SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý
lượt xem 50
download
Để quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thực hành tiết kiệm chống lãng phí tài chính, tài sản công và việc tiết kiệm điện cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chấp hành tốt công tác thực hành tiết kiệm chống lãnh phí, bình xét thi đua trong đơn vị. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HỢP LÝ
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong những năm qua, Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện, tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân. Qua dự báo của ngành điện trong năm 2011 và một vài năm tới, Việt Nam có thể sẽ còn gặp khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện phát điện, quy hoạch phát triển mạng lưới điện chưa đi vào hoạt động hoàn chỉnh, song song với việc ngành điện phải cắt giảm điện luân phiên cho ta thấy việc sử dụng điện tiết kiệm không chỉ góp phần đảm bảo nguồn điện đủ cung ứng mà quan trọng là tiết kiệm không nhỏ cho ngân sách của nhà nước. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu được nhà nước đảm bảo một phần chí phí hoạt động ngoài nguồn thu học phí được để lại đơn vị, do đó công tác quản lý và sử dụng tài chính có hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần thực hành chống lãng phí, tiết kiệm ngân sách đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Nghị quyết 02/NQ-Cp ngày 09/01/2011 của Chính phủ ; Chỉ thị 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ ; Quyết định 621/Q Đ-UBND ngày 11/3/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về xây dụng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1. Thuận lợi: Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo trung tâm luôn quan tâm sâu sát công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí tài chính, tài sản công … và việc tiết kiệm điện cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chấp hành tốt công tác thực hành tiết kiệm chống lãnh phí, bình xét thi đua trong đơn vị. Lãnh đạo trung tâm phân công cụ thể 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật hàng ngày kiểm tra các thiết bị sử dụng điện, quy định cụ thể thời gian sử dụng, tắt mở các thiết bị đèn và 02 cán bộ trực ban ở cơ sở 1 và cơ sở 2 thường xuyên theo dõi ghi chép vào sổ trực ban việc chấp hành quy
- định sử dụng điện các phòng làm việc của cán bộ, giáo viên, các phòng học … 2. Khó khăn: Với lưu lượng học sinh hàng năm theo học tại trung tâm khoảng 200 lớp gần 12.000 học sinh, hàng ngày các thiết bị sử dụng điện phòng học, xưởng thực hành, phòng máy vi tính, phòng làm việc hoạt động liên tục từ 7 giờ sáng đến 21 giờ đêm. Các lớp học liên thông, đại học vừa học vừa làm tập trung học chủ yếu vào ban đêm nên không thể quy định việc sử dụng điện tiết kiệm làm giảm bớt bóng đèn hoặc không cho lớp mở quạt được do đó chủ yếu phải tập trung giảm tải các phòng làm việc dù thời tiết nóng cũng phải linh hoạt hạn chế sử dụng điện đảm bảo vừa tiết kiệm, vừa đủ điều kiện sinh hoạt làm việc, trong đó có những phòng học tin học, phòng thực hành điện, phòng học lý thuyết vào ban ngày không để lãng phí sử dụng điện khi thật sự không cần thiết khi các em học sinh đi học sớm, vào lớp trước giờ học chỉ có 2, 3 người đều mở hết toàn bộ quạt, đèn, máy lạnh trong phòng học. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận : * Tình hình sử dụng điện : + Về phòng học : Hiện Trung tâm có 32 phòng học lý thuyết và thực hành gồm có : 8 phòng máy vi tính (267 máy vi tính), 8 máy in, 4 phòng thực hành điện công nghiệp, điện lạnh, PLC (có sử dụng máy hàn và máy khoan điện …), 1 phòng dạy thực hành nấu ăn (có sử dụng bếp điện, lò nướng, lò vi sóng …) ; 19 phòng học lý thuyết (đèn, quạt, máy chiếu, âm thanh ..). + Về phòng làm việc, phòng chức năng : 1 phòng thư viện, 10 phòng làm việc (sử dụng máy phôtô, máy vi tính, đèn quạt, không sử dụng máy lạnh) ; 6 phòng nghỉ giáo viên, và 01 khuôn viên sân vườn có hệ thống đèn chiếu sáng và 02 khu vực giữ xe sử dụng đèn cao áp, đèn neon 1,2m … + Sử dụng điện : căn cứ vào nhu cầu hoạt động thực tế (hoạt động từ 6 giờ 30’ đến 21 giờ hàng ngày, kể cả ngày chủ nhật), thì công suất tiêu thụ điện bình quân của trung tâm trong một ngày khoảng 270Kw.h/ngày, vậy một tháng bình quân là 8.100 Kw.h, một năm 97.200 kw.h (theo số liệu điện năng tiêu thụ các năm 2007 - 2008) và từ năm 2009 thực tế lượng điện năng tiêu thụ của cơ quan đã giảm rất nhiều kể từ khi có các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên, đặc biệt vấn đề tiết
- kiệm điện được đưa vào một trong những công tác thi đua khen thưởng ở đơn vị. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hàng Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 2/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện và Chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Nai hàng năm triển khai kế hoạch tiết kiệm điện trong ngành giáo dục và đào tạo. Thực hiện Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 01/06/2009 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có việc xây dựng phương án đăng ký sử dụng điện tiết kiệm, quy định chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm hành vi gây thất thoát, lãng phí nguồn điện. Năm 2010 là năm đánh dấu việc Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Chính phủ ban hành về việc tăng cường tiết kiệm điện cho thấy nhà nước và các cấp lãnh đánh giá đây là một trong những giải pháp ổn định, thúc đẩy kinh tế phát triển. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp: 2.1 Nội dung, biện pháp thực hiện : - Giá điện luôn điều chỉnh tăng cao hàng năm do đó nếu không sử dụng điện tiết kiệm gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính của đơn vị, vì nguồn kinh phí tiết kiệm là giảm chi phí hành chánh, tăng nguồn quỹ phúc lợi của tập thể CB.CNV cuối năm do đó tập thể CB.CNV và giáo viên, học sinh ai cũng phải có ý thức tự giác trong việc sử dụng điện năng hàng ngày để trở thành thói quen văn minh công sở, xây dựng công sở ngày càng văn minh, hiện đại; việc tiết kiệm điện góp phần tiết kiệm năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường sống của con người. - Tiếp tục thực hiện quyết định số 274/QĐ/TTHN, ngày 25/10/2006 về việc quy định sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả của Giám đốc trung tâm, song song việc thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến sinh viên, học sinh, học viên nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm và đạt hiệu quả theo hướng tích cực (kể cả sử dụng ở gia đình mình). Đối với cán bộ công nhân viên, thường xuyên được nhắc nhở trong mỗi cuộc họp giao ban hàng tuần. Trách nhiệm của 2 đồng chí trực ban ngoài nhiệm vụ được phân công phải ghi chép hàng ngày vào sổ trực ban kết quả theo dõi giám sát thực hiện mở, tắt các thiết bị sử dụng điện đúng theo quy định của trung tâm
- Công tác thực hành tiết kiệm điện là một trong những tiêu chí bình xét thi đua hàng tháng của đơn vị được tất cả CB.CNV hưởng ứng tham gia. Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm tính vào xếp loại, tiền thưởng thi đua hàng tháng. Công tác quán triệt ý thức chấp hành của học sinh phải được thể hiện gương mẫu qua hành động thực tế của cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm trong việc sử dụng điện trong phòng làm việc hàng ngày chứ không phải bằng lời nói, hô hào, nhắc nhở học sinh phải sử dụng điện tiết kiệm, còn phòng làm việc của CB.CNV thì máy lạnh, đèn quạt vẫn hoạt động khi đã đi ra ngoài. - Việc tiết kiệm điện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và nghiêm túc, trở thành thói quen của tập thể các ban, đơn vị và từng cán bộ trong cơ quan. - Xây dựng kế hoạch sử dụng điện và đăng ký phương án sử dụng điện tiết kiệm theo chỉ đạo của cấp trên thực hiện giảm 10% tổng số tiêu thụ điện năng từ 3/2011 đến tháng 12/2011 so với mức tiêu thụ điện năng năm 2010. 2.2 Các giải pháp : a. Sử dụng điện tại văn phòng làm việc : - Chỉ mở đèn, quạt khi nguồn sáng và điều kiện thông gió tự nhiên không đủ đáp ứng. - Chỉ mở 2 đèn trong phòng làm việc phía trong, vì phía ngoài cửa ra vào đã có nguồn sáng tự nhiên (thực tế theo thiết kế lắp đặt mỗi phòng làm việc gồm 2 máng đèn mổi máng đèn là 2 bóng). - Mỗi cán bộ, công nhân viên phải tuân thủ quy định việc tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng làm việc và khi hết giờ làm việc. - Cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện, hạn chế để máy photocopy ngâm điện khi không có nhu cầu sử dụng, không để máy nước uống nóng lạnh qua đêm, khi hết giờ học và trong những ngày nghỉ. - Cài đặt máy vi tính để ở chế độ chờ (Stand By) ; màn hình máy vi tính ở chế độ chờ sau 2 phút khi tạm ngừng sử dụng. Bỏ thói quen để máy in ngâm điện và không mở máy cùng lúc với máy tính khi chưa có nhu cầu sử dụng đến máy in. - Không lắp đặt máy lạnh các phòng làm việc, chỉ sử dụng một phòng 1 quạt trần như hiện nay. b. Sử dụng điện tại các phòng học lý thuyết :
- + Đối với các lớp học ban ngày : Chỉ mở đèn, quạt khi nguồn sáng và điều kiện thông gió tự nhiên không đủ đáp ứng. Trường hợp này phải linh động chỉ khuyến khích học sinh không mở đèn sớm hơn giờ học, sử dụng quạt hợp lý chứ không áp dụng một cách máy móc cứng nhắc cắt giảm bóng đèn, cấm mở quạt có thể ảnh hướng đến sức khỏe học sinh vì điều kiện nguồn sáng phòng học không đủ, thời tiết nóng bức. + Đối với các lớp học ban đêm : Thông thường học sinh đi học từ 17 giờ, do đó đèn hành lang chỉ mở đèn khi trời đã sẫm tối, và mở quạt khi không đủ điều kiện thông gió tự nhiên. Riêng các phòng máy vào giờ cao điểm tuyệt đối không mở máy điều hòa nhiệt độ (chỉ mở quạt). Nếu thời tiết quá nóng mới có thể mở máy điều hòa nhiệt độ ở các phòng máy. Cửa ra vào phòng máy phải luôn được đóng kín, theo thói quen của đại đa số giáo viên và học sinh thường không bao giờ đóng kín của ra vào. - Máy chiếu, thiết bị âm thanh các phòng học tắt hẳn nguồn điện khi không có nhu cầu sử dụng. - Tắt các thiết bị sử dụng điện khi hết giờ học (kể cả khi 2 tiết đầu lớp này học và 2 tiết sau lớp khác học thì trực ban có trách nhiệm kiểm tra và tắt các thiết bị sử dụng điện trong giờ giải lao 30 phút). c. Sử dụng điện nơi công cộng và bãi xe : - Tại các nhà vệ sinh : Nghiêm cấm mở đèn vào ban ngày, khi không đủ ánh sáng tự nhiên. - Ở các hành lang chỉ mở đèn khi có lớp học (như Trung tâm đã quy định trước đây) - Thực hiện quy định mới lãnh đạo cơ quan, từ ngày 01/03/2011 nghiêm cấm cán bộ CB.CNV mở đèn khuôn viên vườn hoa. - Tắt các thiết bị chiếu sáng thuộc dãy hành lang phòng học, tường rào khi hết giờ làm việc (21 giờ đêm), chỉ để lại một số vị trí để bảo vệ cơ quan (như Trung tâm đã quy định trước đây). d. Việc sửa chữa, thay thế, trang bị mới thiết bị sử dụng điện - Kiểm tra, sửa chữa hệ thống đường dây tải điện, đảm bảo không quá tải gây hao phí điện năng. - Khi thay thế đèn chiếu sáng hư hỏng nên sử dụng loại đèn nào giảm được tiêu hao năng lượng điện và có hiệu quả. e. Quy định trách nhiệm và tổ chức thực hiện
- - Toàn thể Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên Trung tâm KTTH – HN tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm thực hiện đúng quy định nhằm đạt được tiết kiệm ít nhất 10% điện năng sử dụng của Trung tâm. - Ban Giám đốc, các phòng, ban có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên sử dụng điện có hiệu quả theo quy định. - Phân công cán bộ trực ban của trung tâm có trách nhiệm hàng ngày theo dõi việc thực hiện tiết kiệm điện theo quy định. Ngoài ra lãnh đạo trung tâm phân công trách nhiệm một nhân viên hàng ngày kiểm tra việc sử dụng đèn quạt, các thiết bị điện khác ở tất cả các phòng học và phòng làm việc. IV. KẾT QUẢ : * Đăng ký phương án sử dụng năm 2011 và kết quả sử dụng điện tiết kiệm năm 2010 : (theo thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC – BCT ngày 01/06/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công thương) : (Bảng phụ lục kèm theo) Ngay từ khi Quy định sử dụng điện tiết kiệm của Trung tâm có hiệu lực thi hành cho thấy mỗi cán bộ, giáo viên ý thức hơn trong việc sử dụng các thiết bị điện mỗi khi ra vào phòng, không còn đèn, quạt nơi nào được mở khi không có người trong phòng sử dụng hoặc khu vực đèn hành lang, khuôn viên bãi xe hệ thống đèn được sử dụng hợp lý. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Để giải pháp sử điện tiết kiệm đảm bảo hiệu quả trong công việc, hàng tuần họp cơ quan, cán bộ phụ trách thi đua khen thưởng thống kê tình hình ghi nhận trong sổ trực ban hàng ngày để báo cáo toàn cơ quan, ai vi quy chế về việc quy định sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả của cơ quan bị xử lý tùy mức độ trừ điểm thi đua, ai được ghi nhận quản lý sử dụng điện đúng quy định được khen thưởng vào kỳ trả của tháng. Công tác này đều được toàn thể CB.CNV hưởng ứng đăng ký thi đua và chấp hành vì có thưởng – có phạt nghiêm minh công bằng. - Hàng tháng khi nhân viên điện lực đưa báo tiền điện tôi đều cập nhật số liệu điện năng tiêu thụ của tháng này xem định mức tiêu thụ phát sinh có chênh lệch vượt nhiều hơn tháng trước không, và báo cho Giám đốc biết tình hình sử dụng điện trong tháng, và trong cuộc họp cơ quan cán bộ các phòng ban chuyên môn, nhân viên phụ trách hệ thống điện, phải có ý kiến trình bày nguyên nhân vì sao tăng hoặc giảm để lãnh đạo có những điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng điện.
- Việc thực hành tiết kiệm điện phải luôn được hình thành từ trong nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên và kể cả học sinh. Nhưng bên cạnh đó không thể thiếu bộ phận kiểm tra giám sát toàn bộ trung tâm trong việc việc chấp hành các nội quy, quy định về sử dụng điện tiết kiệm đúng quy định trung tâm đề ra. Cán bộ bảo trì hệ thống điện thường xuyên kiểm ra rò rĩ điện, khi sửa chữa thay thế thiết bị điện ngoài chức năng chính còn phải tính đến lượng điện năng tiêu thụ có tiết kiệm không để thay thế các sản phẩm sử dụng điện tiết kiệm năng lượng kể cả môi trường. Đề xuất lãnh đạo cơ quan và Ban tin học nghiên cứu đưa vào thí nghiệm cài đặt phần mềm quản lý điện năng miễn phí (ToiTietKiem.Vn Professional) từ chương trình dự án máy tính xanh vào toàn bộ máy vi tính của đơn vị để theo dõi tổng kết và áp dụng nếu có hiệu quả cao. VI. KẾT LUẬN: Việc thực hành tiết kiệm điện không phải là đề tài mới mẽ gì trong giai đoạn hiện nay, tùy mỗi nơi, mỗi điều kiện sử dụng điện tiết kiệm khác nhau có cách và bên cạnh đó môi trường giáo dục vẫn còn một số hạn hạn chế nhất định do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết vào mùa khô, nóng có thể làm giảm năng suất lao động của CB.CNV, giáo viên và tâm lý, thái độ học tập của học sinh học sinh. Qua đó nếu trong điều kiện thời tiết ban ngày quá nóng, cũng không thể hạn chế việc tắt bớt quạt phòng học lý thuyết, phòng làm việc nhưng bù vào đó là tắt đi các thiết bị sử dụng điện không thật sự cần thiết và ban đêm có thể hạn chế nguồn điện ở các khu vực chiếu sáng công cộng … Từ thực tế tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai cho thấy lịch cắt điện luân phiên của ngành điện do thiếu điện một phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giảng dạy và học tập của trung tâm. Qua đó, thiết nghĩ ngành điện căn cứ biểu đồ phụ tải của từng đối tượng khách hàng có thể chủ động liên hệ với đơn vị sử dụng điện xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng điện hàng quý theo định mức do đơn vị tự đăng ký. Nếu trong quý đó đơn vị nào đã sử dụng vượt quá định mức đăng ký sẽ bị cắt điện đề bù giảm phần sử dụng vượt định mức. Ngược lại đơn vị nào sử dụng điện tiết kiệm không vượt định mức đăng ký thì không thực hiện cắt giảm điện ở đơn vị đó, từ đó mỗi đơn vị sẽ ý thức hơn trong việc sử dụng điện tiết kiệm bằng việc giám sát mức tiêu thụ điện hàng ngày, có kế hoạch tự chủ điều chỉnh sử dụng điện phù hợp, tiết kiệm không bị cắt điện ảnh hưởng đến công tác đồng thời góp phần giảm chi phí cho ngân sách, đảm đủ nguồn điện phục vụ sinh hoạt công tác và an ninh năng lượng quốc gia .
- Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan giáo dục … không phải là đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc theo dõi quản lý sử dụng điện tiết kiệm là vấn đề hết sức đơn giản khi tập thể lãnh đạo, cá nhân mỗi CB.CNV luôn ý thức trong việc sử dụng điện hợp lý tiết kiệm, (bỏ thói quen không đóng cửa khi mở máy lạnh, tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết trong phòng làm việc, tắt đèn quạt, máy lạnh khi ra ngoài hoặc không sử dụng điện cơ quan để phục vụ công việc cá nhân …) sẽ tiết kiệm không nhỏ nguồn ngân sách nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tiết kiệm điện không phải là cắt hay giảm bớt đi các thiết bị sử dụng sử dụng điện mà là biết sử dụng điện một cách hợp lý, đúng mức. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 02/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện ; - Quyết định số 294/QĐ/TTHN, ngày 25/10/2006 của Giám đốc Trung tâm KTTH – Hướng nghiệp Đồng Nai về việc quy định sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ; - Báo cáo số 97/BC.TTHN, ngày 13/03/2010 của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai về việc đăng ký phương án sử dụng điện ; - Chỉ thị số 05/CT.UBND tỉnh Đồng Nai ngày 12/04/2010 về việc thực hiện sử dụng tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2010 ; - Thông tin phần mềm giải pháp sử dụng máy tính tiết kiệm năng lượng trên wetbsite Http://greenpc.toitietkiem.vn - Chỉ thị 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện. - Công văn số 461/CTr-GDĐT ngày 05/4/2011của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai thực hiện Quyết định 621/QĐ-UBND ngày 11/3/2011 của UBD tỉnh Đồng Nai ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Xác nhận của đơn vị : Biên Hòa, ngày 07 tháng 5 năm 2011 Người viết Nông Quang Đồng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
27 p | 317 | 59
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độn trải nghiệm sáng tạo giờ ra chơi tại liên đội THCS Lê Đình Chinh
27 p | 373 | 31
-
SKKN: Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ .động của học sinh trong học tập môn ngữ Văn lớp 6,7 ở trường THCS Buôn Trấp
38 p | 421 | 26
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non
25 p | 180 | 21
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non Đồng Tĩnh
19 p | 341 | 14
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
23 p | 170 | 11
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy và học tin học ở trường tiểu học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin
31 p | 70 | 9
-
SKKN: Khắc phục khó khăn và sai lầm thường gặp trong giải toán Tổ hợp – Xác suất cho học sinh Trung học phổ thông
18 p | 77 | 9
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng HSG môn Hóa Học 9 qua chuỗi phản ứng vô cơ và viết PTHH
34 p | 176 | 9
-
SKKN: Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Buôn Trấp
35 p | 130 | 8
-
SKKN: Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông
18 p | 91 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
33 p | 45 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong trường mầm non
27 p | 72 | 5
-
SKKN: Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5
22 p | 71 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục Âm nhạc
31 p | 79 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn