nhất để kiểm tra, đánh giá kiến <br />
thức của học sinh.<br />
Sự đa dạng của bài tập, từ trắc nghiệm đến tự luận, từ áp dụng công <br />
thức để tính đến suy luận logic, từ nhận biết đến vận dụng chính là công cụ <br />
để giáo viên kiểm tra, đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của từng <br />
học sinh, qua đó phân loại được các đối tượng học sinh và có phương pháp <br />
giảng dạy phù hợp đối với từng đối tượng để nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề.<br />
Trong giảng dạy, có một thực tế đang diễn ra đó là phần lớn học sinh <br />
chỉ “học vẹt” các khái niệm, các định luật và đặc biệt là số lượng lớn các đại <br />
lượng vật lý, các công thức tính toán trong mỗi bài học. Các kiến thức lý <br />
thuyết, các đại lượng, các công thức thực sự là một mớ hỗn độn khi các em <br />
chưa biết cách hệ thống các kiến thức đã học một cách có khoa học. Chính <br />
điều đó là khó khăn bước đầu của học sinh khi giải bài tập.<br />
Ngoài ra sự đa dạng của các hiện tượng vật lý, của các dạng bài tập <br />
thực sự là một rào cản lớn của học sinh cần phải vượt qua nếu muốn làm tốt <br />
được các bài tập trong chương trình bộ môn Vật lý 7. Học sinh nắm vững lý <br />
thuyết nhưng không có khả năng đọc, tìm hiểu, phân tích đề bài không thể <br />
nào làm tốt được các bài tập suy luận, dẫn đến tình trạng áp dụng phương <br />
pháp giải, áp dụng công thức một cách máy móc; hoặc trong nhiều trường <br />
hợp các em còn chưa biết cách trình bày một bài giải sao cho hợp lý mà chỉ <br />
quan tâm đến đáp án cuối cùng.<br />
Bên cạnh đó, thời gian dành cho môn học vật lý, đặc biệt là thời gian <br />
dành cho bài tập Vật lý ở nhà trường rất hạn chế. Đa số thời gian các tiết học <br />
4<br />
là học lý thuyết, về những khái niệm trừu tượng. Chính vì vậy, các em chưa <br />
được rèn luyện hết với các dạng bài tập, chưa nắm vững và hệ thống được <br />
các phương pháp giải bài tập. Chính thực trạng đó dẫn đến việc hầu hết các <br />
em học sinh chỉ “học suông” các lý thuyết mà thiếu đi kỹ năng làm bài tập, <br />
không đáp ứng được yêu cầu của môn Vật lý.<br />
Những khó khăn mà học sinh trong nhà trường mắc phải được thể hiện <br />
rõ trong chất lượng ở những bài làm của học sinh, cụ thể với kết quả khảo <br />
sát ở các lớp 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh cuối học kì 1 năm học 2017 – <br />
2018 bằng những bài tập ở các mức độ khác nhau. Kết quả thu được như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trung <br />
Giỏi Khá Yếu kém<br />
Lớp Sĩ số bình<br />
<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
7A1 32 6 18,8 14 43,8 7 21,9 5 15,5<br />
<br />
7A2 29 4 13,8 13 44,8 8 27,6 4 13,8<br />
<br />
7A3 31 5 16,1 13 42 7 22,6 6 19,3<br />
<br />
7A4 33 5 15,2 14 42,4 9 27,2 5 15,2<br />
<br />
<br />
Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng bài làm của các em thì không <br />
những mỗi học sinh cần được trang bị tốt những kiến thức cơ bản, mà giáo <br />
viên cần phải có phương pháp để các đối tượng học sinh khác nhau được tiếp <br />
cận với nhiều dạng bài tập khác nhau, định hướng và hướng dẫn cho học sinh <br />
phương pháp để giải quyết các bài tập đó một cách đúng trình tự, chính xác, <br />
đẹp đẽ và hiệu quả.<br />
<br />
III. Giải pháp thực hiện<br />
Để mỗi học sinh hoàn thành tốt được những tiết học có vận dụng bài <br />
tập hay có thể tự mình hoàn thành những bài tập ở nhà, nâng cao năng lực tự <br />
học thì điều đầu tiên cần làm là giáo viên cần hệ thống lại kiến thức chuyên <br />
môn một cách khoa học, dễ hiểu để làm nền tảng, làm cơ sở cho việc giải bài <br />
học. Khi hệ thống lại kiến thức cũng như trong quá trình giảng dạy, giáo viên <br />
cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các đối tượng <br />
<br />
5<br />
học sinh ở từng lớp, cụ thể là phù hợp với học sinh khối 7 trường THCS Lê <br />
Đình Chinh<br />
Đồng thời đó cần phải cung cấp cho học sinh cách phân loại bài tập, <br />
trình tự giải một bài tập vật lý cũng như giới thiệu cho học sinh một sô dạng <br />
bài tập cơ bản trong môn vật lý 7 và cách giải, để từ đó học sinh có thể tự <br />
tích lũy thêm cho mình một số kinh nghiệm khi giải bài tập, làm cơ sở cho <br />
việc tự học, tự giải các dạng bài tập nâng cao khi học ở nhà. Đó là nội dung <br />
chính của bài viết này.<br />
1. Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực<br />
Dạy học tích cực (DHTC) là một thuật ngữ rút gọn dùng để chỉ những <br />
phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, <br />
sáng tạo của người học. DHTC nêu cao mối quan hệ giữa việc dạy và học, <br />
lấy học sinh làm trung tâm của các hoạt động dạy học, coi trọng rèn luyện <br />
phương pháp tự học của học sinh bên cạnh việc rèn luyện học tập hợp tác.<br />
Có thể kể tên một số phương pháp dạy học tích cực: phương pháp vấn <br />
đáp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp vấn <br />
đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp động não.<br />
Ở bài này đặc biệt giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực <br />
phù hợp với đối tượng học sinh là học sinh khối 7 trường THCS Lê Đình <br />
Chinh.<br />
<br />
1.1. Phương pháp hoạt động nhóm<br />
Ở phương pháp hoạt động nhóm, lớp học được chia thành các nhóm, <br />
mỗi nhóm từ 46 người, mỗi lớp không quá 6 nhóm để đảm bảo việc hoạt <br />
động nhóm đạt được kết quả cao nhất. Việc chia nhóm cần được thực hiện <br />
phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài học và có thể thay đổi theo từng bài <br />
học khác nhau.<br />
Nhóm tự bầu nhóm trưởng. Các thành viên hoạt động tích cực theo sự <br />
phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng, trong quá trình hoạt động các thành <br />
viên có sự phối hợp và giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. <br />
Kết quả hoạt động của thành viên đóng góp vào kết quả của nhóm, kết quả <br />
của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.<br />
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành như sau: <br />
* Làm việc chung cả lớp :<br />
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức<br />
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ<br />
Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm<br />
6<br />
* Làm việc theo nhóm<br />
Phân công trong nhóm<br />
Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong <br />
nhóm<br />
Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm<br />
* Tổng kết trước lớp<br />
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả<br />
Thảo luận chung<br />
Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp <br />
theo trong bài<br />
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ <br />
các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. <br />
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhóm cần tránh sự ỷ lại vào <br />
một thành viên nào đó trong tổ mà phải đảm bảo tất cả các thành viên đều <br />
được hoạt động và đóng góp vào kết quả chung của cả nhóm.<br />
<br />
1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề<br />
Phương pháp dạy học tích cực này rèn luyện cho học sinh biết phát <br />
hiện, đặt ra và tự giải quyết những vấn đề xảy ra trong học tập, trong cuộc <br />
sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. <br />
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và <br />
giải quyết vấn đề thường như sau: <br />
Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức<br />
+ Tạo tình huống có vấn đề;<br />
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;<br />
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết<br />
Giải quyết vấn đề đặt ra<br />
+ Đề xuất cách giải quyết;<br />
+ Lập kế hoạch giải quyết;<br />
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.<br />
Kết luận:<br />
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;<br />
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;<br />
+ Phát biểu kết luận;<br />
7<br />
+ Đề xuất vấn đề mới.<br />
Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề.<br />
Các Lập kế Giải quyết Kết luận, <br />
Đặt vấn đềNêu giả thuyết<br />
mức hoạch vấn đề đánh giá<br />
1 Giáo viên Giáo viên Giáo viên Học sinh Giáo viên<br />
Giáo viên + <br />
2 Giáo viên Giáo viên Học sinh Học sinh<br />
Học sinh<br />
Giáo viên + Giáo viên + <br />
3 Học sinh Học sinh Học sinh<br />
Học sinh Học sinh<br />
Giáo viên + <br />
4 Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh<br />
Học sinh<br />
<br />
1.3. Phương pháp vấn đáp<br />
Vấn đáp là phương pháp DHTC mà trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để <br />
học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; <br />
qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt <br />
động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:<br />
Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại <br />
kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đây là biện <br />
pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.<br />
Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề <br />
tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh <br />
hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi <br />
có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.<br />
Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp <br />
hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính <br />
quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. <br />
Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả <br />
lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định.<br />
<br />
2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy<br />
Sơ đồ tư duy có thể hiểu là một phương pháp ghi chép tận dụng tối đa <br />
khả năng ghi nhớ, sự nhạy cảm của bộ não đối với hình ảnh, màu sắc sự giúp <br />
con người có thể nắm bắt được các vấn đề, nội dung và liên kết những đối <br />
tượng đơn lẻ lại với nhau. Sơ đồ tư duy trình bày các ý tưởng, nội dung bằng <br />
hình ảnh, giúp bộ não nhìn nhận và ghi nhớ dễ dàng hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
2.1. Chương I. Quang học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG I: QUANG HỌC<br />
* Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng<br />
Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào <br />
mắt ta.<br />
Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt <br />
ta<br />
Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. Vật sáng bao gồm nguồn sáng <br />
và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó<br />
* Sự truyền ánh sáng<br />
Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và <br />
đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.<br />
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng <br />
có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.<br />
Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau <br />
trên đường truyền của chúng<br />
Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường <br />
truyền của chúng<br />
<br />
<br />
9<br />
Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng loe rộng ra trên <br />
đường truyền của chúng<br />
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng<br />
Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn <br />
sáng truyền tới.<br />
Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ một <br />
phần của nguồn sáng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối <br />
(hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất<br />
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được <br />
mặt trời chiếu sáng.<br />
<br />
<br />
* Định luật phản xạ ánh sáng<br />
Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo <br />
hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản <br />
xạ.<br />
Định luật phản xạ ánh sáng:<br />
+ Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến <br />
của gương ở điểm tới.<br />
+ Góc phản xạ luôn bằng góc tới<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng<br />
<br />
<br />
10<br />
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn và có độ lớn <br />
bằng vật<br />
Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một <br />
khoảng bằng nhau.<br />
Các tia sáng từ điểm sáng S cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua <br />
ảnh ảo S’<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Gương cầu lồi<br />
Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh <br />
sáng<br />
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật<br />
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của <br />
gương phẳng.<br />
* Gương cầu lõm<br />
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật<br />
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành <br />
chùm tia hội tụ vào một điểm ở trước gương và ngược lại có thể biến đổi <br />
một chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
2.2. Chương II. Âm học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG II: ÂM HỌC<br />
* Nguồn âm<br />
Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm<br />
Các nguồn âm đều dao động<br />
* Độ cao của âm<br />
Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là 1/s gọi là <br />
Héc (Hz)<br />
Tần số dao động (Hz) = Số dao động / thời gian (s)<br />
Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn<br />
Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ<br />
* Độ to của âm<br />
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của thước so với vị trí cân bằng <br />
ban đầu.<br />
Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to.<br />
Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đêxiben (dB)<br />
* Môi trường truyền âm<br />
<br />
<br />
12<br />
Chất rắn, chất lỏng và chất khí là các môi trường có thể truyền <br />
âm<br />
Chân không không thể truyền được âm<br />
Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất lỏng, trong <br />
chất lỏng lớn hơn trong chất khí<br />
* Phản xạ âm – tiếng vang<br />
Âm truyền gặp màn chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là <br />
âm phản xạ được nghe cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.<br />
Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có <br />
bề mặt nhẵn bóng, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). <br />
Giả sử: Gọi s là quãng đường truyền âm, t là thời gian truyền âm, v là <br />
vận tốc truyền âm, ta có: v = s/t (m/s)<br />
* Chống ô nhiễm tiếng ồn<br />
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu <br />
đến sức khỏe và đời sống của con người.<br />
Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, <br />
ngăn chặn đường truyền âm làm cho âm lệch theo hướng khác.<br />
Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường sử dụng các vật liệu khác nhau như <br />
bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tông, …. để làm giảm tiếng ồn đến tai. Những vật liệu này <br />
thường được gọi là vật liệu cách âm<br />
2.3. Chương III. Điện học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC<br />
* Sự nhiễm điện do cọ xát<br />
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát<br />
<br />
<br />
13<br />
Vật bị nhiễm điện (mang điện tích) có khả năng hút các vật khác hay <br />
làm sáng bóng đèn bút thử điện<br />
* Hai loại điện tích<br />
Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm <br />
điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau<br />
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang <br />
điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương <br />
nếu mất bớt electron<br />
* Dòng điện – nguồn điện<br />
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng<br />
Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài. Mỗi nguồn điện đều có hai <br />
cực. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối <br />
liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.<br />
* Chất dẫn điện và chất cách điện. dòng điện trong kim loại<br />
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: Kim loại, nước,..<br />
Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: cao su, thủy tinh, <br />
nhựa,..<br />
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có <br />
hướng<br />
* Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện<br />
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ có thể lắp mạch điện <br />
tương ứng + <br />
<br />
+ Nguồn điện: <br />
+ <br />
+ Nguồn điện gồm hai pin mắc liên tiếp: <br />
+ Bóng đèn: <br />
+ Dây dẫn: <br />
K<br />
14<br />
+ Công tắc đóng: <br />
K<br />
+ Công tắc mở: <br />
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các dụng cụ <br />
điện đến cực âm của nguồn điện.<br />
Chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của <br />
êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại là ngược nhau.<br />
* Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện<br />
Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn <br />
nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.<br />
Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đi ốt phát quang <br />
mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao.<br />
* Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí<br />
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm <br />
và hút các vụn sắt, thép…<br />
Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi dòng điện đi qua dung <br />
dịch muối thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm<br />
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật<br />
* Cường độ dòng điện<br />
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là <br />
giá trị của cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện được kí hiệu là chữ I<br />
Đơn vị đo cường độ dòng điện: ampe (A)<br />
1A = 1000mA<br />
Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.<br />
* Lưu ý: Chốt (+) được nối với cực (+) của nguồn điện. Không được <br />
mắc trực tiếp hai cực của nguồn điện vào hai chốt của ampe kế.<br />
* Hiệu điện thế<br />
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.<br />
+ Kí hiệu của hiệu điện thế: U<br />
+ Đơn vị: vôn (V)<br />
Milivôn (mV)<br />
Kilôvôn (kV)<br />
1mV = 0,001V<br />
1kV = 1000V<br />
15<br />
Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. Vôn kế được mắc song song với <br />
nguồn điện, dụng cụ điện. Chốt (+) được nối với cực (+) của nguồn điện<br />
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực <br />
của nó khi chưa mắc vào mạch.<br />
* Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện<br />
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng <br />
đèn đó.<br />
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua <br />
bóng đèn có cường độ dòng điện càng lớn.<br />
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để <br />
dụng cụ đó hoạt động bình thường<br />
* Đoạn mạch nối tiếp<br />
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại <br />
các vị trí khác nhau của mạch: I = I1 = I2<br />
Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa <br />
hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn: U13 = U12 <br />
+ U23<br />
* Đoạn mạch song song<br />
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song bằng nhau và bằng <br />
hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN<br />
Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ mạch <br />
điện mạch rẽ : I = I1 + I2<br />
* An toàn khi sử dụng điện<br />
1. Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.<br />
2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.<br />
3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị <br />
điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.<br />
4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà <br />
phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.<br />
3. Phân loại bài tập vật lý<br />
Có rất nhiều cách để phân loại bài tập vật lý, phân loại theo mức độ, <br />
phân loại theo phương tiện giải, phân loại theo mục đích, theo cách cho dữ <br />
liệu…tuy nhiên đối với bài tập vật lý 7, bài tập thường được phân loại theo <br />
hai kiểu cơ bản sau:<br />
<br />
16<br />
3.1. Phân loại theo mức độ<br />
Dựa vào mức độ, bài tập vật lý có thể được phân loại như sau:<br />
Là những bài tập cơ <br />
Bài tập tập dượt bản, đơn giản, chỉ đề <br />
cập đến một vài phép <br />