SKKN: Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 nâng cao
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là phát huy vai trò của chủ thể học sinh trong quá trình học tập để tạo nên tri thức cho bản thân, đặc biệt tư duy của học sinh được phát triển hơn trong tiến trình học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 nâng cao
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG VIỆC DẠY HỌC NHÓM BÀI HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO Người thực hiện: Trần Thị Hà Dung Chức vụ : Giáo Viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn i
- THANH HÓA, NĂM 2015 ii
- MỤC LỤC Trang 3.3.Nội dung và tổ chức thực nghiệm 5 3.3.1. Nội dung thực nghiệm 5 iii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LTKT Lí thuyết kiến tạo GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở DH Dạy học TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng SGK Sách giáo khoa iv
- DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 3.3.Nội dung và tổ chức thực nghiệm 5 3.3.1. Nội dung thực nghiệm 5 v
- A ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Vì vậy, việc đổi mới toàn diện giáo dục ở các bậc học, cấp học là vấn đề thời sự và cấp bách hiện nay. Việc đổi mới phải được tiến hành ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục và ở mọi cấp độ từ vĩ mô đến vi mô bao gồm: quan điểm giáo dục, mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện và kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục. Trong đó đổi mới quan điểm giáo dục được coi là điểm xuất phát và là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình giáo dục. Điều này đã được xác định trong Nghị quyết 29 của hội nghị TW8 khóa XI (04/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Như vậy, có thể hiểu cốt lõi của vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, ỷ lại vào giáo viên, điều này sẽ không đảm bảo đào tạo con người theo yêu cầu mới của thời đại. Để phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, có nhiều phương pháp dạy học theo xu hướng hiện đại đã được đề xuất và vận dụng như: DH khám phá, DH hợp tác, DH phân hóa, DH phát hiện và giải quyết vấn đề… Cùng với việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học này, các nhà lí luận DH đã quan tâm đặc biệt đến lí thuyết kiến tạo. Bởi lẽ, tư tưởng cơ bản của lí thuyết kiến tạo là người học tự xây dựng kiến thức trên cơ sở sử dụng và xem xét lại kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của mình. Những hiểu biết, kinh nghiệm có thể được bổ sung hoàn thiện, phát triển hoặc có thể phải thay đổi trong quá trình học tập, từ đó giúp người học nắm vững được hệ thống tri thức một cách bền vững và có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao là một nội dung rất quan trọng bởi lẽ, nó giúp cho giáo viên và học sinh nắm được khái niệm đọc hiểu văn bản và cách đọc một văn bản đồng thời tự khai thác, khám phá bất kỳ một tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa hay các văn bản khác mà ta bắt gặp trong đời sống. Tuy nhiên, việc dạy và học nhóm bài đọc hiểu còn nhiều hạn chế ít được giáo viên chú trọng bởi lẽ cả giáo viên và học sinh đôi khi còn mơ hồ về khái niệm đọc hiểu, bản chất của đọc hiểu cũng như cách thức tiến hành đọc hiểu một văn bản. Đặc biệt bản thân học sinh chưa thấy rõ vai trò quan trọng của nhóm bài này nên chưa cảm thấy hứng thú trong quá trình học tập. Ý thức được điều đó và dựa vào nội 1
- dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 Nâng cao, tôi đã mạnh dạn vận dụng lí thuyết kiến tạo trong việc dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao và thực tế các tiết học đã đạt được kết quả tốt. B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1. Kiến tạo là gì? Kiến tạo là động từ chỉ hành động của con người tác động lên một đối tượng, một hiện tượng, hay một quan hệ, để biến đổi đối tượng cũ, tạo nên một đối tượng mới theo nhu cầu của bản thân. Quả vậy, Từ điển Tiếng Việt xác định, kiến tạo nghĩa là “xây dựng nên” [35; tr 940]. 1.2 Vai trò của lí thuyết kiến tạo trong dạy học Lí thuyết kiến tạo xuất phát từ một quan điểm của J.Piaget (nhà tâm lý học lỗi lạc người Thụy Sỹ) về cơ cấu nhận thức. Theo quan điểm này thì nhận thức của con người dù ở bất cứ cấp độ nào cũng đều thực hiện các thao tác trí tuệ thông qua hai hoạt động là đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kỹ năng đã có để phù hợp với môi trường học tập mới. Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò chủ động của học sinh trong quá trình học và sự tiếp thu tri thức cho bản thân mình. Học sinh không học bằng cách tiếp cận tri thức do người khác truyền cho “ mà bằng cách đặt mình vào môi trường học tập tích cực, chủ động đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kĩ năng đã có để phát hiện vấn đề từ đó xây dựng nên những hiểu biết mới” [5; tr 382]. Thông qua việc tích cực giải quyết các tình huống học tập đó mà người học tự xây dựng nên những hiểu biết của bản thân. Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò của các kinh nghiệm đã có của người học và sự tương tác giữa các kinh nghiệm này với môi trường trong quá trình học tập của học sinh. 2. Thực trạng của vấn đề Lí thuyết kiến tạo đã được ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học các môn học tự nhiên như: Toán; Vật lí; Hóa học; Sinh học nhưng đối với bộ môn Ngữ văn, thực sự chưa có công trình chuyên sâu nào, việc vận dụng lí thuyết kiến tạo bước đầu mới chỉ được đề cập trong luận văn như: “Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá học phần ngữ pháp Tiếng Việt” (Nguyễn Hữu Cảnh); “Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt”ở nhà trường trung học phổ thông” (Nguyễn Ngọc Hiền). Do vậy việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là vấn đề mới mẻ cần được giáo viên vận dụng trong giảng dạy nhằm tạo được hiệu quả cao trong các giờ dạy. 2
- Vấn đề đọc hiểu đều được đề cập đến trong hai bộ sách giáo khoa Ngữ Văn THPT. Tuy nhiên, bộ sách giáo khoa Ngữ Văn THPT Nâng cao trình bày vấn đề đọc hiểu một cách hệ thống hơn thông qua nhóm bài về lý thuyết đọc hiểu. Cụ thể: Lớp 10 4 tiết, lớp 11 5 ti ết, l ớp 12 2 ti ết. M ặc dù số lượng tiết học không nhiều, song nó đã cung cấp những kiến thức lý thuyết nền tảng về vấn đề đọc hiểu, đồng thời từng bước định hình kỹ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh. Nhận thức được vai trò của nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản song giáo viên và học sinh đôi khi còn mơ hồ về khái niệm đọc hiểu, bản chất của đọc hiểu cũng như cách thức tiến hành đọc hiểu một văn bản. Đặc biệt bản thân học sinh chưa thấy rõ vai trò quan trọng của nhóm bài này nên chưa cảm thấy hứng thú trong quá trình học tập. Qua thực tế cho thấy cả giáo viên và học sinh đều ít hứng thú khi dạy và học nhóm bài này bởi lẽ do tính chất của bài học thiên về lý thuyết khô cứng nên việc dạy và học vô cùng khó khăn. Bởi vậy việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng trên là điểu tôi trăn trở trong quá trình trực tiếp giảng dạy. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1 Giải pháp thực hiện Trong dạy học kiến tạo, chủ thể học tập chính là HS trung tâm của quá trình dạy học. LTKT đề cao quá trình nhận thức của người học để có thể tự kiến tạo kiến thức cho riêng mình. Chủ thể của quá trình học tập cần phải tích cực sáng tạo trong tư duy với các cách thức tiến hành như: hăng hái phát biểu ý kiến, tích cực tham gia thảo luận trao đổi với GV và HS, chủ động tham gia giải quyết các tình huống có vấn đề. Để có thể kiến tạo nên chủ thể học tập tích cực và sáng tạo, khi dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, GV cần phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp dạy học như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm, dạy học khám phá có hướng dẫn, dạy học theo định hướng đối thoại,… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, GV cần phải biết cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo để phát huy hết mặt tích cực, hạn chế yếu kém của mỗi phương pháp trong từng tình huống dạy học cụ thể. Và đặc biệt trong dạy học nhóm bài này, GV cần phải biết cách chuyển hóa các phương pháp, biện pháp đó thành các chiến thuật đọc hiểu cụ thể. Bởi lẽ, đây sẽ là những cách thức làm cho HS hoạt động, có nhu cầu, hứng thú trong học tập chứ không thụ động, ỉ lại ở GV. Chiến thuật đọc hiểu là “những biện pháp, những thủ thuật, những cách thức, thao tác nhất định nhằm dẫn dắt quá trình nhận thức của học sinh để chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa của văn bản một cách tích cực, chủ động hiệu quả” [14; tr 57]. Chiến thuật là “bước đệm”, “là cây cầu nối không thể thiếu để bạn đọc học sinh trở thành một độc giả độc lập” thuần thục, có kĩ 3
- năng và sáng tạo. Để phát huy vai trò chủ động tích cực của HS trong dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu, GV cần phải hướng dẫn HS sử dụng các chiến thuật đọc hiểu để phù hợp với đặc điểm của nhóm bài này. Các chiến thuật GV sử dụng cụ thể như: + Chiến thuật KWL Chiến thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và kiến thức học được sau bài học. Trong đó K(Know) Những điều đã biết; W (Want to know) Những điều muốn biết; L (Learned) Những điều đã học được) [20; tr 73]. + Chiến thuật “Tổng quan về văn bản” Đây là chiến thuật tiến hành nhằm quan sát khái quát, tổng thể để phỏng đoán và đánh giá sơ bộ nội dung, hình thức của văn bản trước khi bước vào hoạt động đọc [4; tr 70]. Người đọc có thể chú ý đến: nhan đề, lời đề từ, tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phong cách nhà văn,… để tạo tâm thế đọc, kích thích những tri thức cần thiết để hoạt động đọc có thể diễn ra dễ dàng hơn. + Chiến thuật “Đánh dấu và ghi chú bên lề” Đọc hiểu văn bản là quá trình trước hết người đọc làm việc với cấu trúc ngôn từ để giải mã, nắm bắt thông tin. Để nắm bắt được vấn đề “cốt lõi” mà tác giả muốn gửi gắm, muốn trình bày, người đọc cần nắm được các từ “chìa khóa” những chi tiết nghệ thuật quan trọng có trong văn bản. “Đánh dấu” là cách người đọc học tiến hành “gạch chân các từ ngữ, các chi tiết, hình ảnh quan trọng trong văn bản”. Điều này sẽ giúp người học hiểu được nội dung của văn bản cũng như nắm bắt được ý tưởng then chốt và cách thức tổ chức, triển khai nội dung của tác giả. + Chiến thuật “Cộng tác ghi chú” Chiến thuật này được sử dụng phối hợp với chiến thuật “Đánh dấu và ghi chú bên lề”. Chiến thuật này được GV tiến hành chia nhóm (nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn). Các thành viên trong nhóm chuyển bản ghi chú cá nhân của mình về văn bản tới thành viên khác. Lần lượt từng cá nhân đọc các ghi chú của bạn và thêm các ghi chú khác của mình vào sau đó luân phiên chuyển tiếp. Quá trình này cứ được tiếp tục cho đến khi bạn đọc ban đầu nhận được lại phiếu ghi chú cá nhân của mình khi đã có đầy đủ ý kiến cộng tác của các bạn trong nhóm. Nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 11 Nâng cao với đặc điểm của nội dung đó là sự tổng kết những kiến thức đã học để hình thành và củng cố những kĩ năng cho HS. Do vậy, việc áp dụng chiến thuật này sẽ giúp học sinh gợi nhớ đến kiến thức, kinh nghiệm đã có của mình để khái quát lên thành phương pháp, cách thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản. 3.2. Cách tổ chức thực hiện 4
- Chúng tôi lựa chọn và tiến hành thực nghiệm bài “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn” (tiết 52 tuần 13) trong số nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản của SGK Ngữ văn 11 Nâng cao. Địa bàn thực nghiệm được lựa chọn là trường THPT Ba Đình Nga Sơn Thanh Hóa. Chúng tôi chọn 2 lớp 11C, 11K với sĩ số tương ứng là 45 và 46 học sinh, làm hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dạy song song các lớp thực nghiệm (dạy bằng thiết kế bài học đã được đề xuất) và đối chứng (dạy học bằng bài soạn thông thường của giáo viên) trong cùng một khoảng thời gian, cùng nội dung bài: “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn”. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi quan sát thái độ, ý thức và kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá một cách khách quan chất lượng của mỗi giờ học. Sau tiết dạy, chúng tôi trao đổi để rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu trong đề tài luận văn. Cuối đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm tra như nhau đối với cả hai nhóm về mức độ nắm vững kiến thức và vận dụng của học sinh, so sánh tỷ lệ giữa hai nhóm để rút ra kết luận về giả thuyết khoa học đã được đề xuất. 3.3.Nội dung và tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Nội dung thực nghiệm Dạy học bài:”Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn” theo quan điểm lí thuyết kiến tạo. 3.3.2. Giáo án thực nghiệm: Tiết 51: ĐỌC TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN I. Mục tiêu bài học Học sinh nắm được: Đặc điểm chung của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Từ hiểu biết về thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn để xác lập cách đọc hiểu hai thể loại này, vận dụng vào đọc hiểu các văn bản tiểu thuyết, truyện ngắn cụ thể. II. Phương pháp và chuẩn bị cho bài học Bài học tập trung vào: Đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn, cụ thể phân tích trên các phương diện: Hình tượng nhân vật; Cốt truyện, chi tiết; Sự miêu tả hoàn cảnh; Kết cấu; Lời kể. Các định hướng, cách thức đọc hiểu tiểu thuyết và truyện ngắn. Cách thức triển khai bài học. Đây là bài học thuộc tuần 13, tiết 51 học kì I của chương trình Ngữ văn lớp 11 Nâng cao. Kiến thức của bài học được thể hiện trong SGK khá chi tiết trong gần 3 trang giấy (gồm cả phần kết quả cần đạt). Phần luyện tập dung lượng ít hơn, 1 trang giấy với 2 bài tập gắn với các nội dung lí thuyết đã trình 5
- bày. Khi học bài học này, HS đã có những hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình đọc các văn bản tiểu thuyết và truyện ngắn trước đó. Trong phạm vi của 1 tiết học, với nội dung kiến thức nhiều như vậy, điều quan trọng đó là: người học cần tự khái quát các đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn để từ đó chỉ ra cách thức đọc hiểu phù hợp với các đặc trưng được khái quát trên cơ sở đó luyện tập để củng cố và khắc sâu thêm kiến thức. Để giờ học được tiến hành phù hợp với điều kiện thời gian cho phép, quá trình làm việc đạt hiệu quả cao, GV yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một phần phiếu học tập ở nhà và sẽ sử dụng kết quả đọc hiểu văn bản của mình trong quá trình học tập trên lớp. GV chuẩn bị máy chiếu đa vật thể để trực quan nội dung làm việc của học sinh. GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu. + Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, học sinh tự hoàn thiện mục (1) và (2) trong phiếu học tập số 1 theo yêu cầu sau: (1) Những điều em biết về tiểu thuyết, truyện ngắn và các kiến thức, hiểu biết khác theo em có liên quan đến nội dung bài học (Ví dụ: Kiến thức về đọc hiểu văn bản văn học, kiến thức về văn bản văn học,…)? (2) Điều em muốn biết từ bài học này là gì? Lưu ý: Học sinh có thể sử dụng các ký hiệu, viết tắt để xác định nội dung cần điền vào phiếu học tập theo những chỉ dẫn trên. Đây là cách giáo viên giúp học sinh tự huy động kiến thức nền, khởi động giản đồ nhận thức (Schema) của từng cá nhân làm cơ sở để đồng hóa và điều ứng những kỹ năng mới. Ý tưởng của phiếu học tập sẽ giúp học sinh chủ động, tự giác trong việc xác định động cơ, mục tiêu bài học và chủ động, tự giác, tích cực đạt đến mục tiêu đó trong suốt giờ học. Mẫu phiếu số 1: Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn (1) Điều em đã biết có (2)Điều em muốn biết (3) Điều em thu hoạch liên quan đến bài học từ bài học được qua bài học + Em hãy đọc toàn bộ văn bản “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn” trong SGK, sau đó hãy gạch chân các luận điểm, các từ ngữ em cho là quan trọng, ghi chú bên lề sách những ký hiệu nếu thấy cần thiết (các khái niệm em băn khoăn, các câu hỏi đặt ra khi đọc, liên tưởng, suy nghĩ của em khi đọc,…) III. Tiến trình giờ học Hoạt động 1: Khởi động và tạo tâm thế học tập tích cực từ kết quả làm việc cá nhân của học sinh trước giờ học GV mời học sinh chia sẻ kết quả học tập của học sinh trong phiếu học tập số 1. 6
- (Ví dụ, qua quan sát cô thấy các em hoàn thành phiếu học tập rất chu đáo. Vậy em nào có thể chia sẻ với cả lớp kết quả làm việc của mình? GV gọi 23 em trình bày), sau đó chọn một vài phiếu học tập để trình chiếu. GV chốt vấn đề: Qua những chia sẻ của các em về nội dung của phiếu học tập, cô thấy các em đã kể tên được rất nhiều tác phẩm cụ thể thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết mà các em đã được học trong chương trình, có thể thấy trí nhớ của các em rất tốt. Các em đã bổ sung nguồn tri thức đọc hiểu có liên quan đến thể loại rất thú vị. Qua quan sát cô thấy các em đã trình bày khá tốt được 4 bước đọc hiểu văn bản văn học nói chung. Nhìn chung, các em chuẩn bị bài ở nhà rất tích cực. Nhưng nội dung của chúng ta hôm nay là một bài mới bài “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn”. Vậy các em muốn biết được điều gì qua bài học này? (chiếu 12 phiếu học tập cột 2 của học sinh). Muốn biết được điều đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. VD minh họa phiếu của học sinh số1: Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn (3) Điều em (1) Điều em đã biết có liên (2) Điều em muốn biết từ bài thu hoạch quan đến bài học học được qua bài học Em đã học các tiểu thuyết, Em nghĩ không biết đọc tiểu truyện ngắn như: Chuyện chức thuyết và truyện ngắn có giống phán sự đền Tản Viên, nhau không? Hoàng Lê nhất thống chí, Số Em muốn biết cách đọc hai đỏ, Hai đứa trẻ, Chữ người thể loại này như thế nào? tử tù, Chí Phèo,…Em còn đọc Em muốn được giới thiệu thêm các tác phẩm như: Tốt thêm các tác phẩm mới để tìm tô chan, Cô bé bên cửa sổ, đọc. Chuyện của Pi,… Em thấy thích đọc các truyện và tiểu thuyết hiện đại vì gần gũi và dễ hiểu. VD Phiếu của học sinh số 2: (3) Điều em (1) Điều em đã biết có liên (2) Điều em muốn biết từ thu hoạch quan đến bài học bài học được qua bài học Qua việc đọc các truyện Em muốn biết làm thế nào để ngắn và tiểu thuyết em thấy đọc và lĩnh hội được các nội số lượng câu chữ trong tiểu dung trong truyện ngắn và tiểu 7
- thuyết nhiều hơn truyện ngắn. thuyết. Trong tiểu thuyết em thấy có Em nghĩ rõ ràng giữa tiểu nhiều nhân vật và sự việc hơn thuyết và truyện ngắn khác nhau trong truyện ngắn. nhưng không biết chúng có Em đã được đọc và xem trên những điểm chung gì? Tivi các tác phẩm truyện Em muốn biết thêm về các tác ngắn và tiểu thuyết được phẩm tiểu thuyết và truyện chuyển thể thành phim như: ngắn của Việt Nam và của Số đỏ, Làng Vũ Đại ngày ấy nước ngoài vì nó hay và hấp (Chí Phèo, Lão Hạc), Chị Dậu dẫn. (Tắt đèn), Hoàng Lê nhất thống chí, Tây du kí, Thủy Hử, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Hồng lâu mộng,.. GV chốt vấn đề: Như vậy không phải đến bài học này chúng ta mới đọc tiểu thuyết và truyện ngắn, cô giáo cảm thấy vui mừng vì các em đã biết mở rộng phạm vi đọc, những điều các em muốn biết sẽ dẫn chúng ta vào bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục I Đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn. Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung cụ thể của phần I; giáo viên nêu tính chất của bài: Đây là bài lí luận văn học về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn nhằm mục đích hướng dẫn đọc các thể loại đó. Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại khác nhau nhưng yêu cầu của bài học chưa cần đi vào tìm hiểu sự khác biệt mà chỉ yêu cầu biết được các đặc điểm chung của chúng. Học cách đọc tiểu thuyết, truyện ngắn giúp học sinh biết cách tiếp cận những văn bản thuộc thể loại này, các em có thể tự đọc lại các tác phẩm đã được học, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đọc các sáng tác khác trong chương trình. Qua phần chuẩn bị phiếu học tập 1 ở nhà, nhìn vào nội dung của ô 1, cô thấy tất cả các em đều chỉ ra đúng tên các tác phẩm là tiểu thuyết, truyện ngắn. Những tác phẩm này rất khác nhau. Mỗi một tác phẩm là một thông điệp thẩm mĩ cụ thể. Nhưng chúng đều được các em xếp loại vào tiểu thuyết, truyện ngắn. Vậy các em có thể lí giải được vì sao lại như vậy không? HS sẽ nhận ra các tác phẩm trên đều có: Hình tượng nhân vật; Cốt truyện, chi tiết; Sự miêu tả hoàn cảnh; Kết cấu; Lời kể. Để đi vào tìm hiểu nội dung từng phần, GV chia lớp thành 5 nhóm và phát phiếu học tập trắng sau đó HS tự hoàn thiện nội dung vào phiếu. Sau đó mỗi nhóm lấy ví dụ để phân tích, trình bày, làm sáng tỏ nội dung. 8
- Nội dung cụ thể của từng nhóm được minh họa như sau: 1. Hình tượng nhân vật Nhóm 1: Học sinh chọn nhân vật Chí Phèo và trình bày như sau: Phương diện biểu hiện Mối quan hệ của Ý nghĩa của Ngoại hình, nội tâm, hành các nhân vật & Nhân động, biến cố, ngôn ngữ của nhân vật nhân vật với vật trong tác nhân vật hoàn cảnh xung Chí phẩm quanh Phèo Ngoại hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái Chí Phèo Thị Nở Chí Phèo là mặt thì đen mà rất cơng cơng, Chí Phèo Bá hiện thân hai mắt gườm gườm trông gớm Kiến của kiếp chết; cái ngực phanh đầy những Chí Phèo Hoàn lương thiện nét chạm trổ rồng phượng… cảnh xã hội làng bị chà đạp, Nội tâm: Có sự thay đổi qua từng Vũ Đại. bị làm biến giai đoạn: Trước khi vào tù → Sau dạng, nhưng khi ra tù → Khi gặp Thị Nở → Khi luôn khát Thị Nở dừng yêu. khao trở lại Hành động : Chửi, say, ăn vạ, làm người đến với Thị Nở, đòi lương thiện; Tố cáo xã giết Bá Kiến và tự sát. hội áp bức, Ngôn ngữ : Có cách nói riêng. vô nhân tính. Ví dụ, Tiếng chửi của Chí Phèo: Sự đồng Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cứ cảm của nhà rượu xong là hắn chửi; Hắn chửi văn với các trời; Hắn chửi đời; chửi cả làng nạn nhân Vũ Đại.. chửi cả đứa chết mẹ của xã hội nào đẻ ra hắn. đó. 2. Cốt truyện, chi tiết Nhóm 2 lấy ví dụ để minh họa cho phần nội dung: Tên tác Cốt truyện Chi tiết phẩm “Chữ Viên Quản Ngục nhận được phiến trát Cuộc gặp gỡ giữa Huấn người tử về 6 tên tử tù bị án chém, trong đó Cao và Viên Quản tù” người đứng đầu là Huấn Cao. Huấn Ngục; (Nguyễn Cao là một bậc văn võ song toàn.Viên Cảnh Huấn Cao cho Tuân) Quản Ngục muốn có được chữ của chữ. Huấn Cao nên ông biệt đãi và trân trọng Huấn Cao. Chính tấm lòng của Viên Quản Ngục làm Huấn Cao cảm động. 9
- Ông chịu cho chữ. Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có diễn ra trong ngục tối. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên Viên Quản Ngục về quê sống để giữ thiên lương cho cho lành vững. “Hạnh Sau ba ngày ngắc ngoải, cụ cố tổ hơn Cái chết không thể tránh phúc của 80 tuổi chết thật. Cụ cố Hồng, vợ khỏi của cụ già với hàng một tang chồng Văn Minh, ông phán mọc sừng, loạt sự từ chối của các gia” (Số cậu Tú Tân, cô Tuyết... cả bọn con nhà danh y, hay sự bất đỏ Vũ cháu đều vô cùng sung sướng. Người lực của y học; Tiếng Trọng chết được quan trên khám qua loa đã khóc lộ liễu và hành vi Phụng). khâm liệm, gần một ngày rồi mà chưa kín đáo của ông Phán phát phục. Sau khi cụ bà đi thu xếp mọc sừng; Điệu bộ của việc việc cưới chạy tang cho cô Tuyết cô Tuyết,… không đi đến đâu, Văn Minh hứa sẽ tìm cách lấy chồng cho Tuyết một cách danh giá, thì cố Hồng mới chịu cho phát phục. Bày con cháu tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Bảy giờ sáng ngày hôm sau thì cất đám. Đám ma được tổ chức theo cả lối Tàu, lối Tây. Đám ma là cơ hội để những nam thanh nữ tú cười tình tứ với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau... Qua ví dụ minh họa trên, HS tự rút ra kết luận: Cốt truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật. Chi tiết là những biểu hiện cụ thể lắm khi nhỏ nhặt, nhưng lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời thể hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. 2. Miêu tả hoàn cảnh Nhóm 3 minh họa cho phần nội dung được GV giao nhiệm vụ. Tên tiểu thuyết, Hoàn cảnh Tác dụng truyện ngắn Lão Hạc Vợ mất sớm, con trai đi biền biệt. Hoàn cảnh có tác dụng biểu 10
- Cảnh đói kém, mất mùa dồn lão hiện cuộc sống nghèo khó và Hạc vào đường cùng phải bán cậu số phận bất hạnh, đáng Vàng người bạn thân của lão và thương của người nông dân rồi lão cũng kết liễu đời mình. Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Hai đứa Cảnh chiều hôm nơi phố huyện: Bức tranh phố huyện êm ả trẻ “Tiếng trống thu không trên cái nhưng thấm đượm một nỗi chòi của huyện nhỏ; từng tiếng buồn như chính nỗi buồn một vang ra để gọi buổi chiều”, trong tâm hồn của cô bé Liên Tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng đồng thời gợi cuộc sống muỗi vo ve, mặt trời tàn, cái chõng buồn tẻ, ngưng đọng và nát, phiên chợ vãn, những đứa trẻ niềm khao khát ánh sáng của nghèo lom khom nhặt nhạnh các con người phố huyện. thứ của người bán hàng để lại… Cảnh đêm tối…. Như vậy có thể thấy sự miêu tả hoàn cảnh có tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây hứng thú cho người đọc. 4. Kết cấu Nhóm 4 trình bày nội dung của phần 4 theo sơ đồ sau: Điểm chung kết cấu tiểu thuyết và truyện ngắn Phần mở đầu và kết Là sự lựa chọn và sắp Sự sắp xếp thứ tự các thúc có sự phối hợp để xếp các chi tiết đời chương, đoạn tạo sự tạo ra ý nghĩa tác sống có tác dụng làm chờ đợi gây hứng thú phẩm. nổi bật ý nghĩa của tác cho người đọc. Ví dụ: Truyện “Lão phẩm. Ví dụ: Trong truyện Hạc” và “Chí Phèo” Ví dụ: Trong tác “Chí Phèo” đoạn mở của Nam Cao nếu mở phẩm “Chữ người tử đầu Chí Phèo “chửi” là đầu bằng cái chết của tù” của Nguyễn Tuân, kĩ thuật vào giữa vấn nhân vật chắc không chi tiết nhân vật Viên đề (chặt một khúc quan bất ngờ cho người đọc Quản Ngục có thái độ trọng nhất trong cuộc như truyện vốn có. cư xử khác thường (cho đời của nhân vật chính dọn buồng giam, dâng để xây dựng truyện rượu thịt..), cam chịu ngắn; đặt số phận của khổ tâm không dám giãi nhân vật vào đoạn bày (bị Huấn Cao đuổi “chói sáng” nhất để ra khỏi buồng giam và chuẩn bị cho một không cho đặt chân đến “thảm họa”). Người nữa), cảm động nghẹn đọc sẽ băn khoăn và 11
- ngào (được Huấn Cao đặt ra câu hỏi: Không cho chữ và khuyên) có ý biết vì sao mà Chí Phèo nghĩa đó là: Ngục quan chửi nhiều thế? Phải tiêu biểu cho người tuy chăng cuộc đời của anh không sáng tạo ra cái đẹp ta có uẩn khúc gì đó! nhưng biết quí trọng và Thứ tự của các đoạn thực lòng say mê cái đẹp. sau sẽ lí giải điều này… 5. Lời kể Nhóm 5 trình bày nội dung đã chuẩn bị Vị trí Ví dụ minh họa Cách dùng từ ngữ trong Hắn, thị; cách kể lại tiếng chửi xưng hô, miêu tả thể của Chí Phèo, lời kể không cho hiện điểm nhìn của ta biết Chí Phèo chửi cụ thể người kể trong việc bằng những lời lẽ nào (thô tục hướng dẫn người đọc không cần thiết) mà chỉ cho ta cảm thụ tác phẩm thấy tâm trạng phẫn uất của Lời kể trong nhân vật… tiểu thuyết và Ngôn ngữ trong truyện Lời kể trong Chí Phèo giàu kịch truyện ngắn thường có tính mới mẻ, tính và tính đối thoại. sáng tạo có cá tính của tác giả. Phong cách lời văn của Trong “Hạnh phúc của một tang tác giả thường có giọng gia” có giọng điệu mỉa mai và điệu riêng. giàu tính hài hước. GV cần cho HS nhận xét, bổ sung phần trình bày của các nhóm và chốt lại phần I . Hoạt động 3: Tìm hiểu mục II Cách đọc tiểu thuyết và truyện ngắn. Ở phần này GV hướng dẫn HS: Đưa bảng có 2 cột, một cột nêu đặc điểm của tiểu thuyết, truyện ngắn (HS đã hiểu tường tận phần này qua hoạt động nhóm, vì vậy nội dung phần 1 được nêu cụ thể). Cột 2, HS suy nghĩ, căn cứ vào thực tiễn đọc của bản thân để điền vào ô thứ 2 và phát biểu ý kiến.Trên cơ sở đó GV tổng hợp vấn đề. Mẫu phiếu như sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Từ đặc điểm chung của tiểu thuyết, truyện ngắn cùng hoạt động đọc các tác phẩm này trong và ngoài chương trình và nội dung đã ghi chú, đánh đấu bên lề qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy ghi lại vắn tắt cách thức đọc 12
- hiểu hai thể loại đó vào ô thứ (2.1) trong phiếu học tập dưới đây. Trao đổi phiếu để bạn bên cạnh chia sẻ, đóng góp ý kiến. (Phiếu này sau khi làm việc cá nhân sẽ chuyển cho bạn bên cạnh để bổ sung cùng kiến tạo bài học). (1)Đặc điểm (2) Cách đọc tiểu thuyết và truyện ngắn chung của tiểu thuyết, truyện 2.1. Ý kiến của tôi 2.2. Chia sẻ của bạn ngắn Hình tượng nhân vật Cốt truyện, chi tiết Sự miêu tả hoàn cảnh Kết cấu Lời kể Sau đó, giáo viên gọi 12 học sinh trình bày. Trên cơ sở đó GV chốt lại nội dung như sau: Như vậy có 3 bước để tiến hành đọc tiểu thuyết và truyện ngắn đó là: Bước 1: Đọc Nhận diện: Hình tượng nhân vật; Cốt truyện, chi tiết; Miêu tả hoàn cảnh; Kết cấu; Lời kể. Đối với hình tượng nhân vật, HS cần nắm được tên nhân vật, nhân vật chính, nhân vật phụ, các chặng đời của nhân vật, kết cục của nhân vật,.. Với cốt truyện, chi tiết: Các sự việc chính nào, các chi tiết nào về ngoại hình, các chi tiết nào về hành động, các chi tiết nào về nội tâm, các chi tiết nào về ngôn ngữ, các chi tiết nào về hoàn cảnh,…. Với sự miêu tả hoàn cảnh: Câu chuyện xảy ra ở đâu, vào thời điểm nào (không gian, thời gian), trong điều kiện sống ra sao,… Với kết cấu: Đâu là mở đầu, đâu là kết thúc; Các chi tiết được sắp xếp theo trật tự như thế nào; Các chương, phần, đoạn được sắp xếp thế nào; Với lời kể: Đâu là lời kể, ai là người kể, kể về việc gì,… Bước 2 : Đọc Phân tích (Bước này hoạt động đọc có thể trở đi trở lại nhiều lần, gắn với suy tưởng, ngẫm nghĩ, đánh giá của độc giả): + Phân tích nhân vật là phân tích được về ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố, ngôn ngữ của nhân vật; Mối quan hệ của các nhân vật với hoàn cảnh xung quanh; Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. + Phân tích kết cấu (Từ việc nhận diện kết cấu phải phân tích, cắt nghĩa vì sao tác giả lại mở đầu và kết thúc như vậy, sắp xếp các chương phần, đoạn… như vậy? Việc thay đổi có làm mất mát gì không?) 13
- + Phân tích lời kể : Qua cách xưng gọi, cách miêu tả, điểm nhìn trần thuật, các biện pháp tu từ có thể nắm bắt rất nhiều thông tin về tình cảm, thái độ, khuynh hướng thẩm mĩ và phong cách độc đáo của nhà văn. Bước 3: Đọc khái quát hóa ý nghĩa và bộc lộ suy ngẫm của bản thân. Trên cơ sở hoạt động phân tích, người đọc khái quát được: Tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? Giá trị của thông điệp ấy ra sao? Với học sinh ngày nay, thông điệp ấy bồi đắp, tâm hồn, tình cảm và giá trị sống, kĩ năng sống cho chúng ta như thế nào? GV tóm tắt nội dung bằng cách cho HS điền thông tin vào bảng sau: Các bước đọc tiểu thuyết và truyện ngắn Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn Hoạt động 4: Thể nghiệm đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết. Giáo viên cho học sinh thể nghiệm cách đọc qua việc tìm hiểu truyện ngắn: “Hương ổi” (Nguyễn Phan Hách). Các câu hỏi và nội dung của câu trả lời được học sinh trình bày trong phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Các bước Nội dung đọc hiểu của truyện ngắn “Hương ổi”. đọc hiểu Đọc nhận diện Nhân vật…………………………………………………… Cốt truyện, chi tiết………………………………………… Hoàn cảnh………………………………….……………… Kết cấu…………………………………………………… Lời kể……………………………………………………… Đọc phân tích Nhânvật…………………………………………………… Kết cấu………………………………………………..…… Lời kể:…………………………………………………….. Đọc khái quát Thông điệp nghệ thuật: hóa ý nghĩa và ……………………………………. suy ngẫm Suy ngẫm của em về thông điệp nghệ thuật của truyện: ……………………………………………………… HS hoàn thành phiếu học tập để phát biểu. GV gợi ý để HS đạt được nội dung cơ bản sau: Nhân vật trong chuyện là: Tôi; Cha của nhân vật tôi; Mẹ của nhân vật tôi; Ngân; Mẹ Ngân; Cha Ngân. Kết cấu của truyện : Phần mở đầu và phần kết thúc của truyện có sự phối hợp, các chi tiết đã có sự sắp xếp để tạo ra ý nghĩa của tác phẩm. Câu chuyện bắt đầu bằng chi tiết Ngân sang nhà “tôi” chơi và cho một đĩa ổi chín. Truyện được tiếp tục kể về câu chuyện hương ổi mà ở đó gắn với câu 14
- chuyện tình dang dở của mẹ của Ngân và Cha của nhân vật tôi thời trai trẻ. Họ không đến được với nhau và để rồi hương ổi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Theo thời gian con người ta già nua và trở về với cát bụi. Cây ổi năm nào tỏa hương thơm ngát nay cũng đã già cỗi khiến mẹ Ngân phải chặt nó để rồi bất chợt hương ổi tình đầu thoang thoảng đâu đây… Đĩa ổi chín của ngày hôm nay được ươm lại từ giống cũ hay phải chăng kỉ niệm của một thời cũng sẽ được sưởi ấm lại… Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng Tôi). Điều này thú vị ở chỗ, dường như nhân vật tôi là người thấu hiểu câu chuyện tình của người cha. Đến bây giờ khi kể lại câu chuyện cũng là khi cô đã hiểu vì sao tuổi thơ của cô “không bao giờ được ăn ổi nhà bên”! Hoàn cảnh được nói đến trong truyện đó là: Cha của nhân vật tôi và mẹ Ngân không đến được với nhau là do “mẹ cha không ưng thầy kí nhật trình nghèo”; Tuổi thơ của nhân vật tôi không bao giờ được ăn ổi vườn bên phải chăng vì câu chuyện của cha; Mẹ của nhân vật tôi và cha của Ngân mất; Mẹ Ngân chặt cây ổi… Ở phương diện đọc và suy ngẫm tác phẩm, GV định hướng cho học sinh suy ngẫm về thông điệp của tác phẩm đó là: Trong cuộc sống chúng ta cần lưu lại những khoảnh khắc, những kỉ niệm đẹp cho dù cuộc sống bị che phủ bởi lớp bụi của thời gian.Từ hạt giống cũ của ngày hôm nay chúng ta hãy ươm thêm những hạt giống mới cho tâm hồn mãi thêm xanh… Chú ý: Nếu thời gian cho phép, GV cho học sinh làm việc thêm với ngữ liệu đọc là truyện ngắn “Mùi của má” (Nguyễn Văn Vĩnh). Nếu không đủ thời gian GV cho học sinh về nhà tham khảo. Mùi của má Chị Năm gánh hàng bán bên kia sông Hậu. Chiều, trời bão chị ngủ lại ở nhà một người quen. Chạng vạng, ở nhà ai cũng lo lắng. Tối. Sau khi ăn bữa cơm chiều muộn, anh Năm ru bé Tuấn ngủ trên võng, ba chị em Hồng Diệu nằm nhớ má trên giường. Bỗng Hồng Tươi kéo chiếc áo sờn cũ của má đưa lên mũi hít một hơi dài. Hồng Thắm, Hồng Diệu cũng giựt chiếc áo “Em hửi miếng…”, “Tao hửi với…”.Chúng nó hít thật sâu mùi thân quen của má. Anh Năm nằm ru con không thành lời. (“Tuyển tập 100 truyện ngắn mini”) Hoạt động 5 : Giáo viên hướng dẫn HS tự tổng kết bài học. Giáo viên: Sau khi học xong bài “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn”, em đã thu hoạch được những kiến thức, kỹ năng gì? Hãy ghi những điều mình được học vào mục (3), phiếu học tập số 1. Học sinh: Suy ngẫm và hoàn thành phiếu bài tập. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình
14 p | 867 | 193
-
SKKN: Biên soạn giáo trình giảng dạy thực hành môn học Điều khiển khí nén và điện khí nén
71 p | 354 | 114
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh dùng quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa để giải một số dạng bài tập dao động cơ học
19 p | 516 | 107
-
SKKN: Rèn tư duy học sinh thông qua một số dạng bài tập điện phân – Hóa học 12 nâng cao
17 p | 267 | 65
-
SKKN: Chuyên đề động hóa học
38 p | 382 | 61
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12
86 p | 143 | 44
-
SKKN: Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
13 p | 472 | 44
-
SKKN: Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
29 p | 671 | 44
-
SKKN: Tìm hiểu kiến thức và nhu cầu của học sinh trong quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Tiếng Việt ở trường THPT
20 p | 202 | 34
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình Lập trình Logo môn Tin học lớp 5
23 p | 284 | 27
-
SKKN: Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần chiết dành cho học sinh giỏi thi Quốc gia và Quốc tế.
31 p | 104 | 19
-
SKKN: Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6
16 p | 137 | 18
-
SKKN: Khơi gợi ý tưởng sáng tạo trong học vật lý
15 p | 55 | 7
-
SKKN: Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học bài “Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ.”- chương trình Lịch sử 10
22 p | 59 | 7
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Sinh học khối 8,9 cấp THCS
32 p | 54 | 4
-
SKKN: Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình
15 p | 70 | 4
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn cấp THCS
25 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn