SKKN: Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học phần Văn bản – môn Ngữ Văn
lượt xem 140
download
Giúp học sinh thể hiện được khả năng nhạy bén khi tri giác ngôn ngữ, khả năng tái hiện hình tượng một cách đa dạng, sâu sắc. Học sinh thể hiện được vốn sống, vốn hiểu biết nhất định về tác phẩm thông qua những tưởng tượng sáng tạo trong việc bồi đắp cho nét tưởng tượng của mình thêm phong phú. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học phần Văn bản – môn Ngữ Văn”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học phần Văn bản – môn Ngữ Văn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ ĐỒ VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC PHẦN VĂN BẢN – MÔN NGỮ VĂN
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ. Tác phẩm văn học- một bài thơ, một áng văn, một thiên truyện là một công trình nghệ thuật, thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tòi của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn từ tinh tế, đặc sắc. Mỗi tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang nhiều ý nghĩa và cả ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của người đọc. Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh; lấy giá trị của tác phẩm làm điểm xuât phát để hướng tới một mục đích. Con đường và cách thức dạy học tác phẩm văn chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình giáo dục. Bắt đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng... đến xác định nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm cũng như kiến thức tâm lí giáo dục học và khả năng sư phạm- giáo viên từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri thức văn học cho học sinh. Song qua thực tế dạy học tôi nhận thấy trong một tiết học ngữ văn, học sinh có nắm vững, mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố và luyện tập của tiết học. Vì thế tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhỏ, xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Đề tài của tôi được xuất phát từ : 1. Về cải tiến nội dung Sau nhiều năm trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi thấy rằng: củng cố và luyện tập sau giờ dạy học văn là một việc làm không kém phần quan trọng so với các việc làm tích cực khác. Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những
- hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tác phẩm văn học. Vì vậy khi thiết kế giáo án cho giờ lên lớp, tôi thường quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo ngay sau bài học. Khi tiến hành trên lớp, với mỗi bài, tôi chọn lựa các hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và đã thu được kết quả bước đầu. Trong bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về việc tổ chức các hình thức củng cố và luyện tập cho học sinh trong giờ dạy học văn mà tôi đã áp dụng trong những năm qua. 2. Về cải tiến phương pháp. Với những yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học ngày càng đòi hỏi có những thành tựu mới, nhằm từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức, khẳng định vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Tư duy sáng tạo thể hiện qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh không phải là hoạt động mang tính đơn nhất trong quá trình tiếp nhận văn học. Vì vậy rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong giờ văn là rất quan trọng, góp phần khắc phục những bất cập của phương pháp dạy học văn theo lối truyền thụ một chiều. Đó là cách thức vật chất hoá các hình thức hoạt động hướng nội, kích thích năng lực sáng tạo tự thân của học sinh để quá trình dạy học văn trở thành quá trình học sinh tự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Chương trình dạy học văn trong nhà trường đã trải qua những cải cách lớn, từng thu được không ít kết quả, song đến nay vẫn có thể nói: câu hỏi về chất lượng dạy học văn vẫn là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học văn ngay từ thực tiễn cũng như bình diện lí luận, hướng đi, cơ chế, cách thức tiến hành... đang là vấn đề còn nhiều bức xúc. 3. Thực trạng cần cải tiến : Việc đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là một việc làm cần thiết trong dạy học văn ở nhà trường. Nó phải được thực hiện một cách có ý thức và liên tục trong suốt giờ học văn. Giờ dạy học văn bao gồm các khâu: đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích tác phẩm, tổng kết và củng cố luyện tập. Theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì khâu củng
- cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng. Phần vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và luyện tập vẫn bị hạn chế. Mặc dù khâu củng cố và luyện tập không chiếm quá nhiều thời gian (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và từ 7đến 10 phút cho bài học có phân phối chương trình 2 tiết trở lên) nhưng lại có vai trò rất lớn trong việc khơi gợi những sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh. Tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học. Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành cho phần củng cố và luyện tập chiếm rất ít. Ta thấy rất rõ điều đó là do yêu cầu đặc trưng của bộ môn song không phải vì ít hay nhiều mà ta coi trong hay xem nhẹ. Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến khâu củng cố và luyện tập của học sinh nhưng cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa. Thông thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà. Một số giờ học đã chú ý đến phần củng cố và luyện tập nhưng việc kích thích cảm thụ còn hạn chế do không ít những câu hỏi không thích hợp. PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN I/ VỀ NỘI DUNG Có thể nói, các hình thức củng cố luyện tập trong dạy học tác phẩm văn chương không thể giống các hình thức củng cố luyện tập trong một giờ học bình thường. Thực tế, giờ dạy học tác phẩm văn chương không chỉ đem tới thông tin mà thường kích thích để “bùng nổ thông tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều góc độ. Giờ dạy học tác phẩm văn chương đã có thể kết thúc nhưng những vấn đề về hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong
- tâm hồn các em. Chính trong phần củng cố luyện tập, nhiều học sinh đã có những phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo. Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản chất giao tiếp nghệ thuật, định hướng sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực sự diễn ra trong giao tiếp văn chương”. Đa dạng các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ văn còn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên. Kết thúc phần củng cố luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm không đóng lại mà những vấn đề xung quanh tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” tiếp tục... Có những vấn đề, các em chỉ giải quyết được phần nào ở lớp hoặc giải quyết xong cả nhưng những ám ảnh của nó thì không thể chấm dứt ngay trong suy nghĩ của các em. Ví dụ như câu hỏi: Ai có lỗi trong đau khổ của Ximông? (Bố của Ximông – Guyđơ Môpaxăng). Hay: Hãy tưởng tượng và cho biết những tình cảm của em với người bạn lâu ngày gặp lại sẽ như thế nào sau khi học bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Đình Chiểu ? Phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua các hình thức củng cố và luyện tập trong giờ dạy học văn là rất quan trọng cần thiết nhưng giáo viên phải biết định hướng sự tiếp nhận văn học của học sinh. Dù sáng tạo hay đến mấy, độc đáo đến mấy vẫn phải tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lôgíc và cấu trúc đặc trưng của hình tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo dục. Tổ chức các hình thức củng cố luyện tập sáng tạo cho học sinh còn phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tránh sự lặp lại đơn điệu hoặc áp dụng một cách máy móc. Vì thế cùng với việc lựa chọn khả năng thích hợp đối với từng đối tượng là yêu cầu vận dụng
- linh hoạt, uyển chuyển các hình thức, việc làm mới hi vọng tạo ra hứng thú sáng tạo của học sinh. Để làm tốt khâu này thì người giáo viên cần phải có một kĩ năng trong việc vận dụng phương pháp dạy học. II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP. Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh, tôi đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới như sau: - Phương pháp đọc sáng tạo. - Phương pháp gợi tìm. - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tái tạo. - Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ. Với mỗi bài, việc vận dụng từng biện pháp có khác nhau hoặc có thể đan xen của nhiều phương pháp. Từ các phương pháp đó, giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh củng cố và luyện tập ngay trong giờ học; bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên đưa ra những yêu cầu để học sinh phát hiện, thảo luận và giáo viên định hướng cho học sinh vào đúng với chủ đề tư tưởng, mục đích giáo dục của tác phẩm. Có nhiều hình thức và biện pháp thực hiện thao tác củng cố và luyện tập, ở đây tôi chỉ xin được nêu ra một số thao tác tiêu biểu sau: - Tiến hành đọc diễn cảm toàn bộ đoạn trích, tác phẩm hoặc đọc phân vai. - Tái hiện lại một tình huống then chốt trong tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm. - Hình dung, dự đoán kết thúc tác phẩm. - Đặt lại tên tác phẩm. - Xây dựng lời đối thoại hay lời tâm sự với nhân vật (hoặc trao đổi với nhà văn). - Tập so sánh, khái quát lập bảng biểu sơ đồ để khái quát kiến thức cho nội dung bài học.
- III/ CÁCH THỨC THỰC HIỆN . A> CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ ĐỒ: Trên thực tế dạy học cho thấy học sinh có nắm vững mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố của tiết học. Nếu thầy coi nhẹ bước này, học sinh sẽ không thể nhớ lâu, rất khó vận dụng vào việc làm các bài tập . Ngược lại thầy coi trọng, kiến thức sẽ đọng lại và ám ảnh mãi trong các em, tạo nên mối liên hệ kích thích tìm tòi trong sự vận dụng làm các bài tập ở phần luện tập được tốt hơn. Để củng cố bài học đạt được hiệu quả cao chúng ta có thể vận dụng nhiều cách khác nhau như: Đặt câu hỏi mang tính khái quát để học sinh tổng quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của bài học… Song tôi thiết nghĩ có một biện pháp đạt hiệu quả cao hơn cả đó là dùng bảng phụ có tính Tổng hợp – so sánh. Cái khó của biện pháp này là thầy cần phải dành thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng để mỗi bài học đưa ra được một sơ đồ có tính Tổng hợp – so sánh, khái quát toàn bộ kiến thức của bài học. Và để thực hiện được cách làm này thì giáo viên ơhair chuẩn bị trước vào bảng phụ hoặc thiết kế vào máy (nếu có), chỉ đến bước củng cố mới đưa ra xử dụng. Để phat huy tối đa tác dụng của bảng phụ này thầy có thể dùng kết hợp các biện pháp: hỏi – đáp, diễn giảng, thảo luậ, trình bày, … Nhưng xin lưu ý rằng dùng biện pháp nào và dùng như thế nào, liều lượng ra sao còn tuỳ thuộc vào đối tượng thực tế của học sinh trong từng tiết học cụ thể. Sau đây tôi xin được mạnh dạn đưa ra vài sơ đồ bảng phụ kiểu này để các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý: 1. Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Ngữ Văn 9). CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - Tính hiện thực sâu sắc - Tính nhân văn cao cả: ca ngợi, tiếc thương người phụ nữ. - Kể hấp dẫn, lôi cuốn, nhờ nghệ thuật thắt mở tình huống chuyện. * Vũ Nương : * Chàng Trương: - Đẹp người, đẹp nết: - Đa nghi, nông cạn: + Cư xử đúng mực, giữ gìn… + Đem trăm lạng vàng cưới vợ… + Tiễn đưa chồng đằm thắm… + Sẵn tính đa nghi …
- Bi kịch gia đình : Hạnh phúc tan vỡ, con mất mẹ… Bài học đắt giá, trả bằng cuộc đời, dằn vặt, đau đớn, hối hận đã muộn với kẻ đa nghi, hồ đồ… 2. Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (ngữ Văn 9 – Tập 1). HOÀNG LÊ NHÁT THỐNG CHÍ - Lối văn trần thuạt, kết hợp miêu tả sinh động. - Nghệ thuật so sánh đối lập độc đáo. * Anh hùng Nguyễn Huệ: * Bại tướng Tôn Sĩ Nghị: - Mưu lược uy phong. - Hồ đồ thiển cận… - Quyết đoán trước biến cố - Lúng túng khi nghe cấp báo… - Tinh tường trong xét đoán… - Nông cạn, mù mờ trước tình hình… - Có tầm nhìn chiến lược… - Kiêu căng tự phụ không có hoạch - Kì tài trong việc dùng binh… định trong chiến đấu … * Tướng sĩ dưới quyền: - Chưa bày trận đã thua chạy về - Đồng lòng nhất trí… nước… - Kỉ luật nghiêm minh… * Lê Chiêu Thống bán nước hại dân, - Hăng hái dũng cảm … đớn hèn nhục nhã … - Niềm tự hào dân tộc, chiến thắng lẫy lừng của chính nghĩa … - Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng … - Nhục nhã, thảm hại, đớn hèn của kẻ phi nghĩa phản bội
- 3. Văn bản Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du (ngữ Văn 9 – Tập 1). CHỊ EM THUÝ KIỀU - Nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên, gợi tả vẻ đẹp con người… - Cảm hứng nhân văn… * Chân dung Thuý Vân * Chân dung Thuý Kiều - Đẹp thuỳ mị, đoan trang, phúc hậu, - Đẹp sắc sảo, hoa ghen, liễu hờn, khiêm nhường : “Mây thua …tuyết tuyệt thế giai nhân… nhường”… - Tài hoa thông minh “đủ mùi ca - Dự báo từ thông điệp nghệ thuật: ngâm”… Tương lai có cuộc sống yên vui, - Dự báo từ thông điệp nghệ thuật: hạnh phúc… Bi kịch hồng nhan, bạc mênh, chìm nổi… - Chân dung khắc hoạ sắc nét… - Tín hiệu nghệ thuật báo trước số phận. 4. Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du (ngữ Văn 9 – Tập 1). KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - Bức tranh phong phú, sinh động về miêu tả ngoại cảnh để biểu đạt tâm cảnh… * Khung cảnh của bi kịch nội tâm: * Tâm trạng Thuý Kiều - Giam lỏng ở lầu Ngưng Bích… - Cô đơn, trơ chọi, buồn bã… - Vẻ non xa, tấm trăng gần… - Nhớ người yêu, đau đớn xót xa, ân - Bốn bề bát ngát… hận, nuối tiếc… - Cát vàng, bụi hồng… - Nhớ cha mẹ, xót thương, da diết… - Mây sớm, đèn khuya… - Chua xót, lo sợ, hãi hùng trước cơn - Cửa bể, chiều hôm… tai biến dữ dội ập đến bất ngờ… - Chân mây, mặt đất… - Gió cuốn… - Tả cảnh ngụ tình, sử dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học: Đọc thoại, điệp ngữ…
- 5. Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu (ngữ Văn 9 – Tập 1). LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN - So sánh đối lập giữa thiện và ác, nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn. - Giầu cảm xúc, ngôn ngữ bình dị, dân dã… * Trịnh Hâm – Biểu tượng cho cái * Hình ảnh Ngư Ông – Biểu tượng các ác : cho cái thiện - Bất nhân, bội nghĩa: Đang tâm - Chân tình gặp người bị nạn thì cứu hãm hại một người tội nghiệp, như một nhu cầu… không nơi nương tựa… - Cả nhà hối hả chạy chữa cho Vân - Gây tội ác có âm mưu sẵn, sắp đặt Tiên… kĩ lưỡng… - Hào hiệp, trọng nghĩa, sẵn sàng - Cái ác trở thành bản chất ngấm vào cưu mang… - Tô đậm nhân cách cao đẹp … - Lên án cái ác… - Quý trọng, tin yêu đối với nhân dân lao động… Trên đây mới chỉ có năm bảng phụ có tính tổng hợp so sánh phục vụ cho củng cố để khái quát kiến thức, rèn kĩ năng tổng hợp, nhớ lâu. Vì vậy vẫn không thể tránh được những thiếu sót tôi mông các đồng chí cùng góp ý để tiết dạu đạt hiệu quả cao. B> CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP SÁNG TẠO 1- Đọc: Đọc ở giai đoạn này không phải để xác định lớp nghĩa ban đầu, cũng không phải để minh hoạ hay “cộng hưởng cảm xúc” cho công việc phân tích hay là căn cứ để so sánh nữa; đó là công việc nhằm khẳng định một hiệu quả tiếp nhận văn học, để tái hiện toàn bộ hệ thống hình tượng của tác phẩm, xác định giọng điệu của nhà văn và khắc sâu kiến thức để vận dụng được phương pháp này ta có thể sử dụng nhiều cách đọc cụ thể như sau:
- - Cách 1: Học sinh có thể tự đọc diễn cảm, đọc phân vai (nhằm phân biệt ngữ cảnh đối thoại) hoặc có thể chuyển thể văn bản thành kịch bản (đối với văn xuôi) để đọc (nhằm phân biệt kịch tính).Ví dụ như đọc phân vai trong trong các Văn bản: Trong lòng mẹ, Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục, Tức nước vỡ bờ, Kịch Bắc Sơn… - Cách 2: Học sinh diễn xướng dưới hình thức ngâm (đối với thơ) . Ví dụ như sau khi học các bài thơ thể lục bát (Những bài ca dao trong Ngữ văn 7…), thể song thất lục bát (Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải). - Cách 3: Học sinh có thể vận dụng toàn bộ hiểu biết về tác phẩm đã thu nhận qua giờ học (học sinh có thể đã thành thạo việc đọc theo yêu cầu nhanh, chậm, thanh, trầm; thành thạo việc ngắt câu, ngừng nghỉ khi cách đoạn... ), đặc biệt đọc bằng sự thể hiện cảm xúc được nhân lên từ bài học, khiến hình tượng tác phẩm có điều kiện được lĩnh hội không chỉ ở sự đa diện phong phú mà còn ở chiều sâu của ý nghĩa tư tưởng. Chẳng hạn, sau khi học Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, học sinh phải đọc được đúng hơi văn, mạch văn biền ngẫu: ... Ta thường tới bữa quên ăn, / nửa đêm vỗ gối; // ruột đau như cắt, / nước mắt đầm đìa; // chỉ căm tức / chưa xả thịt / lột da, / nuốt gan / uống máu quân thù. // Dẫu cho trăm thân này/ phơi ngoài nội cỏ, //nghìn xác này/ gói trong da ngựa, / ta cũng vui lòng... Đối với bài thơ Lượm: những câu tả hình ảnh Lượm ở đoạn đầu cần đọc với giọng vui, nhịp điệu nhanh, nhấn mạnh vào các từ tạo hình và các từ láy tượng hình (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh). Những câu cảm thán và câu hỏi tu từ, tác giả đã tách riêng ra thành những khổ thơ đặc biệt, nhịp thơ chậm lại, gãy khúc: Ra thế/ Lượm ơi! , Lượm ơi, /còn không? cần đọc lắng xuống, chậm lại, ngừng giữa các dòng thơ. - Cách 4: Đối với các tác phẩm văn xuôi, các tác phẩm truyện, cho học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng giọng kể, trần thuật, đối thoại. Ví dụ: Đọc truyện Lão
- Hạc, phải thể hiện đúng giọng của đoạn diễn tả nội dung đối thoại, có đoạn lại xen kẽ độc thoại nội tâm, có đoạn vừa tự sự, vừa trữ tình. - Cách 5: Đối với một số bài thơ đã được phổ nhạc như: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Đồng chí... có thể cho học sinh hát hoặc nghe băng để giờ học sinh động hơn. 2- Tái hiện một tình huống then chốt hay toàn bộ tác phẩm: Việc làm này trong thao tác luyện tập có ý nghĩa nhấn mạnh một phương diện bản chất nào đó hoặc toàn bộ hình tượng tác phẩm. Một chi tiết, một hình ảnh gây xúc động sẽ có tác dụng nhân lên những tình cảm sâu sắc trong cá nhân người tiếp nhận, đồng thời cũng là tiền đề cho những tư tưởng và hành động đúng, một yếu tố hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Yêu cầu tái hiện một tình huống then chốt hay toàn bộ tác phẩm thường được triển khai dưới dạng lời văn miêu tả, trần thuật hay lời kể lại theo giả định người kể được chứng kiến. Ví dụ 1, trong phần luyện tập bài Ông đồ của Vũ Đình Liên, giáo viên có thể nêu yêu cầu: em hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng của tác giả khi chứng kiến cảnh: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa? Ví dụ 2, Trong thao tác luyện tập sau khi học bài Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em hãy hình dung tâm trạng của cụ Bơmen khi vẽ chiếc lá thường xuân trong đêm mưa gió và giải thích tại sao Xiu lại gọi bức vẽ đó là kiệt tác? Ví dụ 3, Với bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Giáo viên có thể đặt ra yêu cầu đối với học sinh: Em hãy hình dung tâm trạng của anh thanh niên khi chia tay với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ ? Ví dụ 4, Với bài thơ Lượm của Tố Hữu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể lại một tấm gương thiếu niên hi sinh dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc.
- Với những yêu cầu như thế, một phần (hoặc toàn bộ) hình tượng tác phẩm sẽ thêm một lần nữa được tái hiện, đồng thời thêm một lần học sinh được khắc sâu kiến thức để có thể lưu giữ và trở thành ấn tượng, “dữ liệu” cho hành trang văn học của mình. Cũng từ đó giúp cho các em có thêm sự tích hợp về kiến thức với phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn hay các môn học khác và cũng có thẻ liên hệ với thực tế cuộc sống làm cho văn học trở nên gần gũi với các em hơn. 3- Hình dung, dự đoán kết thúc tác phẩm: Việc hình dung, dự đoán kết thúc tác phẩm cũng có một ý nghĩa không nhỏ.. Dựa trên kết thúc đã có hoặc kết thúc để ngỏ của nhà văn, học sinh bằng tưởng tượng sáng tạo của mình, có thể trình bày dự kiến một kiểu kết thúc khác hoặc giả định viết tiếp mạch phát triển tác phẩm. Để thực hiện được điều này, học sinh trước hết phải nắm vững kiến thức về tác phẩm, phương thức trình bày nghệ thuật (thể loại, loại hình nhân vật, yếu tố thời đại, ngôn ngữ... ). Nếu không nắm vững các yếu tố đó, học sinh không thể thực hiện được yêu cầu này- mà biểu hiện dễ thấy là việc dự đoán sẽ vu vơ, thiếu căn cứ hoặc xa dời tác phẩm. Ví dụ 1, Em hãy tưởng tượng và kể thêm cho đoạn kết của câu chuyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ? Ví dụ 2, Em thử hình dung tâm trạng (hoặc biểu hiện qua nét mặt, lời nói... ) của nhân vật Giôn xi khi nghe Xiu kể cho nghe sự thật về nguyên nhân cái chết của cụ hoạ sĩ Bơ men trong truyện Chiếc lá cuối cùng? Ví dụ 3, Giả sử một ngày nào đó con trai lão Hạc trở về và đứng trước nấm mồ lão Hạc, em thử hình dung và dự đoán: người con trai đó sẽ nghĩ gì và nói gì với bố? (Lão Hạc – Nam Cao). Bản chất của việc làm này là đặt học sinh trước những tình huống tự bộc lộ khả năng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. Nếu không thực hiện được kết quả tiếp nhận văn học sẽ khó tránh khỏi những hạn chế.
- Để kiểm tra kết quả tưởng tượng của học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao lại hình dung hoặc dự đoán như vậy? 4- Đặt lại tên tác phẩm: Việc đặt lại tên tác phẩm cũng là những tình huống giả định nhằm đặt học sinh trước yêu cầu phải suy nghĩ, tìm tòi và lựa chọn khả năng hợp lí khác trên cơ sở lôgíc phát triển hình tượng hay xu thế của tác phẩm. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, học sinh không thể suy đoán tuỳ tiện mà phải hồi tưởng, huy động các dữ liệu trí nhớ, liên tưởng và tưởng tượng, tái hiện toàn bộ diễn biến, cấu trúc nội dung và hình thức tác phẩm vừa học để quyết định ý kiến của mình. Ví dụ 1, Theo em, tại sao tác giả lại đặt tên truyện là Lặng lẽ SaPa? - HS (lựa chọn): + Vì truyện nói tới một anh thanh niên sống thầm lặng ở nơi núi rừng xa vắng. + Vì truyện nói tới một anh thanh niên say sưa với công việc thầm lặng nơi xa xôi hẻo lánh... - GV: Nếu có thể đặt lại tên cho truyện, em chọn tên nào? - HS (lựa chọn): + Người không cô độc. + Bức chân dung bất chợt. +Chàng trai trên đỉnh núi. Ví dụ 2, Hoặc giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt lại tên cho một số tác phẩm sau: - Lượm của Tố Hữu: + Em bé liên lạc. + Sự hi sinh dũng cảm
- - Truyện ngắn”Sống chết mặc bay”của Phạm Duy Tốn + Tên Quan Phụ mẫu vô trách nhiệm. + Dân cần nhưng quan không vội Tuy nhiên, không phải bất kì tác phẩm nào cũng có thể đặt lại được tên khác… Kể cả cách lựa chọn như trên cho tên gọi khác của tác phẩm chưa hẳn đã đem lại hiệu quả như tên gọi vốn có của nó. Bởi tên gọi mà tác giả lựa chọn đã thể hiện khá đầy đủ, tiêu biểu và rõ nét nội dung tư tưởng cũng như hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Qua việc cho học sinh đặt lại tên cho tác phẩm giúp các em cảm nhận và thấy được cái hay, cái đặc sắc cách đặt tên cho nhan đề của tác giả trong mỗi tác phẩm. Song, việc đặt lại tên cho tác phẩm trong phần luyện tập của bài học cũng có tác dụng nhất định. Nó thúc đẩy quá trình học tập theo hướng tích cực của học sinh và rèn luyện tư duy sáng tạo cũng như năng lực cảm thụ, đánh giá tác phẩm của các em. 5- Xây dựng lời trao đổi, đối thoại hay tâm sự với nhà văn hoặc nhân vật trong tác phẩm. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu có khả năng bộc lộ và thanh lọc cảm xúc thẩm mĩ, kích thích hứng thú liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Lí thuyết tiếp nhận văn học thừa nhận: tác phẩm văn học thường được trình bày dưới dạng “kết cấu mở” hay “kết cấu vẫy gọi” để bạn đọc có thể “lấp đầy chỗ trống”, mỗi tác phẩm có thể có một hay nhiều đề án tiếp nhận. Mỗi người đọc có một hình dung riêng, cách lí giải riêng. Vì thế trong quá trình tìm hiểu giá trị tác phẩm, có những điều học sinh thấy nhà văn lí giải chưa thoả đáng hoặc vẫn còn có thể lí giải theo cách khác. Trong khâu luyện tập này, học sinh sẽ trình bày “đề án” của mình thông qua lời đối thoại (giả tưởng) để tranh luận, trao đổi với nhà văn về một vấn đề nào đó. Hoặc học sinh cũng có thể xây dựng lời tâm sự để chia
- sẻ với những điều tâm đắc cùng nhà văn (về khuynh hướng, kết cấu, ngôn ngữ... hoặc nhân vật nào đó). Ví dụ: - Thử tưởng tượng tâm trạng của tráng sĩ làng Gióng sau khi đánh tan giặc Ân rồi cùng ngựa bay lên trời? - Hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn mô tả tâm trạng của nhân vật em khi thấy Bố em đi cày về trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa? - Giả sử được gặp Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) khi nhân vật này vừa lập đàn gọi vợ, em sẽ nói với Trương Sinh những điều gì? - Hãy viết một đoạn văn ngắn cùng chia sẻ tâm sự với Thuý Kiều sau khi học đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). - Hãy viết một bức thư ngắn chia sẻ tâm sự cùng nhà văn Nam Cao sau khi học truyện ngắn Lão Hạc của ông. - Em hãy viết một bức thư chia sẻ tâm sự với nhà văn về cách xây dựng truyện Cô bé bán diêm? - Hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn nói lên tâm sự của em với Cô bé bán diêm sau khi học song truyện ngắn cùng tên của An đéc xen ? (Học sinh tập viết, trình bày những điều tâm đắc hoặc thảo luận với nhà văn). Đây là một loạt tình huống để học sinh có thể bộc lộ khả năng cảm nhận tác phẩm văn chương của mình. Giáo viên không nên áp đặt học sinh nhưng phải biết định hướng cho các em những suy nghĩ, tình cảm đúng có giá trị văn chương. Mặc dù đó chỉ là những việc làm mang tính chất “giả định”, nhưng khả năng tái hiện, liên tưởng, hình dung ở học sinh sẽ có điều kiện được huy động một cách triệt để và có rất nhiều lợi ích trong việc rèn viết và cách diễn đạt cho HS. 6- Tập so sánh, khái quát:
- So sánh, khái quát là những năng lực phản ánh bản chất kiến thức mà học sinh lĩnh hội được trong giờ học. Một vài ấn tượng riêng lẻ hay biệt lập trong từng bài học không thể giúp học sinh có khả năng đánh giá chính xác một hiện tượng hay vấn đề văn học. Để hình thành và phát triển khả năng này, giáo viên yêu cầu học sinh tập trung kết nối kiến thức thành hệ thống, rút ra nhận xét hoặc định tính, định danh một vấn đề văn học. Ví dụ 1: (Câu hỏi so sánh, khái quát). - Sau khi học các tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Ngắm trăng của Hồ Chí Minh . Em hãy cho biết các tác phẩm náy có những điểm chung nào ? - Sau khi học các tác phẩm Làng của Kim Lân, Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long và Bến quê của Nguyễn Minh Châu, em hãy so sánh để rút ra nhận xét về những tìm tòi sáng tạo có tính đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm trong việc xây dựng tình huống truyện và thể hiện hình ảnh con người mới. Ví dụ 2: ( Câu hỏi phát hiện, so sánh). - Sau khi học đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và xem phim Chị Dậu, em hãy so sánh và rút ra nhận xét về hiệu quả của cách thể hiện hình ảnh người nông dân qua hai loại hình nghệ thuật này? Ví dụ 3: (Câu hỏi so sánh, nhận xét về tình huống của truyện) Với câu hỏi này, điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh chỉ rõ được tình huống cơ bản của các truyện ngắn đã được học – một việc làm quan trọng khi học tác phẩm truyện. + Tình huống cơ bản của truyện Làng: sự căng thẳng thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của nhân vật.
- + Lặng lẽ SaPa: tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên. Nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại ấn tượng tốt đẹp cho những nhân vật khác trong truyện. Ví dụ 4: (Câu hỏi so sánh, mở rộng). - Sau khi học bài thơ Quê hương của Tế Hanh, em hãy tìm trong văn học Việt Nam cùng giai đoạn có những tác phẩm văn thơ nào thể hiện chủ đề tương tự ? + Trong văn học Việt Nam cùng thời kì có các tác phẩm: Quê hương của Giang Nam, Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân, Mặt quê hương của Tế Hanh... thể hiện chủ đề tương tự với tác phẩm này. - Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có điểm nào chung, và điểm nào khác nhau? Trong một tiết học, phần luyện tập không thể chiếm nhiều thời gian nhưng không phải vì thế mà vai trò của nó bị xem nhẹ. Với thời gian hạn hẹp, sự lựa chọn việc làm nào cho hiệu quả còn tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học. Hình thức so sánh, khái quát giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ở học sinh khả năng đánh giá vấn đề văn học hay một hiện tượng văn học từ những cái riêng lẻ, cụ thể. Chẳng hạn, học sinh được học rất nhiều đoạn trích trong Truyện Kiều nói về nhân vật Thuý Kiều nhưng sau tất cả các đoạn trích ấy, giáo viên cần giúp học sinh khái quát được những đặc điểm của nhân vật này. Qua đó để học sinh có thể so sánh với các nhân vật khác trong cùng thời kì văn học (Ví dụ: các em có thể so sánh Thuý Kiều với Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Với Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) và cao hơn để học sinh đánh giá được số phận nhân vật, thời đại văn học, lịch sử xã hội (Ví dụ: Suy nghĩ của em thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- qua các nhân vật Thuý Kiều, Vũ Nương, Kiều Nguyệt Nga trong các tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Với trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cũng cần lưu ý, khi muốn so sánh, khái quát, giáo viên cần đặt tác phẩm, nhân vật vào những mối liên hệ hợp lí để có sự so sánh đúng giúp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh; tránh những so sánh không ăn khớp, khập khiễng. PHẦN III : CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đánh giá kết quả đạt được: Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã từng áp dụng các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) với nhiều đối tượng học sinh, có thể rút ra một số kết luận như sau. Thông qua các hình thức luyện tập sáng tạo, học sinh thể hiện được khả năng nhạy bén khi tri giác ngôn ngữ, khả năng tái hiện hình tượng một cách đa dạng, sâu sắc. Học sinh thể hiện được vốn sống, vốn hiểu biết nhất định về tác phẩm thông qua những tưởng tượng sáng tạo trong việc bồi đắp cho nét tưởng tượng của mình thêm phong phú. Nhiều em đã biết bám sát văn bản – tác phẩm văn học để lấy đó làm căn cứ “xuất phát điểm” và kiểm chứng cho những tưởng tượng sáng tạo; xu hướng liên tưởng của học sinh khá đa dạng. Qua khảo sát, phần lớn học sinh thực hiện được yêu cầu của giáo viên đưa ra. Với các hình thức như đọc diễn cảm, hình dung dự đoán kết thúc tác phẩm, đặt lại tên cho tác phẩm, có tới 70- 80% học sinh thực hiện xuất sắc. Với hình thức tái hiện một tình huống then chốt trong tác phẩm, xây dựng lời đối thoại với nhân vật có tới 60 – 65% học sinh thực hiện tốt. Riêng hình thức tập so sánh, khái quát thì khó hơn, chỉ có học sinh khá giỏi mới thực hiện được. Cũng cần nói rằng, còn có nhiều học sinh, sự tưởng tượng sáng tạo còn nông cạn, sai lệch. Một số học sinh phân tích ngôn ngữ một cách hời hợt, hiểu tác phẩm
- một cách chung chung thậm chí có trường hợp không hiểu gì về hình tượng văn học. Nhiều học sinh còn đồng nhất nhân vật văn học với tác giả. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Về phía học sinh: phải được bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm tích cực, nắm chắc được kiến thức cơ bản, có hệ thống và thường xuyên trau dồi vốn biểu tượng; luôn được rèn luyện cảm xúc ngôn ngữ, phát huy khả năng tự bộc lộ và đánh giá của bản thân. Không được trang bị kiến thức một cách chắc chắn, không có vốn ngôn ngữ và khả năng tư duy hình tượng phong phú, không có các mâu thuẫn của tình huống sáng tạo... giáo viên sẽ khó có thể phát huy được năng lực tiếp nhận văn chương ở học sinh. - Về phía giáo viên: + Sử dụng triệt để các phương tiện và đồ dùng dạy học (tranh ảnh, máy chiếu, phần mềm vi tính…) làm cho học sinh thực sự tập trung chú ý vào bài học. + Bồi dưỡng vốn kiến thức, vốn hiểu biết về văn học cho các em. + Rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt ý tưởng thành ngôn ngữ tường minh và nắm vững nguyên tắc phân tích tác phẩm. + Rèn luyện khả năng hoạt động của trí nhớ và liên kết hình ảnh, khả năng hình dung và hình thành biểu tượng nghệ thuật. + Giáo viên chuẩn bị chu đáo các hình thức luyện tập trước khi lên lớp, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Mỗi năm học phải tìm cho mình nhiều biện pháp mới, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ hiểu biết và tiếp cận tri thức mới để vận dụng trong dạy học đạt kết quả cao. + Phải là người linh hoạt, tế nhị và có óc sáng tạo. + Biết cách tổ chức tốt các hoạt động, gợi ý, hướng dẫn học sinh chuẩn bị lời bình trước khi đến lớp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non có tổ chức ăn bán trú.
12 p | 1191 | 96
-
SKKN: Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chi bộ trường học
17 p | 496 | 59
-
SKKN: Trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5
25 p | 976 | 56
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh lớp 12 - Ban KHTN ở trường THPT Sông Ray
7 p | 220 | 48
-
SKKN: Nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo ở trường Tiểu học số 1 Sen Thuỷ
14 p | 368 | 34
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức môn Hóa học chương trình THPT phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học hệ vừa làm vừa học
27 p | 174 | 33
-
SKKN: Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong môn Địa lý 9
8 p | 190 | 26
-
SKKN: Quản lý phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai
19 p | 161 | 25
-
SKKN: Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL
14 p | 215 | 24
-
SKKN: Phát triển bài Toán thành các bài Toán mới nhằm phát huy năng lực tư duy của học sinh khá, giỏi trong chương trình Toán 10
44 p | 147 | 22
-
skkn Lê Thị Hồng Vân - SKKN đạt giải C cấp Thành phố năm 2014 - 2015
29 p | 46 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn