Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1.1. Lý do chọn đề tài <br />
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì <br />
việc nâng cao các kỹ năng sống cho thế hệ tương lai là một trong những vấn đề <br />
được quan tâm của xã hội hiện nay. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên <br />
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào <br />
tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một <br />
trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: làm tốt việc chăm sóc giáo <br />
dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng c ủa con ng ười <br />
Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. <br />
Giáo dục mẫu giáo đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay chúng ta <br />
không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên <br />
nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ <br />
thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người <br />
phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp <br />
trong tương lai. Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi <br />
mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ <br />
chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ <br />
hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều <br />
kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức <br />
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương <br />
châm “Học mà chơi Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một <br />
cách toàn diện về mọi mặt.<br />
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ <br />
mầm non nói riêng thì các hoạt động ngoại khóa và ngày hội ngày lễ có một vai <br />
trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được.<br />
Ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội <br />
trong những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục trẻ những truyền <br />
thống tốt đẹp của con người Việt Nam và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho <br />
trẻ.<br />
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường lớp mầm non là một hoạt động <br />
được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa cả về trí lực lẫn tinh <br />
thần. Cho nên có thể coi việc tổ chức ngày hội, ngày lễ như là một phương tiện <br />
giáo dục cho trẻ mẫu giáo.<br />
Các ngày hội, ngày lễ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu <br />
cho những tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu <br />
quê hương xứ sở của mình… Chẳng hạn, tổ chức đón tết Nguyên Đán cho trẻ ở <br />
trường lớp mầm non sẽ làm cho trẻ thêm yêu đất nước, phong tục tập quán lành <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 1<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
mạnh của dân tộc. Ngày tết cổ truyền sẽ để lại trong tâm hồn trẻ những xúc <br />
cảm sâu sắc, sau này dù có đi xa đi chăng nữa trẻ vẫn nhớ về hương vị ngày tết <br />
của tuổi thơ, của quê hương mình.<br />
Không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ phấn khởi <br />
thêm, vui tươi, làm cho trẻ được thay đổi không khí của những ngày học đơn <br />
điệu, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ thêm yêu và gắn bó với cô giáo, với bạn bè <br />
và các mối quan hệ xã hội xung quanh trẻ.<br />
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, khi trẻ tham gia vào các <br />
hoạt động ngày lễ, ngày hội và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ <br />
tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, về cuộc sống của <br />
con người, sự quan tâm chia sẻ của trẻ đối với người thân, với các bạn và tất <br />
cả mọi người. Khi tham gia vào các hoạt động lễ hội trẻ được trải nghiệm, <br />
được thực hành từ đó trẻ có kiến thức về cuộc sống, có những kỹ năng cơ bản <br />
về cuộc sống khi chính bản thân trẻ được trực tiếp tham gia. Ngoài ra khi trẻ <br />
tham gia vào ngày hội ngày lễ và các hoạt động ngoại khóa giúp cho trẻ phát <br />
triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Trẻ được giao lưu với các bạn lớp khác, với <br />
các bác, các cô chú làm ở những nghề nghiệp khác nhau, với mọi người ở <br />
những lứa tuổi khác nhau giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. <br />
Đặc biệt hơn đối với trẻ, trẻ rất hào hứng và thích thú. Với sự tìm tòi, đúc rút <br />
kinh nghiệm trong quá trình quản lý chỉ đạo. <br />
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường tôi <br />
luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị, <br />
xứng đáng là một trường trọng điểm, đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn của <br />
trường Chuẩn quốc gia bậc học Mầm non huyện nhà. Luôn làm theo lời dạy <br />
của Bác Hồ “Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt ”. Vì vậy, Tôi chọn đề tài : <br />
“Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường Mầm Non EaTung ” để nghiên <br />
cứu. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào <br />
việc nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động lễ, hội trong trường mầm non, <br />
để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất <br />
nước hội nhập. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học <br />
khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có <br />
tránh nhiệm gieo những hạt giống, mầm non tốt, tạo tiền đề vững chắc cho <br />
nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng của <br />
bậc học Mầm non, những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng <br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là <br />
một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu.<br />
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. <br />
* Mục tiêu<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 2<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động lễ hội ở trường Mầm non <br />
EaTung. <br />
Giúp giáo viên và học sinh có kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa của tốt hơn. <br />
Giúp bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lễ <br />
hội cho trẻ.<br />
Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và các kỹ năng cho trẻ Mầm <br />
non.<br />
<br />
Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả <br />
cán bộ giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa, hoạt động lễ hội <br />
trong nhà trường.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài<br />
Tìm hiểu thực tế việc thực hiện các hoạt động lễ hội của trường mầm <br />
non EaTung qua nhiều năm.<br />
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa, <br />
cách tổ chức các ngày hội, ngày lễ của trường nhiều năm qua chất lượng hiệu <br />
quả chưa cao.<br />
Đề ra biện pháp thích hợp để chỉ đạo giáo viên có tư tưởng lập trường <br />
vững vàng, yêu nghề, yêu trẻ. Tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, <br />
nghiệp vụ, các kỹ năng tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, và tổ chức ngày hội, ngày <br />
lễ cho trẻ trong thời đại đổi mới hiện nay.<br />
1.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Giáo viên, học sinh trường Mầm non EaTung – Xã EaNa – Huyện Krông <br />
Ana – Tỉnh Đăk Lăk. <br />
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. <br />
Đối tượng và nội dung của công tác tổ chức các ngày lễ, ngày hội, ngoại <br />
khóa, đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp tổ chức <br />
lễ hội ở trường Mầm non EaTung”. Xã EaNa Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk <br />
Lăk. <br />
1.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp điều tra, nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn.<br />
Phương pháp luyện tập, thực hành.<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
Phương pháp trắc nghiệm.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
Phương pháp quan sát, các hoạt động của giáo viên, học sinh.<br />
Phương pháp phân tích và tổng hợp.<br />
Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 3<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
II.1. Cơ sở lý luận.<br />
Xã hội càng văn minh thì nhu cầu tinh thần, nhất là hoạt động nghệ thuật <br />
càng cao. Người ta không chỉ lo đến cái ăn, cái mặc, mà quan tâm nhiều đến hoạt <br />
động văn hóa tinh thần, trong đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo <br />
nghệ thuật trở thành cái cần thiết hằng ngày, tựa như cơm ăn nước uống vậy.<br />
Các nhà tâm lý học ÂuMỹ đã khẳng định rằng cẩn phải vun đắp mầm <br />
mống hoạt động ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ tiếng hát à ơi của người mẹ khi trẻ <br />
còn nằm trong nôi, đến việc trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật đồ chơi màu sắc <br />
hấp dẫn, rồi dần dần trẻ tự tạo ra cái đẹp như xây một ngôi nhà đẹp, vẽ một <br />
bức tranh, hay nghe, hay hát và vận động theo nhạc….nhu cầu, năng lực cảm thụ <br />
và sáng tạo nghệ thuật được hình thành.<br />
Cho trẻ tiếp xúc, làm quen với các loại hình nghệ thuật là điều kiện cần <br />
thiết để trẻ tiếp thu lĩnh hội được nội dung dạy các môn học mang tính nghệ <br />
thuật. <br />
Trường mầm non thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày <br />
hội cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ nhu cầu, tiền đề cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật <br />
sau này.<br />
II.2. Thực trạng. <br />
* Khái quát<br />
Những năm học qua trường thường xuyên tổ chức các hoạt động Lễ Hội <br />
nhằm tạo sự vui tươi phấn khởi trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt, vui <br />
chơi bổ ích. Tuy nhiên, nhiều giáo viên và học sinh còn hạn chế về các kỹ năng <br />
tổ chức và thực hiện hoạt động ngoại khóa.<br />
Trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội và hoạt <br />
động ngoại khóa ở trường Mầm non EaTung, gặp những thuận lợi và khó khăn <br />
sau:<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi <br />
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy <br />
ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, địa phương nơi địa bàn <br />
trường đóng, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục <br />
trong các hoạt động của nhà trường.<br />
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn <br />
và trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong <br />
công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và <br />
năng lực sư phạm cho bản thân.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đầy đủ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 4<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
để tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày hội, ngày lễ trong trường lớp <br />
mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các <br />
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường tổ chức. <br />
Khó khăn<br />
Bản thân tôi và tập thể đều không được đào tạo chuyên sâu việc tổ chức <br />
lễ hội cho trẻ, đa phần là thực hiện chủ yêu dựa vào kỹ năng tự rèn luyện.<br />
Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên <br />
lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Năng lực chuyên môn nghiệp <br />
vụ của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, một số giáo viên chưa <br />
nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp, còn lúng túng trong việc vận dụng <br />
các kỹ năng âm nhạc để tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngày hội, ngày lễ cho <br />
trẻ.<br />
Trong công tác chỉ đạo bản thân tôi lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ <br />
đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, chưa phát huy hết khả năng của <br />
giáo viên.<br />
Một số phụ huynh ở Buôn Drai chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động <br />
lễ hội ở trường lớp mầm non.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
Thành công<br />
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công <br />
tác hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động lễ hội, giáo viên <br />
nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm tầm quan trọng <br />
của giáo dục Mầm non và của bản thân mình. Biết bám sát vào kế hoạch của <br />
nhà trường và thực tế của lớp, để lên kế hoạch phù hợp với cách tổ chức, thực <br />
hiện tốt các hoạt động, có kinh nghiệm làm các loại đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, <br />
đạo cụ… để phục vụ cho các hoạt động lễ hội. Từ đó chất lượng giáo dục kỹ <br />
năng sống được nâng lên thông qua các hoạt động lễ hội của trường.<br />
Hạn chế <br />
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; một số giáo <br />
viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm <br />
còn ít, giáo viên lớn tuổi chưa linh hoạt, sáng tạo, trong các phong trào hoạt <br />
động, chưa khai thác triệt để nội dung các hoạt động, lên kế hoạch hoạt động <br />
của trẻ tham gia lễ hội thực tế đôi khi còn rập khuôn, cứng nhắc, chưa sáng tạo, <br />
chưa đổi mới liên tục. Làm đồ dùng đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ, phương tiện để <br />
phục vụ tổ chức ngày hội, ngày lễ chất lượng hiệu quả chưa cao. <br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu <br />
Mặt mạnh<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 5<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp nhà trường và giáo viên chủ <br />
động trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, phù hợp, sát tình hình của <br />
lớp, linh hoạt trong các hoạt động, có sự đầu tư cho việc lên chương trình, kế <br />
hoạch, làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ, thực hiện các kỹ năng hoạt động <br />
ngoại khóa được nâng cao, dẫn đến chất lượng các ngày hội, ngày lễ của trẻ <br />
ngày càng tiến bộ rõ rệt.<br />
Mặt yếu<br />
Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và thực hiện <br />
kế hoạch, áp dụng các hoạt động kỹ năng sinh hoạt tập thể đôi lúc hiệu quả chưa <br />
cao, một số hoạt động tổ chức còn cứng, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, <br />
chưa linh hoạt, nhạy bén khi tổ chức chương trình.<br />
Một số học sinh dân tộc giao tiếp bằng tiếng phổ thông đôi lúc chưa <br />
mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ chưa mạch lạc, còn e dè, lung túng. Nên việc tổ <br />
chức các hoạt động sinh hoạt lễ hội như trò chơi dân gian, trò chơi vận động trẻ <br />
tiếp thu chậm, không khí buổi lễ chưa được sôi nổi.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động …<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu tổ chức <br />
các hoạt động lễ hội cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo <br />
của các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo mọi hoạt động.<br />
Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nhận thức được <br />
tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa <br />
phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổ chức lễ hội cho trẻ.<br />
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các <br />
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Trường có giáo viên trẻ kinh nghiệm còn ít, chưa hăng say trong các hoạt <br />
động ngoại khóa, còn nhút nhác, chưa nhanh nhẹn, chưa linh hoạt trong các hoạt <br />
động tổ chức chương trình lễ hội cho trẻ, một số giáo viên lớn tuổi kỹ năng tổ <br />
chức các hoạt động chưa sôi nổi.<br />
Bản thân tôi lên kế hoạch hoạt động đôi lúc chưa cụ thể, chưa sáng tạo, <br />
chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng kỹ năng <br />
tổ chức sinh hoạt cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, các hoạt động lễ hội <br />
còn ít. Vì vậy kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao như mong muốn. Chưa phát <br />
huy được tính tích cực, chủ động ở trẻ, một số giáo viên chưa chịu khó tạo môi <br />
trường để trẻ được hoạt động, tham quan và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. <br />
Phương pháp tổ chức các họat động lễ hội còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa <br />
sáng tạo.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 6<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp <br />
ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh <br />
được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ <br />
ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt <br />
và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. <br />
II.3. Các biện pháp thực hiện.<br />
a. Mục tiêu của biện pháp <br />
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung tư tưởng, hoạt động chuyên <br />
môn, công tác giáo dục, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, nghiệp vụ cho tất cả giáo <br />
viên trong đơn vị, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công <br />
cuộc đổi mới giáo dục Mầm non, theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã <br />
hội hiện nay. Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lễ hội cho <br />
đội ngũ giáo viên và học sinh là công việc thường xuyên, liên tục, không ngừng <br />
nâng cao.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường lớp mầm non là một hoạt động giáo <br />
dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp <br />
phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục đạo đức <br />
thẫm mĩ cho trẻ. Thông qua các hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội, ngày <br />
lễ trẻ được ôn luyện củng cố các nội dung đã học.<br />
Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của <br />
lứa tuổi về nhận thức, thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ… để từ <br />
đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động lễ hội và ngoại <br />
khóa cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ niềm vui, sự tự <br />
tin, mạnh dạn, sự hiểu biết và có thêm nhiều kinh nghiệm về kỹ năng sống, kỹ <br />
năng hoạt động tập thể.<br />
Trước tình hình thực trạng về chất lượng tổ chức các hoạt động lễ hội, <br />
ngoại khóa của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo các <br />
hoạt động goại khóa, nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức lễ hội, chất lượng phong <br />
trào hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non EaTung .<br />
<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ trong <br />
năm:<br />
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, dựa trên sự mong <br />
muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh tôi đã xây dựng chương trình kế <br />
hoạch tổ chức các ngày lễ hội và các hoạt động ngoại khóa trong năm học cho <br />
phù hợp với các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm. Khi lập được kế <br />
hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 7<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
* Lên kế hoạch các ngày hội, ngày lễ trong chương trình, trong năm;<br />
Ngày khai giảng được coi là ngày hội đến trường của bé, vì vậy nhà <br />
trường cần tổ chức long trọng, tạo ra được quang cảnh vui, làm cho trẻ hồ hởi, <br />
vui sướng. Buổi lễ cần được tổ chức một cách tự nhiên chào đón các bạn bè <br />
mới vào trường.<br />
Tết Trung thu: là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi <br />
đồng, Tết trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Chương trình cần chú ý <br />
đến các hoạt động : Múa sư tử, múa lân, rước đèn, phá cổ, hát múa dân gian…<br />
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Giáo dục truyền thống tôn sư trọng <br />
đạo của dân tộc Việt nam. Chú ý khai thác tình cảm chân thành long biết ơn của <br />
trẻ với cô giáo.Tổ chức ngày này cần chuẩn bị sớm, phát động cho trẻ tự làm <br />
những sản phẩm tạo hình trên lớp tặng cô.<br />
Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12): Tổ chức ngày này cần cho trẻ biết <br />
những gian khổ hi sinh của các chú bộ đội canh giữ cho cuộc sống hòa bình, để <br />
các cháu được hạnh phúc, vui chơi. Từ đó giáo dục trẻ long yêu thương các chú <br />
bộ đội.<br />
Ngày tết Nguyên Đán: Là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ <br />
chức cho trẻ đón xuân, đón năm mới với tâm trạng vui mừng, giáo dục trẻ tình <br />
yêu thiên nhiên, tình cảm gắn bó giữa các dân tộc. Tổ chức Tết Nguyên Đán vào <br />
ngày cuối cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ tết, tập trung vào chủ đề mùa xuân <br />
và khai thác các khía cạnh tình cảm của trẻ với thiên nhiên, với mọi người thông <br />
qua văn hóa của các dân tộc, các vùng miền.<br />
Ngày phụ nữ quốc tế 8/3: Tạo ra được quang cảnh và các hoạt động <br />
thiết thực để trẻ nhậ biết ngày 8/3 là ngày vui của phụ nữ. Nhân ngày này giáo <br />
dục trẻ sự kính trọng, long biết ơn và tình cảm của trẻ với bà, mẹ, cô giáo và <br />
tôn trọng các bạn gái. Tổ chức ngày 8/3 cần chú ý phát động từ những ngày <br />
trước đó, cho trẻ làm những sản phẩm vẽ, thủ công, để tặng bà, tặng mẹ, tặng <br />
cô giáo, tặng bạn gái. Giáo dục sự quan tâm đối với các bạn gái.<br />
Ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5) : Thông qua lễ kỹ niệm để trẻ có thể biết <br />
được Bác Hồ là người dẫn dắt nhân dân Việt Nam giành lấy độc lập tự do. Khi <br />
còn sống, Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng. Với những tiết mục <br />
có những nội dung thiết thực và hình thức tổ chức sinh động tạo cho trẻ long <br />
biết ơn và kính yêu Bác Hồ, đồn thời cũng đem đến cho trẻ tình cảm với Thủ đô <br />
Hà Nội thân yêu, nơi có Bác Hồ yên nghỉ trong Lăng.<br />
Ngày sơ kết, tổng kết năm học và ngày tết thiếu nhi (1/6):<br />
+ Ngày tổng kết năm học và ngày quốc tế thiếu nhi cũng phải tổ chức nhẹ <br />
nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, để lại ở trẻ những ấn tượng <br />
tốt đẹp qua một năm học vui, bổ ích và lí thú.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 8<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ở lễ khai giảng có hình thức đón trẻ 3 tuổi vào thường thì ở lễ tổng kết sẽ có <br />
hình thức tiễn trẻ 5 tuổi lên lớp một. Các bạn sẽ được tặng hoa, được chúc <br />
mừng. Chương trình văn nghệ với các tiết mục có nội dung thể hiện tình cảm <br />
của trẻ yêu mến, lưu luyến trường mầm non được gắn quyện vào buổi lễ. Có <br />
sự quan tâm của cô giáo của trẻ, của phụ huynh.<br />
Ngày khai giảng và ngày tổng kết phải thật sự là ngày của bé. Không tiến <br />
hành tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học ở trường mầm non theo cách <br />
của người lớn, Nghi lễ giới thiệu đại bbieeur, báo cáo diễn văn dài dòng, nặng <br />
nề gây ra sự căng thẳng mệt mỏi đối với trẻ.<br />
Tổ chức lễ khai giảng và tổng kết năm học cần được sắp xếp để tất cả <br />
các cháu trong trường cùng được tham dự. Không nên tổ chức theo hình thức <br />
mỗi lớp chỉ cử một số cháu đi đại diện. <br />
Mỗi ngày lễ lại có nội dung riêng của nó, nhà trường và cô giáo cần cố <br />
gắng tìm cách khai thác để trẻ cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của từng <br />
ngày hôi. Thực sự là một hình thức giúp trẻ xâm nhập vào cuộc sống xã hội, và <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 9<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
các sự kiện trọng đại của đát nước. Đồng thời để ngày hội thực sự trở thành <br />
một phương tiện giáo dục và phát triển của trẻ mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp 2: Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường<br />
Khi đã lập được kế hoạch tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa <br />
rồi tôi mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và tổ chuyên <br />
môn, khi đưa ra trình bầy với Hiệu trưởng và tổ chuyên môn tôi được sự ủng hộ <br />
rất cao vì nội dung kế hoạch tôi đưa ra cụ thể đầy đủ và chi tiết. Khi được sự <br />
ủng hộ về kế hoạch tôi xin ý kiến của BGH và tổ chuyên môn về cách tổ chức <br />
và kinh phí tổ chức. Để có kinh phí tổ chức nhà trường trích một phần từ kinh <br />
phí chi cho hoạt động chuyên môn, và các phong trào.<br />
Biện pháp 3: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong trường<br />
Sau khi xây dựng xong kế hoạch tổ chức các hoạt động tổ chức lễ hội <br />
và các hoạt động ngoại khóa cho toàn trường. Tôi trao đổi cùng cô Nguyễn Thị <br />
Thủy và cô H’Út Niê ở các lớp để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau <br />
bàn bạc cách thực hiện. Cô Tống Thị Huyền Trâm tài năng và sáng tạo cùng với <br />
cô Nguyễn Thị Tính nhiệt tình, yêu trẻ ….các giáo viên sẽ cùng tôi tìm ra những <br />
cách tổ chức các hoạt động để lại nhiều ấn tượng cho trẻ và phụ huynh.<br />
Biện pháp 4: Tuyên truyền<br />
Sau khi lập kế hoạch tổ chức và thống nhất với các đoàn thể trong trường <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 10<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
và các giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu. <br />
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm khi thông báo với tất cả các bậc phụ huynh <br />
về kế hoạch năm học, chương trình học, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tôi trình <br />
bày cụ thể với phụ huynh về kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại <br />
khóa cho các cháu trong năm học. Sau khi tôi trình bày xong kế hoạch 100% phụ <br />
huynh có mặt ủng hộ nhiệt tình và tôi cũng nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ:<br />
+ Ví dụ Ý kiến của bố cháu Trọng (Lớp lá 1): Các cô tổ chức cho các cháu <br />
như vậy rất tốt. Với hoạt động tổ chức ở tại lớp, tại trường tôi tin rằng các cô <br />
tổ chức tốt còn những hoạt động đi tham quan ra ngoài trường thì tôi thấy các cô <br />
vất vả lúc đó phụ huynh chúng tôi ai có điều kiện sẽ tham gia cùng các cô.<br />
Biện pháp 5: Tiến hành tổ chức ngày hội, ngày lễ:<br />
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là hoạt động giáo dục <br />
nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Vì vậy nhà trường cần có <br />
chương trình cụ thể để tiến hành đạt được yêu cầu về hình thức cũng như nội <br />
dung giáo dục. Các công việc sẽ được tiến hành như sau;<br />
* Phát động hưởng ứng ngày hội, ngày lễ: <br />
Tùy theo nội dung của ngày hội, ngày lễ mà trường có ý thức hướng tới <br />
ngày hội, ngày lễ tạo ra không khí hội trong một thời gian nhất định.<br />
Để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức ngày hội, ngày lễ của trẻ ở trường <br />
mầm non, trước hết nhà trường phải tuyên truyền vận động cha mẹ của trẻ <br />
quan tâm đến ngày hội, ngày lễ sắp tới, tranh thủ mọi sự giúp đỡ cả về vật chất <br />
lẫn tinh thần) của cha mẹ trẻ trong việc chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ.<br />
* Chuẩn bị chương trình nghệ thuật tổ chức ngày hội, ngày lễ: <br />
Tổ chức ngày hội, ngày lễ có nhiều hoạt động phong phú. Tuy nhiên <br />
chương trình nghệ thuật là chủ đạo. Vì vậy cần phải tuyển chọn các tiết mục <br />
văn nghệ có nội dung phù hợp xây dựng thành kịch bản để cô và trẻ cùng thể <br />
hiện.<br />
Chương trình được sắp xếp hài hòa giữa các tiết mục, hát, múa, đọc <br />
thơ, đóng vai đối thoại…Cần chú ý đến các hoạt động phụ họa của trẻ với các <br />
tiết mục diễn của nhóm chính và tăng cường các hoạt động cho tất cả trẻ cùng <br />
được tham gia.<br />
* Hình thức tổ chức: <br />
Chương trình tổ chức ngày hôi, ngày lễ, cần được tổ chức thực hiện <br />
theo hình thức diễn hoạt cảnh, ca cảnh. Cô dẫn chương trình linh hoạt, điều <br />
khiển các hoạt động tập trung vào chủ đề và nội dung tư tưởng chủ đạo, tạo <br />
được hứng thú đối với trẻ. Không nên tổ chức theo hình thức hội họp, mít tinh, <br />
nặng nề. Nếu nhà trường có phòng hoạt động âm nhạc lớn hoặc có điều kiện <br />
làm lễ đài, sân khấu ngoài trời thì nên tổ chức tập trung cả trường. Nếu không <br />
có điều kiện thì tổ chức theo từng lớp hoặc ghép các lớp. Việc tổ chức cả <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 11<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
trường hoặc ghép các lớp sẽ tạo điều kiện để trẻ ở các độ tuổi hỗ trợ nhau <br />
cùng được tham gia. Ví dụ; mẫu giáo bé cùng đến tham gia phụ họa với mẫu <br />
giáo lớn. Nhà trẻ đến tham gia phụ họa với mẫu giáo.v.v…<br />
Trong khi tổ chức, cô chú ý điều khiển trẻ chuyển động hài hòa phù hợp <br />
với sức của trẻ. Không để trẻ dừng lại ở một tư thế quá lâu, như đứng kéo dài, <br />
ngồi suốt buổi lễ hoặc nhảy múa liên tục.v.v…Nếu có các nhân vật ở ngoài <br />
cùng tham gia thì cần được chuẩn bị trước chu đáo, không nên tùy tiện, làm trẻ <br />
bỡ ngỡ, mất hứng thú.<br />
* Trang trí, trang phục trong ngày hội, ngày lễ: <br />
Tùy theo nội dung và tính chất của ngày hội, ngày lễ mà trang trí cho phù <br />
hợp. Đồ dùng tranh ảnh trang trí phải đẹp, sạch sẽ, màu sắc hài hòa, đơn giản, <br />
đảm bảo mĩ thuật. <br />
Chú ý chuẩn bị vật liệu trang trí khung cảnh trường lớp phù hợp với nội <br />
dung của ngày hội (tranh ảnh vẽ, cắt, dán, cờ, hoa, dây hoa, cây cảnh đặc trưng <br />
của địa phương, những sản phẩm tạo hình (nặn, cắt, vẽ, xé dán…) của trẻ.<br />
Trang phục của trẻ cần trang nhã, mềm mại. Nếu trẻ đóng vai người lớn <br />
hoặc các dân tộc cũng cần cải biên cho đảm bảo tính hồn nhiên của trẻ. Không <br />
nên trang phục cho trẻ theo kiểu người lớn thu nhỏ. Như vậy sẽ làm trẻ cứng <br />
nhắc.<br />
Trên các giờ học các cô giáo cho trẻ luyện tập một số tiết mục văn nghệ <br />
(múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, bài vè, ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian, trò <br />
chơi vận động, trò chơi giải trí, múa rối, hoạt cảnh, đóng kịch…) Nói về ngày <br />
hội, ngày lễ, chuẩn bị cho trẻ tâm thế chờ đợi.<br />
Các tiết mục của giáo viên, của cha mẹ trẻ sẽ biểu diễn cũng phải chuẩn <br />
bị trước thật chu đáo để các tiết mục mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với <br />
nhận thức của trẻ mầm non.<br />
Cần có kế hoạch chuẩn bị người dẫn chương trình trong ngày hội, ngày <br />
lễ và đòi hỏi người dẫn chương trình phải nắm vững cách thức thức của mỗi <br />
ngày hội, ngày lễ. Đồng thời người dẫn chương trình phải nói rõ rang, diễn <br />
cảm, ó khiếu hài hướt, biết cái tổ chức các hoạt động trò chơi sinh hoạt tập thể.<br />
Sau đó lo chuẩn bị ngày hội, ngày lễ tùy theo thời tiết, tùy theo nội dung <br />
của ngày hội ngày lễ mà tổ chức toàn trường, hay theo nhóm lớp. Khi tổ chức <br />
toàn trường thì cần chuẩn bị sân bãi hoặc hội trường rộng ( ngày hội khai <br />
trường, tết trung thu…) khi đó cần chuẩn bị nơi biểu diễn, chỗ ngồi cho đại <br />
biểu, phụ huynh, học sinh…Nếu tổ chức tại nhóm lớp thì cần chuẩn bị khung <br />
cảnh phù hợp với ngày hội, ngày lễ đó và phù hợp vơi yêu cầu vận động, đội <br />
hình di chuyển của trẻ.<br />
Trình tự tiến hành một buổi lễ<br />
Trẻ được đứng trong đội hình vừa đi vừa hát tiến vào hội trường hoặc ra <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 12<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
sân theo nhạc để tạo không khí vui chung cho toàn trường. Sau đó cho trẻ ngồi vào <br />
chỗ ngồi của mình theo lớp, tổ…<br />
Người điều khiển chương trình sẽ trò chuyện ngắn gọn với trẻ, mở đầu <br />
buổi lễ. <br />
Tổ chức các tiết mục văn nghệ, vui chơi giải trí cho trẻ: trẻ đọc thơ, kể <br />
chuyện, múa hát, vui chơi, đóng kịch… Tất cả các tiết mục trên có nội dung nói <br />
về ngày hội, ngày lễ. Cần chú ý sắp xếp các tiết mục xen kẽ cho phù hợp động <br />
tĩnh, tiết mục cá nhân, tập thể; tiết mục của trẻ và tiết mục người lớn…..Kết <br />
thúc buổi lễ nhẹ nhàng, để lại âm hưởng và dư vị cuả ngày hội cho trẻ. Cần chú ý <br />
đến các trẻ lớp bé vì các cháu không ngồi một chỗ được lâu, cho nên thời gian <br />
không thể kéo dài quá làm trẻ mệt mỏi. <br />
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là nhanh thích nhưng nhanh chán vì vậy khi <br />
tổ chức hoạt động ngày lễ hội hoặc ngày sinh nhật tôi cùng cô Nguyễn Thị <br />
Thủy và cô Tống Thị Huyền Trâm luôn thay đổi hình thức tổ chức để kích thích <br />
sự tò mò của trẻ để trẻ tham gia nhiệt tình, có buổi thì tổ chức tại lớp, tại <br />
trường, có buổi thì tổ chức tại nhà học sinh (tùy vào từng nội dung) với nhiều <br />
hình thức tổ chức khác nhau.<br />
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ vui đón Tết trung thu tôi tổ chức tại sân <br />
trường, sau khi cho trẻ rước đèn xem múa lân, cô Nguyễn Thị Thủy đóng vai chị <br />
Hằng, Tôi đóng vai chú Cuội cùng dẫn chương trình để trẻ cùng biểu diễn văn <br />
nghệ với các bài hát về Tết trung thu, về mùa thu. Trẻ biểu diễn rất hồn nhiên <br />
và vui vẻ cùng chú cuội và chị Hằng. Và buổi biểu diễn này nhà trường có mời <br />
đông đảo phụ huynh tham gia. Khi được xem múa lân tại sân trường trẻ rất phấn <br />
khởi, thích thú và tự hào.<br />
Do trẻ em ở gia đình được bố yêu chiều nên trẻ không có trách nhiệm <br />
với bản thân. Vì vậy tôi đã thực hiện giao nhiệm vụ cho trẻ. Giao nhiệm vụ cho <br />
trẻ khi tổ chức lễ hội hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa để trẻ biết là mình <br />
phải biết làm gì đó, qua đó giáo dục trẻ biết làm hoàn thành nhiệm vụ, tôi không <br />
viết bảng thông báo, mà dặn trẻ: “Mai các cô tổ chức cho các con xem múa lân, <br />
các con nhớ đi đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, đi dép quai hậu,… Đa số trẻ <br />
rất háo hức và nhớ lời cô dặn thực hiện tốt yêu cầu của cô, một số trẻ một ,hai <br />
lầ đầu còn quên nhưng khi đến lớp bản thân trẻ tự thấy mình không bằng các <br />
bạn nên những lần sau trẻ nhớ lời cô dặn hơn, từ đó góp phần cho sự phát triển <br />
trí nhớ cho trẻ. Bên cạnh đó tôi mong muốn khi tổ chức cho trẻ tham gia vào <br />
hoạt động ngoại khóa hay tổ chức một ngày hội nào đó trẻ có những thứ đồ <br />
chơi mang đến trang trí lớp, những món ăn mà trẻ thích mang đến lớp để cùng <br />
chia sẻ với các bạn nên thông báo và nhắc nhở trẻ mỗi bạn mang một thứ đến <br />
lớp để cùng liên hoan.<br />
Hay khi tổ chức cho trẻ đón Tết trung thu tôi muốn tất cả các trẻ cùng <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 13<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
được hoạt động, cùng nhau chia sẻ những món ăn mà trẻ thích và tôi nhắc trẻ <br />
mỗi bạn đều nghiêm túc trong giờ phát bánh kẹo, không tranh giành nhau. Kết <br />
quả là trẻ đã rất trật tự, thực hiện theo đúng hướng dẫn của chị Hằng và chú <br />
cuội, nào là bánh nướng, bánh dẻo, kẹo, bưởi,….Đến giờ tổ chức tôi cho tất cả <br />
trẻ cùng mang những thứ trẻ được nhận từ quà từ thiện của chù cũng như quà <br />
của Hội cha mẹ học sinh, của trường, đoàn thể ủng hộ và cùng lên bầy mâm cỗ. <br />
Sau khi tổ chức văn nghệ, xem múa lân. Trẻ đã liên hoan tiệc ngọt búp phê, tự <br />
chọn nên trẻ rất thoải mái và vui vẻ, phấn khởi. Thông qua các hoạt động rèn <br />
cho cô và trẻ những kỹ năng sống thật ý nghĩa và bổ ích, rất cần thiết cho cuộc <br />
sống. <br />
Biện pháp 6: Trẻ vui hội cùng cô<br />
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi mầm non, trẻ rất thích tò mò, <br />
khám phá và khi trẻ được trực tiếp tham gia và làm một việc gì đó trẻ sẽ nhớ rất <br />
lâu,và có ấn tượng rất sâu sắc. Vì vậy nắm bắt được đặc điểm này của trẻ khi <br />
cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa tôi đã cho trẻ tham gia trực tiếp vào các <br />
hoạt động. Trẻ cùng cô hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi… cùng cô và <br />
bạn.<br />
<br />
Trẻ xem múa “Chú cuội chơi trăng” và vui văn nghệ cùng chị Hằng, chú cuội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 14<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Trẻ đang hứng thú xem Cô (Nguyễn Thị Hóa ) múa minh họa bài<br />
“Chú cuội chơi trăng)<br />
Biện pháp 7: Phối kết hợp <br />
Để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt kết quả tốt chúng tôi thường xuyên <br />
trao đổi với phụ huynh, cùng phối kết hợp để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. <br />
Nếu không có sự phối hợp tốt, thống nhất giữa phụ huynh với hai giáo viên <br />
trong lớp về cách dạy, cách chăm sóc thì tôi không thể thực hiện tốt được. Vì <br />
vậy, trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ các cháu, chúng tôi là người trực tiếp <br />
quản lý các giáo viên, tôi luôn bàn bạc, trao đổi, thống nhất với cô các cô giáo <br />
chủ nhiệm lớp, để các cô Chuẩn bị về các nội dung cụ thể, phân công công việc <br />
để thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Cũng như việc thực hiện văn nghệ <br />
phục vụ cho các ngày hội, ngày lễ. Cứ đầu mỗi tháng tôi và các giáo viên ở lớp <br />
cùng tổ chuyên môn rút kinh nghiệm kế hoạch chăm sóc giáo dục, hoạt động <br />
phong trào của tháng trước và ngồi bàn bạc lập kế hoạch tháng tiếp theo. Hằng <br />
ngày các cô cùng trao đổi tì ra phương pháp thực hiện tốt nhất để cùng nhau trao <br />
đổi thực hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 15<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Phụ huynh cùng trẻ đang nghe chú cuội và chị Hằng phổ biến trò chơi dân <br />
gian)<br />
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh thống nhất cách dạy trẻ, thường <br />
xuyên trao đổi với phụ huynh về những biện pháp của mình tác động tích cực <br />
đến trẻ như thế nào để phụ huynh cũng tác động đến con ở nhà như vậy và <br />
ngược lại từ phụ huynh chúng tôi cũng nắm được hành vi thói quen của trẻ ở <br />
nhà như thế nào để tìm ra biện pháp tối ưu nhất tác động đến trẻ. <br />
Tôi cùng phối hợp với phụ huynh của trẻ tạo điều kiện cho trẻ phát huy <br />
tốt khả năng của mình. Tôi viết những bài thơ, bài hát vẽ bức tranh gửi về cho <br />
phụ huynh để về nhà có thể dạy cháu hát, dạy cháu đọc thơ, múa ….để tham gia <br />
các tiếc mục văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Chỉ cho cháu cách <br />
tô màu cho phù hợp theo dõi cháu để nâng cao kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ tự tin khi <br />
tham gia hội thi “Bé khéo tay hay làm” Cô và phụ huynh cùng phối hợp để giúp <br />
đỡ trẻ. <br />
Biện pháp 8: Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức<br />
Sau mỗi lần tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, chúng tôi luôn có một <br />
buổi họp để nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm những ưu điểm và tồn tại để có <br />
hướng khắc phục cho những lần sau tổ chức tốt hơn.<br />
Là một giáo viên đã công tác trong nghề đã lâu nhưng tôi đã không ngừng <br />
phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy trẻ của các chị em trong trường. Tôi <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 16<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
thường hay trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm giảng dạy, cách tổ <br />
chức lễ hội, hoạt động ngoại khóa để chị em cùng giải quyết. Giúp tôi có kinh <br />
nghiệm về cách tổ chức, chị em học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau. có những <br />
biện pháp xử lý kịp thời. thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp. Ngoài ra tôi còn tìm <br />
hiểu đọc thêm sách báo, nghe đài để hiểu thêm về cách hướng dẫn tổ chức ngày <br />
hội, ngày lễ để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. <br />
Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo <br />
dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức <br />
“Đúng” và “Thông” thì vấn đề “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy với <br />
một đội ngũ không đồng đều, giáo viên người đồng bào. Tôi luôn trăn trở suy <br />
nghĩ tìm các biện pháp để chỉ đạo chuyên môn có hiệu quả, làm gì để giúp giáo <br />
viên yên tâm công tác gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động viên an ủi và <br />
gợi cho đội ngũ thấy sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái <br />
trường khang trang, sạch đẹp, sự kính trọng của quý bậc phụ huynh đối với <br />
nghề cô giáo.<br />
Bản thân tôi là cán bộ quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả mãn về <br />
những gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho đội ngũ giáo viên, <br />
công nhân viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi <br />
đua, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện <br />
của đơn vị.<br />
Ngoài công tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người quản <br />
lý phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát <br />
triển và xác định đúng hướng đi phù hợp.<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động có hiệu quả.<br />
Được sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao, yêu nghề, yêu <br />
trẻ, nỗ lực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, học sinh, phụ huynh, <br />
cộng đồng.<br />
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững <br />
chuyên môn, kỹ năng tổ chức các hoạt động lễ hội trong trường lớp Mầm non. <br />
Lắng nghe ý kiến của giáo viên, của đồng nghiệp, phu huynh, cộng đồng, <br />
rút kinh nghiệm triển khai, thực hiện.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Tuy mỗi biện pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau <br />
nhưng nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Nhằm mục <br />
đích chỉ đạo sát sao các hoạt động, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho giáo viên. <br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hóa – Trường MN EaTung – Xã EaNa –Krông Ana – Đăk Lăk 17<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức lễ, hội ở trường lớp Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
* Kết quả khảo nghiệm <br />
Từ những kinh nghiệm chỉ đạo “Tổ chức lễ hội trong trường lớp Mầm <br />
non” trường chúng tôi đã áp dụng và thực hiện nhiều năm qua đến nay đội ngũ <br />
cán bộ, giáo viên nhà tường đã có chuyển biến rõ rệt, thể hiện: <br />
Sau mỗi lần tổ chức ngày lễ, ngày hội chúng tôi luôn được sự ủng hộ và <br />
yêu mến của quý bậc phụ huynh. Khen ngợi và động viên các cô tổ chức nhiều <br />
hơn nữa để trẻ được tham gia trải nghiệm; phụ huynh phấn khởi ủng hộ nhiều <br />
vật chất lẫn tinh thần để các cô tổ chức thành công các ngày hôi, ngày lễ cho trẻ <br />
như: rạp sân khấu, ghế ngồi, và các phần quà tổ chức trung thu cho trẻ.v.v…<br />
100% cán bộ giáo viên nhà trường các kỹ năng tổ chức ngày lễ, ngày hội <br />
càng có tiến bộ rõ rệt, chất lượng nội dung các chương trình tổ chức tai các lớp <br />
ngày càng phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức tổ chức. Các cô từ đó ý <br />
thức hơn về trách nhiệm của mình và nêu cao tinh thần tự học tự rèn, đòn kết tốt <br />
nội bộ,<br />
có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành <br />
mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp <br />
luật của nhà nước. Luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động phong trào, <br />
Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm <br />
huyết với nghề, có tinh thần tương thân tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên <br />
môn của ngành, nhiệt tình, năng động....luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br />
Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, <br />
kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoái, lễ hội, vui chơi …ngày càng được <br />
các chị em quan tâm đầu tư, nâng dần chất lượng.<br />
II.4. Kết quả.<br />
Qua nhiều năm chỉ đạo và trực tiếp thực hiện việc “Tổ chức các hoạt <br />
động lễ hội trong trường lớp Mầm non ”, tôi thực sự phấn khởi với những kết <br />
quả đạt được và để làm tốt được việc này trước hết: Là một Phó hiệu trưởng <br />
tôi luôn ý thức phải thực sự là “Con chim đầu đàn” luôn nêu cao vai trò trách <br />
nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, có lòng khoan dung độ lượng, <br />
giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ. Là ng