Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục của một đất <br />
nước là rất lớn, rất quan trọng. Sự giảng giải, hướng dẫn, tổ chức, điều <br />
khiển để học sinh lĩnh hội tri thức và hình thành các phẩm chất, năng lực là vô <br />
cùng cần thiết. Song trong dạy và học chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà <br />
phải biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ; học hỏi ở mọi phương tiện để có <br />
thể bồi đắp, tu dưỡng thêm vốn hiểu biết đồng thời hình thành và phát triển <br />
một số năng lực, phẩm chất của mình.<br />
Trước đây, một thời gian dài các nhà làm giáo dục tin rằng học sinh sẽ <br />
đạt được kết quả học tập tốt khi Anh chị phụ trách giải thích kiến thức một <br />
cách đầy đủ và rõ ràng, khoa học, còn học sinh chỉ cần tiếp thu, ghi nhớ đầy <br />
đủ kiến thức đó. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu giáo dục đã được <br />
thực hành thí điểm trên một số miền của đất nước đã khẳng định việc học <br />
của trẻ em sẽ đạt hiệu quả cao khi học sinh được chủ động tích cực, tự giác, <br />
hợp tác trong quá trình học tập.<br />
Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, <br />
xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp mọi miền của đất nước và <br />
đặc biệt là sự hội nhập với thế giới trên các lĩnh vực ngày càng sâu rộng. Nó <br />
đòi hỏi nước ta phải có lớp người lao động mới tích cực, năng động, sáng tạo, <br />
bản lĩnh... <br />
Muốn vậy phải bắt đầu từ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mà trước hết <br />
là từ nhà trường tiểu học, tạo nền tảng cho các cấp học sau. Điều đó đòi hỏi <br />
Anh chị phụ trách phải có sự đổi mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc <br />
xây dựng Hội đồng tự quản trong lớp học là một trong những nội dung trong <br />
đề án đổi mới giáo dục toàn diện của Bộ giáo dục và Đào tạo.<br />
Khi mới triển khai thực hiện xây dựng Hội đồng tự quản trong dư luận <br />
có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Ngay cả trong đội ngũ quản lý, giáo viên cũng <br />
cảm thấy bất an, lo lắng; một số ít còn cảm thấy hoang mang. Song với kinh <br />
nghiệm chưa nhiều bản thân mới được tiếp cận và vận dụng từ năm học <br />
2013 2014 cho đến nay và đã thấy được hiệu quả của việc xây dựng Hội <br />
đồng tự quản trong lớp 3E Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, học sinh năng <br />
động, tự tin, mạnh dạn, chủ động tích cực hơn trước rất nhiều, tạo được <br />
không khí thi đua học tập rất tốt trong lớp; ý thức trách nhiệm của học sinh <br />
ngày càng được nâng cao... Chính vì vậy tôi đã lựa chọn để tài: “Nâng cao tổ <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
1<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội Sao ở lớp 3” để chia <br />
sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm với những đồng nghiệp và các bạn.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Giáo viên nêu hiệu quả trong xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản <br />
lớp học trong tiết học sinh hoạt Đội Sao ở lớp 3E Trường Tiểu học Nguyễn <br />
Văn Trỗi.<br />
Phân tích thực trạng, cách thức xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản <br />
học sinh trong lớp học trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp 3E Trường <br />
Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lắk.<br />
Học sinh tổ chức được kế hoạch sinh hoạt trong tiết sinh hoạt Đội – <br />
Sao theo đúng chủ điểm.<br />
Giáo viên đề xuất các biện pháp và kiến nghị với cấp trên một số giải <br />
pháp để xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản học sinh trong lớp học đạt <br />
hiệu quả cao hơn.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản học sinh trong tiết học sinh hoạt <br />
Đội Sao ở lớp 3E Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Ana, <br />
tỉnh Đăk Lắk.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng của đề tài là quy trình xây <br />
dựng và tổ chức Hội đồng tự quản học sinh trong tiết học sinh hoạt Đội – <br />
Sao ở lớp 3.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu <br />
sau: <br />
Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục <br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Như chúng ta đã biết, hầu hết các Anh chị phụ trách trong trường Tiểu <br />
học đều làm công tác sinh hoạt Đội – Sao cho học sinh. Công tác sinh hoạt <br />
Đội – Sao là hệ thống những kế hoạch, biện pháp mà Anh chị phụ trách đưa <br />
ra nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của <br />
mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
2<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới <br />
phương pháp giáo dục nên công tác sinh hoạt Đội – Sao càng được quan tâm <br />
và có những đòi hỏi cao hơn. Qua trao đổi cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo <br />
sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi Anh chị phụ trách càng ý thức sâu sắc <br />
hơn tầm quan trọng của công tác sinh hoạt Đội – Sao và nhiệm vụ cao cả của <br />
Anh chị phụ trách. Phong trào thi đua trở thành Anh chị phụ trách giỏi đã được <br />
hầu hết các Anh chị phụ trách tham gia tích cực.<br />
Mô hình VNEN tập trung vào đổi mới sư phạm như đổi mới phương <br />
pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá, phương pháp tổ chức lớp <br />
học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì vai trò của Anh chị phụ trách là hết <br />
sức quan trọng, quyết định thành công của quá trình dạy học theo mô hình <br />
này.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Dưới đây là số liệu tôi điều tra được từ lớp 3E đầu năm học 2016 – <br />
2017, áp dụng dạy VNEN:<br />
Tổng số: 26 em. Nữ: 11 em ; KTật: 0 ; Hộ nghèo: 1, Cận nghèo: 2, <br />
Dân tộc: 0. Mồ côi: 1; Bố mẹ li dị: 1; Sống với ông bà: 2.<br />
* Ưu điểm:<br />
Bản thân là Anh chị phụ trách đã có hơn 3 năm kinh nghiệm trong việc <br />
xây dựng bộ máy Hội đồng tự quản lớp học.<br />
100% học sinh trong lớp là dân tộc Kinh nên có sự tiếp thu kiến thức <br />
từ Anh chị phụ trách nhanh chóng và chính xác.<br />
Nội dung sinh hoạt của lớp theo từng tháng, từng chủ điểm dựa trên <br />
kế hoạch của Tổng phụ trách Đội triển khai.<br />
Sau đây là bảng khảo sát số lượng học sinh thích học và chưa thích học <br />
tiết sinh hoạt Đội – Sao đầu năm học 2016 – 2017:<br />
<br />
Học sinh Thích học Chưa thích học<br />
<br />
Nam 9 HS chiếm 34,6% 6 HS chiếm 23%<br />
<br />
Nữ 6 HS chiếm 23 % 5 HS chiếm 19,2 %<br />
<br />
<br />
Có 42,2 % học sinh trong lớp chưa thích học tiết sinh hoạt Đội – Sao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
3<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
Một số học sinh trong lớp chưa quan tâm đến nội dung tiết học, cảm <br />
thấy tiết học không lôi cuốn. Còn làm việc riêng trong giờ học, không tham <br />
gia vào các hoạt động vui chơi trong tiết học.<br />
Một số học sinh trong giờ học làm việc riêng hoặc “bảo gì làm nấy”. <br />
Tính tự học chưa cao, còn đợi bạn bè nhắc nhở. Chưa tích cực tham gia các <br />
hoạt động do Ban tự quản đề ra.<br />
* Nguyên nhân:<br />
+ Nguyên nhân khách quan:<br />
Dư luận xã hội còn nhiều ý kiến trái chiều trong việc áp dụng Hội <br />
đồng tự quản trong lớp học dẫn đến nhiều phụ huynh chưa hiểu đúng ý nghĩa <br />
của Hội đồng tự quản nên chưa thật sự ủng hộ Anh chị phụ trách trong việc <br />
xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản của tiết sinh hoạt Đội – Sao.<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
Học sinh tiểu học hiếu động, ham chơi nên khi giao việc học sinh còn <br />
chưa tự giác đôn đốc nhau thực hiện nên công tác tự quản đôi lúc chưa phát <br />
huy được tác dụng.<br />
Học sinh chưa phát huy hết sự điều hành các hoạt động mà Ban tự <br />
quản phụ trách. Còn rụt rè, chưa tự tin khi đề xuất, nêu suy nghĩ, chia sẻ tình <br />
cảm sau tiết học. Chưa mạnh dạn trong khi thực hiện các hoạt động hoặc các <br />
trò chơi do Ban tự quản điều khiển. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Giáo viên xây dựng được Hội đồng tự quản biết thực hiện các hoạt <br />
động trong tiết sinh hoạt Đội – Sao.<br />
Giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo <br />
dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường <br />
giáo dục, được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo. <br />
Phát triển tính tự giác, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác, đoàn <br />
kết của học sinh.<br />
Vì vậy để xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản hiệu quả và phát huy <br />
được tác dụng tốt nhất tôi đã vận dụng các biện pháp sau để khắc phục <br />
những khó khăn khách quan và chủ quan cụ thể như sau:<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
* Xây dựng Hội đồng tự quản:<br />
Trong Hội đồng tự quản chủ tịch, phó chủ tịch không chỉ tuân thủ các <br />
yêu cầu của Anh chị phụ trách một cách cứng nhắc mà học sinh có thể đề đạt <br />
lên Anh chị phụ trách ý kiến thu thập từ các bạn hoặc ý kiến cá nhân về <br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
4<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
những hoạt động của trường, của lớp, về cách thức tự quản, điều hành lớp. <br />
Các chức danh của Hội đồng tự quản thông qua tranh cử không phải gieo vào <br />
lòng học sinh những ganh đua, háo danh như một số người lo ngại mà ở đây <br />
học sinh không có bất kỳ một quyền lợi gì chỉ đơn giản là vị trí mà học sinh <br />
tự bầu lên để cùng nhau quản lý lớp học, cùng học tập hoạt động trong bầu <br />
không khí dân chủ.<br />
Hội đồng tự quản học sinh nuôi dưỡng sự hồn nhiên, trong sáng của <br />
học sinh bởi lẽ học sinh không áp đặt cứng nhắc, không lo phải giấu diếm <br />
suy nghĩ cá nhân mà thoải mái nói lên suy nghĩ của mình, thảo luận với các <br />
bạn để xây dựng hoạt động của lớp. Có chỗ nào sau khi trao đổi với các bạn <br />
trong nhóm vẫn chưa hiểu, học sinh sẽ được Anh chị phụ trách hỗ trợ. Nếu <br />
như trước đây, khi học sinh chưa áp dụng mô hình VNEN thì học sinh còn thụ <br />
động né tránh, không có chính kiến, không dám phản biện, thầy cô nói gì nghe <br />
nấy, không có tinh thần tập thể, thờ ơ với mọi vấn đề của bạn bè và cuộc <br />
sống xung quanh... thì với mô hình VNEN học sinh biết sống tự tin, thẳng <br />
thắn và chủ động trong cuộc sống.<br />
Khi phụ huynh đã hiểu rõ bản chất của vấn đề, đồng thời thấy được <br />
tác dụng to lớn của Hội đồng tự quản mang lại cho con em của mình, lúc đó <br />
tôi đã khéo léo vận động phụ huynh tham gia đồng hành với Hội đồng tự quản <br />
từ công đoạn thành lập cho đến tất cả các hoạt động về sau và kết quả tôi thu <br />
được là phụ huynh ủng hộ và tham gia một cách rất nhiệt tình, đầy trách <br />
nhiệm góp phần rất lớn vào thành công trong xây dựng và tổ chức Hội đồng <br />
tự quản của lớp 3E.<br />
Để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kĩ nằng tổ chức Hội đồng tự quản <br />
cho Anh chị phụ trách. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trong khối <br />
và nhà trường. Chúng tôi đã đưa ra những khó khăn vướng mắc của mình và <br />
đồng nghiệp còn đang lúng túng để thảo luận, trao đổi tìm cách giải quyết. <br />
Tập trung nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức Hội đồng tự quản. Phân <br />
công Anh chị phụ trách có kĩ năng tốt nhất trong khối thực hiện kế hoạch đã <br />
được khối xây dựng. Các Anh chị phụ trách còn lại quan sát tập trung vào học <br />
sinh, cách phản ứng của học sinh trong từng hoạt động, cách điều khiển công <br />
việc của nhóm, của các ban và của lãnh đạo Hội đồng tự quản, phát hiện <br />
những khó khăn, vướng mắc, thái độ, tình cảm, của học sinh.<br />
Sau đó cùng nhau chia sẻ ý kiến, rút kinh nghiệm. Qua những buổi sinh <br />
hoạt chuyên môn như vậy chúng tôi đã hình thành được mối quan hệ đồng <br />
nghiệp thân thiện, cởi mở, cộng tác và học tập lẫn nhau. Anh chị phụ trách <br />
không còn bỡ ngỡ, lúng túng; kĩ năng xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
5<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
cũng dần dần được nâng lên. Cho đến bây giờ đội ngũ Anh chị phụ trách <br />
trong khối nói riêng, Anh chị phụ trách trong toàn trường nói chung đã tự tin, <br />
thành thạo trong việc xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản của lớp mình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh lớp 3E<br />
Bên cạnh đó, Anh chị phụ trách phải luôn tôn trọng học sinh, phải hiểu <br />
rằng học sinh tiểu học làm sai là chuyện bình thường vì có những việc đối <br />
với người lớn là rất dễ nhưng đối với học sinh tiểu học lại vô cùng khó. Vì <br />
vậy khi các em làm sai, hay làm chưa tốt Anh chị phụ trách cần bình tĩnh, nhẹ <br />
nhàng chỉ bảo, hướng dẫn học sinh làm lại cho đúng, cho tốt. Anh chị phụ <br />
trách cần tránh làm cho học sinh sợ làm sai, nói sai vì học sinh sợ là học sinh <br />
không dám nói mà học sinh không dám nói thì kĩ năng giao tiếp của học sinh <br />
không được phát triển, học sinh lại càng trở nên nhút nhát, thiếu tự tin hơn.<br />
Đồng thời Anh chị phụ trách cần tập trung nhiều hơn để giúp đỡ học <br />
sinh nhút nhát, tạo cơ hội để học sinh được nói nhiều, làm nhiều. Dành những <br />
câu hỏi, việc làm dễ nhất cho học sinh, tập cho học sinh trao đổi với bạn <br />
trong nhóm, nhờ nhóm giúp đỡ để bạn tiến bộ, không làm giúp bạn mà dành <br />
những câu hỏi, việc dễ cho bạn giúp bạn nói ra những gì mình nghĩ, thường <br />
xuyên nói chuyện, trao đổi với bạn. Ngoài việc học những lúc rãnh rỗi nói <br />
chuyện với bạn, hỏi thăm về gia đình, về cuộc sống của bạn...<br />
Với học sinh tiểu học việc để có kỉ luật, tự giác tuyệt đối là việc không <br />
thể vì đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh hiếu động, ham chơi, dễ <br />
nhớ nhưng cũng chóng quên nên việc “có kỉ luật tự giác” chỉ đòi hỏi ở học <br />
sinh vui vẻ chấp hành những quy ước của lớp, nghiêm túc thực hiện nội quy <br />
của nhà trường, cố gắng tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của đội. <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
6<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
Với học sinh tiểu học không thể đòi hỏi học sinh hoàn toàn tự giác thực hiện <br />
nhiệm vụ đã được giao mà thầy cô phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, <br />
động viên, khuyến khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động và hoàn <br />
thành công việc được giao. Để giúp học sinh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của <br />
mình, Anh chị phụ trách không nên có những quy định hay giao những công <br />
việc, nhiệm vụ phức tạp, dài dòng vì học sinh khó nhớ không thực hiện hết <br />
được, cần ngắn gọn, phân công cụ thể theo tuần, tháng.<br />
* Vai trò của Anh chị phụ trách trong hoạt động của Hội đồng tự <br />
quản:<br />
Hội đồng tự quản là một tổ chức dân chủ, tự quản và điều hành tập <br />
thể. Nội dung hoạt động của lớp đều được bàn bạc, thống nhất trong tập thể <br />
trên cơ sở đề xuất của các ban. Tuy vậy vai trò của Anh chị phụ trách là vô <br />
cùng to lớn. Như chúng ta đã thấy ở trên, ngay từ khâu chuẩn bị đến khâu bầu <br />
cử và thành lập các ban trong Hội đồng tự quản Anh chị phụ trách luôn giữ <br />
vai trò là người định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh xây dựng và tổ <br />
chức. Vì vậy đối với các hoạt động của Hội đồng tự quản thì Anh chị phụ <br />
trách cũng luôn giữ vai trò như vậy. Hơn thế nữa mọi hoạt động trong nhà <br />
trường đều cũng để đáp ứng mục tiêu và mục đích giáo dục đã được đề ra do <br />
đó Hội đồng tự quản tổ chức bất cứ một hoạt động nào cũng phải xuất phát <br />
và gắn liền với mục đích giáo dục, những nội dung giáo dục không phải là do <br />
học sinh đề ra mà là do Anh chị phụ trách xây dựng và học sinh hay các ban <br />
dựa vào đó để xây dựng kế hoạch hoạt động của ban mình.<br />
Ví dụ: Để tham gia đêm diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt <br />
Nam 20/11 của trường.<br />
Trong kế hoạch Anh chị phụ trách phải xây dựng là lớp tham gia 1 tiết <br />
mục có chất lượng và Anh chị phụ trách phải làm rõ cho học sinh hiểu về chủ <br />
đề, nội dung, yêu cầu của các tiết mục văn nghệ.<br />
Trên cơ sở kế hoạch của Anh chị phụ trách, Ban văn nghệ mới xây <br />
dựng kế hoạch hoạt động của ban: Thành lập đội văn nghệ, phân công sưu <br />
tầm, lên lịch tập luyện, thời gian, địa điểm...<br />
Khi Hội đồng tự quản đã có kế hoạch hoạt động Anh chị phụ trách <br />
cũng cần xem xét các kế hoạch đó, trao đổi, gợi ý để học sinh hoàn thiện kế <br />
hoạch đồng thời Anh chị phụ trách phải tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ và giám <br />
sát quá trình học sinh tổ chức và thực hiện kế hoạch đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
7<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đội văn nghệ lớp 3E tham dự Hội thi Giai điệu Tuổi hồng cấp trường<br />
Ví dụ: Để xây dựng mối đoàn kết giữa các ban trong lớp với nhau Anh <br />
chị phụ trách tư vấn cho Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi kéo co giữa các <br />
ban với nhau và nêu rõ ý nghĩa của trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức <br />
mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu như không có <br />
sự hợp tác đoàn kết thì chắc chắn sẽ thua.<br />
Qua trò chơi, Anh chị phụ trách vừa giúp ban văn nghệ tự tin, mạnh <br />
dạn, rèn luyện thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi vừa giúp học sinh thể <br />
hiện sự đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ.<br />
* Làm rõ vai trò, trách nhiệm, công việc của các ban trong Hội đồng tự <br />
quản ở tiết sinh hoạt Đội Sao:<br />
Ban học tập có nhiệm vụ:<br />
Lên kế hoạch cho lớp sinh hoạt theo chủ điểm mà Đội đưa ra. Phổ <br />
biến nội dung sinh hoạt cho các ban, các nhóm trưởng. Các nhóm trưởng nhận <br />
kế hoạch và phổ biến cho các thành viên trong nhóm. Ví dụ: Tháng 5 chủ <br />
điểm Bác Hồ kính yêu. Ban học tập lên kế hoạch trong tiết sinh hoạt tìm hiểu <br />
về Bác Hồ, các bài văn, bài thơ về Bác hoặc các tác phẩm văn thơ của Bác <br />
Hồ sáng tác. Sau đó Ban học tập sẽ yêu cầu Ban thư viện mượn sách ở thư <br />
viện hoặc sưu tầm các kiến thức liên quan để phổ biến cho lớp. Các nhóm <br />
trưởng điều khiển nhóm trực tiếp, kiểm tra, báo cáo Anh chị phụ trách về <br />
những hoạt động đã thực hiện được hoặc chưa thự hiện được.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
8<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
Là người điều khiển tiết học khi đã chuẩn bị trước. Là người hướng <br />
dẫn cả lớp thực hiện các hoạt động được giao. Ví dụ: Trong chủ điểm ngày <br />
20/11. Ban học tập đưa ra những nội dung chính của tiết học, chia sẻ mục <br />
tiêu, yêu cầu của bài học. Giới thiệu bài học hoặc có thể làm người dẫn <br />
chương trình trong trò chơi của tiết học.<br />
Hỗ trợ các bạn học tập, giúp các bạn hiểu bài: Để làm tốt nhiệm vụ <br />
này ban học tập hỗ trợ, giúp bạn chứ không phải làm dùm bạn, cần đặt <br />
những câu hỏi gợi ý để các bạn suy nghĩ và làm bài.<br />
Phối hợp với ban văn nghệ để vừa tổ chức cho lớp vui chơi vừa hoàn <br />
thành các hoạt động của bài.<br />
Ví dụ: Tổ chức một trò chơi nhỏ trong khởi động đầu tiết học, ai làm <br />
sai phải đọc lại một bảng nhân, chia đã học... hay đặt một câu theo mẫu: Ai <br />
làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?... chia sẻ các tài liệu liên quan đến nội dung học <br />
tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bạn Lê Thị Như Ý Chủ tịch Hội đồng tự quản<br />
đang hướng dẫn các bạn chơi trò chơi<br />
Bên cạnh đó để phát huy tốt vai trò của ban học tập tùy từng bài học, <br />
từng hoạt động mà Anh chị phụ trách có thể để ban học tập kiểm tra lại kiến <br />
thức của cả lớp đã làm. Đồng thời yêu cầu ban học tập ngoài việc học của <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
9<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
mình còn phải bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét, đánh giá tình hình <br />
học tập của lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bạn Nguyễn Đức Thịnh – Ban học tập <br />
đang tổ chức trò chơi chuyền thư ôn lại bài cũ<br />
+ Ban nề nếp và vệ sinh có nhiệm vụ:<br />
Theo dõi vệ sinh chung của lớp, phân công, nhắc nhở, kiểm tra việc <br />
quét dọn vệ sinh của các bạn trong lớp cả vệ sinh cá nhân như ăn mặc, đầu <br />
tóc, chân tay... Theo dõi cả về sức khỏe của các bạn để kịp thời báo cáo với <br />
Anh chị phụ trách hoặc cô y tế. Ví dụ trong chủ điểm tháng 9 bài “Truyền <br />
thống nhà trường” hoặc “Yêu Sao – Yêu Đội” Ban nề nếp & vệ sinh giới <br />
thiệu một số hoạt động bảo vệ môi trường, lớp học xung quanh, giữ gìn <br />
trường lớp sạch đẹp. Qua đó Ban nề nếp và vệ sinh theo dõi những bạn Sao <br />
nhi chăm ngoan, tích cực sẽ được Kết nạp Đội lần 1 vào ngày 22/12.<br />
+ Ban văn nghệ có nhiệm vụ:<br />
Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu các tiết học có <br />
thể lồng ghép để ôn bài. Thành lập đội văn nghệ của lớp, sưu tầm các tiết <br />
mục, tổ chức tập luyện để tham gia các phong trào của trường của Đội.<br />
Để giúp ban văn nghệ hoàn thành nhiệm vụ của mình Anh chị phụ trách <br />
cần bồi dưỡng, trang bị cho học sinh các trò chơi nhỏ phù hợp, tập thêm các <br />
bài hát thiếu nhi phù hợp, hướng dẫn, làm mẫu để học sinh học tập và tự tổ <br />
chức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
10<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bạn Kiên Di – Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động đầu tiết học<br />
+ Ban thư viện có nhiệm vụ:<br />
Sau khi Anh chị phụ trách giới hạn nội dung tiết sinh hoạt thì Ban thư <br />
viện lấy sách, tranh ảnh sưu tầm được hoặc các kiến thức có liên quan đến <br />
bài học phát cho các bạn Sao nhi trong lớp.<br />
Quản lý góc thư viện: Sau khi tiết học kết thúc có thể cho các bạn <br />
mượn truyện đọc tại lớp, đem về nhà hoặc thu hồi khi các bạn trả. Theo dõi <br />
việc đọc truyện tại lớp của các bạn.<br />
Hàng tuần liên hệ mượn và trả truyện ở thư viện nhà trường hoặc <br />
người phụ trách. Mượn những sách, tài liệu có liên quan đến chủ điểm của <br />
tháng để học sinh trong lớp nắm rõ hơn nội dung của chủ điểm. Ví dụ: Chủ <br />
điểm tháng 9 “Mái trường mến yêu” Ban thư viện mượn sách, báo, truyện tại <br />
thư viện có liên quan đến chủ điểm cho các bạn trong lớp đọc, giúp học sinh <br />
tìm hiểu thêm về truyền thống nhà trường, nội quy trường, lớp, …<br />
Có thể tìm hiểu giới thiệu những câu chuyện hay để các bạn tìm đọc <br />
hoặc sưu tầm các câu chuyện đọc cho các bạn nghe vào đầu giờ học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
11<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ban thư viện tham khảo và chuẩn bị phát tài liệu liên quan đến tiết học cho <br />
lớ p<br />
Bên cạnh việc làm rõ nhiệm vụ của từng ban thì việc kết nối hoạt <br />
động hay sự phối hợp hoạt động giữa các ban cũng rất quan trọng, nó tạo sự <br />
gắn kết, đồng bộ, không chồng chéo trong hoạt động giữa các ban. Vì thế <br />
giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với học sinh để học sinh hiểu được mục <br />
tiêu, nội dung giáo dục của lớp trong tuần này là gì hoặc trong tháng này là gì <br />
để các trưởng ban, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng tự quản và Anh chị phụ <br />
trách sẽ thảo luận xem thực hiện hoạt động gì để đạt mục tiêu giáo dục đó. <br />
Sau khi đã thống nhất nội dung hoạt động các ban sẽ họp bàn xây dựng kế <br />
hoạch hoạt động của ban mình. Lúc này Anh chị phụ trách cần hỗ trợ, định <br />
hướng cho học sinh về cách tiến hành hoạt động của ban.<br />
Sau mỗi hoạt động cần dành thời gian để các ban kiểm điểm lại hoạt <br />
động, khen ngợi, động viên các bạn làm tốt, hoạt động tích cực. Sau mỗi giai <br />
đoạn hoạt động, Hội đồng tự quản cần họp lại nhận xét và rút kinh nghiệm <br />
cho các hoạt động và ý thức tham gia của các thành viên. Anh chị phụ trách <br />
nhận xét, khen ngợi và đề cao những việc học sinh đã làm được góp phần <br />
thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Tuyên dương học sinh làm tốt, các ban làm <br />
tốt để thúc đẩy và tạo hứng thú, niềm tin cho học sinh trong các hoạt động <br />
tiếp theo.<br />
* Chuẩn bị trò chơi<br />
Chọn trò chơi phù hợp với chủ đề sinh hoạt. Ví dụ chủ điểm ngày <br />
20/11 sẽ chọn trò chơi phù hợp như “Hái hoa dâng chủ” hoặc tổ chức thi hát, <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
12<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
kể chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ban học tập tự giới thiệu, dẫn <br />
chương trình, làm quản trò. Anh chị phụ trách quan sát hoặc trợ giúp khi học <br />
sinh gặp khó khăn.<br />
Anh chị phụ trách giao nhiệm vụ cho Ban văn nghệ tổ chức các trò <br />
chơi đã sưu tầm trước. Ban văn nghệ phải hiểu được nội dung trò chơi, hình <br />
thức chơi, luật chơi để tổ chức trò chơi cho cả lớp. Điều này làm cho lớp học <br />
sôi nổi, không bị nhàm chán vì vốn trò chơi của Ban văn nghệ đã rất phong <br />
phú.<br />
* Phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức tốt buổi sinh hoạt Đội – <br />
Sao Ví dụ : Trong tiết sinh hoạt Đội – Sao đầu tuần chủ điểm “Ngày thành <br />
lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12”. Anh chị phụ trách liên hệ mời phụ <br />
huynh học sinh đang công tác tại Quân đội hoặc phụ huynh công tác trong lực <br />
lượng CA xã đến giao lưu và nói thêm về truyền thống tốt đẹp của Quân đội <br />
nhân dân Việt Nam nhằm tạo cho học sinh hiểu biết thêm về lịch sử của <br />
Quân đội nhân dân Việt Nam. Tạo nên sự tiếp thu gần gũi với học sinh, đi sâu <br />
kiến thức giúp học sinh nhớ rõ hơn khi tiếp thu kiến thức bằng sách giáo <br />
khoa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lễ kết nạp Đội của học sinh lớp 3 ở Đài tưởng niệm các anh hùng liệt <br />
sĩ<br />
Phụ huynh học sinh gợi ý về nội dung sinh hoạt. Ví dụ: Hỗ trợ một số <br />
gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Qua đó học <br />
sinh biết thêm về hoàn cảnh gia đình thương binh, liệt sĩ, tạo nên tinh thần <br />
yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước.<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
13<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
* Tạo sự thoải mái, sáng tạo cho học sinh trong tiết học<br />
Ví dụ: Trong tiết sinh hoạt Đội – Sao chủ điểm “Ngày nhà giáo Việt <br />
Nam 20/11”. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “đóng vai” nhằm <br />
phát huy tính sáng tạo, tự tin trong diễn xuất, trình bày câu chuyện đã được <br />
đưa ra tình huống và phải giải quyết tình huống mà học sinh đã chuẩn bị <br />
trước ở nhà. <br />
* Tạo sự bình đẳng, cơ hội cho mọi học sinh trong Hội đồng tự quản:<br />
Trong lớp học cũng có học sinh làm rất tốt một số công việc và thể <br />
hiện được vai trò của mình nhưng cũng có những học sinh làm chưa tốt, chưa <br />
thể hiện được trò của mình. Song nhiệm vụ của Anh chị phụ trách là phải tạo <br />
ra và trao cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả học sinh chứ không phải <br />
chúng ta chỉ tập trung phát triển một số học sinh nào đó. Vì vậy, Anh chị phụ <br />
trách cần thường xuyên thay đổi vị trí chủ tịch, phó chủ tịch, các trưởng ban <br />
trong Hội đồng tự quản, việc thay đổi này sẽ giúp học sinh có hứng thú để <br />
thử thách với vai trò mới, tạo được động lực để học sinh tham gia các hoạt <br />
động. Anh chị phụ trách cần chịu khó đầu tư, kiên trì giúp đỡ, tận tình chỉ bảo <br />
học sinh thì chắc chắn bất kì học sinh nào cũng đảm nhận được các vị trí <br />
trong Hội đồng tự quản.<br />
Việc thay đổi vị trí trong Hội đồng tự quản cũng cần phải căn cứ vào <br />
tình hình của lớp, của Hội đồng tự quản, chúng ta chỉ thay đổi khi mà các vị <br />
trí trong Hội đồng tự quản đã làm tốt vai trò của mình. Vì học sinh đã làm tốt <br />
rồi giờ nhường cơ hội đó cho các bạn để các bạn được thể hiện và trải <br />
nghiệm. Anh chị phụ trách hãy mạnh dạn, trao cơ hội cho học sinh và hãy <br />
nghĩ mình làm vì học sinh chắc chắn sẽ thành công.<br />
Nhờ sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của Anh chị phụ trách từ đầu năm <br />
học đến giờ mà Hội đồng tự quản giờ đây đã hoạt động rất hiệu quả. Học <br />
sinh không còn nhút nhát, nhiều học sinh rất tự tin trong giao tiếp, trong điều <br />
hành công việc của lớp, của ban. Học sinh đã biết giúp bạn, hợp tác với bạn <br />
để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các vị trí trong Hội đồng tự quản cũng đã <br />
được thay đổi một lần, học sinh mới làm cũng đang dần dần khẳng định được <br />
mình. Học sinh được luân phiên trải nghiệm các vị trí trong Hội đồng tự quản <br />
nên học sinh rất nổ lực cố gắng hoạt động vì thế tạo được không khí học tập <br />
vui vẻ, hào hứng và các em coi mỗi ngày đến trường là một ngày vui, vì ở đó <br />
học sinh được thể hiện mình, được vui chơi, được trải nghiệm, được hợp tác <br />
làm việc và đặc biệt học sinh được tôn trọng, được công nhận nên học sinh <br />
rất tự tin. Với niềm vui đó, tôi tin tưởng chất lượng giáo dục chắc chắn ngày <br />
sẽ được nâng lên.<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
14<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
* Cần tạo ra các công cụ để hỗ trợ Hội đồng tự quản hoạt động:<br />
Muốn Hội đồng tự quản hoạt động tốt ngoài việc định hướng, hướng <br />
dẫn học sinh, Anh chị phụ trách cần tạo ra được những công cụ để hỗ trợ <br />
học sinh hoạt động. Theo quan sát, trao đổi với Anh chị phụ trách các lớp <br />
trong trường, tôi thấy các lớp đã quan tâm xây dựng các công cụ để hỗ trợ <br />
Hội đồng tự quản. Ví dụ: Đến chủ điểm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Anh <br />
chị phụ trách chuẩn bị các kiến thức về ngày 8/3 như hoàn cảnh ra đời, bối <br />
cảnh lịch sử, hình ảnh,… treo lên góc sưu tầm để học sinh nhìn thấy hình <br />
ảnh, biết được về thời gian, quy mô và giáo dục học sinh biết yêu quý các bà, <br />
các mẹ, các cô, các chị, các em,…<br />
* Tham gia các phong trào do Nhà trường tổ chức:<br />
Ngoài việc học tập, học sinh còn tham gia các phong trào do nhà <br />
trường phát động như: Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền Phong <br />
Hồ Chí Minh; Vui Tết Trung thu; Chuyên đề An toàn giao thông,… Để học <br />
sinh hiểu rõ hơn về truyền thống Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, <br />
vui chơi, học hỏi và nắm vững hơn các luật lệ An toàn giao thông…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh khó khăn được tặng quà trong dịp thành lập <br />
Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
15<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức Trung thu cho học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phối hợp với công an huyện tổ chức chuyên đề An toàn giao thông cho học <br />
sinh<br />
<br />
* Tạo ra môi trường vừa học, vừa chơi cho học sinh:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
16<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đọc sách ngoài trời<br />
Ví dụ: Trong tiết học có thể tổ chức cho học sinh vừa chơi vừa học <br />
như truyền điện các bảng nhân, bảng chia hay trả lời các mẫu câu đã học Ai <br />
là gì?; Ai thế nào?… để học sinh khắc sâu kiến thức học tập qua các trò chơi. <br />
Hoặc tổ chức các cuộc thi đọc sách ngoài trời nhằm tăng hứng thú và cải <br />
thiện tính tự học, đổi mới cách đọc sách giúp học sinh tiến bộ hơn trong việc <br />
đọc bài. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Anh chị phụ trách phải giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính <br />
tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Phải đổi mới phương pháp <br />
dạy học giúp học sinh phát huy tốt các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ <br />
năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. <br />
Muốn xây dựng một lớp có Ban tự quản tốt thì trước hết đòi hỏi Anh <br />
chị phụ trách phải có kiến thức vững chắc, phải có kỹ năng sư phạm, phải <br />
biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào <br />
thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng. Không những thế mà <br />
Anh chị phụ trách phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho <br />
cả năm học. Phải thực hiện tốt việc tổ chức lớp học. Hướng dẫn cho Hội <br />
đồng tự quản, các Ban tự quản thực hiện một cách có hiệu quả.<br />
Anh chị phụ trách cần phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình và đặc <br />
điểm tâm sinh lý của từng học sinh để có biện pháp giáo dục học sinh, hướng <br />
học sinh đi vào nề nếp tốt. Luôn gần gũi với học sinh, vừa là thầy, vừa là cha <br />
mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là chị, là bạn của học sinh. Ngoài ra còn phải <br />
kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
17<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
nhà trường, địa phương, ... nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình với nhà <br />
trường và xã hội. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
d.1.Kết quả:<br />
Với các biện pháp mà sáng kiến đã đề ra, tôi đã vận dụng từ năm học <br />
2014 2015 và đặc biệt là trong năm học này, năm học 2016 2017 với thời <br />
gian chưa nhiều, mới chỉ từ đầu năm cho đến nay xong kết quả tôi thu được <br />
là rất khả quan.<br />
Sau đây là bảng khảo sát số lượng học sinh thích học và chưa thích học <br />
tiết sinh hoạt Đội – Sao năm học 2016 – 2017:<br />
<br />
Học sinh Thích học Chưa thích học<br />
<br />
Nam 15 HS chiếm 57,6% 0 HS chiếm 0%<br />
<br />
Nữ 11 HS chiếm 42,4 % 0 HS chiếm 0 %<br />
<br />
<br />
Hiện tại không còn học sinh nào không thích học tiết sinh hoạt Đội – <br />
Sao. 100% học sinh tích cực, hứng thú trong tiết học.<br />
* Đối với Anh chị phụ trách:<br />
Anh chị phụ trách tin tưởng vào sự tổ chức các hoạt động của Ban tự <br />
quản khi thật sự có một Ban tự quản nhanh nhẹn, hiểu rõ được vấn đề và tổ <br />
chức cho lớp học những trò chơi sôi động. <br />
Như vậy, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu cộng với <br />
sự nổ lực cố gắng học hỏi, sự kiên trì hướng dẫn cho học sinh của bản thân <br />
mình, bước đầu tôi đã áp dụng thành công việc xây dựng và tổ chức Hội đồng <br />
tự quản lớp 3E trong tiết sinh hoạt Đội – Sao do tôi chủ nhiệm.<br />
* Đối với học sinh:<br />
Sự rụt rè đứng trước lớp, trước thầy cô và mọi người không còn mà <br />
thay vào đó là sự chủ động, sự tự tin.<br />
Các vị trí lãnh đạo của Hội đồng tự quản từ chỗ không năng nổ và <br />
chưa biết cách điều hành các hoạt động thì nay học sinh đã năng động, điều <br />
hành hoạt động một cách tự tin, mạch lạc, rõ ràng. Một số học sinh nhút nhát <br />
đã mạnh dạn, tích cự tham gia vào các hoạt động. Học sinh trong lớp biết hợp <br />
tác, chia sẻ và giúp đỡ nhau học tập và hoạt động, lớp học trở nên sôi nổi, có <br />
hứng thú học tập. Học sinh có ý chí, say mê và sáng tạo trong hoạt động. Biết <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
18<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
tự giải quyết được công việc của mình, tràn đầy tình yêu thương nhân ái, biết <br />
tự quản và tự giác thực hiện nhiệm vụ.<br />
Với sự gợi mở và khai thác, tôi đã thu được rất nhiều sự chia sẻ của <br />
học sinh. Từ các thông tin đó giúp cho Hội đồng tự quản và ngay cả bản thân <br />
tôi có nhiều nội dung phong phú hơn trong các buổi sinh hoạt với lớp.<br />
d.2. Giá trị khoa học:<br />
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, sau khi áp dụng giải pháp:<br />
Tinh thần, thái độ học tập của học sinh được từng bước nâng cao, nề <br />
nếp và chất lượng được ổn định và tiến bộ rõ rệt qua các bài kiểm tra định kì, <br />
đã phát huy tốt tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. <br />
Học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn trong giờ học cũng như giờ <br />
chơi; không có học sinh mất đoàn kết, gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà <br />
trường.<br />
Trong lớp tất cả học sinh đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập <br />
thể và các các hoạt động ngoại khóa.<br />
d.3. Phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Sau khi áp dụng những biện pháp trên trong công tác sinh hoạt Đội – <br />
Sao, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực. <br />
Học sinh đã tự tin chiếm lĩnh kiến thức mới, các kĩ năng hợp tác, chia <br />
sẻ, kĩ năng giao tiếp,… tiến bộ rõ rệt, đã biết làm chủ trong quá trình học tập.<br />
Bản thân tôi đã nhận thức được những ích lợi của giải pháp, thấy rõ tác <br />
dụng của giải pháp trong công tác chủ nhiệm. Từ đó áp dụng vào quá trình <br />
giảng dạy của bản thân, bước đầu đã mang lại kết quả rõ rệt.<br />
Phụ huynh nhận thấy con em mình tiến bộ trong học tập, giao tiếp <br />
mạnh dạn, nhạy bén, không còn rụt rè, nhút nhát như trước nên càng thêm tin <br />
tưởng vào tính hiệu quả của giải pháp.<br />
Qua khảo nghiệm, tôi có thể khẳng định rằng hệ thống giải pháp được <br />
trình bày trong đề tài này có khả năng thực thi ở các trường Tiểu học và bước <br />
đầu đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Tổ chức quản lí lớp học trong tiết sinh hoạt Đội – Sao theo mô VNEN <br />
là một trong những hình thức thực hiện tốt việc phát huy tính tích cực, năng <br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
19<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
động và tương tác của học sinh, với mô hình quản lí này, học sinh được lôi <br />
cuốn vào các hoạt động, học sinh được khẳng định mình, được trải nghiệm <br />
thông qua việc đảm nhiệm các vị trí, các vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong <br />
Hội đồng tự quản sẽ là một động lực để học sinh phấn đấu và trưởng thành.<br />
Mặc dù Hội đồng tự quản mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, phát huy <br />
được nhiều năng lực và phẩm chất ở học sinh nhưng cũng phải lưu ý không <br />
phải là chỉ xếp học sinh vào các ban, các vị trí trong Hội đồng tự quản là học <br />
sinh làm việc cùng nhau, là học sinh hoạt động tốt. Anh chị phụ trách cần <br />
phải hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ và điều khiển quá trình hoạt động một cách khéo <br />
léo và linh hoạt. Chỉ có như vậy, học sinh mới thực sự tham gia vào quá trình <br />
hoạt động của Hội đồng tự quản và gặt hái được những kết quả như đã nêu <br />
như trên.<br />
Với các biện pháp mà sáng kiến đã đề ra tuy chưa thực sự hoàn hảo <br />
nhưng đó cũng là những vấn đề cơ bản để Anh chị phụ trách vận dụng trong <br />
xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản của lớp mình, góp phần đem lại hiệu <br />
quả ngày càng cao hơn trong quá trình xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản.<br />
Thật là hạnh phúc cho một Anh chị phụ trách khi nhìn học sinh của <br />
mình làm việc một cách chủ động, tự giác, tự tin; biết chia sẻ hợp tác, biết tổ <br />
chức, biết điều khiển hoạt. Hạnh phúc ấy sẽ đến cho những Anh chị phụ <br />
trách có niềm tin, sự kiên trì, chịu khó, hết lòng vì học sinh thân yêu.<br />
2. Một số kiến nghị<br />
* Đối với nhà trường:<br />
Mỗi bản thân Anh chị phụ trách cần tích cực sáng tạo hơn trong tiết <br />
học.<br />
Nhà trường mở thêm các chuyên đề đổi mới quản lí học sinh, nâng cao <br />
Hội đồng tự quản trong lớp học.<br />
* Đối với Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục – Đào tạo:<br />
Đầu tư cơ sở vật chất như sân chơi rộng rãi, thoáng đãng theo đúng quy <br />
định để học sinh dễ dàng tổ chức các hoạt động ngoài trời được thoải mái tự <br />
tin.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình <br />
xây dựng và tổ chức Hội đồng tự quản của lớp tôi phụ trách. Rất mong các <br />
bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện hơn kinh nghiệm này. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
20<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Bích Tuyền<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
21<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình NXB Giáo dục Việt Nam<br />
trường học mới Việt Nam<br />
<br />
2 Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn NXB Giáo dục Việt Nam<br />
tại các trường thực hiện mô hình trường <br />
học mới Việt Nam.<br />
3 NXB Giáo dục Việt Nam<br />
Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng <br />
theo mô hình trường học mới tại Việt <br />
4 Nam. NXB Giáo dục Việt Nam<br />
Tổ chức lớp học theo mô hình trường học <br />
mới tại Việt Nam.<br />
5 NXB Giáo dục Việt Nam<br />
Hướng dẫn sự tham gia của cha mẹ học <br />
sinh và cộng đồng trong Mô hình trường <br />
học mới Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Phạm Thị Bích Tuyền Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
22<br />
Nâng cao tổ chức Hội đồng tự quản trong tiết học sinh hoạt Đội – Sao ở lớp <br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
M