TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
SO SÁNH GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH<br />
64 LÁT CẮT VÀ CHỤP MẠCH SỐ HÓA ÓA NỀN Ở<br />
BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ HẸP, TẮC HỆ MẠCH CẢNH<br />
Phùng Đức L m*; Đặng Phúc Đức**; Nguyễn Minh Hiện**; Lê Văn<br />
<br />
ường***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm vữa xơ hệ động mạch cảnh (ĐMC) ở bệnh nhân (BN) nhồi máu<br />
não (NMN) và so sánh giá trị chẩn đoán chụp cắt lớp vi tính (CTA) 64 lát cắt và chụp mạch số<br />
hóa nền (DSA) ở BN NMN có hẹp, tắc hệ ĐMC trong. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br />
tiến cứu mô tả cắt ngang trên 200 BN NMN thuộc hệ ĐMC trong. Tuổi trung bình 67,6 ± 10,4,<br />
nam 71%, nữ 29%. NMN vữa xơ hệ mạch cảnh 53%, không vữa xơ 47%. Chọn 37 BN (70<br />
đoạn mạch hẹp tắc) sử dụng tiêu chuẩn NASCET. Kết quả: CTA 64 lát tương quan trung bình với<br />
DSA (r = 0,796). Mức độ chẩn đoán phù hợp cao (K = 0,694). CTA có xu hướng chẩn đoán thấp<br />
hơn DSA ở mức độ hẹp 50 - 69% (55,2% so với 59,7%) và 70 - 99% (77,3% so với 79,8%), cao<br />
hơn ở mức độ hẹp < 50% (34,0% so với 28,4%). Kết luận: CTA 64 lát cắt tương quan trung<br />
bình với DSA. Mức độ phù hợp chẩn đoán cao và có xu hướng chẩn đoán mức độ hẹp ĐMC<br />
thấp so với DSA. CTA 64 lắt cắt có thể thay thế DSA trong khảo sát hẹp tắc động mạch.<br />
* Từ khóa: Hẹp động mạch cảnh; Nhồi máu não; Chụp cắt lớp vi tính mạch; Chụp mạch số<br />
hóa xóa nền.<br />
<br />
Comparing the Diagnostic Value of Computed Tomography and<br />
Digital Subtraction Angiography in Patients with Cerebral Infarction<br />
and Carotid Artery Stenosis<br />
Summary<br />
Objectives: To review characteristics of atherosclerotic carotid system in patients with cerebral<br />
infarction and compare diagnostic value of the computed tomography angiography (CTA) 64 slices<br />
and digital subtraction angiography (DSA) in patients with cerebral infarction and carotid artery<br />
stenosis. Subjects and methods: The study was conducted on 200 patients with cerebral infarction<br />
in the carotid system. Mean age: 67.6 ± 10.4. Male: 71%, female: 29%. 37 patients (70 vessels)<br />
were selected to use NACET criteria. Results: CTA 64 slices had a medium correlation with DSA<br />
in diagnosis of carotid artery stenosis and occlusion (R = 0.796). The relevance of the diagnosis<br />
was high (K = 0.694). CTA had a lower diagnostic tendency compared with DSA at stenosis level<br />
50 - 69% (55.2% versus 59.7%) and 70 - 99% (77.3% versus 79.8%). Higher at the respective<br />
stenosis level < 50% (34.0% versus 28.4%). Conclusions: CTA 64 slices had a medium correlation<br />
to conventional DSA. The relevance of the diagnosis was high, though it tends to diagnose the low<br />
degree of carotid stenosis compared with DSA and can replace DSA in the artery stenosis survey.<br />
* Key words: Carotid artery stenosis; Cerebral infarction; CT-angiography; Digital subtraction<br />
angiography.<br />
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phùng Đức L m (duclam1971@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 02/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/01/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 19/01/2016<br />
<br />
97<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vữa xơ động mạch là nguyên nhân<br />
chủ yếu gây NMN. Từ lợi ích to lớn của<br />
phẫu thuật nội mạc ĐMC đối với những<br />
trường hợp hẹp 70 - 99% có triệu chứng<br />
cùng với thuốc kháng tiểu cầu, chống đông,<br />
statin… đã làm giảm nguy cơ NMN. Có rất<br />
nhiều phương pháp khảo sát hệ mạch<br />
cảnh: siêu âm, cộng hưởng từ mạch, CTA,<br />
DSA. DSA hiện là tiêu chuẩn vàng, nhưng<br />
vẫn có một số biến chứng. CTA có nhiều<br />
ở bệnh viện và luôn được nâng cấp phần<br />
mềm. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
- Nhận xét đặc điểm vữa xơ hệ ĐMC ở<br />
BN NMN.<br />
- So sánh giá trị chẩn đoán CT 64 lát<br />
cắt với DS ở BN NMN có hẹp, tắc hệ<br />
ĐMC trong.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
200 BN ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán NMN<br />
thuộc hệ ĐMC trong điều trị tại Khoa<br />
<br />
Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp,<br />
Hải Phòng từ tháng 1 - 2012 đến 2 - 2015.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, mô tả cắt ngang. So sánh mức<br />
độ hẹp tắc CTA so với tiêu chuẩn vàng DSA.<br />
* Tiêu chuẩn lâm sàng:<br />
Dựa vào định nghĩa về tai biến mạch<br />
máu não của Tổ chức Y tế Thế giới (1989).<br />
* Tiêu chuẩn cận lâm sàng:<br />
- CTA có hình giảm tỷ trọng theo vùng<br />
phân bố của động mạch não. Hình ảnh<br />
giảm tỷ trọng ở vùng chất xám < 30 HU.<br />
Chụp mạch bằng CTA 64 lát cắt dựa theo<br />
tiêu chí NASCET (B-a/b x 100%).<br />
- Tiêu chuẩn chọn BN chụp DSA: 37 BN<br />
có hẹp tắc động mạch (70 đoạn mạch)<br />
thuộc hệ ĐMC trong trên CTA, có chỉ định<br />
bóc tách nội mạc mạch.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
* Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:<br />
- Nhồi máu não nhóm vữa xơ: 106 BN (53%), không vữa xơ: 94 BN (47%), nam:<br />
142 BN (71%), nữ: 58 BN (29%). Tuổi trung bình 67,6 ± 10,4.<br />
- Tỷ lệ mắc bệnh: nam/nữ: 2,45.<br />
Bảng 1: Vị trí hẹp/tắc hệ ĐMC (n = 106).<br />
Mức độ hẹp<br />
<br />
Vị trí<br />
ĐMC trong<br />
Động mạch não giữa<br />
Động mạch não trước<br />
Tổng<br />
<br />
< 50%<br />
<br />
50 - 69%<br />
<br />
70 - 99%<br />
<br />
Tắc<br />
<br />
Ngoài sọ<br />
<br />
14 (35,9)<br />
<br />
6 (22,2)<br />
<br />
5 (33,3)<br />
<br />
41 (32,3)<br />
<br />
Trong sọ<br />
<br />
11 (28,2)<br />
<br />
8 (29,6)<br />
<br />
4 (26,7)<br />
<br />
44 (34,6)<br />
<br />
Đoạn M1<br />
<br />
8 (20,5)<br />
<br />
8 (29,6)<br />
<br />
6 (40,0)<br />
<br />
19 (14,9)<br />
<br />
Đoạn M2<br />
<br />
3 (7,7)<br />
<br />
4 (14,8)<br />
<br />
-<br />
<br />
19 (14,9)<br />
<br />
Đoạn A1<br />
<br />
3 (7,7)<br />
<br />
1(3,7)<br />
<br />
-<br />
<br />
2 (1,6)<br />
<br />
Đoạn A2<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
2 (1,6)<br />
<br />
39<br />
<br />
27<br />
<br />
15<br />
<br />
127<br />
<br />
Tổng<br />
66 (31,7)<br />
<br />
134 (64,5)<br />
<br />
8 (3,8)<br />
208<br />
<br />
Vị trí hay gặp nhất là động mạch trong sọ (64,4%), ĐMC trong đoạn ngoài sọ (31,7%).<br />
98<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
Bảng 2: Mức độ phù hợp của CTA 64<br />
dãy với DSA theo hệ số Kappa. (Lựa chọn<br />
37 BN [70 đoạn mạch] có chỉ định bóc<br />
tách nội mạc động mạch).<br />
Kết quả chụp CTA<br />
Kappa<br />
<<br />
50 - 70 100% Tổng<br />
50% 69% 99%<br />
< 50%<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
50 69%<br />
<br />
2<br />
<br />
11<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
17<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
11<br />
<br />
100%<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
35<br />
<br />
35<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
8<br />
<br />
16<br />
<br />
10<br />
<br />
36<br />
<br />
70<br />
<br />
Kết quả<br />
chụp<br />
70 DSA<br />
99%<br />
<br />
DSA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.<br />
Chen và CS nghiên cứu trên ĐMC bằng<br />
CTA 4 lát cắt so với DSA trong phát hiện<br />
tắc và gần tắc ĐMC thấy độ nhạy và độ<br />
đặc hiệu 100% [4]. Piero Verro cũng thấy<br />
độ nhạy và độ đặc hiệu CTA so với DSA<br />
trong NMN cấp là 100%, bán cấp 86% với<br />
hệ số tương quan r = 0,701, độ nhạy 82%<br />
và độ đặc hiệu 100% [10].<br />
+ CTA<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nguyễn Công Hoan nghiên cứu 50 BN<br />
vữa xơ ĐMC trong thấy: vị trí phình cảnh<br />
43,08%, vữa xơ ĐMC trong 36,92%, ĐMC<br />
gốc 20,0% [1]. Cao Phi Phong thấy tỷ lệ<br />
hẹp động mạch nội sọ ≥ 50%, hẹp động<br />
mạch não giữa 47,1%, hẹp ĐMC trong<br />
đoạn Siphon 23,2%, hẹp động mạch não<br />
trước 4,7%. Theo nghiên cứu ở châu Á,<br />
hẹp động mạch nội sọ chiếm 30 - 50%,<br />
ở Mỹ khoảng 6 - 11%, ngược lại, hẹp<br />
động mạch ngoài sọ lại cao hơn [3].<br />
<br />
100<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
+DSA<br />
<br />
77,3 79,8<br />
55,2 59,7<br />
34,0<br />
28,4<br />
<br />
< 50% (Hẹp 50 - 69%<br />
nhẹ)<br />
(Hẹp vừa)<br />
0,694<br />
<br />
70 - 99%<br />
(Hẹp nặng)<br />
<br />
Biểu đồ 1: So sánh mức độ hẹp trung<br />
bình của CTA và DSA.<br />
CTA có xu hướng chẩn đoán thấp hơn<br />
DSA ở mức độ hẹp 50 - 69% và 70 - 99%,<br />
<br />
- Hẹp < 50%: CTA phát hiện 8 đoạn,<br />
DSA phát hiện 7 đoạn.<br />
<br />
nhưng cao hơn ở mức độ hẹp < 50%,<br />
<br />
- Hẹp > 50%: CTA phát hiện 26 đoạn,<br />
DSA phát hiện 28 đoạn.<br />
<br />
(p > 0,05).<br />
<br />
- Tắc hoàn toàn: CTA phát hiện 36 đoạn,<br />
DSA phát hiện 35 đoạn.<br />
<br />
của Silvennoinena khi phân tích hồi quy<br />
<br />
- Mức độ phù hợp chẩn đoán của hai<br />
phương pháp ở mức khá (Kappa = 0,694).<br />
<br />
(r = 0,95), CTA 64 lát cắt có giá trị chẩn<br />
<br />
Khi xác định tắc ĐMC, nhiều nghiên<br />
cứu thấy chụp mạch bằng 64 dãy so với<br />
<br />
hẹp (50 - 69%), tương ứng 78,2% so với<br />
<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu<br />
có tương quan CTA 64 lát cắt với DSA<br />
đoán ở mức độ hẹp thấp (70 - 99%) và<br />
86,4%; 57,3% so với 63,1%, p < 0,05 [9].<br />
99<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
r = 0,796; p = 0,013<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân tán mức độ hẹp CTA so với DSA với đường hồi quy và CI = 95%.<br />
CTA 64 lát cắt có mối tương quan tuyến tính thuận, tương quan trung bình r = 0,796<br />
với DSA.<br />
Nguyễn Huỳnh và CS cũng thấy mối<br />
tương quan trong chẩn đoán mức độ<br />
hẹp các đoạn mạch bằng CTA và DSA<br />
cho tất cả phân đoạn là 0,98 (p = 0,001),<br />
ở mức độ hẹp ≥ 50%, CTA có độ nhạy<br />
97,1% và độ đặc hiệu 99,5%. Xác định<br />
mức độ hẹp ≥ 50% bằng DSA điểm cắt<br />
của CTA phát hiện mức độ hẹp ≥ 30%<br />
với tỷ lệ dương tính giả 2,4% [7].<br />
Trong nghiên cứu này, hệ số tương<br />
quan (r = 0,796) thấp hơn các tác giả, khi<br />
phân tích từng BN thấy 1 BN chụp CTA<br />
có kết quả hẹp tắc động mạch não giữa,<br />
nhưng khi xác chẩn lại bằng DSA thì<br />
không thấy hẹp tắc, có lẽ do mạch máu tự<br />
tái thông. Ngoài ra, cần lưu ý lượng thuốc<br />
cản quang, thông số kỹ thuật trên máy<br />
chụp mạch (CTA), điều chỉnh thông số<br />
100<br />
<br />
phù hợp để có hình ảnh chính xác giảm<br />
thiểu giả ảnh [8].<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 200 BN đột quỵ NMN,<br />
trong đó 37 BN (70 đoạn mạch) bị hẹp tắc<br />
ĐMC trong bằng CTA và DSA, chúng tôi<br />
rút ra kết luận:<br />
* Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:<br />
Tuổi trung bình 67,6 ± 10,4; nam 71,0%;<br />
nữ 29,0%; NMN có hệ mạch cảnh vữa xơ<br />
53,0%, không vữa xơ 47,0%.<br />
Vị trí hẹp/tắc hay gặp nhất là động<br />
mạch trong sọ 64,4%, ĐMC trong đoạn<br />
ngoài sọ 31,7%.<br />
* CTA 64 lát cắt có thể thay thế DS<br />
trong khảo sát hẹp tắc động mạch với:<br />
- Hệ số tương quan 0,796 (trung bình).<br />
- Hệ số Kappa 0,694 (tốt).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
- CTA 64 lát cắt có xu hướng chẩn<br />
đoán thấp hơn DSA ở mức độ hẹp 50 69% (55,2% so với 59,7%) và 70 - 99%<br />
(77,3% so với 79,8%), nhưng cao hơn ở<br />
mức độ hẹp < 50% (34,0% so với 28,4%).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Công Hoan. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng, hình ảnh học của NMN do xơ vữa<br />
hệ ĐMC. Tạp chí Thần kinh học Việt Nam.<br />
2014, 8, tr.17-22.<br />
2. Barnett HJ, Taylor DW, Elisziw M et al.<br />
Benefit of carotid endarterectomy in patients<br />
with symptomatic moderate or severe<br />
stenosis. North American Symtomatic Carotid<br />
Endarterectomy Trial Collaborators. N Engl J<br />
Med. 1998, 339, pp.1415-1425.<br />
3. Caplan LR, Gorelick PB, Hier DB. Race,<br />
sex and occlusive cerebrovascular disease.<br />
A Review. Stroke. 1986, 17 (4), pp.648-655.<br />
4. Chen CJ, Lee TH, Hsu HL et al. Multislice CT angiography in diagnosing total<br />
versus near occlusions of the internal carotid<br />
artery: comparison with catheter angiography.<br />
Stroke. 2004, 35, pp.83-85.<br />
<br />
5. Executive committe for the Asymptomatic<br />
Carotid Atherosclerosis Study. Endarterectomy<br />
for asymtomatic carotid artery stenosis. JAMA.<br />
1995, 273, pp.1421-1428.<br />
6. Halliday A, Mansfield A, Marro J et al.<br />
Prevention of disabling and fatal strokes by<br />
successful carotid endarterectomy in patients<br />
without recent neurological symptoms:<br />
randomized controlled trial. Lancet. 2004, 363,<br />
pp.11491-502.<br />
7. Nguyen-Huynh MN, Wintermark M,<br />
English J et al. How accurate Is CT angiography<br />
in evaluating intracanial atherosclerotic disease.<br />
Stroke. 2008, 39, pp.1184-1188.<br />
8. Sheikh S, González RG, Lev MH. Stroke<br />
CT angiography, In: Acute ischemic stroke:<br />
Imaging and intervention. Springer. 2006,<br />
pp.57-86.<br />
9. Silvennoinena HM, Ikonena S, Soinnea<br />
L et al. CT angiographic analysis of carotid<br />
artery stenosis: comparison of manual assessment,<br />
semiautomatic vessrl analysis, and digital<br />
subtraction angiography. ANR Am J Neuroradiol.<br />
2007, 28 (1), pp.97-103.<br />
10. Verro P, Tanenbaum NL, Borden NM.<br />
CT Angiography in acute ischemic stroke<br />
preliminary results. Stroke. 2002, 33, pp.276-278.<br />
<br />
101<br />
<br />