intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tích hợp dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

1.335
lượt xem
353
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Bài sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông, mời quý thầy cô tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tích hợp dạy học Ngữ Văn ở trường phổ thông

  1. SỞ GIÁO SỞ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ I TP LÀO CAI …………………………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI DẠY. Người thực hiện: Lưu Thị Ngân Hà Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn trường THPT số I thành phố Lào Cai Lào Cai, tháng 3 năm 2011
  2. TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI DẠY. ---------------------------------------- A. PHẦN më ®Çu I.Tính cấp thiết của ñề tài Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện ñại hiện ñang ñược quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo ñã ghi rõ: “Lấy quan ñiểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ ñạo ñể tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” (tr. 27) “Nguyên tắc tích hợp phải ñược quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt ñến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt tromg mọi yếu tố của hoạt ñộng học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt ñộng học tập của HS; tích hợp trong các sách ñọc thêm, tham khảo.” (tr.40). Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn ñề cần hay không cần tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn không ñặt ra nữa. Bài toán ñang ñặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và ñào tạo của bộ môn .Với quan ñiểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách ñã ñược giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều ñiểm khác biệt. Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay ñổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới. II. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại ñây, vấn ñề xây dựng môn học tích hợp với những mức ñộ khác nhau mới thực sự ñược tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS. Trước ñó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới ñược thực hiện ở những mức ñộ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau ñể giải quyết một vấn ñề giảng dạy. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn ñang ñược tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào ñổi mới chương trình và SGK THPT. Mặc dù ñã ñược qua một số ñợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về ñổi mới phương pháp dạy học theo quan ñiểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên ñều ñã nhận thức về vấn ñề một cách thấu ñáo.Bản thân người viết ñề tài này cũng
  3. không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan ñiẻm tích hợp. III. Mục ñích nghiên cứu Từ những cơ sở trên, khi chọn ñề tài này người viết cũng không ngoài mục ñích là muốn ñúc rút những vấn ñề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức về phương pháp dạy học theo quan ñiểm tích hợp rõ hơn, từng bước góp phần ñổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn bậc THPT ( nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội ñược, bảo ñảm cho mỗi HS khả năng huy ñộng có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình ñể giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh ñược những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, ñồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có ñược ). IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong ñề tài này tôi chỉ ñi vào tìm hểu một số vấn ñề lí luận về phương pháp dạy học tích hợp nói chung và ñối với bộ môn Ngữ văn THPT nói riêng, sau ñó minh hoạ bằng một số thiết kế bài giảng trong chương trình lớp 10. B-Néi dung I- C¬ së lÝ luËn I.1. Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá ñưa tới một ñối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần ñối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản ñơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy ñịnh lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp ñặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ ñược thụ ñắc, tác ñộng một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn ñề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp ñược hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức ñộ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn ñược ñề cập ñến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn ñó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm
  4. 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng ñược hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, ñể chúng hỗ trợ và tác ñộng vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27) I.2. Việc vận dụng quan ñiểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn ñược ñề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ ñòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác ñi, ñó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, ñủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những ñóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, ñem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn ñề thuộc từng phân môn. Vận dụng quan ñiểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức ñể khắc phục, hạn chế lối dạy học ñó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội ñược, bảo ñảm cho mỗi HS khả năng huy ñộng có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình ñể giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh ñược những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, ñồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có ñược. II/Tìm hiểu nội dung tích hợp trong chương trình SGK mới: II.1- Tên gọi bộ môn theo tinh thần tích hợp: Chương trình mới chỉ còn một bộ sách với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong khi lâu nay vẫn quen dùng riêng biệt 3 quyển ứng với 3 phân môn ñược biên soạn ñộc lập ñó là: Tiếng Việt, Làm văn và Văn học. II.2- Chương trình ñược biên soạn theo hướng tích hợp : Chương trình phân ban mới soạn theo lô gích tích hợp.Chú trọng rèn kĩ năng tổng hợp: Đọc, nói, nghe, viết cho học sinh bằng việc gắn kết, phối hợp các nội
  5. dung gần gũi liên quan giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đoc- hiểu văn bản. Chương trình ñược phân bố theo các cụm bài học có kiến thức gần gũi . Ví dụ: *Chương trình lớp 10 Nâng cao, ở tuần học 21, 25 ñược sắp xếp gồm : - Đọc hiểu văn bản : + Phẩm bình nhân vật lịch sử ( Lê Văn Hưu). + Tựa “Trích diễm thi tập” ( Hoàng Đức Lương ) + Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược ) + Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) - Xen kẽ là các tiết luyện tập về : + Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh. + Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. + Đọc hiểu văn bản văn học. + Kỹ năng liên kết trong văn bản. * Hay từ tuần thứ 26 ñến tuần 29, chương trình ñược bố trí như sau: + Đọc- hiểu : Một số ñoạn trích trong Truyện Kiều + Tiếng Việt : Luyện tập Từ Hán Việt. + Luyện tập Đọc hiểu văn bản văn học. Sắp xếp cụm bài học như vậy chính là nhằm tập trung hình thành và rèn cho học sinh kỹ năng ñọc văn và làm văn. Theo cách bố trí này thì 3 phân môn Tiếng Việt, làm văn và văn không còn là 3 phân môn ñộc lập cung cấp những kiến thức kỹ năng ñộc lập mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ: Trang bị kiến thức Tiếng Việt là ñể giúp ñọc - hiểu văn bản, làm văn.Còn các tri thức văn học, văn hoá xã hội, lịch sử, Tiếng Việt ... là những công cụ cần thiết giúp cho việc ñọc- hiểu văn bản văn học cũng như khả năng tạo lập văn bản . * Trong hệ thống bài Đọc- hiểu văn bản, việc bố trí sắp xếp bài học cũng theo hướng tích hợp: Các tác phẩm ở phần này ñã ñược lựa chọn theo từng thể loại theo từng giai ñoạn lịch sử văn học và tổ chức dạy học theo ñặc trưng thể loại trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các bài học , bài luyện tập Tiếng Việt và Làm văn. Ví dụ : Ở chương trình Ngữ văn Nâng cao lớp 10, từ tuần 12 ñến tuần 15, các tác phẩm lựa chọ ñưa vào phần ñọc- hiểu văn bản ñều là các tác phẩm thuộc các thể thơ Đường luật ( Thất ngôn bát cú ĐL, Thất ngôn tứ tuyệt) như : + Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão ) + Cảm hoài (Đặng Dung) + Bảo kính cảnh giới ( Nguyễn Trãi ) + Quốc Tộ ( Pháp Thuận ) + Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư) + Quy hứng ( Nguyễn Trung Ngạn) + Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) + Độc Tiểu Thanh kí ( NGuyễn Du ) + Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ( Lí Bạch ) + Thu hứng (Đỗ Phủ )...
  6. Cách lựa chọn và sắp xếp bài học như vậy là hoàn toàn khác với chương trình SGK trước ñây .( Sắp xếp theo từng tác giả , giai ñoạn văn học và dạy theo hướng minh hoạ lịch sử văn học ít chú ý ñến ñặc trưng thể loại). Điều này ñã khiến không ít giáo viên chúng ta cảm thấy lúng túng khi triển khai bài dạy nhất là ở các tác phẩm cùng một tác giả nhưng lại ñược bố trí dạy trong nhiều thời ñiểm khác nhau và những bài học về tác giả lại dạy sau tác phẩm. Lúng túng là ñiều không tránh khỏi nhưng nếu biết ñịnh hướng bài dạy theo cách tích hợp thì cũng không khó ñể tiếp cận và làm quen dần với phương pháp dạy học mới theo quan ñiểm tích hợp. Giúp học sinh tiếp cận với hệ thống bài ñọc- hiểu theo ñặc trưng thể loại là cách tiếp cận với văn bản văn học một cách khoa học khách quan. Từ ñó, giúp hình thành năng lực tự tìm tòi phát hiện trong quá trình tiếp cận với nhiều tác phẩm khác, tao cho các em hứng thú tự khám phá vẻ ñẹp muôn màu muôn vẻ của tác phẩm văn học Tin rằng nếu GV chú ý tổ chức dạy học những bài trên theo ñặc trưng thể loại thì sẽ tích hợp ñược hệ thống kiến thức kĩ năng cơ bản về ñặc ñiểm của các thể thơ Đường Luật và những ñiều này sẽ neo lại trong tâm trí các em ñể khi cần thiết các em sẽ huy ñộng nó như là công cụ, chìa khoá ñể có thể ñọc hiểu những tác phẩm cùng thể loại, cũng như vận dụng ñể tạo lập văn bản.. III. Phương pháp dạy học theo quan ñiểm tích hợp : III. 1. Yêu cầu chung : Phương pháp dạy học theo quan ñiểm tích hợp yêu cầu Giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng ñặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ ñó giúp hình thành hệ thống tri thức , kĩ năng cơ bản cho học sinh. Ví dụ : Khi dạy các bài Đọc - hiểu văn bản văn học ( Chương trình Ngữ văn nói chung ) cần chú ý : -Khai thác khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật, làm rõ hiệu quả biểu ñạt của các yếu tố ngôn ngữ ñó nhằm giúp học sinh cảm hiểu ñược cái hay cái ñẹp của tác phẩm văn học. -Khai thác cách kết cấu, lôgich văn bản...Từ ñó hình thành kiến thức về ñặc trưng thể loại và kĩ năng tạo lập văn bản. Như vậy, muốn kết hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học ñể ñảm bảo tính tích hợp, thì ngay ở khâu chuẩn bị, GV cần nắm vững cách phân bố chương trình, bài dạy ñể có hướng tổ chức bài dạy theo từng cụm bài cùng ñặc trưng thể loại, cụm bài có ñiểm giao về nội dung kiến thức kĩ năng, từ ñó chú ý thiết kế bài dạy theo hường tích hợp. III.2. Phương pháp dạy học ở từng phân môn cụ thể : 2.1 Dạy Đọc- hiểu văn bản văn học : *Theo quan ñiểm tích hợp, dạy ñọc- hiểu là quá trình giúp học sinh qua việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa ñen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, thấy ñược vai trò, hiệu quả biểu ñạt của các hình thức biện pháp ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng
  7. nghệ thuật, những thông ñiệp tư tưởng tình cảm, thái ñộ của người viết gửi gắm trong tác phẩm cụ thể . Đồng thời, qua nhiều tác phẩm ñọc- hiểu cùng thể loại cần giúp học sinh nắm vững ñặc trưng thể loại : về kết cấu, ngôn ngữ ... mang tính ñặc thù của thể loại ñó nhằm trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng cơ bản về thể loại văn học. Do vậy cần: -Xem dạy Đọc- hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, hiểu kĩ và hiểu sâu văn bản. -Đồng thời trang bị cho người học kiến thức ñọc văn và phương pháp ñọc văn thông qua việc tiếp cận với các tác phẩm tiêu biểu cùng thể loại trong từng giai ñoạn lịch sử nhất ñịnh, hình thành kiến thức về thể loại văn học một cách hệ thống. *Các bước hướng dẫn ñọc- hiểu : - Tìm hiểu chung về tác phẩm gồm : + Tác giả. + Hoàn cảnh ra ñời . + Xác ñịnh thể loại và tìm hiểu ñặc trưng thể loại. + Tìm hiểu kết cấu của văn bản . + Định hướng chủ ñề tác phẩm . =>Hướng dẫn học sinh nắm vững phần kiến thức chung qua hệ thống câu hỏi: + Hỏi về hoàn cảnh ra ñời ( giúp gì cho việc tìm hiểu tác phẩm? ) +Hỏi về những nét nổi bật trong tiểu sử, sự nghiệp tác giả. ( chi phối ñến sáng tác như thế nào? + Hỏi về ñặc ñiểm thể loại và vai trò tác dụng của thể loại. + Câu hỏi xác ñịnh bố cục, kết cấu văn bản ( Căn cứ vào mạch truyện, mạch cảm xúc, theo ñặc trưng thể loại )) - Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản : Cần chú ý câu hỏi ñọc- hiểu kĩ và Đọc - hiểu sâu văn bản + Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó , ñiển tích ñiển cố... + Câu hỏi phát hiện các khía cạnh ñộc ñáo của ngôn ngữ nghệ thuật : Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ...( Những chi tiết nghệ thuật nào ñã ñược tác giả sử dụng một cách ñặc sắc ñộc ñáo? ) + Câu hỏi về giá trị biểu ñạt,hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật nhằm gợi mở, kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, liên hệ, khả năng cảm thụ văn học của học sinh .( Ví dụ : Cảm nhận của em về cảnh vật ( con người, tình cảm, cảm xúc...) ñược gợi qua chi tiết, từ ngữ, hình ảnh...? ) + Câu hỏi về thông ñiệp tư tưởng tình cảm, ý nghĩa triết lí... tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm .( Qua bức tranh cảnh vật ( con người, tâm trạng, cảm xúc...) tác giả muốn gửi gắm ñiều gì ? ) + Câu hỏi về sự ñóng góp về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm... 2.2 Dạy các bài Tiếng Việt - Làm văn : Bài học Tiếng Việt và Làm văn trong chương trình SGK mới gồm hai loại : + Bài học hình thành lí thuyết . + Bài học thực hành củng cố lí thuyết : - Luyện tập Tiếng Việt. - Viết, trả bài làm văn.
  8. - Tổ chức bài dạy: * Nguyên tắc chung : Cả bài học Làm văn và Tiếng Việt ñều lấy kiểu văn bản ñể tổ chức nội dung dạy học nên việc dạy lí thuyết văn bản (Định nghĩa, phân loại, ñặc ñiểm, cách làm bài ) chỉ do một phân môn ñảm nhiệm . Phần luyện tập nhận biết và rèn kĩ năng tạo lập văn bản không chỉ lấy các văn bản văn học trong chương trình ñọc- hiểu làm ngữ liệu mà còn phải dựa vào nhiều loại ngữ liệu khác ñể từ ñó hình thành kiến thức kĩ năng tích hợp cho học sinh, giúp các em phân biệt các loại văn bản, ñồng thời thấy ñược sự kết hợp các kĩ năng trong một văn bản: + Miêu tả trong bài văn tự sự. + Miêu tả trong các văn bản văn học khác... Từ những ñặc ñiểm trên, khi dạy Tiếng Việt- Làm văn, giáo viên cần xác ñịnh cụm tương ñồng giữa : Kiểu văn bản và loại thể văn bản. Ví dụ : + Tiếng Việt- Làm văn -Kiểu văn bản tự sự. -Kiểu văn bản miêu tả. + Bài Đọc- hiểu : -Tác phẩm tự sự *Tổ chức dạy học Tiếng Việt – Làm văn theo nguyên tắc tích hợp : - Giờ Tiếng Việt :Mỗi bài học ñều nhằm cung cấp cho học sinh một ñơn vị ngôn ngữ cụ thể. Do vậy yêu cầu : + Hướng dẫn học sinh liên hệ với các tác phẩm ñã và ñang học trong chương trình Đọc- hiểu văn bản. + Đặt yếu tố ngôn ngữ ñó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, vận dung lí thuyêt một cách thành thạo ñể nghe, ñọc, hiểu, nối ñúng và viết ñúng.( kiến thức , kĩ năng tích hợp). + Đặt các yểu tố ngôn ngữ này trong các tình huống ñời sống ñể so sánh mở rộng giúp học sinh nắm vững khắc sâu kiến thức. - Giờ Làm văn: + Căn cứ vào các văn bản văn học trong phần Đọc - hiểu văn bản, coi như ñó là những văn bản mẫu cho kiểu văn bản và sử dung với vai trò ngữ liệu làm cơ sở cho việc hình thành lí thuyết ( phân tích cách diễn ñạt, kết cấu, bố cục...) + Hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức kĩ năng từ phần Đọc-hiểu văn bản và Tiếng Việt ñể tạo lập văn bản. + Củng cố năng lực nghe, ñọc, hiểu và tạo lập văn bản bằng việc làm văn ( tạo lập một văn bản cụ thể ). III.3.Tích hợp tư tưởng và ñạo ñức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn 3.1 Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong ñời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì ñó là: + Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt ñể của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh ñại ñoàn kết dân tộc. + Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng ñất nước hôm nay. - Một nội dung quan trọng ñược ñặc biệt là tư tưởng về ñạo ñức
  9. - “Tư tưởng của người ñã và ñang soi ñường cho cuộc ñấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”. - Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về ñẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai ñoạn mới. - Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận ñộng: ”Học tập và làm theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh”. 3.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh - Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; - Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời ñại; - Sức mạnh của nhân dân, của khối ñại ñoàn kết dân tộc; - Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; - Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; - Đạo ñức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho ñời sau; - Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, ñảng viên vừa là người lãnh ñạo, vừa là người ñầy tớ thật trung thành của nhân dân. 3.3 Nhận thức về tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh * Tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống ñạo ñức của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm tiếp thu ñược những truyền thống ñạo ñức tốt ñẹp của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng ñồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình ñoàn kết. Trong quá trình ra ñi tìm ñường cứu nước những truyền thống này ngày càng phát triển và ñược củng cố vững chắc trong Hồ Chí Minh. * Tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng ñạo ñức tốt ñẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây * Tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa ñạo ñức truyền thống với tư tưởng ñạo ñức cộng sản 3.4 Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập bộ môn Ngữ văn * Cần xác ñịnh rõ rằng, ñây là dạy học bộ môn Ngữ văn chứ không phải là giờ thuyết giảng về tư tưởng và ñạo ñức Hồ Chí Minh * Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái ñộ” của các môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Giáo viên xác ñịnh những vấn ñề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học ñể giáo dục cho học sinh. - Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học lịch sử, gây ra gây ra tình trạng “quá tải” mà không ñi ñúng trọng tâm, thực hiện mục tiêu của bài học. * Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung
  10. - Giáo dục thái ñộ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học ñi ñôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp ñặt, cưỡng bức, mệnh lệnh. - Thực hiện nguyên tắc nói và làm; nêu gương những ñiều học sinh ñược tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu. - Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia ñình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả. III.4. Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan ñiểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện ñể chiếm lĩnh ñối tượng học tập, nội dung môn học, ñồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp ñặt một cách làm duy nhất.Giờ học Ngữ văn theo quan ñiểm tích hợp phải là một giờ học hoạt ñộng phức hợp ñòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn ñể giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác ñộng các hoạt ñộng, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những ñiểm quy tụ, liên kết nội dung ba bộ phận Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong văn bản ñể xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt ñộng phức hợp tương ứng nhằm giúp HS tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là những từ ngữ, câu thơ, ñoạn văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, ñánh giá ñòi hỏi phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, xã hội, tâm lí, văn hoá, văn học, ngôn ngữ... Quan ñiểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự ñọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho HS. Vấn ñề là phải xử lí ñúng ñắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho HS. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý ñã ñành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào ñọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa ñối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp. Tóm lại, “Quan ñiểm tích hợp cần ñược hiểu toàn diện và phải ñược quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt ñến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt ñộng học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt ñộng học tập của HS; tích hợp trong các sách ñọc thêm, tham khảo. Quan ñiểm “lấy HS làm trung tâm” ñòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt ñộng học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy ñào tạo mới có kết quả.”
  11. IV/ Thiết kế thử nghiệm một số bài dạy theo quan ñiểm tích hợp Tiết 41 - 42 ( Ngữ văn 10 nâng cao ) Đọc văn: XÚY VÂN GIẢ DẠI (Trích chèo Kim Nham) I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Hiểu ñược nội dung và ý nghĩa của vở chèo “Kim Nham” qua ñoạn trích. -Thấy ñược nghệ thuật thể hiện ñặc sắc nội tâm của vai Xúy Vân trong ñọan trích. -Có thái ñộ trân trọng ñối với nghệ thuật truyền thống ñộc ñáo của dân tộc. II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: -SGK, SGV, tài liệu tham khảo.có thể cho HS xem vài trích ñoạn chèo ( qua video hoặc trình chiếu trên Powerpoin ñể minh hoạ giúp các em tiếp cận với các làn ñiêu cũng như các yếu tố về nghệ thuật chèo mà vốn rất ít khi ñược xem) -Thiết kế dạy học. III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Kết hợp giữa nêu vấn ñề trao ñổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thuyết giảng. - Chuẩn bị :Yêu cầu HS soạn bài ở nhà dựa theo câu hỏi hướng dẫn SGK, tham khảo thêm tài liệu liên quan ñể mở rộng kiến thức về bài học. IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt ñộng của GV và HS Nội dung cần ñạt Hoạt ñộng 1:Khởi ñộng 5 phút I-TIỂU DẪN: 1-Ổn ñịnh lớp: 1-Sơ lược về nghệ thuật chèo: 2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn -NT chèo là NT tổng hợp, phối hợp bị bài ở nhà qua vở soạn nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, 3.Vào bài mới ñộng tác múa và âm nhạc. Hoạt ñộng 2 : Tìm hiểu chung. 2-Vở chèo “Kim Nham”: -HS: ñọc tóm tắt vở chèo “Kim Nham” - -Tóm tắt: SGK/128.. SGK/ T.128,129. -Vị trí ñoạn trích “Xuý Vân giả dại”. -GV: Xác ñịnh vị trí ñoạn trích “Xuý Vân giả dại” ? II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: - GV tóm tắt ngắn gọn bằng việc chiếu 1-Tâm trạng của nhân vật Xuý Vân: trích ñoạn ñể tạo hứng thú, học sinh hiểu -Tự thấy lỡ làng, dở dang: rõ tác phẩm hơn. Tôi càng chờ càng ñợi , càng trưa Hoạt ñộng 3: Đọc hiểu văn bản chuyến ñò - Hướng dẫn HS tìm hiểu tâm trạng Xuý -Day dứt về những ñiều mình làm: Vân : Tôi chắp tay….chớ quên .HS ñọc văn bản ñoạn trích “Xúy Vân -Có chút oán trách bố mẹ, oán trách số giả dại” phận: . Kết hợp xem một trích ñoạn ( hát ñiệu Con gà rừng ăn lẫn với con công con gà rừng) + > Từ ñó hình dung ra …………ức bởi xuân huyên.
  12. tâm trạng thật của Xuý Vân. -Thất vọng giữa ước mơ gia ñình hạnh phúc “Anh ñi gặt…nàng mang cơm” với thực tại: chồng mải mê ñèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng cô ñơn với gánh nặng gia ñình… Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô ñơn - Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh của 2-Tình cảnh ñáng thương của Xuý Xuý Vân :Gọi HS ñọc tiếp ñoạn trích ( Vân: Xem trích ñoạn vở chèo) *Mong ước của Xuý Vân: -GV: Lời hát của Xuý Vân cho thấy tình + Gia ñình yên ổn, hạnh phúc trọn vẹn cảnh ñáng thương của cô. Lời hát ấy bày + Giữ trọn “ñạo hằng” ñể làm vợ tỏ mong ước gì? ngoan. =>Mong ước rất chính ñáng. +Mong ước ấy có chính ñáng không? Bi *Bi kịch của Xuý Vân: khát vọng sống kịch của Xuý Vân là gì? bình yên, hạnh phúc nhưng không thực Đại diện HS trình bày sau khi thảo hiện ñược và phải phản bội lại chính luận chung. mong ước khát vọng của mình GV chốt lại và ñịnh hướng: nhân vật => ñáng thương. Xuý Vân có phần rất ñáng thương - cuộc Tác giả bày tỏ thái ñộ Cảm thông với hôn nhân không có tình yêu… những ñau khổ và bế tắc của Xuý Vân =>Thể hiện cái nhìn nhân ñạomới mẻ của người bình dân. -Hướng dẫn HS tim hiểu nết ñặc sắc của 3-Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức nghệ thuật ñoạn trích và nghệ thuật chèo tạp của Xuý Vân: nói chung *Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân: -Cho HS xem lai trích ñoạn phim Xuý +Bên trong day dứt, oán hận trách Vân giả dại móc… -GV: Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm +Bên ngoài: giả ñiên; lời nói ñiên trạng phức tạp của Xuý Vân qua lời hát dại. của cô ? +Mâu thuẫn giữa con người, suy nghĩ HS trả lời cá nhân. HS khác bổ sung. bên trong với vẻ bề ngoài. GV nhận xét và bổ sung ý kiến trình *Nghệ thuật diễn tả: bày của HS. + sử dụng ñan xen các lời thật, lời ñiên thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. +Sử dụng các làn ñiệu nói và hát khác nhau ñể thể hiện sự thay ñổi trong tâm lí, tâm trạng nhân vật.( ñiêu Con gà rừng,hát qúa giang, hát sắp, hát ngược, nói sử rầu, nói lệch...) + Kết hợp các ñộng tác múa :Bắt
  13. nhên, xe tơ, dệt cửi... Hoạt ñộng 3: hướng dẫn HS tổng kết III-TỔNG KẾT: bài học - Trích ñoạn chèo “Xuý Vân giả dại” -GV: Qua ñoạn trích, tác giả dân gian ñã bộc lộ niềm cảm thông, thái ñộ muốn nói ñiều gì? Thể hiện ñiều ñó như bênh vực người phụ nữ và lên án xã thế nào? hội cũ của tác giả qua việc ñưa lên sân HS ñưa ra ý kiến trên cơ sở bài học ñã khấu hình tượng một người phụ nữ có tiếp thu. số phận bi kịch, bị giằng xé giữa khát  GV chốt lại nội dung bài học. vọng tình yêu và hạnh phúc với hoàn cảnh sống khắc nghiệt - Đoạn trích còn cho thấy những nét ñặc sắc ñộc ñáo của Chèo - một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của Việt Nam 4-Củng cố: -Cần hiểu và ñánh giá ñúng nhân vật Xuý Vân. -Nhắc lại một số ñặc trưng của thể loại chèo cổ trong ñoạn trích. -Kể tên một số vở chèo cổ mà em biết: Quan Âm Thị Kính, Phương Hoa, Lưu Bình- Dương Lễ, Thạch Sanh… 5-Luyện tập: so sánh chèo với các loại hình kịch hát khác -Về nguồn gốc: chèo có nguồn gốc bản ñịa Việt Nam, khác với cải lương, tuồng có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào nước ta. Kịch hát (ôpêra) có nguồn gốc từ phương Tây. -Về phương thức biểu diễn: trang phục, trang ñiểm, ñạo cụ, sân khấu … của chèo ñơn giản hơn. Quan hệ giữa kịch bản, lời hát với nhạc, múa ñều có nét khác biệt (xem Tri thức ñọc hiểu/133). -Về vai trò, vị trí: chèo là món ăn tinh thần của nhân dân vùng ñồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ; cải lương và tuồng có vai trò lớn trong ñời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân vùng Nam Trung bộ và Nam bộ. 6-Ở những lớp có hạt nhân văn nghệ, giáo viên cho học sinh diễn xuất một ñoạn( vai Xuý Vân ) Tiết  121 - 122  ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Nắm ñược một số ñặc ñiểm của văn bản văn học trung ñại Việt Nam. -Bước ñầu có kỹ năng ñọc – hiểu văn bản văn học trung ñại. II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: -SGK, SGV. -Thiết kế bài học.
  14. III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: -GV tổ chức hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK. -HS ñọc SGK, tìm và trả lời các ý theo ND câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung ND mà HS trả lời, rút ra ND bài học. IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1-Ổn ñịnh lớp: 2-Kiểm tra bài cũ: -Nêu tình huống và yêu cầu của việc trình bày một vấn ñề? - Các bước chuẩn bị ñể trình bày một vấn ñề bao gồm những gì? 3-Bài mới: Hoạt ñộng của GV và HS Nội dung cần ñạt Hoạt ñộng 1: tìm hiểu I-TÌM HIỂU CHUNG: chung về VH trung ñại Việt 1-Văn học trung ñại Việt Nam có ñăc ñiểm nghệ Nam. thuật riêng so với văn học dân gian và văn học hiện -GV:+Yêu cầu HS nhắc lại ñại, với hai bộ phận văn học chữ Hán và VH chữ một số tác phẩm tiêu biểu Nôm của thời kì văn học trung +Chữ Hán: phải phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ñại ñã ñược học trong +Chữ Nôm: phải phiên âm ra chữ quốc ngữ. chương trình ? gây khó khăn trong quá trình tiếp nhận. +Qua những tác phẩm 2-Văn học trung ñại thiên về biểu hiện tâm, chí mà ít ñó em hãy cho biết những tả thực các hiện tượng ñời sống: ñặc ñiểm nổi bật về nội +Hình tượng nhân vật, phong cảnh thường ñược thể dung và nghệ thuật của thời hiện bằng nhiều hình ảnh tượng trưng, ước lệ. kì Văn họcảTrung ñại ? +Nhân vật thiên về tỏ chí, tỏ lòng (Lê Lợi, Trần Thủ -HS làm việc cá nhân và Độ, Tô Hiến Thành). trình bày trước lớp. +Nhân cách cao thượng, quyết liệt (Tử Văn, Kiều). 3-Ngôn ngữ văn học trung ñại thiên về xây dựng những kiến trúc vững chãi, ñối xứng, hài hòa, tạo thành vẻ ñẹp ñặc biệt. Hoạt ñộng 2: luyện tập. II-LUYỆN TẬP: -GV: Đọc - hiểu câu thơ, 1-Bài 1/172: Đọc - hiểu câu thơ, câu văn, ñiển tích, câu văn, ñiển tích, từ cổ từ cổ: theo yêu cầu SGK/172? a-So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ bài “Tỏ -HS làm việc cá nhân và lòng” (Phạm Ngũ Lão): trình bày trước lớp. -Hình ảnh “múa giáo”: không cho thấy tư thế hiên - Nhắc học sinh chú ý các ngang, lẫm liệt, vững chãi của người lính bảo vệ tổ bước ñọc - hiểu văn bản văn quốc  « Cắp ngang ngọn giáo » học ñã học ỏ bái Đọc- hiểu b-Giải thích ý nghĩa câu văn và biểu tượng: VBVH ( tiết 43 tuần 11) và -Nhân nghĩa: muốn nhân dân có cuộc sống yên ổn, các bước ñã thực hiện trong no ấm (yên dân) thì phải trừ bạo.
  15. quá trình ñọc - hiểu VBVH -Lấy chính nghĩa ñể thắng quân giặc tàn ác; lấy lẽ +Đọc hiểu ngôn từ phải và lòng nhân ñể thay cho bạo lực. +Đọc hiểu hình tượng -Sấm vang chớp giật: dữ dội. +Đọc hiểu tư tưởng tình +Trúc chẻ tro bay: oanh liệt. cảm của tác giả +Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới: tập hợp dưới cờ khởi nghĩa. Tích hợp với những hiểu +Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào: tinh thần biết về tôn giáo ( Nho giáo, ñoàn kết của tướng sĩ. phật giáo ), những hiểu biết về lịch sử ( cuộc kháng chiến chống quân Minh ) c-Giải thích ñiển tích văn học và từ cổ: -Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao: thể hiện cách nhìn ñời, coi phú quý chỉ như gấc mơ. -Lẽ có Ngu cầm ñàn một tiếng: mong có cây ñàn của vua Thuấn ñời Ngu ñể gảy lên, ngợi ca cuộc sống thái bình. 2-Bài 2/172: ñọc - hiểu tâm sự, chí hướng, tư tưởng -GV: ñọc - hiểu tâm sự, chí trong văn bản văn học trung ñại: hướng, tư tưởng trong văn a-Giải thích ý nghĩa: bản văn học trung ñại - -Tác giả thấy xấu hổ và xót xa cho hiện tình ñất nước SGK/172? lúc bấy giờ so với thời oanh liệt của các vua Trần -HS làm việc cá nhân và xưa. trình bày trước lớp. HS khác-Khẳng ñịnh vai trò của người lãnh ñạo ñất nước bổ sung. trong sự nghiệp giữ nước. -Lớp nhận xét, bổ sung, GV củng cố b-Phân tích tâm sự Nguyễn Du trong bài “Đọc - Tích hợp tư tưởng yêu Tiểu Thanh ký”: nước của Hồ chí Minh -Tâm sự thương xót người tài hoa bạc mệnh và tự thương xót bản thân mình của Nguyễn Du, ñi tìm sự - Tích hợp ñạo ñức của Hồ ñồng cảm ở hậu thế. chí Minh ( tình yêu thương con người vô bờ bến) 3-Đọc - hiểu giá trị nghệ thuật ngôn từ: a-Phân tích cấu trúc cân ñối của các câu thơ, chỉ ra ý nghĩa và vẻ ñẹp của chúng: Ta dại … lao xao: -Đối ý, ñối lời, ñối thanh: +Ta - người; dại - khôn; vắng vẻ - lao xao. -Tác dụng: ý nghĩa hai vế nổi bật. -Vẻ ñẹp: sự cân xứng, hài hòa. Thu ăn … tắm ao: -Tiểu ñối (trong từng câu) tạo thành hai cặp có ý
  16. -GV: Đọc - hiểu giá trị nghệ nghĩa bổ trợ, tạo thành một bộ tứ bình: xuân - hạ - thu - ñông. thuật ngôn từ trong văn bản văn học trung ñại - => Lối sống thanh cao giản dị, dân dã, hoà hợp với SGK/173? thiên nhiên. -HS làm việc cá nhân và Thạch lựu … tịch dương: trình bày trước lớp. -Hai câu tả màu sắc, hương thơm. - GV : Lối sống của -Hai câu tả âm thanh. Nguyễn Bỉnh Khiêm có Đối về từ, ñối thanh, ñối ý; cấu trúc cân ñối tạo nên vẻ ñẹp của bức tranh mùa hè rộn rã ñầy sức ñiểm gì giống lối sống của Bác ?.Tích hợp năng lực sống. cảm thụ thơ( bình ) b-Phân tích tính chất hàm súc của hình ảnh: Bóng buồm … bên trời: -Hai hình ảnh “cánh buồm lẻ loi mất hút vào khoảng không xanh biếc” và “dòng sông chảy ngang trời” là những hình ảnh giàu sức gợi: cảnh tượng thơ mộng, hùng vĩ và hoành tráng gợi ra tình bạn ñẹp ñẽ, cao cả và bất diệt. Liên hệ với người tù Hồ Quốc thù … bấy chầy: Chí Minh trong Nhật kí -Nợ nước trả chưa xong, tuổi ñã cao nhưng chí khí trong tù. vẫn mạnh mẽ - thể hiện qua hình ảnh người tráng sĩ ñầu bạc bao lần mài gươm dưới bóng trăng. Hoạt ñộng 3: hoạt ñộng III-TỔNG KẾT: tổng kết. -GV: kinh nghiệm rút ra từ -Đọc văn bản văn học trung ñại là phải khai thác các việc ñọc - hiểu văn bản văn phương thức biểu hiện tiêu biểu của nó ñể phát hiện học trung ñại? vẻ ñẹp và chiều sâu tư tưởng, tình cảm trong ñó. -HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. 4-Củng cố: Đọc văn bản văn học trung ñại khác với việc ñọc tác phẩm văn học hiện ñại, do các ñặc ñiểm của văn học trung ñại tạo nên. +Việc văn bản VH trung ñại phần lớn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ñã gây nên những khó khăn về văn bản.( cần ñối chiếu so sánh với nguyên tác nếu là thơ dịch. Chú ý các từ ngữ biểu tượng, các ñiển cố. Nếu là thơ Nôm, nên lưu ý các bản phiên âm, có thể có dị bản, chú ý tiếng Việt cổ). +Văn học trung ñại thiên về biểu hiện tâm, chí con người. Sự miêu tả thường mang tính biểu trưng, biểu tượng, làm cho các hình ảnh miêu tả thiên về tính chất ước lệ, quy phạm. Người ta không ngại dùng hành vi khác thường, phóng ñại ñể tỏ chí; dùng ñiển cố làm biểu tượng ñể nói lên tâm sự của tác giả; dùng hình ảnh
  17. tượng trưng như tùng, cúc, trúc, mai…ñể thể hiện tâm, chí lại càng phổ biến. Nếu không hiểu ngôn ngữ ước lệ ñó thì dễ có nguy cơ hiểu lầm. +Văn học trung ñại do thiên về biểu hiện tâm, chí nên thường sáng tạo những tính cách cao thượng, lý tưởng, tiêu biểu cho tâm, chí con người. Đó là những hình ảnh ñẹp có giá trị giáo dục và cổ vũ ñạo ñức rất cao. +Văn học trung ñại thường lời ít, ý nhiều, ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Như vậy ở bài học này ñã tích hợp tri thức ở tất cả các phân môn: ñọc văn, làm văn, tiếng Việt, lí luận văn học; ở nhiều lĩnh vực như: lịch sử, văn học, tôn giáo( Tư tưởng nhân nghĩa, chí làm trai), tích hợp ñược cả tư tưởng , ñạo ñức Hồ Chí Minh. Học xong học sinh không chỉ ñược củng cố, cung cấp thêm tri thức, rèn ñược kĩ năng cảm thụ văn bản văn học trung ñại mà các em còn ñược bồi ñắp thêm những phẩm chất cao ñẹp như lòng nhân ái,tình yêu Tổ quốc, lối sống trung thực, giản dị…khiến ñời sống tâm hồn càng thêm phong phú và trong sáng. C- KÕt luËn Từ thực tế giảng dạy t«i ® nhận thức rất sâu sắc ý nghĩa thiết thực của việc dạy học theo hướng tích hơp.Chính vì thế tôi luôn cố gắng vận dụng thường xuyên phương pháp này trong quá trinh chuẩn bị bài và tổ chức các giờ học. Thực tế cho thấy, nếu giờ học nào giáo viên làm tốt khâu tích hợp thì kết quả giờ học rất tốt: kiến thức có hệ thống, ñược khắc sâu, ñược mở rộng, học sinh có hứng thú và tích cực hơn và có khả năng vận dụng cao.Để làm tốt việc này tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần phải bổ sung, không ngừng nâng cao kiến thức nhiều mặt, nắm chắc chương trình, mục tiêu ñâò tạo giáo dục của Đảng và nhà nước trong giai ñoạn hiện nay. Đây là ñiều không dễ dàng, nó ñòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi giáo viên. Xuất phát từ mục ñích ñổi mới phương pháp,từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy của bản thân,t«i ñã viết s¸ng kiÕn kinh nghiÖm nµy. Tuy nhiªn do kh¶ n¨ng của cá nhân còn cã h¹n cho nªn bài viết kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, h¹n chÕ. T«i rÊt mong nhËn ®−îc sù ®ãng gãp ý kiÕn ch©n thµnh, thiÕt thùc cña c¸c ®ång nghiÖp.
  18. D- Danh môc t− liÖu tham kh¶o 1. Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002 2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 ( tập I, II )- NXBGD 2002 3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 ( tập I, II )- NXBGD 2002 4. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 ( tập I, II )- NXBGD 2002 5. . Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 ( tập I, II )- NXBGD 2002 6.Tài liệu tập huấn tư tưởng, ñạo ñức Hồ Chí Minh, năm 2010 Lào Cai, ngày 17 tháng 2 năm 2011 Người viết Lưu Thị Ngân Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2