SKKN: Thúc đẩy tính tích cực của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi trong ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn
lượt xem 26
download
Sáng kiến “Thúc đẩy tính tích cực của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi trong ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn” đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy học sinh khối 12 tích cực hơn trong việc ôn tập, quan tâm hơn đến môn học, nhằm đạt được mục tiêu trước mắt. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Thúc đẩy tính tích cực của học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi trong ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TRONG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN
- I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Những năm gần đây , việc HS lớp 12 chỉ quan tâm học các môn tự nhiên để thi đại học , dẫn đến coi thường , sao nhãng các môn học xã hội (đã thành thói quen từ lâu) càng trở nên trầm trọng , tạo ra những hệ lụy ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực giáo dục nói riêng , sự phát triển của xã hội nói chung . Ngữ văn tuy là một trong những môn học luôn có mặt trong các kì thi , nhưng vẫn không nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía người học . Kết quả thi tốt nghiệp môn học ngày càng bị tuột dốc ở nhiều tỉnh thành , trong đó có Đồng Nai . Trường THPT Nguyễn Trãi cũng không ngoại lệ . Điều này tạo nên sự băn khoăn lo lắng cho những người làm công tác giáo dục ở các cấp , nhất là các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trước thực trạng nói trên , là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 12, là tổ trưởng chuyên môn phụ trách môn học của trường ,chúng tôi trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về việc tìm ra giải pháp góp phần khắc phục tình trạng nói trên. Trong học kì I vừa qua , trường chúng tôi tổ chức chuyên đề “Ôn tập Ngữ văn cho HS khối 12 thi Tốt nghiệp” - ôn tập chung theo đơn vị trường . Trên cơ sở đó , học kì II các giáo viên tự tổ chức ôn tập cho các lớp do mình phụ trách- ôn tập riêng theo đơn vị lớp. Có thể xem như đây là giải pháp tình thế, nhằm thúc đẩy HS khối 12 tích cực hơn trong việc ôn tập , quan tâm hơn đến môn học , nhằm đạt được mục tiêu trước mắt. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Đổi mới phương pháp dạy học ra sao ,ôn tập thế nào để thi đạt kết quả cao đang là một mục tiêu hướng tới của tất cả các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục , là sự quan tâm hàng đầu của cả người dạy và người học. Chúng tôi được biết, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai và nhất là Chuyên viên phục trách môn học Ngữ văn của Sở đã và đang rất lưu tâm đến việc này.Như : tìm các nhân tố điển hình ,thành công trong việc tổ chức ôn luyện cho HS thi Tốt nghiệp báo cáo phổ biến kinh nghiệm trong các hội nghị chuyên môn để cho các trường học tập; các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện việc dạy ôn tập....Đây là việc làm thường xuyên của Sở Giáo dục trong các năm học, nhất là mấy năm học gần đây.
- - Trường THPT Nguyễn Trãi từ trước tới nạy là một trường công lập phân ban có bề dày thành tích trong dạy học, từng được vinh dự nhận các Huân chương lao động các hạng (Ba, Nhì , Nhất) và nhiều bằng khen của các cấp , các ngành, các đoàn thể.Ban giám hiệu của trường từ trước tới nay luôn quan tâm đến thành tích mọi mặt của trường. Hội đồng sư phạm của trường là một tập thể tốt , tích cực nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Các ban ngành đoàn thể trong trường, hội cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả , phối hợp đồng bộ với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ vinh quang mà Đảng và Nhân dân giao phó. Theo đó, trường luôn đi đầu trong các phong trào, các dự án giáo dục do các cấp phát động, chủ trì : các đợt thí điểm phân ban , đổi mới chương trình và sách giáo khoa , đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới kiểm tra đánh giá... - Tổ Ngữ văn của trường Nguyễn Trãi là một tổ đa số thành viên có năng lực , vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, đi đầu trong mọi hoạt động của trường ; từng được nhận bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh Đồng Nai , Sở GD và ĐT Đồng Nai về danh hiệu tập thể tổ lao động xuất sắc và tiên tiến trong nhiều năm học . Tổ đã góp phần tích cực trong việc làm nên bề dày thành tích của trường . - Bản thân chúng tôi là giáo viên có thâm niên giảng dạy tại trường Nguyễn Trãi 28 năm (từ 1984 – 2012) , yêu nghề , toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giảng dạy , từng nếm trải mọi vui ,buồn của nghề dạy học Ngữ văn; chứng kiến từng bước đi lên của trường , sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh bay ra từ mái trường . 2. Khó khăn: - Theo xu thế của thời đại, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi đa số chọn thi khối A, tập trung học các môn tự nhiên để thi đại học nên ít quan tâm đến các môn xã hội, kể cả môn Ngữ văn . - Thi tốt nghiệp 6 môn chỉ cần 30 điểm , điểm liệt của mỗi môn là 0 nên tạo ra tâm lí học lệch của học sinh, lấy các môn tự nhiên bù cho các môn xã hội . Qui chế không tuyển thẳng đại học đối với những học sinh tốt nghiệp loại giỏi , không tuyển thẳng vào cao đẳng những HS tốt nghiệp loại khá ,khiến cho HS không chú trọng học đều các môn nữa. - Cha mẹ HS chỉ đầu tư cho con học học các môn thi khối tự nhiên, ngoại ngữ. Đây cũng là một thực trạng khiến nhiều HS bỏ bê các môn xã hội , không mặn mà với môn Ngữ văn .
- - Trường không có kinh phí để thực hiện tăng tiết từ đầu năm ( học tới đâu ôn luyện tới đó) như các trường bạn . Giáo viên chỉ có đủ thời gian để hoàn thành chương trình, không có thời gian để ôn luyện kĩ càng các kiến thức cho học sinh. - Giáo viên Ngữ văn phải chấp nhận thực tế nói trên và chưa thực sự quyết liệt trong việc đấu tranh bắt buộc HS phải giành thời gian công sức thích đáng cho môn mình phụ trách. - Cũng như các môn học xã hội khác, Ngữ văn là môn thi bằng hình thức tự luận, đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo mang tính cá nhân nên khó đạt kết quả cao. ... 3. Số liệu thống kê: Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp( từ điểm 5 trở lên) môn Ngữ văn của toàn tỉnh và trường THPT Nguyễn Trãi trong hai năm học gần đây: Đơn vị / Năm học 2009- 2010 2010 - 2011 Toàn tỉnh Đồng Nai 57,5 % 54,8 % Trường Nguyễn Trãi 75,5 % 62,5 % Tuy mọi thứ đều là tương đối , kết quả thống kê cũng vậy , nhưng dù sao thì trên đây là những con số biết nói , khiến cho những ai quan tâm đến chất lượng môn học của Tỉnh đồng Nai và trường THPT Nguyễn Trãi đều phải suy nghĩ . III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Căn cứ vào Luật Giáo dục (12/1998) Điều 242 đã ghi “Phương Pháp Giáo Dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho từng học sinh". Nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Và thực hiện kế hoạch chỉ đạo chuyên môn 2011 – 2012 của BGH trường THPT Nguyễn Trãi về: Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục; trọng tâm là nâng cao tỉ lệ thi tốt nghiệp của các môn xã hội nói chung , môn Ngữ văn nói riêng . Muốn vậy phải tìm ra giải pháp thu hút sự quan tâm của HS đối với môn học;thúc đẩy các em tích cực hơn với việc học tập , nắm vững kiến thức cơ bản của môn học Ngữ văn . 2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Thực ra đây là một vấn đề mà tất cả các Giáo viên đứng lớp , các tổ bộ môn , các trường học đều quan tâm . Mỗi Giáo viên , mỗi tổ , mỗi trường đều áp dụng những biện pháp , cách thức riêng để hướng đến cùng một mục đích: nâng cao chất lượng giảng dạy , để nâng cao tỉ lệ trong các kì thi tốt nghiệp của môn học . Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể một số công việc mà chúng tôi đã thực hiện trong năm học 2011- 2012 với mục đích nói trên . Xin lưu ý, đây là những nội dung , giải pháp mà chúng tôi căn cứ vào điều kiện thực tế của tổ , của trường mà thực hiện . *Qui trình thực hiện chuyên đề “Ôn tập Ngữ văn cho học sinh khối 12 thi tốt nghiệp” ở học kì I- theo đơn vị trường : Bước thứ nhất: lập kế hoạch - Ngay từ đầu năm học, chúng tôi bàn bạc và đưa vào kế hoạch Tổ các công việc cần thực hiện trong năm học . Chú trọng việc ôn thi tốt nghiệp cho khối 12. - Đưa ra bàn bạc và thống nhất cách thức tiến hành chuyên đề trong các buổi họp Tổ. - Sau đây là văn bản về kế hoạch thực hiện chuyên đề: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THPT NGUYỄN TRÃI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------- ---------
- TỔ NGỮ VĂN Biên Hòa , 29 tháng 9 năm 2011 ******* KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011 – 2012 ******* Kính gửi: - Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Trãi ! - Ban Chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường! Để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn cho học sinh, nhất là các em khối 12; được sự nhất trí và động viên của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chấp hành Hội Cha mẹ học sinh nhà trường; Tổ Ngữ Văn tiến hành tổ chức thực hiện chuyên đề Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 cho khối 12, cụ thể: I - Chuẩn bị nội dung chương trình, câu hỏi và phương án trả lời : tháng 9 – 12 năm 2011 (phần học kỳ I). II - Hình thức, nội dung, địa điểm: sân chơi hiểu biết và vui vẻ về khoa học – nghệ thuật môn Ngữ Văn, bám sát chuẩn kiến thức bộ môn, phục vụ các kỳ thi sắp tới, một phần hành trang vào đời cho học sinh; tại sân khấu hội trường nhà trường. III - Tổ chức thực hiện: 1 - Hiệu trưởng: Trương Văn Sơn – Chỉ đạo chung. 2 - Hội trưởng Hội C.M.H.S.: Nguyễn Văn Phương - Nhà tài trợ chuyên đề. 3 - Phó hiệu trưởng: Trịnh Phương Ngọc – Chỉ đạo trực tiếp. 4 - Tổ trưởng Ngữ Văn Thái Thị Kim: trực tiếp tổ chức chuyên đề – Lên kế hoạch , chuẩn bị nội dung bộ môn, phân công nhiệm vụ thực hiện chuyên đề cho các thành viên trong tổ , phổ biến thể thức thi đến từng lớp 12 ; đốc thúc HS các lớp 12 chuẩn bị chuyên đề. 5 – Tổ phó Ngữ Văn Nguyễn Thị Bích Đào : cùng tổ chức chuyên đề – tham gia chuẩn bị nội dung , liên hệ vận động các GV chủ nhiệm 12 hỗ trợ thực hiện chuyên đề , đốc thúc HS các lớp 12 chuẩn bị chuyên đề . 6 – Giáo viên Ngữ Văn: Định Thị Ngọc Ngà - tham gia chuẩn bị nội dung , đốc thúc HS các lớp 12 chuẩn bị chuyên đề; dẫn chương trình ( cùng với một giáo viên khác hoặc một học sinh- tự chọn)
- 7 - Giáo viên Ngữ Văn : Bùi Thị Nga , tham gia chuẩn bị nội dung ; đốc thúc HS các lớp 12 chuẩn bị chuyên đề; phối hợp với GV chủ nhiệm khối 12 và ban quản sinh duy trì trật tự kỉ luật . 8 - Giáo viên Ngữ Văn: Trần Thị Ngọc Anh - tham gia chuẩn bị nội dung; đốc thúc HS các lớp 12 chuẩn bị chuyên đề ; phối hợp với GV chủ nhiệm khối 12 và ban quản sinh duy trì trật tự kỉ luật . 9 - Giáo viên Ngữ Văn: Lê Thị Quỳnh Thương, Nguyễn Thị Tú Anh : Pho to câu hỏi tại máy nhà trường (cô Ngọc tạo điều kiện), làm thăm , chuẩn bị phần quà thưởng học sinh ; chuyển Micro và phần thưởng tới học sinh . 10 - Giáo viên Ngữ Văn: Phạm Văn Lạng – nhờ thầy Chương cắt chữ: BẠN HÃY KHÁM PHÁ KHU VƯỜN NGỮ VĂN 12 ! ; bài trí sân khấu, hệ thống điện máy; ghế đại biểu …(điều HS lớp trực làm ). 11- Giáo viên Ngữ Văn , trưởng ban văn nghệ Phạm ngọc Hoàng , chịu trách nhiệm phần văn nghệ . 12- Giáo viên chủ nhiệm khối 12 và ban Quản sinh , Đoàn trường : phối hợp với tổ Ngữ Văn, cùng thực hiện chuyên đề . IV – Đối với học sinh: - Hình thức, thể thức: 11 đội chơi / 11 lớp 12 / tất cả học sinh khối 12 đều nhận nội dung, câu hỏi và sẵn sàng trả lời để đem giải về cho lớp và cá nhân ( phổ biến cụ thể đến từng lớp, từng học sinh): trình tự 3 phần thi: CHÀO HỎI –THUYẾT TRÌNH - ĐỐ VUI . - Giải thưởng: chủ yếu là tài liệu ôn tập cho học sinh, tính điểm cho tập thể để nhận giải tập thể ( cụ thể ở văn bản cơ cấu giải thưởng, tùy thuộc vào kinh phí sau khi duyệt ). V – Thời gian thực hiện: dự kiến vào chiều thứ 7, ngày 17 tháng 12 năm 2011. VI – Kinh phí: + Chuẩn bị, tổ chức thực hiện:….. + Giải thưởng cho học sinh:……. NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG Tổ trưởng Ngữ Văn: ( Hiệu trưởng đã duyệt) Thái Thị Kim Nơi nhận : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,Hội trưởng cha mẹ học sinh, Các thành viên Tổ Ngữ Văn (9), GV CN khối 12 , Ban Quản sinh , Bí thư Đoàn trường . Tổng số: 26 bản
- Bước thứ hai : Phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào năng lực và vị trí công tác của các thành viên mà giao việc phù hợp cho họ và giới hạn thời gian hoàn thành: + Phân công cho các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy khối 12 soạn câu hỏi và đáp án với yêu cầu chuẩn xác , tinh giản , vững chắc – căn cứ vào Mục tiêu cần đạt của mỗi bài và Tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12. + Khi các cá nhân soạn xong các câu hỏi ở các bài được phân công , tổ trưởng lại phân công các thành viên thẩm định – người này đọc bài soạn của người kia để bổ sung , chỉnh sửa các sai sót. Sau đây là văn bản về việc thẩm định tài liệu: TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI TỔ NGỮ VĂN Biên Hòa, ngày 30- 10 – 2011 VỀ VIỆC THẨM ĐỊNH CÁC CÂU HỎI BIÊN SOẠN CHO CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 Để tài liệu có thể sử dụng được lâu dài , chất lượng , thiết thực , không chỉ phục vụ việc ngoại khóa sắp tới mà còn dùng cho học sinh khối 12 ôn tập và thi có hiệu quả về sau , mong các đồng nghiệp cố gắng giành thời gian thích đáng ,với lòng nhiệt tình , ý thức cẩn trọng, tác phong khoa học, chúng ta đồng lòng hợp sức cho ra lò một sản phẩm có chất lượng , tôi mạo muội đề xuất các bạn thực hiện một việc cần thiết sau : Mỗi người soạn xong phần tài liệu của mình thì ráng đọc thêm phần tài liệu của bạn , để kịp thời sửa chữa , bổ sung , tránh những sai sót không đáng có của công trình biên soạn mang tính tập thể đầu tiên của tổ Ngữ văn ta . Vẫn biết rằng đây là một việc làm chẳng đem lại lợi ích vật chất cụ thể gì cho chúng ta , vẫn biết rằng ai cũng bận trăm công ngàn việc vì gáng nặng áo cơm của gia đình … , với tư cách của người trong cuộc , yêu cầu các bạn làm một việc (mà có thể bạn cho rằng nó chẳng giống ai ) nhưng tôi vẫn mong mọi người vui vẻ hợp tác : vì sự nghiệp dạy và học Ngữ văn mà chúng ta đã trót đa mang. YÊU CẦU THẨM ĐỊNH :
- - Đọc kĩ phần biên soạn của đồng nghiệp để chỉ ra và sửa chữa những chỗ sai ( nếu có ) ; bổ sung những đơn vị kiến thức còn thiếu ( thực sự cần thiết ) . - Sử dụng bút mực đỏ , gạch bỏ những phần dư thừa , chỗ sai ; ghi ra phần sửa chữa , bổ sung bên lề tài liệu . - Khi thẩm định xong : ghi thời gian ( ngày … tháng …năm) , kí và ghi rõ họ tên người thẩm định vào phía cuối tài liệu . Xin cám ơn mọi người trước. CÁC BÀI ( các câu hỏi): NGƯỜI SOẠN : NGƯỜI THẨM ĐỊNH : Tổ trưởng : Thái Thị Kim Nơi nhận : - Các thành viên tổ Ngữ văn – để thực hiện - Ban Giám hiệu – để báo cáo + Sau khi các thành viên được phân công thẩm định xong tổ trưởng tập hợp , thẩm định lại lần cuối các câu hỏi đã được các thành viên soạn thảo và thẩm định ; biên sọan thành một tài liệu chung , thống nhất gồm 54 câu hỏi và đáp án – bao quát hầu hết kiến thức cơ bản của chương trình học kì I , Ngữ văn 12) + Phân công các thành viên khác trong tổ lo về công tác tổ chức( in tài liệu , xin kinh phí , liên hệ với các giáo viên chủ nhiệm , Đoàn thanh niên , Quản sinh ...cùng phối hợp thực hiện ). Bước thứ ba: Triển khai việc chuẩn bị chuyên đề tới các lớp 12. Tổ trưởng tổ Ngữ văn tập trung các lớp trưởng của khối 12 để : + Phát cho mỗi lớp 1 bộ tài liệu do tổ biên soạn – “Câu hỏi và đáp án ôn tập thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 , học kì I”- và yêu cầu các lớp pho to cho mỗi HS một bản ; phổ biến cách thức ôn tập như thế nào cho hiệu quả . + Phát động phong trào ôn tập trong các lớp: dưới sự chủ trì của các giáo viên Ngữ văn trực tiếp giảng dạy , phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp , các lớp tiến hành ôn tập theo các câu hỏi trong tài liệu đã
- phát , mỗi lớp chia ra thành thành các đội thi ôn tập với nhau ( theo nhóm , tổ) ,mỗi tuần ít nhất thực hiện một lần . Mục tiêu hướng tới là: làm sao cho tất cả HS của lớp đều hăng hái học tập để nắm vững được kiến thức cơ bản của môn học. + Thông báo cụ thể thời gian sẽ tiến hành thực hiện chuyên đề và thể lệ , cách thức thực hiện chuyên đề cho các lớp – có văn bản hướng dẫn kèm theo. Cụ thể là: THỂ LỆ THI - CHUYÊN ĐỀ ÔN THI NGỮ VĂN 12 Thực hiện chiều 17 – 12 – 2011 1. Các lớp 12 có mặt đầy đủ tại hội trường lúc 13 giờ 30 phút , trang phục chỉnh tề (có thể mặc đồng phục lớp); Mỗi lớp cử một đội thi gồm 04 thành viên ( một đội trưởng và ba đội viên) . 2. Mười một đội của 11 lớp sẽ chia thành 4 nhóm thi lần lựơt như sau: - Nhóm A ( gồm các đội theo thứ tự 1, 2, 3) - Nhóm B ( gồm các đội theo thứ tư 4, 5, 6, ) - Nhóm C ( gồm các đội theo thứ tự 7, 8, 9) - Nhóm D ( gồm các đội theo thứ tự 10, 11) Như vậy : - Lần 1 là 3 đội của nhóm A - Lần 2 là 3 đội của nhóm B - Lần 3 là 3 đội của nhóm C - Lần 3 là 2 đội của nhóm D Lần và lượt thi của mỗi nhóm , mỗi đội được quyết định bởi hình thức bốc thăm (tiến hành trước , để chủ động sắp xếp chương trình) . 3. Thời gian thi của mỗi đội tối đa là 08 phút cho cả ba phần theo trình tự (yêu cầu): - Chào hỏi ( ngắn gọn , tạo ấn tượng)- không quá 1 phút - Thuyết trình ( tinh giản , vững chắc, sáng tạo)- không quá 5 phút - Trả lời câu hỏi ( hàm súc , đủ ý , rõ ràng ) – không quá 2 phút 4. Điểm thi của mỗi đội là điểm tổng của 3 phần thi ( mỗi phần tối đa 10 điểm) cộng với điểm thêm – trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời được (nếu có) Thang điểm mỗi phần : - Hình thức ( cách trình bày , diễn đạt …): 3 điểm - Nội dung ( đủ , chính xác , hay …): 7 điểm
- 5. Nếu còn thời gian thì cho đội bạn trả lời câu hỏi giành điểm , nếu hết thời gian thì cho hiện đáp án lên màn hình và chuyển sang lượt thi của đội khác. 6 . Điểm xếp thứ hạng của mỗi đội là điểm trung bình cộng của 3 giám khảo , xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. 7. Một số câu hỏi ( có thưởng) giành cho khán giả - nếu còn thời gian. Bước thứ tư: Thực hiện chuyên đề - Cử hai học sinh lớp 12 B1 làm người dẫn chương trình: Bùi Vĩnh Ty và Cao Thị Thanh Hiền .(Chương trình cũng được soạn thảo thành văn bản gửi tới tận tay những người chịu trách nhiệm thực hiện). - Cử ba giáo viên dạy Ngữ văn 12 làm giám khảo: Nguyễn Thị Bích Đào ; Trần Thị Ngọc Anh, Bùi Thị Nga. ( có tờ chấm điểm giành riêng cho giám khảo- Tổ trưởng thiết kế tiêu chí , in ra và phát cho mỗi người). - Đối tượng tham gia: Tất cả học sinh khối 12 . Mỗi lớp cử ra một đội để thi. Tất cả giáo viên của tổ Ngữ văn ; ban Quản sinh , các giáo viên chủ nhiệm khối 12 , các khách mời . CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI NGỮ VĂN 12 CHIỀU 17 – 12 – 2011 1. Ổn định tổ chức ( chỗ ngồi các lớp , chỗ ngồi của các đội chơi …): Ban quản sinh, các giáo viên chủ nhiệm 2. Tuyên bố lí do , giới thiêu các thành phần tham dự ( người dẫn chương trình bắt đầu lên điều hành ) . 3. Thông qua thể lệ cuộc thi 4. Tiết mục văn nghệ mở màn tạo không khí 5. Nhóm thứ nhất lên sân khấu bắt đầu thi theo thứ tự : 1, 2, 3 ( đã bốc thăm và sắp xếp trước) 6. Tiết mục văn nghệ thứ 2 7. Nhóm thứ hai lên thực hiện phần thi tiếp theo, thứ tự: 4, 5, 6, 8. Tiết mục văn nghệ thứ 3 9. Nhóm thứ ba lên thực hiện phần thi tiếp theo, thứ tự 7, 8, 9 .
- 10.Tiết mục văn nghệ thứ 4 11.Nhóm cuối cùng lên thực hiện phần thi tiếp theo, thứ tự 10, 11 12.Tiết mục văn nghệ thứ 5 . 13. Công bố kết quả 14.Phát thưởng cho các đội thi . 15.Đại diện của Ban giáo hiệu phát biểu ý kiến 16. Kết thúc chương trình ngoại khóa , lời cảm ơn của đại diện tổ Ngữ văn. *VÀI LỜI DIỄN GIẢI: - Chuyên đề diễn ra theo đúng kế hoạch và thành công mĩ mãn . Có thể nói , từ lúc lập kế hoạch chuẩn bị , cho đến lúc thực hiện ,thời gian kéo dài hơn 3 tháng (gần như suốt học kì I). Trong thời gian đó, chúng tôi đã rất vất vả , lao tâm khổ trí vô cùng: + Việc biên soạn tài liệu: tưởng chừng đơn giản nhưng không hề đơn giản , “Chín người mười ý” vốn là qui luật muôn thuở của văn chương. Giữa một biển mênh mông các tài liệu tham khảo, nên lựa chọn thế nào đây? Chúng tôi phải đưa ra tiêu chí khi biên soạn : “Chính xác , tinh giản, vững chắc” . Dù theo quan điểm nào, thì cũng phải căn cứ vào Mục tiêu cần đạt và Chuẩn kiến thức kĩ năng của mỗi bài để hướng tới; làm sao giúp học sinh dễ hiểu , dễ nhớ, dễ vận dụng; phải bao quát được kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn học kì I. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, sự thiếu nhiệt tình của một số thành viên , có người còn làm cho xong chuyện bằng cách tải một mớ tài liệu từ mạng về mà không cần chỉnh sửa , cứ thế in ra rồi nộp…Cũng không thể trách họ được , vì còn bao nhiêu việc phải làm , còn phải lo gánh nặng áo cơm nữa. Nhưng cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực, chúng tôi cũng đã biên soạn được một bộ tài liệu có chất lượng , phục vụ cho chuyên đề ôn thi trước mắt và có thể sử dụng lâu dài. +Việc phối hợp thực hiện: cũng gặp phải nhiều lực cản, nhiều khó khăn không kể hết.( kinh phí eo hẹp, một số giáo viên chủ nhiệm thiếu nhiệt tình…) + Đối tượng hướng tới - Các học sinh 12: Bận rộn với việc chạy xô ôn thi khối nơi này nơi nọ , thái độ coi thường , không thích học các môn xã hội trở thành căn bệnh trầm kha.
- - Bởi vậy, với mục đích thúc đẩy học sinh nhiệt tình học tập , không quay lưng với môn học , kéo các em vào cuộc, chúng tôi cố gắng tạo ra một sân chơi, thông qua hoạt động thi ôn tập như đã trình bày ở trên, nhằm khuấy động phong trào học tập cho toàn thể học sinh khối 12 trường Nguyễn Trãi; tạo tiền đề , nền móng cho việc ôn tâp Ngữ văn ở học kì II theo đơn vị lớp. Chúng tôi xem đó là gợi ý về một cách thức ôn tập , để giáo viên trong tổ và học sinh các lớp của trường tiếp tục công việc dạy và học ôn tập Ngữ văn đạt hiệu quả trong học kì II và các năm học sau. b.Cách thức ôn tập Ngữ văn 12 ở học kì II – theo đơn vị lớp: Để thực hiện một chuyên đề thành công( ở cấp trường trở lên) , tốn rất nhiều thời gian và công sức , nó đòi hỏi cao về trí tuệ và tâm huyết của các cá nhân và sự đồng lòng hợp sức của một tập thể ; tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác giữa các thành viên liên quan, kinh phí tổ chức… . Vì lẽ đó, học kì II, chúng tôi tiếp tục tiến hành ôn tập cho học sinh , dưới sự hướng dẫn của các giáo viên bộ môn theo đơn vị lớp, thay vì ôn tập theo đơn vị trường như đã làm ở học kì I. Để phát huy tính tích cực và thúc đẩy tinh thần nhiệt tình của học sinh, chúng tôi thực hiện giải pháp sau: - Trước hết , vào đầu học kì II , chúng tôi cũng biên soạn một tài liệu ôn tập , cho học sinh photo mỗi em một bản . Xem như đây là sự thống nhất các đơn vị kiến thức cơ bản cần nắm vững của môn học. - Tiếp theo, lên kế hoạch ôn tập: phân công cụ thể các bài cần chuẩn bị cho các đơn vị (tổ, nhóm) và thông báo thời gian tiến hành thực hiện trên lớp. - Các tổ , các nhóm được giao nhiệm vụ , tích cực hợp tác , thảo luận , phân công nhau chuẩn bị các việc phải làm. - Tiến hành thực hiện trên lớp ( theo kế hoạch và thời gian định sẵn) với qui trình : + Nhóm (tổ ) được giao nhiệm vụ trình bày bài thông qua các hoạt động mang tính sáng tạo, linh hoạt để chiếm lĩnh kiến thức.
- + Các thành viên còn lại tích cực hưởng ứng và thực hiện các yêu cầu của người dẫn chương trình. + Kết thúc các hoạt động : các thành viên trong lớp phân tích nhận xét, rút kinh nghiệm. + Cuối cùng , là lời nhận xét, đánh giá , cho điểm cụ thể của giáo viên đối với các thành viên tham gia hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Ví dụ: Khi tổ 2 của lớp 12 B1 được giao nhiệm vụ thực hiện bài “ Ôn tập phần văn học” ( Tiết 1, 2 thứ tư ngày 11- 4- 2012) , các em đã phân công nhau chuẩn bị và tiến hành các phần việc của bài học hết sức tích cực, kĩ lưỡng, sáng tạo . Để rồi, trong 2 tiết học các em đã cho ra một sản phẩm hết sức sinh động, hấp dẫn , qua hình thức chơi mà học rất đa dạng : vẽ sơ đồ tư duy lên bảng với những hình vẽ minh họa đẹp mắt , diễn tiểu phẩm hài , thi rung chuông vàng có thưởng , vấn đáp , thuyết trình , bảng hệ thống hóa kiến thức … Có thể nói 2 tiết học trôi qua một cách sôi nổi , hào hứng, tập trung . Các em đã phân công nhau thực hiện các phần việc một cách nhịp nhàng , có sự hô ứng đồng vọng , hợp tác khoa học …. Tiết học không chỉ đáp ứng được mục tiêu của bài học mà còn đáp ứng được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trên nhiều phương diện. IV. KẾT QUẢ: Với các giải pháp đã áp dụng vào việc ôn tập cho HS 12 thi tốt nghiệp như đã trình bày ở trên ,chúng tôi nhận thấy lợi ích trực tiếp thu được là: - Lôi kéo được hầu hết HS vào cuộc, khơi gợi và thúc đẩy được sự tích cực nhiệt tình trong của các em vào các hoạt động học tập. Có thể nói , bước đầu tạo được sinh khí cho việc dạy học Ngữ Văn qua hoạt động thi đua giữa các cá nhân HS , giữa các nhóm, các tổ , giữa các lớp. - Tạo cho HS thói quen hợp tác, năng động , linh hoạt trong hoạt động học tập cũng như sinh hoạt. - Các giờ học không còn không khí thờ ơ ,nặng nề , nhàm chán, căng thẳng, sợ hãi, ức chế; thay vào đó là không khí vui tươi , hào hứng, sôi nổi , đoàn kết , sáng tạo, hưng phấn. Chúng tôi coi đây là một trong những cách thức tích cực chuyển hoạt động từ người dạy sang người học một cách tự nhiên, hiệu quả , phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học mà ngành giáo dục đã và đang nỗ lực thực hiện .
- SỐ LIỆU THỐNG KÊ: Bảng 1: Toàn khối 12 – Trước và sau khi thực hiện giải pháp Tổng số HS Bài kiểm tra đầu năm Bài kiểm tra học kì I khối 12 = 5 = 5 476 26 450 09 467 Bảng 2: lớp 12 B1 – Trước và sau khi thực hiện giải pháp Số Bài kiểm tra đầu năm Bài kiểm tra học kì I HS 12 < 5 5-> 6.4 6.5-> > 7,9 < 5 5-> 6.4 6.5 -> >7.9 B1 7.9 7.9 44 07 25 09 0 02 14 24 4 V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Chúng tôi nhận thấy, nếu biết cách tổ chức, tạo điều kiện cho HS hoạt động thì các lợi ích đem lại nhiều khi vượt khỏi sự mong đợi ban đầu . Đó không chỉ là việc làm khiến HS phải lưu tâm chú ý đến môn học để nâng cao chất lượng học tập trước mắt, mà còn tạo cho học sinh một lối suy nghĩ mới, cách làm mới , tác phong mới , góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một thế hệ HS năng động, sáng tạo có đủ điều kiện trở thành công dân tốt cho đất nước. Đó mới là mục tiêu cần hướng tới của những người dạy học Ngữ văn nói riêng , của những người làm công tác giáo dục nói chung. Thực ra, nói thì dễ làm mới khó, đó là qui luật . Tuy nhiên ,những điều chúng tôi trình bày ở trên hoàn toàn là những điều chúng tôi đã nghĩ , đã thực thi có hiệu quả trên thực tế . Các giải pháp nói trên, chúng tôi đã áp dụng tại trường THPT Nguyễn Trãi, áp dụng tại các lớp mà cá nhân trực tiếp phụ trách và bước đầu thu được kết quả nhất định . Chúng tôi thiển nghĩ , nếu các trường , các lớp có điều kiện tương tự thì có thể áp dụng được các giải pháp này và hứa hẹn nhiều khả năng đem lại kết quả tốt.
- VI.KẾT LUẬN: Hãy còn quá sớm để có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: áp dụng các giải pháp nói trên , tỉ lệ thi tốt nghiệp môn Ngữ văn của trường tôi , của các lớp do cá nhân phụ trách được nâng cao vượt bậc ( bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan) . Song với những gì đã nỗ lực thực hiện ( khá bài bản và đúng hướng) , chúng tôi hy vọng rằng, trong kì thi tốt nghiệp sắp tới, trường THPT Nguyễn Trãi sẽ cải thiện được kết quả so với hai năm gần đây, lấy lại phong độ vốn có của chúng tôi những năm trước , duy trì và không ngừng phát huy thành tựu đạt được , để ngày càng có kết quả tốt hơn; góp phần nâng cao tỉ lệ HS đậu tốt nghiệp về môn học của tỉnh Đồng Nai. Những điều chúng tôi trình bày ở trên không thể tránh khỏi hạn chế, nhưng với mong muốn cải tiến cách làm , đổi mới phương pháp dạy học để hoàn thành tốt nhiệm vụ “ trồng người” vinh quang và cao quí mà Đảng và Nhân dân giao phó , chúng tôi mạnh dạn viết ra , mong nhận được ý kiến đóng góp của những người tri âm, tri kỉ, ở các cấp quản lí và các đồng nghiệp. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Luật giáo dục Việt Nam , tháng 12/1998 . 2. Chỉ thị 06 – CT/ TW , ngày 07/ 11/ 2006. 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, II – NXB GD - 2008 4. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập I, II - NXB GD - 2008 5. Tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 12 – NXB GD - 2010. 6. Các sách báo và tài liệu liên quan khác . Biên Hòa , ngày 26- 4 – 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Thái Thị Kim
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
9 p | 2175 | 732
-
SKKN: Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh trong giờ học tiếng Anh
11 p | 1785 | 495
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1280 | 227
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 10 trong việc tìm tập xác định của hàm số - Trường THPT Ngô Gia Tự
19 p | 644 | 180
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực trong phân môn Luyện từ và câu
8 p | 1568 | 165
-
SKKN: Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
20 p | 671 | 102
-
SKKN: Tích cực hóa học sinh khi dạy học bài 9 Công nghệ lớp 10
20 p | 327 | 86
-
SKKN: Kinh nghiệm giảng dạy phần và tiết luyện tập Ngữ văn 7 theo phương pháp dạy và học tích cực
9 p | 411 | 76
-
SKKN: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học Sinh học 12 nâng cao THPT
8 p | 361 | 69
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học môn Lịch sử ở trường THCS
7 p | 379 | 45
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy Văn nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của người học - Trường THCS Nguyên Lý
16 p | 568 | 43
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy
19 p | 339 | 32
-
SKKN: Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong môn Địa lý 9
8 p | 192 | 26
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài ôn tập chương I (Sinh học 11 cơ bản)
20 p | 204 | 17
-
SKKN: Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa trong hoạt động tổ Văn
8 p | 104 | 14
-
SKKN: Vận dụng hình thức hoạt động nhóm vào trong phân môn Văn học để nâng cao tính tích cực cho học sinh THCS
7 p | 134 | 12
-
SKKN: Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc
20 p | 97 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn