Sóng cơ học - Nguyễn Trọng Hùng
lượt xem 2
download
Dưới đây là tài liệu Sóng cơ học do Nguyễn Trọng Hùng biên soạn nhằm giúp cho các em học sinh có thêm tư liệu trong việc ôn luyện phần sóng cơ học. Thông qua giải những bài tập này sẽ giúp cho các em củng cố hơn kiến thức về lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sóng cơ học - Nguyễn Trọng Hùng
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH SÓNG CƠ HỌC Câu 1 Sóng cơ học là: A.Những dao động đàn hồi lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian. B.Sóng chỉ truyền theo phương ngang còn phương dao động theo phương thẳng đứng. C.Là sự truyền đi các phần tử trong môi trường vật chất. D.Cả ba câu đều đúng. Câu 2 Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác đại lượng nào sau đây không thay đổi: A.Bước sóng λ. B.Vận tốc truyền sóng. C.Biên độ dao động. D.Tần số dao động. Câu 3 Bước sóng là: A.Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền song dao động cùng pha. B.Quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì. C.Là khoảng cách giữa hai gợn sóng. D.Cả ba định nghĩa trên đều đúng. Câu 4 Chọn câu đúng: A.Dao động của một phần tử trên sóng sẽ có vận tốc cực đại khi cùng pha với dao động của nguồn. B.Biên độ sóng tại một điểm là biên độ dao động của phần tử vật chất tại điểm đó khi có sóng truyền qua. C.Tần số dao động của các phần tử vật chất có sóng truyền qua giảm dần vì khi truyền đi năng lượng của sóng giảm. D.Sự truyền sóng là sự truyền pha dao động vì các phần tử vật chất khi có sóng đến sẽ dao động cùng pha với dao động của nguồn sóng. Câu 5 Sóng cơ học được truyền trong môi trường vật chất vì: A.Giữa các phần tử môi trường có lực lien kết đàn hồi. B.nguồn sóng luôn dao động với cùng tần số. C.Các phần tử môi trường ở gần nhau. D.Cả ba câu trên đều đúng. Câu 6 Sóng truyền trên mặt nước là: A.Sóng dọc B. Sóng ngang C.Sóng dài D. Sóng ngắn Câu 7 Sóng âm là A.Sóng cơ học dọc B.Sóng có tần số f 20.000Hz D.Cả ba đáp án đều đúng. Câu 8 Một người không nghe thấy thanh phát ra từ thanh thép mỏng đang dao động là vì: A.Chu kì dao động của thanh thép quá lớn. B.Chu kì dao động của thanh thép quá nhỏ. C.Những âm phát ra từ thanh thép có biên độ quá nhỏ. D.Một trong ba lí do trên. Câu 9 Trong các loại song sau đây song nào là song cơ học: A.Sóng truyền trên lò xo thẳng đứng. B.Sóng truyền trên mặt nước. C.Sóng điện từ. D.Sóng truyền trên sợi dây cao su căng thẳng. Câu 10 Trong các chất liệu sau đây chất liệu nào truyền âm kém nhất. A.Thép B.Nước C.Bông D.Gỗ 1
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH Câu 11 Độ cao của âm phụ thuộc vào: A.Biên độ dao động B. Năng lượng dao động C.Chu kì dao động D.Vận tốc truyền sóng. Câu 12 Âm trầm là âm có A.Biên độ dao động nhỏ B.Tần số dao động nhỏ C.Năng lượng dao động nhỏ C.Cả ba lí do trên. Câu 13 Chọn câu đúng: A.Các nguồn âm khi phát ra cùng âm cơ bản f sẽ tạo ra những âm sắc giống nhau. B. Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm giúp ta phân biệt được các âm có cùng biên độ. C. Âm sắc âm sắc được hình thành dựa trên tần số và biên độ của âm. D. Âm sắc phát ra từ một nguồn âm có đường biểu diễn là một đường hình sin. Câu 14 Cường độ âm có đơn vị là: A.J/m2 B.N/m2 C. W/m2 D.J/kg.m Câu 15 Độ to của âm phụ thuộc vào: A.Cường độ và tần số âm. B.Năng lượng âm và môi trường truyền âm. C.Nguồn âm to hay nhỏ. D.Cả ba lí do trên. Câu 16 Ngưỡng nghe: A.Là âm có năng lượng âm cực đại gây cảm giác âm. B.Là âm có tần số cực đại gây cảm giác âm. C.Phụ thuộc vào biên độ của âm. D.Thay đổi theo tần số âm. Câu17 Miền nghe được phụ thuộc vào: A. Độ cao của âm B. Âm sắc của âm. C.Phụ thuộc vào biên độ của âm. D.Năng lượng của âm. Câu 18 Đại lượng nào sau đây khi có giá trị quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thần kinh của con người: A.Tần số âm. B. Âm sắc âm C.Mức cường độ âm D.Biên độ âm. Câu 19 Tần số do dây đàn phát ra không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Độ bền của dây. B.Tiết diện của dây. C. Độ căng của dây. D.Chất liệu của dây. Câu 20 Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào : A.Năng lượng của sóng. B.Tần số dao động C. Môi trường truyền song. D.Bước sóng λ. Câu 21 Xét một sóng có bước sóng λ truyền từ A đến M cách A một đoạn AM = d. M dao động ngược pha với A khi:(k nguyên dương) A.d = (k+1)λ B.d = (k+1/2)λ C.d = (2k+1)λ D.d = (k+1)λ/2 Câu 22 Sóng kết hợp là: A.Hai sóng có cùng tần số , cùng biên độ. B.Hai sóng có cùng pha, cùng biên độ. C.Hai sóng có cùng tần số nhưng biên độ khác nhau. D.Hai sóng có cùng tần số, có cùng pha. Câu 23 Giao thoa là: 2
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH A.Sự tổng hợp của hai sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ cố định mà biên độ song cực đại hoặc cực tiểu. B.Sự tổng hợp của hai sóng trong không gian trong đó có những chỗ cố đinh mà biên độ sóng được tăng cường hoặc bị giảm bớt. C.Sự chồng chất của nhiều sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ mà biên độ sóng cực đại. D.Sự tổng hợp của nhiều sóng, trong đó có những chỗ cố định mà biên độ sóng được tăng cường hoặc giảm bớt. Câu 24 Giả sử Avà B là hai nguồn kết hợp có cùng phương trình dao động là x = asinωt. Xét điểm M bất kì trong môi trường cách A một đoạn d1 và cách B một đoạn d2. Biên độ dao động tại M cực tiểu khi (k nguyên): A.d1-d2 =(k+1/2)λ/2 B. d1-d2 =(k+1/2)λ C. d1-d2 =(k+1)λ D. d1-d2 =kλ Câu 25 Giả sử Avà B là hai nguồn kết hợp có cùng phương trình dao động là x = acosωt. Xét điểm M bất kì trong môi trường cách A một đoạn d1 và cách B một đoạn d2. Độ lệch pha của hai sóng khi đến M là: π (d 2 − d1 ) 2π (d 2 − d1 ) A. Δϕ = B. Δϕ = 2λ λ 2π (d 2 + d1 ) π (d 2 + d1 ) C. Δϕ = D. Δϕ = λ λ Câu 26 Ý nghĩa của hiện tượng giao thoa là: A.Khi hiện tượng giao thoa xảy ra thì có thể kết luận đối tượng đang nghiên cứu có bản chất sóng. B.Khi hiện tượng giao thoa xảy ra thì có thể kết luận hai sóng giao thoa có cùng biên độ. C.Khi có hiện tượng giao thoa xảy ra có thể đo được vận tốc truyền sóng. D.Cả ba ý nghĩa đều đúng. Câu 27 Trong hiện tượng giao thoa sóng, tập hợp các điểm có biên độ cực đại là: A.Các đường hypebol B.Các đường parabol. C.Các đường thẳng. D. Tuỳ từng trường hợp. Câu 28 Sóng dừng là A.Sóng có các nút và các bụng cố định trong không gian. B.Sóng chỉ xảy ra trên sợi dây căng thẳng. C.Sóng có các điểm trên dây đứng yên. D.Các kết luận trên đều đúng. Câu 29 Điều kiện có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi căng thẳng, một đầu dao động điều hoà với tần số f , còn đầu kia cố định: A.Chiều dài sợi dây bằng số nguyên lần bước sóng B.Chiều dài sợi dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng. C.Sóng tới và sóng phản xạ cùng pha. D. Sóng tới và sóng phản xạ cùng truyền theo một phương. Câu 30 Chọn câu đúng: A.Sóng dừng là sự giao thoa của hai sóng. B.Khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng kề nhau là λ/2. C.Li độ dao động của các phần tử vật chất trên sóng dừng là không đổi theo thời gian. D.Các câu trên đều sai. Câu 31 Ứng dụng của sóng dừng: 3
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH A.Biết được tính chất của sóng B. Đo được vận tốc truyền sóng. C. Đo được tần số dao động D.Cả ba ứng dụng trên. Câu 32 Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ dao động cực đại trong hiện tượng giao thoa là ( với bước sóng λ) A.λ/4 B.λ/2 C.λ D.giá trị khác. Câu 33 Trong hiện tượng giao thoa khoảng cách ngắn nhất giữa điểm dao động với biên độ cực đại và điểm có biên độ cực tiểu là: A.λ/4 B.λ/2 C.λ D.giá trị khác. Câu 34 Xét sóng truyền trên dây đàn hồi dài vô hạn, khoảng cách giữa hai gợn sóng kề nhau là: A.λ/4 B.λ/2 C.λ D.giá trị khác. Câu 35 Giả sử A và B là hai nguồn kết hợp có cùng phương trình dao động là x = asinωt. Xét điểm M trong môi trường, M có biên độ dao động cực đại khi: A.Hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến M bằng số nguyên lần bước sóng λ. B.Hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến M bằng số lẻ lần nửa bước sóng λ. C. Đường đi của sóng từ hai nguồn đến M bằng số nguyên lần bước sóng λ. D. Đường đi của sóng từ hai nguồn đến M bằng số nguyên lần bước sóng λ. Câu 36 Sự phân biệt giữa sóng hạ âm và sóng siêu âm dựa trên: A.Bản chất vật lí của chúng khác nhau. B.Bước sóng và biên độ của chúng khác nhau. C.Khả năng cảm thụ sóng cơ học của tai người. D.Một lí do khác. Câu 37 Trong môi trường rắn, lỏng, khí, chân không sóng nào sau đây truyền được trong cả bốn môi trường: A.Sóng cơ B.Sóng dừng. C. Sóng điện từ. D. không có sóng nào. Câu 38 Trong các sóng sau đây sóng nào không truyền được trong môi trường chân không: A.Sóng ánh sáng B.Sóng vô tuyến C.Sóng siêu âm D. Sóng điện từ. Câu 39 Trong các yếu tố sau đây yếu tố nào là đặc trưng sinh lí của âm: A.Biên độ B.Năng lượng C. Âm sắc D.Cường độ âm. Câu 40 Vân tốc truyền sóng trong không khí là 340m/s và khoảng cách 2 điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng ngược pha nhau là d = 0,85m. tần số của âm là : A.85Hz B. 170Hz C.200Hz D.510Hz. Câu 41 Sóng phản xạ : A.Luôn bị đổi dấu. B.Luôn không bị đổi dấu. C.Bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản di động được. D.Bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản cố định. Câu 42 Khi cường độ âm tăng gấp 10 lần thì mức cường độ âm tăng 10dB; khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng: A.20dB. B.50dB C.100dB D.10000dB. Câu 43 Âm do nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về: A. độ cao B. độ to C. âm sắc D.cả ba đáp án Câu 44 Hai âm có âm sắc khác nhau là vì chúng có : A.Tần số và độ cao khác nhau. 4
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH B. Độ cao và độ to khác nhau. C.Tần số và năng lượng khác nhau. D.Các hoạ âm khác nhau về số lượng và cường độ. Câu 45 Để tăng tần số của âm do một dây đàn phát ra ta cần: A.tăng lực căng dây đàn. B.Giảm lực căng dây. C.giữ nguyên lực căng nhưng thay đổi bầu đàn. D.chỉ cần thay đổi bầu đàn. Câu 46:Chọn câu sai: A.Sóng truyền được trên mặt nước là do giữa các phân tử nước có những lực liên kết đàn hồi. B.Sóng cơ học là những dao động đàn hồi lan truyền trong tất cả các môi trường theo thời gian. C. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. D.Trong sự truyền sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động được truyền đi còn bản thân các phân tử vật chất chỉ dao động tại chỗ. Câu 47 Chọn câu sai: A.Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha dao động. B.Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. C.Năng lượng sóng tại một điểm tỉ lệ với biên độ sóng. D.Sự truyền sóng là sự truyền pha dao động. Câu 48 Chọn câu đúng: A.Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm giúp ta phân biệt các âm có cùng năng lượng nhưng phát ra từ các nguồn khác nhau. B. Âm sắc được hình thành dựa trên tần số và biên độ của âm. C.Các nguồn âm khác nhau sẽ tạo ra các âm giống nhau nếu có tần số giống nhau. D.Cả ba câu trên đều đúng. Câu 49 Cường độ âm là: A.Năng lượng mà âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. B.Một đặc tính sinh lí của âm,phụ thuộc tần số âm. C.Một đặc tính sinh lí của âm cho biết tai người nghe thấy âm to hay bé. D. cả ba câu đều đúng. Câu 50 độ to của âm: A.Phụ thuộc cường độ âm và tần số âm. B.Phụ thuộc ngưỡng nghe và ngưỡng đau. C.Phụ thuộc vào giá trị cực đại của cường độ âm. D.Phụ thuộc cường độ âm cực tiểu gây cảm giác âm. Câu 51 Trong sóng dừng khoảng cách giữa hai bụng sóng và hai nút sóng liền nhau là: A.λ/4 B.λ/2 C.λ D.nλ/4 (n nguyên) Câu 52 Một người quan sát một chiếc phao thấy nó nhô lên 10 lần trong 18s, và thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau 2m. vận tốc truyền sóng là: A.1m/s B.2m/s C.4m/s D.8m/s Câu 53 Hai điểm cách nguồn âm 6,1m và 6,35m trên phương truyền sóng tần sồ âm là 680 Hz, vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. độ lệch pha của sóng âm tai điểm đó là: 5
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH π π A. Δϕ = π rad B. Δϕ = 2π rad C. Δϕ = rad Δϕ = rad 2 4 Câu 54 Một dây đàn hồi dao động theo phương thẳng đứng có phương trình x = 5cosπt (cm). Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 5m và biên độ không đổi. Phương trình dao động tại M trên dây cách A 2,5m là: A.x= 5cos(πt+π/2) (cm) B. x= 5cos(πt-π/2) (cm) C. x= 5cos(πt) (cm) D.x= 5cos(πt-π/4) (cm) Câu 55 Nguồn sóng O dao động với tần số 50Hz, biên độ a, dao động truyền đi với vận tốc 5m/s trên phương ox. Xét tại A trên phương Ox, OA=32,5cm. Chọn phương trình dao động ởA có pha ban đầu bằng 0. Phương trình dao động tại O là: A.x= acos(100πt-π/2)cm B.x= acos(100πt+π/2)cm C.x= acos(100πt-π)cm D.x=acos(100πt)cm Câu 56 Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động với tần số f = 10Hz, biên độ a, vận tốc truyền sóng trên mặt nướclà v= 30cm/s. Xét điểm M cách hai nguồn kết hợp những khoảng d1=69,5cm; d2 =38cm. Coi sóng kkhi truyền biên độ không thay đổi. Biên độ sóng tổng hợp tại M là: A. a B.2a C. 0,5a D. 0 Câu 57 Trong thí nghiệm giao thoa của sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số f = 20Hz. Tại điểm M cách A, B những khoảng d1=16cm, d2= 20cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 3 cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A.20cm/s B.10cm/s C.40cm/s D.60cm/s Câu 58 Một sóng cơ học được truyền từ O theo phương x với vận tốc v = 20 cm/s. Dao π π động tại O có dạng x = acos( t + ). Xét điểm M trên phương truyền sóng cách O một 2 3 đoạn bằng d. Dao động ở M ngược pha với dao động ở O khi (k= 0,1,2…) A.d = 20k+20 (cm) B. d = 0,8k+ 0,4 (m) C. d = 40k+40 (cm) D. d = 80k + 40(mm) Câu 59 Một dây rất dài có đầu A dao động với tần số f và theo phương vuông góc với sợi dây, vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét điểm M trên dây cách A một đoạn 28 cm, π người ta thấy M luôn dao động lệch pha so với A một góc Δϕ = (kπ + ) (với k nguyên). 2 Biết tần số trong khoảng từ 22Hz đến 26 Hz. Bước sóng λ bằng: A.20cm B.25 cm C.40cm D. đáp án khác. Câu 60 Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng tần số f = 15Hz, cùng pha. Tại điểm M cách A và B những khoảng d1=16cm, d2=20 cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại. vận tốc truyền sóng trên nước là: A.24 cm/s B.48cm/s C.20cm/s D. đáp án khác. Câu 61 Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz, dao động truyền đi với tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóng 0,4 m/s trên phương Ox. Trên phương này có hai điểm theo thứ tự đó PQ = 15cm. cho biên độ a = 1cm và biên độ đó không thay đổi khi truyền sóng. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là: A.1cm B. -1cm C. 0 D. đáp án khác. 6
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH Câu 62 Hai nguồn kết hợp A và B trên mặt nước được thực hiện bởi âm thoa dao động với tần số f = 40 Hz, vận tốc truyền sóng v = 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn A,B là 5cm, số điểm dao động với biên độ cực đại quan sát được trên đoạn AB là: A.3 B.5 C.7 D.9 Câu 63 Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai điểm A và B cách nhau khoảng b, Phương trình dao động tại A và B là uA = uB= cos100πt (cm). Biên độ của sóng tại trung điểm của B AB là: A. 1cm B.2cm C. 0 D.không đủ dữ kiện để tính. Câu 64 hai nguồn kết hợp Avà B cách nhau 10 cm dao động theo phương trình x = acos100πt(mm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của S1S2 ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiêu MA- MB=1cm và vân bậc k+5 (cùng loại với vân bậc k ) đi qua điểm M’ có hiệu M’A-M’B = 30 mm. Vận tốc truyền sóng trên mặt thuỷ ngân là: A. 10cm/s B. 20Cm/s C. 30cm/s D. 40cm/s Câu 65 Một ống sáo hở hai đầu tạo sóng dừng cho âm cực đại ở hai đầu sáo, ở giữa có hai nút. Chiều dài của ống sáo là 80cm. Bước sóng của âm là: A. 20cm B.40cm C. 80cm D. 160cm Câu 66 Dây AB nằm ngang dài 2m. Đầu B cố định đâu A là nguồn dao động hình sin và cũng là nút. Biết AB = 15cm., f = 10Hz. Vân tốc truyền sóng trên dây là: A.50m/s B.25m/s C. 12,5 m/s D. 100m/s Câu 67 Một sợi dây AB, có đầu B gắn chặt và đâu A gắn với một âm thoa có tần số dao động là f. Cho âm thoa dao động ta thấy trên dây có 6 bụng sóng và AB là 2 nút. Biết AB = 15cm, f = 10Hz, vânj tốc truyền sóng trên dây là: A. 25cm/s B. 30cm/s C. 60cm/s D. đáp án khác. Câu 68 Một sợi dây MN dài 2,25m có đầu M gắn chặt và đầu N gắn vào một âm thoa có tần số dao động f= 20Hz. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 20m/s. Nếu cho âm thoa dao động thì trên dây có sóng dừng không nếu có thì số bụng và số nút trên MN là: A.Không có sóng dừng. B.5 bụng và 5 nútC.6 bụng và 6 nút C.6 bụng và 5 nút. Câu 69 Một dây cao su một đầu cố định và một đầu dao động với tần số f. Dây dài 2m và vận tốc truyền sóng trên dây là 20 m/s. Muốn dây rung thành một bó thì tần số dao động trên dây là: A. 20Hz B. 25Hz C.100Hz D.5Hz Câu 70 Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f và theo phương vuông góc với sợi dây. Biên độ dao động là a, vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét điểm M trên dây và cách A một đoạn 14 cm, người ta thấy M luôn dao động ngược pha với A. Biết tần số f trong khoảng 98Hz đến 102 Hz. Tìm bước sóng: A.4cm B.5cm C. 6cm D.8cm Câu 71 Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B, phương trình dao động tại A và B là: uA=asinωt (cm), uB=asin(ωt+π) (cm). Tâi O là trung điểm của AB có B biên độ sóng là: A.0 B.2cm C.1cm D.thiếu dữ kiện. 7
- NGUYỄN TRỌNG HÙNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO – BẮC NINH 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10
22 p | 260 | 58
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Một số bài toán về sự truyền sóng (Bài tập tự luyện)
7 p | 299 | 56
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Mở đầu về sóng cơ, phương trình sóng cơ P2 (Bài tập tự luyện)
6 p | 235 | 55
-
SKKN: Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần “Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10
20 p | 390 | 35
-
SKKN: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy các dạng bài cấu tạo trong của thực vật
13 p | 397 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thư viện ở trường THCS
26 p | 53 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1
30 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10
55 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài biện pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS
33 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6
16 p | 67 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Sinh học
24 p | 44 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
48 p | 26 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phương án thí nghiệm cơ học
62 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Hà Huy Tập
51 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Gắn kết nội dung bài học với kinh nghiệm sống của học sinh như một giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội
21 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tác phẩm Tấm Cám theo hướng kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Ngữ văn 10
61 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi học online thông qua môn Sinh học 8
24 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn