<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC <br />
CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC<br />
<br />
I.Phần mở đầu: <br />
I.1.Lý do chọn đề tài: <br />
Có lẽ trong chúng ta, không ai không biết đến câu ca dao :<br />
“Uốn cây từ thuở còn non <br />
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây”<br />
Từ bao đời nay, đến bây giờ và mãi mãi, câu ca dao ấy vẫn là bài học kinh <br />
nghiệm vô giá cho mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là <br />
Giáo dục Mầm Non: “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”.<br />
Với quan điểm ấy, bằng nhiều hình thức, thông qua các môn học và các hoạt <br />
động, giáo dục mầm non đã góp phần xây dựng và giáo dục con người mới ở lứa <br />
tuổi thơ.<br />
Mà trong đó làm quen với văn học (LQVVH) là một môn học chiếm một vị trí <br />
vô cùng quan trọng. Nó góp phần tích cực giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng <br />
lời nói trong các hoạt động đời sống, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung <br />
quanh, giáo dục đạo đức thẩm mỹ thông qua các tác phẩm văn học. Mặt khác thực <br />
hiện gỉảng dạy tốt bộ môn làm quen với văn học còn là điều kện thuận lợi, tạo tiền <br />
đề cho trẻ học tốt môn văn học sau này khi học phổ thông.<br />
Chính vì lý do đó tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.<br />
I.2.Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:<br />
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là muốn đem lại những vần thơ <br />
ngọt ngào đầy cảm xúc, những câu chuyện cảm động đi vào lòng người, những bài <br />
đồng dao, ca dao gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Từ đó muốn truyền tải được <br />
đến với các cháu người giáo viên phải tự tìm ra cách truyền đạt hay nhất, ấn tượng <br />
và lôi cuốn trẻ bằng nhiều cách riêng của mình để trẻ tiếp thu một cách hứng thú.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh lớp lá 1 Trường Mẫu Giáo Eana. (Đặc biệt những cháu dân tộc thiểu số <br />
có vốn từ ít, khó khăn trong việc phát âm).<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Đề tài bao quanh vấn đề tìm ra biện pháp nâng cao việc phát âm cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số trong hoạt động làm quen văn học<br />
I. 5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp trải ngiệm thực tế.<br />
II. Phần nội dung:<br />
II.1. Cơ sở lý luận: <br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
Là giáo viên Mầm Non tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, bản <br />
thân tôi thấy cần phát huy khả năng sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho <br />
trẻ, nhất là môm làm quen tác phẩm văn học, từ đó giúp trẻ cảm nhận tác phẩm đó <br />
một cách tích cực hơn, lồng ghép giáo dục trẻ thông qua nội dung tác phẩm văn học <br />
đó hiệu quả hơn.<br />
Có thể trong giáo dục cháu mà chỉ nói suông thì cháu sẽ mau quên thậm chí không <br />
nhớ cô nói gì, nhưng giáo dục thông qua nhân vật trong tác phẩm cháu sẽ nhớ lâu và <br />
thực hành rất tốt.<br />
Ví dụ: Bạn Tích Chu không biết thương bà, vâng lời bà nên khi Bà hóa thành chimthì <br />
Tích Chu rất hối hận…Nếu là con con có rong chơi như bạn Tích Chu không? Vì trẻ <br />
không muốn mình bị chê là đứa trẻ không ngoan nên trẻ sẽ cố gắng làm tốt …Và <br />
nhiều câu tác phẩm khác.<br />
II.2.Thực trạng: <br />
Thực tế trong giảng dạy tác phẩm văn học cho trẻ hiện nay còn nhiều vấn đề <br />
cần khắc phục như: Sự am hiểu tác phẩm văn học của giáo viên, lối dẫn dắt lôi <br />
cuốn trẻ, diễn cảm tác phẩm, minh họa nhân vật trong tác phẩm…Đòi hỏi giáo viên <br />
phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy.<br />
a.Thuận lợi, khó khăn:<br />
+ Thuận lợi:<br />
Bản thân là người rất thích môn văn học, luôn nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, <br />
lắng nghe góp ý của Ban Giám Hiệu học hỏi chuyên môn và các đồng nghiệp trên <br />
thực tế cũng như lý thuyết.<br />
Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được <br />
nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp bộ môn, yêu cầu đối với từng thể loại, <br />
từng độ tuổi.<br />
Các cháu cùng độ tuổi đã có thói quen trong học tập và các hoạt động .<br />
Có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên <br />
môn, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.<br />
Có đầy đủ cơ sở vật chất, tài liệu hướng dẫn và đồ dùng phục vụ môn <br />
học .<br />
+ Khó khăn:<br />
Trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu, cảm thụ văn học của trẻ <br />
không đồng đều .<br />
Vốn từ của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt <br />
của trẻ còn hạn chế.<br />
Bản thân còn hạn chế về âm giọng khi diễn đạt, thiếu linh hoạt, sáng tạo <br />
khi tổ chức giờ dạy. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
Từ những thuận lợi, khó khăn trên, bản thân đã cố gắng tìm tòi và sử <br />
dụng những biện pháp, phương pháp thiết thực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất khi <br />
thực hiện giảng dạy trẻ “Làm quen với Văn học”.<br />
b. Thành công, hạn chế:<br />
+ Thành công:<br />
Từ những gì tích lũy, học hỏi được tôi đã tổ chức thành công các tác phẩm văn học <br />
trong chương trình giáo dục mầm non mới.<br />
+ Hạn chế: Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như đồ dùng cho tác phẩm chưa <br />
đẹp, còn sơ sài…<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
+ Mặt mạnh: Trẻ mầm non rất thích được nghe kể chuyện, thơ, ca dao đồng dao.<br />
+ Mặt yếu: Giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo trong cách tổ chức.<br />
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
Sự am hiểu của giáo viên về tác phẩm văn học còn hạn chế. Chưa sáng tạo <br />
trong cách tổ chức tiết học, giọng kể không phải giáo viên nào cũng kể hay, diễn <br />
cảm.<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:<br />
Trong những năm gần đây nền giáo dục của nước ta phát triển, đặc biệt đã chú ý <br />
đến học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Nhất là học sinh Mầm Non.<br />
Để chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 thì vốn từ cho học sinh dân tộc là vấn đề <br />
rất cần thiết nên từ mẫu giáo giáo viên đã nâng cao ngôn ngữ góp phần bước đầu <br />
cho trẻ tiếp thu kịp với ngôn ngữ của người kinh.Từ đó trẻ sẽ mạnh dạn phát triển <br />
tự hoàn thiện bản thân theo 5 mặt phát triển: Ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm <br />
mỹ, tình cảm xã hội.Vì vậy việc tổ chức hoạt động làm quen văn học rất quan <br />
trọng với trẻ mầm non.<br />
III.3. Giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Để nâng cao hiệu quả trong việc truyền thụ tác phẩm văn học cho trẻ trước <br />
hết người giáo viên cần nghiên cứu tác phẩm đó để khi trẻ cảm nhận vừa với sự <br />
hiểu biết của trẻ, đồng thời mang tính giáo dục cao.<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
+ Đối với truyện: <br />
Trẻ mẫu giáo rất thích được nghe cô kể chuyện , đặc biệt là truyện cổ tích . <br />
Nhưng muốn giờ kể chuyện đạt kết quả tốt giáo viên cần nắm vững phương pháp, <br />
biết sử dụng các thủ thuật kể chuyện diễn cảm và vận dụng phương pháp một <br />
cách linh hoạt trong giờ dạy .<br />
* Giới thiệu bài: Vào đầu tiết học, cô cần gây hứng thú, tạo tâm thế cho trẻ <br />
bằng nhiều hình thức, có khi dẫn dắt bằng lời nhưng cũng có thể dùng câu đố, ca <br />
dao, tục ngữ, bài hát có nội dung gần gũi liên quan đến chuyện kể. Hoặc bằng hình <br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
ảnh, vật thật đại diện cho nhân vật chính nào đó trong truyện, tạo sự bất ngờ và <br />
gây sự chú ý đặc biệt đối với trẻ .<br />
Ví dụ: Với câu truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, cô có thể sử dụng câu đố: “Mắt <br />
hồng lông trắng, tai dài, bạn ăn cà rốt đó là con chi”. Hay với chuyện “Chàng rùa” <br />
cô có thể dẫn dắt: “Chúng ta ai cũng có mẹ, có cha. Cha mẹ là người đã sinh ra, nuôi <br />
dạy chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Biết ơn cha mẹ, nhiều người đã biết sống yêu <br />
thương, hiếu thảo với cha mẹ, chàng Rùa là một người con sống như thế đó. Để <br />
hiểu rõ về chàng Rùa, hôm nay cô sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện “Chàng Rùa” <br />
nhé. Hoặc với chuyện “Tấm Cám”, cô có thể đọc: “Bống bống bang bang, lên ăn <br />
cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Đó là lời của ai? <br />
Trong chuyện gì ?...Có rất nhiều hình thức giới thiệu. Song, giáo viên cũng phải <br />
khéo léo lựa chọn sao cho phù hợp với từng tác phẩm, lôi cuốn được sự tập trung <br />
chú ý và hứng thú của trẻ ngay từ những phút giây đầu tiên của tiết học .<br />
* Kể truyện:<br />
Để các cháu hiểu được nội dung câu chuyện, giáo viên không chỉ nắm vững <br />
phương pháp mà còn phải biết sử dụng các thủ thuật của giọng điệu. Đó là việc sử <br />
dụng đúng :<br />
+ Cường độ: âm thanh phù hợp với ngưỡng thính giác của trẻ. <br />
+ Tốc độ (nhịp điệu trong giọng đọc lời kể): cường độ và tốc độ đi đôi với nhau, <br />
nếu cường độ to thì nhịp điệu nhanh và ngược lại cường độ nhỏ thì nhịp điệu <br />
chậm.<br />
+Ngắt giọng: Ở mỗi đoạn truyện thì có 1 cách ngắt giọng riêng nếu không sử dụng <br />
thì ý nghĩa của tác phẩm văn học sẽ bị phá vỡ. <br />
Thông qua những ngôn ngữ, giọng điệu của cô sẽ giúp trẻ cảm nhận được tính <br />
cách, hành động, tâm trạng của các nhân vật trong truyện . <br />
Sau khi giới thiệu bài, cô có thể kể cho trẻ nghe 1 lần. Lời kể rõ ràng mạch lạc và <br />
diễn cảm (Không nói ngọng, nói lắp, không dùng từ địa phương ). Chú ý sử dụng <br />
ngôn ngữ, giọng kể phù hợp với tính cách nhân vật .<br />
Ví dụ: Với truyện “Chú dê đen”: Dê trắng là con vật nhút nhát, cô kể giọng nhỏ, <br />
chậm, yếu ớt và ngắt quãng. Dê đen dũng cảm, thông minh, cô kể với giọng bình <br />
tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. Giọng Sói thì hách dịch, <br />
quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. Hoặc với truyện “Ba cô gái” cô <br />
kể, giọng bà mẹ chậm rãi, yếu ớt, run rẩy. Giọng Sóc con thì hối hả, lo âu khi báo <br />
tin người mẹ cho các cô gái, tỏ thái độ giận dữ khi Sóc con không bằng lòng với chị <br />
Cả, chị Hai, nét mặt cau có nhíu mày, tay vung mạnh, đồng thời chân dậm mạnh <br />
“phình phịch” xuống đất và giọng kể nhẹ nhàng, vui sướng, thể hiện sự đồng tình <br />
của Sóc với chị Út khi thấy chị Út sốt sắng về thăm mẹ (cùng với nét mặt tươi cười <br />
rạng rỡ của cô ). Khi kể, không đòi hỏi cô phải thuộc lòng từng câu trong truyện <br />
(ngoại trừ những câu đối thoại). Song dù thêm hay bớt, nhưng nhất thiết phải đảm <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
bảo nội dung cốt chuyện, biết kết hợp hài hoà ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và <br />
khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan. Thống nhất giữa lời nói và hành động. Nghĩa là <br />
đồ dùng trực quan phải được đưa ra đúng lúc, khớp với lời kể, động tác thuần thục, <br />
chính xác và khéo léo .<br />
Ví dụ: Với câu chuyện “Chàng rùa”, cô kể: Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia (các <br />
nhân vật Bố và Mẹ rùa xuất hiện trên bức phông )…mãi mới sinh được một người <br />
con nhưng lại là một chàng Rùa bé tí ti (nhân vật rối rùa xuất hiện). Như vậy tất cả <br />
đều vừa trùng khít với lời kể. Rồi các nhân vật Vua, cô bác nông dân lần lượt xuất <br />
hiện với màn trình diễn khéo léo mang tính nghệ thuật cao, các nhân vật cứ lúc ẩn <br />
lúc hiện (theo trình tự nội dung truyện) đã cuốn hút trẻ say xưa theo dõi. Vừa được <br />
nghe kể, lại vừa nhìn thấy những hình ảnh cụ thể, trẻ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng, <br />
và tác phẩm ấy sẽ khắc sâu, in đậm trong trí nhớ của trẻ. Trẻ sẽ biết nhận xét, <br />
phân biệt, đánh giá đúng tính cách của từng nhân vật, tiết học trở nên sinh động, <br />
hấp dẫn và không tẻ nhạt.<br />
Sau khi kể lần 1 cô có thể tóm tắt nội dung truyện một cách ngắn gọn, chọn <br />
những nét chính làm toát lên nội dung, không diễn giải dài dòng, có thể kết hợp <br />
giảng giải từ khó có trong tác phẩm, nhưng cũng có thể kết hợp gỉảng từ, giảng ý <br />
khi cô kể lần 2. Ở lần 2, cô kể tuyện kết hợp minh hoạ bằng tranh ảnh, mô hình. <br />
Tranh minh hoạ, mô hình hay vật thật, với màu sắc đẹp, hài hoà sẽ làm cho câu <br />
chuyện trở nên sinh động, thu hút sự tập trung chú ý cao độ của trẻ. Trẻ dễ thuộc, <br />
dễ nhớ nội dung tác phẩm. Điều đó sẽ thuận lợi rất nhiều khi tiến hành đàm thoại <br />
cùng với trẻ.<br />
Đàm thoại sẽ giúp trẻ đồng cảm với tác giả, và nếu muốn trẻ đồng cảm với tác <br />
giả thì ở phía cô phải hiểu được nội dung của tác phẩm, phải hiểu và nói lại được <br />
những điều mà tác giả muốn gởi đến trẻ. <br />
Đàm thoại có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ <br />
trả lời, hoặc dùng tranh ảnh, mô hình để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. Cô <br />
chú ý đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và lôgic từ đầu đến <br />
cuối, không dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không.<br />
Ví dụ: Với câu chuyện “Quả bầu tiên”, nội dung câu hỏi đàm thoại có thể là :<br />
+ Trong truyện quả bầu tiên có những nhân vật nào ?<br />
+ Chú bé là người như thế nào?<br />
+ Chú bé đã làm gì khi chim én bị thương <br />
+ Khi mùa xuân đến, én đã mang gì về cho chú bé ?<br />
+ Vì sao chú bé được hưởng quả bầu tiên đầy vàng bạc ?......<br />
Quá trình đàm thoại, cô có thể yêu cầu trẻ thể hiện tính cách nhân vật bằng ngữ <br />
điệu, cử chỉ giống như thể hiện một vai diễn. Như vậy đã góp phần giảm bớt sự gò <br />
bó, căng thẳng, tạo không khí sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái cho phần đàm thoại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
Khi trẻ đã cảm nhận được truyện, sau phần kể chuyện, để tạo cơ hội cho trẻ <br />
được thể hiện khả năng của mình, cô tổ chức cho trẻ kể lại truyện dưới nhiều hình <br />
thức: <br />
+ Cô kể, cháu tham gia, thực hiện bằng cách trả lời những đoạn đối thoại<br />
+ Cháu kể lại truyện hoặc từng đoạn truyện với sự giúp đỡ của cô <br />
+ Kể chuyện kết hợp minh hoạ tranh .v.v…<br />
Và dù kể dưới hình thức nào, cô cũng cần lưu ý việc sửa sai kịp thời cách phát âm, <br />
cách diễn đạt của trẻ. Cũng có thể tổ chức cho trẻ kể chuyện dưới hình thức đóng <br />
kịch. Hoạt động này trẻ rất hứng thú. <br />
Đóng kịch cũng là hình thức để phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy của trẻ. đồng <br />
thời còn có tác dụng giáo dục ý thức và tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch, <br />
trẻ truyền đạt lại nội dung truyện, “Làm sống lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ <br />
hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh <br />
giá của trẻ đối với nhân vật”. Trước khi cho trẻ đóng kịch, cô cần giúp trẻ nhớ lại <br />
nội dung truyện, biết thể hiện tính cách, tâm trạng các nhân vật trong truyện, chuẩn <br />
bị phần kịch bản chu đáo, sáng tạo để nội dung thêm phong phú, hấp dẫn. Chú ý <br />
đến cách tổ chức, hình thức biểu diễn, những đồ dùng và trang phục sao cho phù <br />
hợp với nội dung từng truyện. Cũng có thể cô là người dẫn truyện, nhưng cũng có <br />
khi chỉ có trẻ tự cùng nhau biểu diễn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình : trẻ tự đóng kịch “chú dê đen”<br />
*Trò chơi tích hợp:<br />
Với chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luôn được đan xen, <br />
lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả, với đặc điểm của giáo dục mầm non, cho <br />
trẻ học bằng chơi, thông qua chơi mà học, văn học không chỉ những giúp trẻ được <br />
nghe kể chuyện, đọc thơ mà còn tích hợp được các môn học khác dưới hình thức tổ <br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
chức trò chơi. Qua trò chơi giáo viên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu <br />
lượm được ở mức độ nào, cao hay thấp. Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng <br />
ghép khéo léo, làm sao cho giờ học thêm sinh động. Nên chú ý phối hợp giữa trò <br />
chơi động và tĩnh. Lựa chọn những trò chơi có thể tích hợp được nhiều môn học <br />
khác, tuy vậy, cũng cần nhớ: Trò chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm <br />
bảo tính vừa sức và hứng thú đối vởi trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái quá làm lu <br />
mờ nội dung chính của đề tài tiết học.<br />
Ví dụ: Với câu truyện “Chàng Rùa”, cô tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Bằng <br />
cách: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng người bằng nhau, cùng thi đua chuyển những <br />
cây gỗ (đồ chơi) về làm nhà cho Vua .<br />
Đếm số lượng gỗ mà mỗi đội chuyển được ,so sánh số lượng nhiều hơn, ít hơn và <br />
gắn, đọc chữ số tương ứng với kết quả của đội mình phát âm các chữ cái có trên <br />
từng cây gỗ. Với bài tập đi theo đường hẹp cùng động tác của người vác gỗ. Sau 3 <br />
phút chơi, đội nào có kết quả cao hơn mà không phạm luật là thắng cuộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình: trẻ chơi trò chơi chuyển gỗ<br />
Hoặc giáo viên có thể cho trẻ chơi: Chọn những nhân vật gắn đúng vị trí; <br />
đoán tên nhân vật; gắn từ phù hợp với tranh; gắn chữ cái đúng với từ trong <br />
tranh.v.v…Các trò chơi đều được tổ chức mang tính thi đua giữa các tổ, nhóm với <br />
nhau.Trẻ chơi một cách tự nguyện, hứng thú và thoải mái.<br />
Ngoài ra cô có thể tổ chức các trò chơi mang tính tích hợp tạo hình như: nặn, <br />
tô, vẽ hoặc ghép tranh các nhân vật chính trong truyện .<br />
Ví dụ: Nặn thỏ Mẹ, thỏ anh, thỏ em trong truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”<br />
Vẽ hình: cậu bé ,quả bầu đối với truyện “ Quả bầu tiên”<br />
Ghép các mảng tranh thành bức tranh hoàn chỉnh về nhân vật . Thỏ, Gấu, quả táo <br />
đối với chuyện “Quả táo”.v.v..<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
Cô cần thay đổi hình thức chơi một cách linh hoạt, chẳng hạn: Khi cho trẻ chơi <br />
ghép các mảng tranh trong chuyện Quả táo, trên nền nhạc, trẻ thực hiện bài tập bật <br />
qua vòng thể dục hoặc chui qua cổng, gắn từng mảng của bức tranh ghép thành bức <br />
tranh hoàn chỉnh.<br />
Sau mỗi lượt chơi , cô dừng lại kiểm tra , cho trẻ nhận xét , đánh giá kết quả trò <br />
chơi , cô cần khen ngợi , động viên trẻ kịp thời , kích thích sự cố gắng , tích cực và <br />
sự hưng phấn của trẻ. Sau mỗi lượt chơi, trò chơi nên thay đổi số trẻ chơi, tạo điều <br />
kiện cho nhiều cháu được tham gia và có thể nâng yêu cầu của trẻ chơi với những <br />
lượt chơi sau. Như vậy kết quả giờ học sẽ cao hơn .<br />
Giờ học sẽ được kết thúc sau phần chơi là một bài hát, câu thơ hay một trò chơi <br />
nhẹ như “chim bay, cò bay, tạo dáng”.v.v.. <br />
+ Đối với thơ:<br />
Các cháu mẫu giáo thích đọc thơ, đặc biệt là những bài thơ có vần điệu dễ <br />
nhớ, biểu lộ tình cảm êm ái, vui tươi.<br />
Cũng như truyện để tạo hứng thú và sự tập trung cao độ của trẻ , khi vào bài , <br />
cô có thể sử dụng phương pháp trực quan đẻ giúp trẻ đồng cảm, cảm thụ tác phẩm <br />
như: sử dụng công nghệ thông tin tranh ảnh , vật thật , đàm thoại với trẻ bằng <br />
những câu hỏi ngắn gọn , cho trẻ hát những bài hát có nội dung gần gũi để dẫn dắt <br />
trẻ đến với bài thơ.<br />
Ví dụ: Cô bật màn hình với nhiều loại bát có hoa văn khác nhau để giới thiệu <br />
bài thơ “cái bát xinh xinh” hay hát bài “Bông hoa mừng cô” để giới thiệu bài thơ “ <br />
Bó hoa tặng cô”.v.v..và như vậy, các cháu sẽ đến với tác phẩm một cách dễ dàng, <br />
hứng thú.<br />
Quá trình dạy thơ; cũng như truyện, cô phải đảm bảo đủ các phần theo trình <br />
tự tiết học. Xác định đúng yêu cầu, nội dung cần truyền đạt.<br />
Để trẻ hiểu, cảm thụ tốt bài thơ thì việc đọc mẫu của cô cũng giữ một vai trò <br />
hết sức quan trọng. Vì vậy, khi đọc mẫu, tuỳ từng bài thơ, cô thể hiện sao cho phù <br />
hợp . Cách đọc diễn cảm đó là: Biết ngắt giọng đúng chỗ, thể hiện sắc thái, âm <br />
điệu của mỗi bài thơ. <br />
Ví dụ: Bài thơ “Làm anh”cô đọc với giọng vui hóm hỉnh .<br />
Bài thơ “Cô giáo” cô đọc hơi chậm, thể hiện tình cảm tha thiết, dịu dàng .<br />
Còn đối với bài thơ “Ảnh Bác” cô phải đọc với nhịp điệu chậm rãi vừa phải, thể <br />
hiện sự trang trọng, tình cảm yêu quý. Biết ngắt giọng ở các câu :<br />
Cháu ơi/đừng có chơi bời đâu xa <br />
Trồng rau /quét bếp đuổi gà <br />
Thấy tàu bay mỹ/ nhớ ra hầm ngồi .v.v…<br />
Hoặc những bài thơ mang âm hưởng đồng dao như: “con công hay múa” cô đọc theo <br />
nhịp 2/2<br />
“ Con công/hay múa<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
<br />
Nó múa/làm sao<br />
Nó rụt /cổ vào<br />
Nó xòe/cánh ra”…<br />
Hay bài “rau xanh” cô phải đọc theo cách đối đáp, (đọc nhẹ ở cuối câu, chữ rau đọc <br />
nhẹ và đọc mạnh ở 2 chữ cuối)<br />
“Che mưa che nắng<br />
Là rau tần ô<br />
bỏ vô nồi kho<br />
Là rau diếp cá<br />
Cho vô cối giã<br />
Là rau càng cuo<br />
Chỉ đường lên chù<br />
Hành hương thơm ngát<br />
Mực tím ngan ngát<br />
Là rau mồng tơi<br />
Mình yêu suốt đời<br />
Là cây rau má”<br />
Đồng thời khi đọc mẫu cô cần chú ý thể hện kết hợp ánh mắt, nét mặt, cử <br />
chỉ, điệu bộ làm cho bài thơ trở nên sống động. Từ đó sẽ thu hút được sự chú ý của <br />
trẻ, tạo cho trẻ sự hưng phấn, hứng thú đọc thơ, có thể cho trẻ đọc nhẩm, đọc <br />
thầm theo cô. <br />
Cô dạy trẻ đọc thơ qua tranh. để nâng cao chất lượng văn học và làm quen <br />
với chữ viết bằng một số hình ảnh và đọc luân phiên, đọc đối, đọc đuổi.v.v...Khi <br />
trẻ đã đọc thuộc thơ, cô cho trẻ biểu diễn thơ phối hợp làm động tác minh hoạ. <br />
Động tác minh hoạ sẽ giúp trẻ dễ nhớ và làmcho tiết học thêm sinh động. Để tránh <br />
mệt mỏi, cô cần chú ý thay đổi hình thức, thay đổi đội hình, xen kẽ những trò chơi <br />
nhẹ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết học như trò chơi “Bốn mùa” “ Chim bay <br />
cò bay” “pha nước chanh”.v.v…Một điều quan trọng không thể thiếu đó là sửa sai <br />
kịp thời cho trẻ về cách phát âm, cách luyện giọng và sự thể hiện cảm xúc của bài <br />
thơ.<br />
* Những biện pháp thực hiện nội dung trên:<br />
+ Biện pháp 1:: Dựa vào đặc điểm tâm lý trẻ .<br />
Như chúng ta đã biết: Sự phát triển tâm lý của trẻ phụ thuộc vào sự phát <br />
triển ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ chỉ phát triển hoàn thiện khi trẻ lĩnh hội được ngôn <br />
ngữ. Do dó, việc phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ phát âm đúng rất là quan trọng. Điều <br />
đó cho chúng ta thấy rằng cần phát triển ngôn ngữ đúng lúc, phù hợp với từng lứa <br />
tuổi. Môi trường ngôn ngữ là điều kiện không thể thiếu được và không đâu khác, <br />
Trường Mầm Non chính là nơi tổ chức môi trường giao tiếp tích cực giúp cho ngôn <br />
ngữ của trẻ phát triển tốt hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
Đối với trẻ, tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển tâm sinh lý trẻ sẽ không đồng <br />
đều, có cháu thì nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng lưu loát và tiếp thu nhanh. Trái lại, <br />
có trẻ lại chậm chạp, e dè, nhút nhát trong giao tiếp nói năng chưa biết diễn đạt ý <br />
nghĩ của mình rõ ràng bằng ngôn ngữ, thể hiện chưa trọn câu, trọn nghĩa. Do vậy, <br />
đòi hỏi cô giáo phải hiểu được đặc điểm tâm lý từng trẻ. Từ đó lựa chọn những <br />
biện pháp hướng dẫn, rèn luyện sao cho phù hợp với từng đối tượng. <br />
Ví dụ : Với những trẻ thông minh nhanh nhẹn, chỉ bằng lời nói, câu đố, câu hỏi <br />
gợi mở hoặc hình ảnh trên màn hình trẻ đã hiểu ra. Nhưng đối với trẻ chậm chạp, <br />
nhút nhát, e dè cô cần chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và dành <br />
nhiều thời gian quan tâm đến trẻ hơn. Đặc biệt chú ý đến việc sửa sai đối với <br />
những trẻ nói ngọng, nói lắp. <br />
Ví dụ: Có trẻ hay sai dấu ngã nói thành dấu hỏi (Mũ nói thành mủ cái mủ ).<br />
Sữa trẻ nói thành sửa – ( uống sửa). Lại có trẻ hay ngọng nguyên âm: L phát âm <br />
thành N, S phát âm thành X v. v…. Cô có thể sửa tật của trẻ bằng cách: cô phát âm <br />
câu mẫu nhiều lần những câu có chứa thanh nguyên âm hay phụ âm đầu mà trẻ hay <br />
sai, trẻ thực hành nói theo mẫu của cô. Cho trẻ phát âm những từ nói về đồ vật, <br />
cảnh vật, con vật v.v….có chứa những âm liên quan đến lỗi của trẻ như: cái mũ, bé <br />
ngã, lá xanh, con sâu.<br />
Với những trẻ hay e dè, nói năng không lưu loát, một phần do đặc điểm cá tính, <br />
nhưng một phần có lẽ cũng vì vốn từ của trẻ còn nghèo. Với những trẻ này, cô nên <br />
rèn luyện và cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp <br />
nhiều với cô, với bạn như: Thường xuyên cho trẻ được trả lời những câu hỏi từ <br />
đơn giản đến phức tạp của cô trong giờ học, giờ chơi. Bên cạnh đó cần tạo tình <br />
huống và điều kiện cho trẻ được giao tiếp với bạn thông qua hoạt động vui chơi, <br />
học tập, qua trò chơi phân vai, vận động, dân gian … từ đây trẻ sẽ nghe bạn đọc, <br />
cô đọc và đọc theo. Như vậy sẽ giảm đi phần nào những lời nói đớt, nói ngọng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bé chơi “thả đỉa ba ba” Bé chơi “kéo cưa lừa xẻ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
Hoặc, đối với những trẻ hiếu động, nghịch ngợm, ít chú ý, cô cần có biện <br />
pháp thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách hướng trẻ vào những câu hỏi kích thích trẻ <br />
trả lời, sử dụng công nghệ thông tin, tranh ảnh, mô hình lôi cuốn sự hấp dẫn, chú ý <br />
của trẻ, Với cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng, lời nói ân cần động viên khen ngợi khéo léo, <br />
kịp thời sẽ giúp trẻ cố gắng vươn lên trong học tập .<br />
+ Biện pháp 2: Chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học :<br />
Có thể nói sự chuẩn bị chu đáo của cô là một yếu tố quan trọng mang lại sự <br />
thành công cho tiết dạy.<br />
“Làm quen với Văn học” là một môn mang nét đặc trưng riêng, muốn dạy tốt cần <br />
phải có sự đầu tư thích đáng: Đầu tư cho việc nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị đồ <br />
dùng và trước hết phải thuộc tác phẩm. Từ đó nghiên cứu bài soạn để xác định mục <br />
đích yêu cầu của từng thể loại mà sử dụng phương pháp truyền thụ cho phù hợp. <br />
Bài soạn có đầy đủ, chi tiết và sáng tạo thì tiết dạy mới sinh động, hấp dẫn và lôi <br />
cuốn trẻ. Vì vậy giáo viên cần cố gắng nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về bộ môn, <br />
tham gia học tập chuyên đề, thường xuyên dự giờ của những giáo viên giàu kinh <br />
nghiệm, tham gia thao giảng và dự thi tay nghề …<br />
Biết đúc rút kinh nghiệm về phương pháp , cách tổ chức tiết học cũng như những <br />
thủ thuật, nghệ thuật của giáo viên khi lên lớp .<br />
Ngoài ra, nên theo dõi các chương trình dành cho thiếu nhi như: Vườn cổ tích, khoa <br />
học và giáo dục v.v .....<br />
Đặc biệt, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy song song với <br />
việc nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị giáo án, cô cần phải chuẩn bị đầy đủ, chu đáo <br />
đồ dùng ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào bài dạy. Đó là những giáo cụ trực <br />
quan cần thiết, là phương tiện tốt nhất để trẻ tri giác, giúp trẻ ghi nhận sự vật, <br />
hiện tượng dễ dàng và bền vững. Yêu cầu hình ảnh, đồ dùng ở đây phải đẹp, cái <br />
đẹp muốn nói ở đây là những hình ảnh, đồ dùng có màu sắc hài hoà. Kích cỡ hợp lý, <br />
mang tính khoa học, sáng tạo, tính giáo dục, tính thực tiễn, phù hợp với bài thơ, câu <br />
chuyện, có thể sử dụng trong tiết dạy một cách có hệ thống và logic .<br />
Có thể tận dụng những vật liệu như vải vụn, bông, len, xốp, lon bia, bìa bịch <br />
….để tạo nên những đồ dùng đẹp như: Rối, tranh minh hoạ, mô hình, tranh động … <br />
những trang phục văn nghệ để trẻ thể hiện tái tạo lại tác phẩm thông qua trò chơi <br />
đóng kịch. Vòng thể dục, các chướng ngại vật hoa, lá, cỏ, cây bằng xốp …Giấy <br />
màu, hồ dán, bút màu …để trẻ sử dụng khi tích hợp các môn học khác với văn học .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình: con nhện, 1 nhân vật trong truyện “ba cô gái”<br />
Những đồ dùng, đồ chơi ngộ nghĩnh được tạo ra bởi sự chịu khó nhiệt tình <br />
và sáng tạo của cô chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của trẻ . <br />
Đó là những nhân vật rối, con rối dược cắt may bằng vải vụn, có mái tóc <br />
được bện bằng những sợi len màu đen, vàng óng ả, đôi mắt đen tròn là những hột <br />
nút nhỏ xinh. Những miếng xốp màu, bìa cứng, các hột hạt có thể dán thành những <br />
con vật, cây xanh, hoa lá làm bức tranh thêm sống động, phù hợp với nội dung của <br />
từng tác phẩm .<br />
+Biện pháp 3: Phối hợp , đan xen , tích hợp văn học với các môn học khác và <br />
các hoạt động .<br />
* Phối hợp giữa các môn học: <br />
Do đặc điểm tâm, sinh lý cuả trẻ phát triển chưa hoàn thiện, vốn từ còn <br />
nghèo, trí nhớ có chủ định, khả năng phát âm, khả năng diễn đạt còn hạn chế. Vì <br />
vậy, trong quá trình hướng dẫn các môn học khá , cô cần biết lồng ghép kiến thức <br />
văn học vào, nhằm cũng cố kiến thức đã học, đồng thời luyện khả năng phát âm, <br />
cách diễn đạt cho trẻ. Hơn nữa, tích hợp với các môn học khác sẽ làm cho tiết học <br />
trở nên sôi động, hấp dẫn và tránh đi sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với trẻ .<br />
Ví dụ: Với môn : “Khám phá khoa học” <br />
đề tài: Một số phương tiên giao thông <br />
cô có thể dùng câu đố :<br />
“Xe hai bánh<br />
Chạy bon bon <br />
<br />
<br />
12<br />
<br />
Máy nổ giòn <br />
Kêu bình bịch”<br />
(Xe máy) <br />
<br />
Hay câu đố :<br />
“ Chẳng phải chim mà bay trên trời <br />
Chở được nhiều người đi khắp mọi nơi”<br />
(Máy bay)<br />
Để giới thiệu bài hoặc cũng cố kiến thức cho trẻ. Những câu đố nghe vừa vui, vừa <br />
dí dỏm, sinh động, vừa giúp trẻ dễ nhớ, dễ phân biệt các phương tiện giao thông. <br />
Đồng thời, qua đó trẻ cũng cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cách gieo vần, ngắt <br />
giọng, âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, câu đố . <br />
Hay với môn “Làm quen với chữ cái”. Có lẽ đây là môn học có tác dụng hỗ <br />
trợ rất nhiều cho bộ môn văn học. Hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ <br />
nhận biết và phát âm chữ cái. Trẻ phát âm chuẩn thì đọc thơ, kể chuyện sẽ rõ ràng, <br />
mạch lạc và diễn cảm. Bằng câu thơ :<br />
“O tròn như quả trứng gà <br />
Ô thì đội mũ , ơ thời có râu <br />
<br />
Hay câu đố :<br />
“Nét tròn em đọc chữ o<br />
Khuyết đi một nữa sẽ cho chữ gì?”<br />
<br />
Từ đó giúp trẻ ghi nhớ dấu hiệu từng chữ cái dễ dàng hơn .<br />
Ngoài ra, vào đầu các giờ học “ Làm quen với toán”; “Tạo hình” cô có thể cho <br />
trẻ đọc các bài thơ đã học. Như vậy, vừa là để ổn định lớp học, vừa có tác động <br />
cũng cố kiến thức cho trẻ. Hoặc cho trẻ đọc thơ, ca dao ,đồng dao trong quá trình tổ <br />
chức tiết học. Chẳng hạn: Khi chuyển tiếp giữa phần này với phần khác của tiết <br />
học. Bằng cách đó, vừa làm thay đổi bầu không khí, vừa có tác dụng luyện kỹ năng <br />
đọc thơ, luyện phát âm.<br />
Các môn học trong chương trình luôn có sự tương hỗ lẫn nhau “Làm quen với <br />
Văn học” được lồng ghép với các môn học khác và ngược lại, quá trình tổ chức tiết <br />
học văn học, các môn học khác cũng được tích hợp, đan xen một cách hợp lý và chặt <br />
chẽ dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Chẳng hạn với bài thơ <br />
“Bó hoa tặng cô”. Phần cũng cố luyện tập, cô có thể tổ chức thi đua giữa các đội <br />
với nhau dưới nhiều hình thức các bài tập “Thể dục kỹ năng”; “Toán” ; “Làm quen <br />
chữ cái” và đôi khi kết hợp cả tạo hình vào giờ học. Từ đó tạo nên bầu không khí <br />
vui tươi, thoải mái và hưng phấn cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể, tính mạnh dạn <br />
tự tin và sự cố gắng hết mình vì thành tích của đội mình ở mỗi trẻ. <br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
Ví dụ: Với bài thơ “Bó hoa tặng cô”cho trẻ thi đua bật qua vòng, dán những <br />
bông hoa mang các chữ cái đã học, đếm số hoa của mỗi đội dán được sau mỗi lần <br />
chơi, gắn và đọc chữ số tương ứng với số lượng hoa, phát âm các chữ cái có trên <br />
mỗi bông hoa .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình: Trẻ đang chơi trò gắn hoa mang chữ cái đã học<br />
*Phối kết hợp với các hoạt động:<br />
+ Hoạt động ngoài trời:<br />
“Văn ôn võ luyện”, để đạt được kết quả cao về bộ môn văn học. Ngoài <br />
việc<br />
truyền thụ kiến thức trên tiết học, cần luyện tập cho trẻ ngoài giờ.<br />
Ví dụ :Trong quá trình đi dạo, cô cho trẻ vừa đi, vừa đọc những bài thơ đã <br />
học theo chủ đề. Hoặc quây quần dưới bóng mát, tổ chức cho trẻ đọc thơ theo <br />
nhóm đối đáp với nhau, làm quen với những bài đồng dao, ca dao nói về thiên nhiên <br />
đất nước, về tình cảm gia đình, những câu thơ đoán tên nhân vật, con vật .v.v…<br />
Cũng có thể cho trẻ xem truyên tranh, kể chuyện theo tranh, dùng phấn vẽ lên sân <br />
những nhân vật trong truyện cổ tích mà cháu thích. Làm quen với những bài thơ, câu <br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
chuyện sắp học ….Qua đó làm giàu vốn từ, sự hiểu biết, rèn kỹ năng đọc thơ, kể <br />
chuyện phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng phán đoán ở trẻ .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình :cô và trẻ cùng hoạt động ngoài trời, xem tranh.<br />
+ Hoạt động vui chơi: Trò chơi ở trẻ là sự phản ánh độc đáo, sáng tạo của trẻ với <br />
môi trường xung quanh, đặc biệt với trò chơi phân vai, trò chơi đóng kịch. Bằng học <br />
mà chơi, thông qua chơi mà học, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch vào <br />
những buổi chung vui cuối tuần. Với những trang phục đẹp, rối, mặt nạ, mũ ….ngộ <br />
nghĩnh, chắc chắn trẻ sẽ rất hào hứng và thích thú. Hoặc dưới dạng “Chương trình <br />
dành cho người yêu thơ”, “Liên hoan văn nghệ”…cho các cháu kể chuyện, đọc thơ, <br />
đọc đồng dao…. bằng nhiều hình thức .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình: trẻ đóng kịch, đọc đồng dao vui văn nghệ cuối tuần<br />
<br />
Ngoài ra, cô có thể tận dụng thời gian đón trẻ, trả trẻ gợi ý cho trẻ tự kể <br />
chuyện, đọc thơ, chơi trò chơi, câu đố, ôn luyện kiến thức văn học trong hoạt động <br />
góc …cần biết phối kết hợp với phụ huynh học sinh để bồi dưỡng, rèn luyện kiến <br />
thức văn học và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông báo với phụ huynh chương trình <br />
học hàng ngày của trẻ, gợi ý phụ huynh giúp trẻ cũng cố các bài thơ, câu chuyện đã <br />
học trên lớp dưới hình thức biểu diễn lại cho ông bà, cha mẹ nghe với sự động viên <br />
khích lệ của gia đình. Giờ đón trẻ, trả trẻ, cô có thể trao đổi với phụ huynh về cách <br />
đọc thơ, kể chuyện, cách thể hiện cảm xúc phù hợp với từng nhân vật trong tác <br />
phẩm. Qua đó hình thành nét tính cách, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. <br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp: <br />
Để thực hiện tốt đề tài trên cần đảm bảo các điều kiện<br />
Phù hợp với điều kiện, hòa cảnh, địa phương, tâm sinh lý từng lứa tuổi, đảm bảo <br />
tính sư phạm, khoa học, tính thực tiễn…<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp:<br />
Các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau để khi cô <br />
truyền thụ tác phẩm và trẻ cảm nhận tác phẩm nhẹ nhàng, gần gũi, không vược quá <br />
sự hiểu biết của trẻ.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học:<br />
Kết quả khảo nghiệm: Bằng các hình thức trên tôi hoàn toàn bằng lòng với kết <br />
quả mà trẻ tiếp thu tác phẩm văn học qua các hoạt động hàng ngày của trẻ.<br />
Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các giáo <br />
viên mới ra trường có được cách truyền thụ tác phẩm văn học cho trẻ ngày càng <br />
hay, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ và xem ngư một bộ môn nghệ thuật cần được pháp <br />
huy.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
Bằng những biện pháp và giải pháp trên, bản thân đã thu được một số kết <br />
quả sau.<br />
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu<br />
+ Đầu năm học :<br />
Các cháu đọc thơ còn ê a, đọc chưa đúng vần, đúng nhịp .<br />
Nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp.<br />
Trong lớp số cháu kể lại được truyện chỉ khoảng 30%.<br />
Cách diễn đạt thiếu tự tin, không lưu loát <br />
+ Cuối năm học : <br />
Các cháu đọc thơ hay, nhịp nhàng, đọc diễn cảm, biết ngắt nhịp, ngắt <br />
giọng đúng chỗ, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu của bài thơ. Tình trạng trẻ nói <br />
ngọng, nói lắp giảm nhiều rõ rệt .<br />
100% số trẻ trên lớp hiểu nội dung và kể lại được những câu chuyện đơn <br />
giản . <br />
60% số trẻ kể lại được những câu chuyện dài, phức tạp với cách diễn <br />
đạt mạch lạc, rõ ràng, biêt sử dụng ngôn ngữ phù hợp, phong cách tự tin .<br />
Khảo sát chất lượng cuối năm, Lớp đạt tỉ lệ 80% khá , giỏi về bộ môn <br />
“Làm quen với văn học”.<br />
III. Phần kết luận, Kiến nghị:<br />
III.1. Kết luận: <br />
“Làm quen với văn học” là một môn học được trẻ mẫu giáo vô cùng yêu thích, <br />
song để đạt được kết quả tốt, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ <br />
môn, chuẩn bị thật chu đáo các phương tiện phục vụ môn học và sử dụng hiệu quả <br />
các phương tiện đó .<br />
Biết phối hợp, đan xen môn Văn học với các môn học khác. Tích hợp, <br />
lồng ghép các môn học khác vào tiết văn học.<br />
Tận dụng các cơ hội cho trẻ làm quen với Văn học ở mọi lúc, mọi nơi một <br />
cách hợp lý, dưới nhiều hình thức .<br />
Phối hợp với phụ huynh trong việc cũng cố kiến thức cho trẻ, vận động phụ <br />
huynh đóng góp, sưu tầm sách báo để xây dựng “Góc thư viện”. Mang nội dung Văn <br />
học . Biết tìm tòi học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nhanh nhạy, tiếp cận, nắm bắt <br />
phương pháp mới.<br />
III.2.Kiến nghị: <br />
“Làm quen với Văn học” Một môn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường <br />
Mầm Non. Nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn hiểu biết và vốn từ, hình <br />
thành và phát triển khả năng cảm thụ văn học, giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ <br />
….Có thể nói văn học đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách , xây <br />
dựng con người mới ở lứa tuổi mầm non, mà trọng trách lớn lao và đầy vinh quang <br />
<br />
<br />
17<br />
<br />
ấy trước hết thuộc về cô giáo mẫu giáo người gieo hạ, ươm mầm. Giảng dạy tốt <br />
bộ môn Văn học cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị hành trang cho trẻ bước tới <br />
tương lai, đào tạo trẻ trở thành những công dân có ích cho đất nước, cho xã hội .<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng trong việc tổ chức <br />
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Qua đây tôi rất mong chị em đồng nghiệp và <br />
các cấp lãnh đạo đóng góp ý kiến, xây dựng bổ sung thêm, giúp tôi có được bài học <br />
kinh nghiệm tốt hơn nữa để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân đặc biệt <br />
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn làm quen tác phẩm văn học nói <br />
riêng.<br />
<br />
<br />
Người Viết<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Trương Mỹ Linh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO, SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU <br />
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
<br />
1.Tạp chí GDMN. <br />
2.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên.<br />
3.Thực trạng của trường MG Ea Na và kinh nghịêm bản thân.<br />
4.Cơ sở lý luận và khoa học môn làm quen văn học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />