SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
Ứng dụng kiến thức môn học giáo dục<br />
quốc phòngan ninh vào trò chơi tronghoạt động ngoại <br />
khóa <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trần Thị Mỹ Lệ<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm thể dục thể thao<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác : Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
Nam Định, tháng 5 năm 2016<br />
1.Tên sáng kiến: Ứng dụng kiến thức môn học giáo dục quốc phòng – an ninh vào <br />
trò chơi trong hoạt động ngoại khóa <br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: phương pháp dạy học môn giáo dục quốc phòng an <br />
ninh<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:học kì II<br />
4. Tác giả:<br />
Họ và tên: TRẦN THỊ MỸ LỆ<br />
Năm sinh: 1988<br />
Nơi thường trú: Trung Thành – Vụ Bản Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: cử nhân.<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên Thể dục – giáo dục quốc phòng,an ninh<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông.<br />
Điện thoại: 0919328883<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông <br />
Địa chỉ: Xã Yên Lợi Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định.<br />
Điện thoại: 03503.963939<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
Hoạt động ngoại khóa (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là một trong <br />
những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Ngoại khoá là <br />
hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, là <br />
hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của những HS có hứng thú, yêu <br />
thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng <br />
dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức kĩ <br />
năng bộ môn (ở đây là những tri thức GDQP AN) đã được học trong chương trình <br />
nội khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy <br />
hoạt động ngoại khoá được xem là một hình thức dạy học quan trọng, mang lại hiệu <br />
quả cao, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học <br />
theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người <br />
học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học <br />
tập và ý chí vươn lên” (theo điều 5, khoản 2, chương 1 Luật Giáo dục Việt Nam <br />
2005).<br />
Trò chơi là một trong những phương thức tổ chức hoạt động được sử dụng <br />
trong thực tiễn dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài các phương thức như: thảo <br />
luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm nhỏ, diễn <br />
đàn.<br />
Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu <br />
cầu giải trí đa dạng của con người…, là một phương tiện giáo dục giúp cho cá nhân <br />
được rèn luyện giác quan, luyện ý chí và ý thức, tinh thần, tính tình… giúp cho tập <br />
thể có bầu không khí vui vẻ, thân ái...<br />
Môn học GDQPAN bậc trung học phổ thông với mục đích góp phần giáo <br />
dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào <br />
và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, <br />
của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu, <br />
thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham <br />
gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. <br />
Với mục tiêu giáo dục đó, môn học đã cung cấp cho học sinh những kiến thức và <br />
<br />
4<br />
kỹ năng c cơ bản như:<br />
Hiểu được lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của <br />
quân đội và công an nhân dân.<br />
Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, thực hiện được các động tác <br />
từng người không có súng, biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản <br />
của tiểu đội, trung đội. biết xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn giao thông, băng bó <br />
vết thương, cấp cứu chuyển thương…<br />
Những kiến thức đó có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua tổ chức <br />
một số trò chơi trong các buổi ngoại khóa, nên tôi xin chọn đề tài: “ Ứng dụng kiến <br />
thức môn học GDQP AN vào trò chơi trong hoạt động ngoại khóa”.<br />
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp <br />
giáo viên giảng dạy môn GDQPAN được hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ <br />
động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của môn học. Đây cũng là lý do tôi chọn <br />
đề tài này.<br />
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1. Thuận lợi:<br />
Là một giáo viên giảng dạy môn GDQP AN và từng tham gia công tác đoàn <br />
nên kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất thuận lợi.<br />
Đa số giáo viên trong tổ là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác <br />
ngoại khóa.<br />
Công tác hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Lý Nhân Tông được BGH <br />
nhà trường rất quan tâm lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng chủ đề cho cả 3 <br />
khối.<br />
Học sinh tích cực tham gia công tác ngoại khóa cũng như được rèn luyện các<br />
kỹ năng tham quan,dã ngoại…<br />
2. Khó khăn:<br />
Kỹ năng giải mật thư hay các kỹ năng về Moree hay Simpore còn yếu.<br />
Phải có sự phối hợp nhịp nhàng của hai giáo viên trong tổ, của giáo viên chủ <br />
nhiệm và giáo viên bộ môn.<br />
Một số em học sinh còn lơ là trong công tác hoạt động ngoại khóa.<br />
Đề tài còn giới hạn áp dụng cho học sinh khối 12.<br />
III. NỘI DUNG<br />
5<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục đào tạo cùng <br />
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong <br />
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là <br />
điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã <br />
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người <br />
đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục <br />
thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh: “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung <br />
trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham <br />
quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là <br />
mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.”<br />
Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất quan <br />
tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Hoạt động ngoại khoá <br />
là một hình thức hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục cơ bản <br />
được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, được tiến hành xen <br />
kẽ với chương trình dạy học và diễn ra trong suốt năm học kể cả thời gian nghỉ hè <br />
để khép kín quá trình giáo dục. Hoạt động dạy học ngoại khoá giúp học sinh biết <br />
vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống <br />
đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết nắm bắt những <br />
định hướng chính trị, xã hội, biết được những truyền thống đấu tranh cách mạng, <br />
truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất <br />
nước và những vấn đề nóng bỏng của thời đại như hoà bình, hữu nghị, hợp tác, dân <br />
số... Từ đó, rèn luyện cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có <br />
văn hoá, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, <br />
điều khiển, nhận xét, đánh giá, hoà nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể <br />
có hiệu quả khác.<br />
Ngoài ra, trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn <br />
luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan <br />
trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi <br />
<br />
6<br />
vào trong chương trình giáo dục quốc gia.<br />
2. Cách thức thực hiện:<br />
. Tóm lượt nội dung và cách thức thi:<br />
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG <br />
VỚI CHỦ ĐỀ: “HÀNH QUÂN THẦN TỐC”.<br />
Trạm 1: trưởng trạm Cô Trần Thị Mỹ Lệ<br />
Địa điểm: Cổng trường<br />
Sau khi các đội tập hợp đúng đội hình, trạm trưởng phát một bản tin bằng<br />
còi Morse, đội nào nhận trước sẽ bắt đầu tính giờ thi trước.<br />
Nội dung bản tin Morse: THI XONG ĐẾN CỘT CỜ NHẬN LỆNH <br />
Phần thi liên quan đến lịch sử quốc phòng trong thời gian 10 phút. Thi <br />
xong trưởng trạm phát giấy thông hành (có chữ ký trạm 1) và dùng bút màu <br />
vẽ lên mặt từng thành viên mỗi đội rồi cho qua trạm.<br />
Các đội hoàn thành xong thì rời trạm 1 <br />
Trạm 2: Thầy Phạm Mạnh Linh trưởng trạm.<br />
Địa điểm: Cột cờ ở sân trường.<br />
Đội nào đến trước thực hiện trước, đến sau thực hiện sau. Yêu cầu làm các <br />
động tác đội hình đội ngũ đều, đẹp. Trưởng trạm tùy tình hình khi đưa ra các yêu <br />
cầu cần thực hiện.<br />
Các đội tiếp tục tìm mật thư được giấu sẵn trước đó với nội dung:<br />
DI CHUYỂN ĐẾN SÂN BÓNG CHUYỀN<br />
Giải đúng mật thư, trình giấy thông hành để ký và đến trạm 3 theo yêu cầu.<br />
Trạm 3: Cô Trần Thị Mỹ Lệ trạm trưởng<br />
Địa điểm: sân bong chuyền.<br />
Các đội nhận lệnh của trạm trưởng thực hiện sơ cấp cứu bằng việc băng bó<br />
vết thương theo sự chỉ định của trạm trưởng. Yêu cầu chuẩn bị tải <br />
thương.<br />
Thực hiện xong phần băng bó, được phép tìm mật thư, giải và làm theo nội <br />
dung:<br />
HÀNH QUÂN ĐẾN SÂN CẦU LÔNG<br />
Ký giấy thông hành qua trạm; yêu cầu tải thương đến trạm 4<br />
<br />
<br />
7<br />
Trạm 4: Trạm trưởng thầy Phạm Mạnh Linh<br />
Địa điểm: sân cầu lông<br />
Chuẩn bị sẵn đường hẹp dài 6m, rộng 1m, chăng dây gần sát mặt đất. Yêu <br />
cầu mỗi đội thực hiện việc chui qua không đụng dây (thực hiện động tác lê, trườn <br />
địa hình bằng phẳng). Mỗi thành viên vi phạm trừ 1 điểm.<br />
Mỗi đội nhận mật thư (1) để giải, báo cáo kết thúc nhiệm vụ.<br />
Nộp lại giấy thông hành.<br />
Mật thư các trạm:<br />
Mật thư trạm 2: Khóa: điện thoại và 726248936<br />
DI CHUYỂN ĐẾN SÂN BÓNG CHUYỀN<br />
Mật thư trạm 3: Khóa “Đọc ngược”<br />
GNOL UAC NAS NED NAUQ HNAH<br />
HÀNH QUÂN ĐẾN SÂN CẦU LÔNG<br />
Mật thư trạm 4: Một thằng sống một thằng chết<br />
: <br />
(1) Nội dung mật thư: VINH QUANG CHIẾN THẮNG<br />
Thang điểm:<br />
+Trạm 1: Nhận đúng Morse: 10 điểm.<br />
Nhận trước : +3<br />
+ Trạm 2: Thực hiện nhiệm vụ và giải mật thư trước : 20 điểm. <br />
Thực hiện nhiệm vụ và giải mật thư sau: 15 điểm. <br />
Thực hiện nhiệm vụ, không giải mật thư: 10 điểm.<br />
+ Trạm 3, trạm 4 tương tự.<br />
+ Điểm khuyến khích: + 5 tinh thần đồng đội, + 2 giấy thông hành.<br />
Lưu ý: Mỗi trạm đều điểm danh, báo cáo sĩ số đầy đủ.<br />
+ Nếu không giải được mật thư thì trạm trưởng linh động phạt rồi hướng <br />
dẫn đến trạm tiếp.<br />
+ Điểm cao nhất có thể đạt: 80 điểm.<br />
Cách thức thi cụ thể liên quan đến môn GDQP AN từng trạm:<br />
Trạm 1: Thi nội dung liên quan đến quốc phòng giáo viên chuẩn bị 4 bộ câu<br />
hỏi cụ thể cho 4 đội.<br />
<br />
8<br />
Đội nào giải mật thư xong sẽ xếp hàng trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh trả lời <br />
một câu hỏi, trả lời đúng có thể qua trạm, trả lời không được về cuối hàng đến <br />
lượt mình tiếp tục trả lời đến khi nào qua được trạm.<br />
Ví dụ: Bộ câu hỏi cho đội 1 gồm 20 câu hỏi như sau:<br />
Bộ câu hỏi 1<br />
1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) do ai lãnh đạo?<br />
Lê Hoàn<br />
2. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào thời gian nào? Tháng 9/1858<br />
3.Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân do lãnh <br />
tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm nào?<br />
1930<br />
4.Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày, tháng,<br />
năm nào?<br />
19/12/1946<br />
5.Nhân dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của<br />
Mĩ vào Hà Nội năm nào?<br />
1972<br />
6.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày, tháng,<br />
năm nào?<br />
22/12/1944<br />
6. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm có bao nhiêu người?<br />
34 Người<br />
7. Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là hạ đồn:<br />
Phay Khắt và Nà Ngần<br />
8. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ năm nào?<br />
1951<br />
9. Chiến sĩ nào đã dùng vai mình làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt địch trong chiến <br />
cuộc Đông Xuân 19531954?<br />
Bế Văn Đàn<br />
10. Chiến sĩ nào lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện cho đồng đội<br />
xung phong tiêu diệt địch?<br />
Phan Đình Giót<br />
<br />
9<br />
11. Người anh hùng lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên <br />
Phủ là ai?<br />
Tô Vĩnh Diện<br />
12. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân trên toàn lãnh thổ miền<br />
Nam diễn ra năm nào?<br />
1968<br />
13.Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” quân và dân ta đã bắn rơi<br />
tổng số máy bay của địch là:<br />
81 chiếc<br />
14. Anh hùng lái máy bay Míc 21 bắn rơi “Pháo đài bay” B52 của Mĩ đầu<br />
tiên tại Việt Nam là ai?<br />
Phạm Tuân<br />
15.Khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của Anh hùng liệt sĩ nào?<br />
Nguyễn Viết Xuân<br />
16. Thành phố mang tên Bác hoàn toàn giải phóng vào lúc mấy giờ ngày <br />
30/4/1975<br />
11 giờ 30 phút<br />
17. Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào?<br />
19/8/1945<br />
18.Tấm gương chiến đấu dũng cảm hy sinh của đội viên công an xung phong <br />
Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa là ai?<br />
Võ Thị Sáu<br />
19.Trang sử hào hùng của Công an nhân dân Việt Nam là:<br />
Vì nước quên thân, vì dân phục vụ<br />
Bộ câu hỏi thứ 2:<br />
1. Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình là<br />
Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi<br />
2. Thời hạn phục vụ tai ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là: 24 tháng<br />
3.Việc hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự do UBND cấp<br />
nào quyết định<br />
Cấp huyện (quận)<br />
4. Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên? 30 viên<br />
<br />
10<br />
5.Cấu tạo chính của súng tiểu liên AK gồm mấy bộ phận?<br />
11 bộ phận<br />
6.Tháo thông thường súng tiểu liên AK gồm mấy bước?<br />
7 bước<br />
7.Khi nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK, người bắn phải nằm sấp hợp với <br />
hướng bắn:<br />
Một góc khỏang 30 độ<br />
8.Lựu đạn Φ1 có bán kính sát thương là:<br />
5m<br />
9. Thời gian cháy chậm của lựu đạn Φ1 là:<br />
3,2 đến 4,2 giây<br />
10. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu <br />
thường xuyên:<br />
Của Đảng, Nhà nước và của toàn dân<br />
11. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của ta hiện nay là nền quốc<br />
phòng, an ninh:<br />
“Của dân, do dân, vì dân”<br />
12. Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Trước <br />
hết phải: Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, đúng hay sai?<br />
Đúng<br />
13. Ngày nay, xây dựng quân đội và công an theo hướng:<br />
“Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”<br />
14. Người chỉ huy và Điều hành Bộ Quốc phòng là ai?<br />
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng<br />
15. Tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường một số tỉnh thành phố giáp nhau,<br />
có liên quan về quân sự) trực thuộc Bộ Quốc phòng, gọi là: <br />
Quân khu<br />
16. Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch chiến thuật, là lực lượng <br />
thường trực của quân đội, gọi là:<br />
Quân đoàn<br />
17. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành hai ngạch là: Sĩ quan tại <br />
ngũ và sĩ quan dự bị.<br />
<br />
11<br />
18.Hệ thống cấp bậc hàm của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm:<br />
Có 3 cấp, 12 bậc<br />
19. Công an nhân dân Việt Nam gồm có mấy lực lượng?<br />
An ninh và Cảnh sát<br />
20. Cơ quan lãnh đạo, chỉ huy cao nhất của Công an nhân dân Việt Nam là: Bộ Công <br />
an<br />
Trạm 2: Yêu cầu làm các động tác đội hình đội ngũ như sau:<br />
Đội trưởng tập hợp đội mình, báo cáo sĩ số và sẵn sàng nhận nhiệm vụ.<br />
Trạm trưởng đưa ra yêu cầu cho các đội: tập hợp đội mình thành một hàng <br />
ngang rồi thực hiện các động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, giậm chân, đi đều <br />
(các nội dung như hội thao).<br />
Trạm 3: Trạm trưởng đưa ra tình huống trong đội có bạn học sinh bị thương ở tay, <br />
chân, vai hay đầu gối; chuẩn bị sẵn băng cuộn và cáng chuyển thương. Băng bó <br />
xong chuyển thương theo quy định.<br />
Trạm trưởng quan sát, nhận xét cách băng bó của các đội.<br />
Trạm 4: Ứng dụng các tư thế vận động trên chiến trường vào nội dung trò chơi, cả <br />
đội thực hiện, 3m chăng dây cao 1m thì thực hiện động tác lê; 3m chăng dây cao <br />
1,5m thực hiện động tác trườn địa hình bằng phẳng<br />
IV. KẾT QUẢ:<br />
So sánh trước và sau khi áp dụng sang kiến đã đạt được một số kết quả như sau:<br />
Học sinh hứng thú và tích cực hơn trong giờ học giáo dục quốc phòng – an ninh <br />
Ý thức học tập và tìm hiểu về môn học được thể hiện ở mức độ cao.<br />
Học sinh tiếp thu kiến thức nhanh và sâu rộng hơn.<br />
Kết quả đán<br />
<br />
<br />
Xếp <br />
loại Từ 7 <br />
Trên 8 đến Từ 5 đến dưới 7<br />
Học kì dưới 8<br />
I 20 h/s 8,97 % 138 h/s 61,88% 60 h/s 26,91 %<br />
<br />
<br />
12<br />
II 44 h/s 18,41% 92 h/s 38,49 % 90 h/s 37,66 %<br />
<br />
<br />
Ngoại khoá là một trong những cách thức, con đường tốt nhất và hiệu quả nhất <br />
giúp học sinh bổ sung, mở rộng và tích luỹ thêm những kiến thức về quốc phong – an <br />
ninh và quan trọng hơn là giúp học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi tích cực, <br />
đúng đắn khi giải quyết vấn đề trên thực tế.<br />
Thông qua hoạt động ngoại khoá, học sinh vừa khẳng định được khả năng, <br />
vừa xác định được vai trò của mỗi cá nhân trước tập thể. Đặc biệt trong ngoại khoá, <br />
tính độc lập, tính tích cực và sự sáng tạo của học sinh được tôn trọng và nâng cao, <br />
góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tự học hiện nay.<br />
Mặt khác, ngoại khoá qua môn GDQPAN còn có vai trò làm tăng hứng thú <br />
học tập bộ môn cũng như giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với <br />
nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng tham gia xây dựng lực <br />
lượng cũ trang, góp phần củng cố quốc phòng của đất nước trong thời kì mới. Đồng <br />
thời vận dụng nếp sống kỷ luật, trật tự vào trong hoạt động, sinh hoạt của nhà <br />
trường, gia đình và xã hội, rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức tự giác chấp <br />
hành mệnh lệnh một cách nhanh chóng, chính xác, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, <br />
hành động quyết đoán, một cách nghiêm túc.<br />
Ngoại khoá là một hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, không chỉ phát <br />
triển cho HS kiến thức về quốc phòng mà còn rèn luyện kĩ năng, thái độ và hành vi <br />
tích cực trong các tình huống trên thực tế của học sinh. Đây là một hình thức dạy <br />
học cần được phổ biến rộng rãi trong xu thế dạy học hiện nay.<br />
Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa gắn liền với các môn <br />
học như thế này cũng sẽ phát huy và kích thích khả năng nghiên cứu tìm tòi thêm <br />
của giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.<br />
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:<br />
Qua tổ chức các buổi ngoại khóa tôi nhận thấy để tổ chức một buổi ngoại<br />
khóa với việc tổ chức trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải có đủ 3 yếu tố sau:<br />
xây dựng bầu không khí vui vẻ rèn luyện được các kỹ năng cần thiết có tính <br />
chất giáo dục chiều sâu.<br />
Để làm được điều đó, yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo <br />
<br />
<br />
13<br />
từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức sao cho có hiệu quả, mật thư đưa ra đảm bảo <br />
độ khó vừa phải. Cần có tổ chức nhận xét và khen thưởng cho những tập thể, học <br />
sinh có thành tích, biểu hiện tốt trong hoạt động.<br />
VI. KẾT LUẬN<br />
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học <br />
môn GDQP AN nói riêng đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong nỗ lực tìm <br />
kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp <br />
phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học quốc phòng, tổ chức các <br />
hoạt động ngoại khóa là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới <br />
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.<br />
Để nâng cao chất lượng môn GDQPAN, thì trước hết giáo viên phải kết <br />
hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp giảng dạy, cũng như tự học hỏi để nâng <br />
cao trình độ đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay.<br />
Hoạt động ngoại khóa môn GDQP AN với việc tổ chức trò chơi lớn còn có <br />
thể áp dụng vào trong các buổi cắm trại hay du lịch dã ngoại.<br />
VII.KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT<br />
Đối với tổ:<br />
Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQPAN để học sinhvà <br />
giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt hơn bộ môn <br />
GDQPAN. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng kiến <br />
hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp với đối tượng <br />
học sinh của mình<br />
Đối với trường:<br />
+ Cần tạo điều kiện về phòng học bộ môn, đèn chiếu để phục vụ giảng dạy. <br />
+ Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy GDQPAN.<br />
Đối với Sở Giáo dụcvà Đào tạo:<br />
+Cung cấp thêmmáy chiếu, phòng đa năngriêng biệt cho bộ môn GDQPAN.<br />
Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải pháp để nâng <br />
cao hiệu quả chất lượng bộ môn.Tăng số lượng học sinh dự thi môn nhận thức về <br />
GDQPAN, giảm thi thực hành môn kĩ thuật tháo lắp súng ( vì liên quan đến công tác <br />
mượn và bảo quản sung )<br />
<br />
<br />
14<br />
+ Tổ chức hội thao giáo dục quốc phòng – an ninh theo cụm , toàn tỉnh để môn học <br />
được học sinh cũng như cấp trường chú trọng và quan tâm.<br />
Trên đây là một ý kiến nhỏ của tôi trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa<br />
môn GDQP AN, rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp.<br />
Ý Yên, ngày 20 tháng 05năm 2016.<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Mỹ Lệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />