SKKN: Một số kinh nghiệm về việc thực hiện đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét
lượt xem 82
download
Như chúng ta đã biết, môn Mĩ thuật ở Tiểu học là một trong những môn học được thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Hình thức đánh giá nhận xét dựa trên mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu về lĩnh vực này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm về việc thực hiện đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TH THỊ TRẤN MỎ CÀY ***** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC BẰNG HÌNH THỨC NHẬN XÉT Ñeà taøi thuoäc lónh vöïc chuyeân moân: GDTH Hoï vaø teân ngöôøi thöïc hieän: PHẠM THỊ THANH PHƯƠNG Chöùc vuï: Giaùo vieân dạy Mĩ thuật khối 4,5. Sinh hoaït toå chuyeân moân: Tổ 2 Thị Trấn Mỏ Cày, thaùng10/ 2011 1
- Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC BẰNG HÌNH THỨC NHẬN XÉT A.Phần mở đầu I.Bối cảnh của đề tài Trước khi thay sách việc đánh giá kết quả học lực môn Mĩ thuật ở học sinh Tiểu học bằng điểm số. Dựa vào điểm số của từng bài vẽ của học sinh để đánh giá xếp loại mức độ học lực môn: giỏi, khá, trung bình, yếu. Từ khi thay sách, có quyết định 29, 30 và thông tư 32 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì môn Mĩ thuật ở Tiểu học là một trong những môn học được thực hiện đánh giá bằng nhận xét. II.Lí do chọn đề tài -Như chúng ta đã biết, môn Mĩ thuật ở Tiểu học là một trong những môn học được thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Hình thức đánh giá nhận xét dựa trên mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Dựa vào mức độ cần đạt được trong quá trình học tập của học sinh thông qua các chứng cứ được biểu hiện cụ thể ở các phân môn như: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức mĩ thuật, tập nặn tạo dáng. -Trong quá trình dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học, kết quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào nội dung phương pháp dạy học thích hợp, đảm bảo mọi đối tượng học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật. Ngoài ra, kết quả học tập của học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Tâm lý, khả năng cảm nhận cá nhân, năng khiếu, sự sáng tạo của học sinh…để từ đó có nhận xét đánh giá đúng hơn về học lực của các em. Đây là những lí do để tôi chọn đề tài này nghiên cứu. 2
- III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu -Phạm vi nghiên cứu của bài sáng kiến kinh nghiệm là ở trường Tiểu học tôi đang công tác và được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật với các khối lớp 4, 5. -Đối tượng nghiên cứu ở đây là những học sinh khá giỏi,trung bình, yếu kém, của khối 4, khối 5 do tôi trực tiếp giảng dạy. IV.Mục đích nghiên cứu - Nhằm giúp giáo viên có hướng đánh giá được kết quả học tập của từng đối tượng học sinh một cách chính xác. Ngoài ra giáo viên cần phải quan tâm theo dõi những biểu hiện của học sinh để kịp thời khen ngợi, động viên các em. Qua đó, giúp học sinh khá giỏi tự tin phát triển năng khiếu, còn học sinh yếu kém sẽ tự tin hơn, không còn mặc cảm tự ti. -Qua thực tiễn giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học tôi thấy tất cả các em học sinh đều vẽ được theo yêu cầu của bài, không có học sinh nào là không biết vẽ ngày càng có nhiều học sinh năng khiếu hơn. Do đó, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm về việc thực hiện đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét mà tôi đã áp dụng đối với các đối tượng học sinh có hiệu quả. V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Để thực hiện tốt việc đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét là dựa vào hệ thống các “nhận xét” và các “chứng cứ” cụ thể được ghi trong “sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh”. Ngoài ra giáo viên cần phải dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; vào tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh; vào việc giáo dục thẩm mĩ và sự cảm thụ cái đẹp của học sinh. Đó cũng chính là điểm mới trong kết quả nghiên cứu của bài sáng kiến kinh nghiệm này. B.Phần nội dung. I.Cơ sở lí luận -Trước đây để đánh giá kết quả bài vẽ cũng như kết quả học tập của học sinh dựa vào điểm số để đánh giá mức độ giỏi, khá, trung bình. Do đó, giáo viên 3
- cũng không cần theo sát học sinh, thậm chí giáo viên cũng không biết học sinh học như thế nào, có giỏi, có năng khiếu thực sự hay không. -Sau khi có sự thay đổi về việc đánh giá môn Mĩ thuật bằng hình thức nhận xét. Giáo viên cần phải quan tâm theo dõi những biểu hiện, chứng cứ bài vẽ cũng như quá trình học tập của học sinh để đánh giá cho đúng kết quả học tập của các em. Đánh giá bằng nhận xét thực sự đạt hiệu quả khi những lời nhận xét của giáo viên giúp học sinh nhận biết được mức độ cần đạt được, cần điều chỉnh bổ sung. Qua đó, giúp học sinh say mê yêu thích với môn học, các đối tượng học sinh tự tin thể hiện khả năng của mình. Chính vì vậy, khi thực hiện đánh giá môn Mĩ thuật bằng hình thức nhận xét là một vấn đề không phải dễ. II.Thực trạng của vấn đề Trong quá trình thực hiện đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn: -Thuận lợi: Bản thân tôi thấy việc thay đổi đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét, giúp cho người giáo viên hiểu rõ và nhớ từng đặc điểm của từng học sinh để uốn nắn, khích lệ, động viên kịp thời. -Khó khăn: Việc đánh giá xếp loại bằng nhận xét A+, A, B không có điểm số cụ thể, học sinh còn xem nhẹ môn học. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trong quá trình dạy học, để đánh giá bằng hình thức nhận xét đạt hiệu quả tôi đã thực hiện dựa trên một số yếu tố như: 1/Đánh giá dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng: -Để đánh giá kết quả cũng như bài vẽ của học sinh giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu của từng bài dạy. Mục tiêu của bài dạy Mĩ thuật chính là chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với từng lớp ở Tiểu học đã được quy định tại chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. -Mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật ở Tiểu học được biên soạn theo qui định của kế hoạch dạy học dựa theo nội dung chương trình, nội dung 4
- các bài học trong SGV 1,2,3 và SGK 4,5 môn Mĩ thuật hiện hành, Như vậy, chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật tập trung vào những phân môn: Vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức Mĩ thuật, tập nặn tạo dáng. -Ở mỗi chủ đề của từng phân môn đều có mức độ cần đạt về kiến thức và kĩ năng riêng.VD cụ thể như: *Phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 5 mức độ cần đạt: +Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được hình dáng, đặc điểm tỉ lệ của các mẫu vật từ đó vẽ được hình gần giống mẫu; vẽ được độ đậm nhạt của mẫu. +Về kĩ năng: Biết cách chọn mẫu, bày mẫu, vẽ theo mẫu có 2 đến 3 đồ vật bằng chì, màu, sắp xếp được hình vẽ cân đối. Những mức độ cần đạt nêu trên, được yêu cầu học sinh thể hiện trong các bài thực thành vẽ theo mẫu. Mẫu có dạng hình trụ hình cầu, những bài vẽ có hai hoặc ba mẫu vật, mẫu vẽ có hai hoặc ba mẫu ( vẽ màu ); vẽ tĩnh vật ( vẽ màu ). Học sinh tập và tự quan sát nhận xét về đặc điểm, tỉ lệ, hình dáng của mẫu. Dựa vào những căn cứ trên giáo viên đưa ra nhận xét để đánh giá bài của học sinh. *Phân môn vẽ trang trí ở lớp 4: +Về kiến thức: học sinh hiểu biết thêm về mầu sắc, vẻ đẹp của bài họa tiết, vẽ được các họa tiết trang trí. +Về kĩ năng: Học sinh biết vẽ các bài trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng. Vẽ được màu sắc phù hợp tô màu gọn trong hình. -Những kiến thức cần đạt nêu trên, được học sinh vẽ trong các bài trang trí đơn giản hoa lá, trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn, trang trí lọ hoa, tạo dáng và trang trí chậu cảnh. Học sinh biết chọn màu vẽ đậm nhạt họa tiết theo tương quan, học sinh trang trí ý thích theo cảm nhận riêng…. -Tóm lại, khi đánh giá bài vẽ của học sinh giáo viên cần nhận xét theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đó là một trong những căn cứ để thấy được những chứng cứ biểu hiện trong qua trình học tập của học sinh, để giáo viên nhận xét đánh giá cho đúng khả năng của học sinh. 5
- 2.Đánh giá dựa vào tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh: -Như chúng ta đã biết môn Mĩ thuật đã được đưa vào chương trình Tiểu học. Đối tượng tham gia vào quá trình học tập là đa phần học sinh không có năng khiếu Mĩ thuật, chỉ có một số ít học sinh có năng khiếu. Do đó, sẽ không tránh khỏi những học sinh không có năng khiếu Mĩ thuật ngần ngại thể hiện bài vẽ vì sợ bạn bè thầy cô chê cười. Như vậy khi đánh giá nhận xét giáo viên phải chú ý đến từng đối tượng học sinh để khắc phục tình trạng trên. Đối với các em học sinh không có năng khiếu, giáo viên nên khuyến khích động viên để các em mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình lên bài vẽ bằng những nét vẽ, hình ảnh, màu sắc….. Từ chỗ không còn e dè, học sinh mạnh dạn tự tin biểu đạt được ý tưởng nội dung bài vẽ theo yêu cầu. -Đánh giá bằng nhận xét sẽ giúp học sinh chủ động tham gia học tập, tự lựa chọn cho mình những hình ảnh, màu sắc, cách sắp xếp hình ảnh thể hiện cái riêng của mình. Đây chính là lợi thế của việc đánh giá bằng nhận xét. Đánh giá bằng nhận xét nhằm giúp các đối tượng học sinh học tốt môn học hơn. VD: Trong bài vẽ tranh đề tài sinh hoạt ở lớp 4, yêu cầu của bài học là: +Kiến thức: Học sinh hiểu đề tài sinh hoạt qua những hoạt động diễn ra hằng ngày. +Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài sinh hoạt. Học sinh khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. -Đối với học sinh không có năng khiếu, việc vẽ được tranh đề tài sinh hoạt như: Lao động, học tập, vui chơi….. Là một điều kiện khó đối với các em. Các em ngại nhất là vẽ người, sợ vẽ người không thể hiện được các dáng hoạt động như nội dung của đề tài. Vì vậy các em càng lúng túng, ngần ngại hơn. Do đó giáo viên cần trao đổi, động viên, gợi ý từ từ để các em có thể vẽ được các dáng người đơn giản trong tư thế hoạt động. Mỗi học sinh bộc lộ thể hiện được nét vẽ, giáo viên cần nhận xét khen ngợi các em ngay: Em vẽ dáng người rất ngộ nghĩnh, dễ thương tuy đơn giản nhưng đã thể hiện được dáng người đang hoạt động phù hợp với nội dung trên…. Cách nhận xét như vậy sẽ giúp học sinh vững tâm để vẽ tiếp bài. 6
- -Môn Mĩ thuật là môn học phụ thuộc vào năng khiếu hứng thú vào điều kiện học tập. Vì vậy, đánh giá bằng nhận xét còn phải hướng tới từng thời điểm, điều kiện cụ thể, đặc biệt là hướng tới từng đối tượng học sinh, để các em tự chủ động, nhận biết khả năng của bản thân. Khi đánh giá giáo viên không được áp đặt, so sánh giữa các đối tượng trong lớp, để tránh tình trạng ganh đua hay mặt cảm. Đánh giá cần phải dựa trên cơ sở năng lực của mỗi học sinh. Không được đòi hỏi vượt qua khả năng hiện có của các đối tượng học sinh. Như vậy giáo viên mới khuyến khích học sinh chủ động yêu thích học tập môn Mĩ thuật bằng chính khả năng thực tế của mình. -Thực tế đánh giá đến từng đối tượng học sinh trên tinh thần động viên khích lệ là chính. Ở mỗi bài vẽ của học sinh, giáo viên cần phải tìm ra những chứng cứ dù rất nhỏ để nhận xét, khen ngợi, động viên khích lệ sẽ duy trì được hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên nên chỉ rõ ràng về mặt được, chưa được của bài vẽ. Như vậy, sẽ hạn chế sự đánh giá các bài vẽ chung chung. VD: Trong chương trình Mĩ thuật lớp 5 vẽ tranh đề tài An toàn giao thông. -Trước hai bài vẽ của học sinh: một bài vẽ đẹp của học sinh có năng khiếu và một bài vẽ chưa đẹp của học sinh không có năng khiếu đều được xếp loại “Hoàn thành tốt”. Giáo viên cần có những nhận xét cụ thể để học sinh không có thắc mắc so sánh tại sao bài này cũng được xếp “Hoàn thành tốt”. -Đối với bài vẽ đẹp, giáo viên cần chỉ ra những mặt tốt của bài về: lựa chọn nội dung đề tài, hình ảnh phong phú, chính phụ rõ ràng như: xe cộ người đi trên vĩa hè, hai bên đường có nhà cửa cây cối, trên vĩa hè có biển báo giao thông phù hợp với nội dung đề tài, sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn ,màu vẽ, màu có đậm có nhạt làm nổi rõ trọng tâm của bài, đường nét vẽ tự nhiên, trong sáng hình ảnh ngộ nghĩnh…. Bài vẽ đã thể hiện được nét đẹp riêng nên phát huy. -Đối với bài vẽ chưa thật đẹp, giáo viên cần nêu rõ sự nổ lực của cá nhân học sinh. Em này có tiến bộ nhiều biết sắp xếp bố cục cân đối, có hình ảnh chính xe cộ tham gia trên đường phố, hình ảnh phụ nhà cửa hai bên đường, màu sắc bạn vẽ có đậm có nhạt làm nổi rõ hình ảnh chính…. Mặc dù hình ảnh trong bài vẽ chưa phong phú 7
- còn đơn giản, nhưng đã thể hiện rõ nội dung đề tài. Với cách nhận xét như trên giáo viên đã dẫn dắt học sinh trong lớp ghi nhận sự nổ lực của bạn, mặc dù bài vẽ chưa thật đẹp. Cách đánh giá này sẽ thỏa mãn được tâm lí của cả hai đối tượng học sinh. Học sinh có năng khiếu sẽ cảm thấy phấn khởi hơn vì cô đã đánh giá đúng năng lực của mình, còn học sinh không có năng khiếu cảm thấy tự tin, phấn khởi hơn khi thấy cô, bạn bè ghi nhận sự nổ lực của mình. Từ đó các em sẽ khắc phục được những hạn chế và yêu thích môn học hơn. 3.Đánh giá dựa vào việc giáo dục thẩm mĩ và sự cảm thụ cái đẹp của học sinh. -Ngoài hai yếu tố trên, việc giáo dục thẩm mĩ và sự cảm thụ cái đẹp của học sinh cũng không kém phần quan trọng trong việc đánh giá học sinh bằng nhận xét. Như vậy nếu chỉ dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và đối tượng học sinh để nhận xét là chưa đủ, cần phải dựa vào những nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ giúp các em cảm nhận cái đẹp. Do đó giáo viên cần quan tâm theo dõi những hành động, thái độ khi học sinh có ý thức biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, biết trang trí lớp học….. Kịp thời khen ngợi biểu dương các em, từ đó sẽ khuyến khích được nhiều em có ý thức về cái đẹp. -Khi học sinh được tham gia nhận xét một tác phẩm của họa sĩ, của thiếu nhi hay của bản thân. Các em có điều kiện cảm nhận được cái đẹp thông qua: đường nét, màu sắc, hình ảnh….. Nhằm để phục vụ cho bài vẽ của mình đúng đẹp hoàn chỉnh hơn. IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Khi áp dụng một số kinh nghiệm về việc thực hiện đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét trong năm học 2010-2011. Tôi thấy tất cả học sinh ở các khối lớp tôi trực tiếp giảng dạy, các em đều biết vẽ và vẽ được bài theo yêu cầu. Không có học sinh xếp loại B mà có thêm nhiều học sinh năng khiếu hơn ở các khối lớp. Đặc biệt những học sinh năng khiếu khi tham gia các cuộc thi 8
- vẽ tranh vòng tỉnh, vòng huyện nhiều hơn và đạt được nhiều giải thưởng cao. Cụ thể: Năm học 2009-2010: Đạt 2 giải vẽ tranh xuân vòng tỉnh; 4 giải vẽ tranh hè vòng huyện. Năm học 2010-2011: kết quả đạt cao hơn: Đạt 1 giải I, 1 giải II,2 giải khuyến khích, 3 giải treo tranh vẽ tranh xuân vòng tỉnh; 1 giải II, 3 giải khuyến khích, 1 giải treo tranh vẽ tranh hè vòng tỉnh; 1 giải I, 1 giải III, 6 giải khuyến khích vẽ tranh hè vòng huyện. C.Kết luận I.Những bài học kinh nghiệm Từ quá trình áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm: Việc đánh giá môn Mĩ thuật ở Tiểu học bằng hình thức nhận xét là cả một quá trình. Do đó giáo viên không được nóng vội đánh giá ngay khả năng của các em mà cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá cho đúng. Nếu chỉ thu thập chứng cứ trong giờ học, ngay trên bài vẽ thì cũng chưa đảm bảo tính chính xác cho mỗi nhận xét. Giáo viên phải thường xuyên đánh giá tất cả các bài thực hành của học sinh. Để có một nhận xét ở mỗi học kì học sinh cần hoàn thành được 2 phần 3 số bài của mỗi chủ đề và mỗi bài vẽ hoàn thành cần đạt 2 phần 3 chứng cứ. Ngoài ra giáo viên cần phải tăng cường theo dõi quan tâm đến từng đối tượng học sinh trong lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi…. Đối với học sinh năng khiếu giáo viên đưa ra nhiều yêu cầu cao hơn so với mục tiêu của bài học để học sinh ngày càng phát huy năng khiếu của mình hơn. Đối với học sinh trung bình yếu kém giáo viên gợi ý, uốn nắn, khích lệ để các em cảm thấy yêu thích môn học hơn mặc dù mình vẽ bài chưa đẹp bằng các bạn. II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Giúp cho tất cả học sinh yêu thích môn Mĩ thuật 9
- Giúp học sinh khá, giỏi tự tin phát triển năng khiếu Mĩ thuật, học sinh trung bình, yếu kém sẽ tự tin hơn không còn mặc cảm tự ti khi học môn Mĩ thuật. III.Khả năng ứng dụng triển khai Áp dụng sáng kinh nghiệm này nhằm để giúp cho tất cả học sinh các khối lớp của trường có nhiều học sinh năng khiếu hơn. Học sinh nào cũng biết vẽ và vẽ được bài học theo yêu cầu. Bên cạnh đó thành lập đội năng khiếu Mĩ thuật cho trường để sẵn sàng tham gia các cuộc thi vẽ tranh do huyện, tỉnh tổ chức. Bên cạnh đó cũng nhằm trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để có những cách nhận xét đánh giá học sinh về môn học Mĩ thuật có hiệu quả nhất. IV.Những kiến nghị đề xuất Để giúp học sinh yêu thích học môn Mĩ thuật và đạt kết quả cao, tôi xin được kiến nghị có phòng riêng giành cho môn mĩ thuật và trang bị thêm giá vẽ, bảng vẽ để học sinh thuận lợi trong việc học tập cũng như trưng bày sản phẩm… 10
- Tài liệu tham khảo -Bạch Ngọc Diệp (Viện khoa học giáo dục Việt Nam), 2009, báo Thế giới trong ta-CĐ 89+90, nhà xuất bản Giáo dục,trang 14-16. -Chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 4,lớp 5, nhà xuất bản giáo dục -SGK Mĩ thuật lớp 4, lớp 5, nhà xuất bản giáo dục. 11
- Mục lục Trang Phần mở đầu 1 I.Bối cảnh của đề tài 1 II.Lý do chọn đề tài 1 III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 IV.Mục đích nghiên cứu 2 V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 2 Phần nội dung 2 I.Cơ sở lí luận 2 II.Thực trạng của vấn đề. 3 III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 3 IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 7 Phần kết luận 8 I.Những bài học kinh nghiệm. 8 II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 8 III.Khả năng ứng dụng , triển khai. 9 IV.Những kiến nghị đề xuất 9 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học phân số ở lớp 4
17 p | 1652 | 495
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc hình thành cho học sinh phương pháp học Tiếng Anh ngoài giờ lên lớp
13 p | 423 | 152
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở THCS
19 p | 762 | 148
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp giải hệ phương trình bậc hai hai ẩn
0 p | 710 | 109
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học
14 p | 537 | 95
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập phần loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
19 p | 375 | 83
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội viên trong hoạt động Đội
9 p | 437 | 57
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
20 p | 569 | 56
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
12 p | 408 | 55
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy
15 p | 417 | 51
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Văn Thuỷ
16 p | 727 | 49
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về chỉ đạo rèn luyện hành vi đạo đức học sinh trong trường THCS
20 p | 264 | 48
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ
16 p | 211 | 33
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông
19 p | 178 | 27
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về tham mưu tổ chức thi giải Toán và thi Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2012 – 2013
14 p | 138 | 13
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm về chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL tại trường THPT số 1 Bắc Hà
15 p | 100 | 6
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk
18 p | 92 | 5
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về công tác kiểm tra dự giờ
19 p | 91 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn