Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1
lượt xem 9
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là việc trang bị vốn sống (kĩ năng sống) cho học sinh và con cái là một điều vô cùng cần thiết, giúp chúng có thể ứng phó trước các tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, cách để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, cách thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 1. Lời giới thiệu : “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” ( Luật Giáo dục 2005). Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là vô cùng cần thiết, nó phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, qua đó học sinh được phát triển toàn diện và có thể đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Rèn kỹ năng sống cho học sinh là giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Song song với điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, con trẻ ngày nay luôn bị bủa vây bởi game online, Internet, cùng những chương trình tivi với đầy rẫy những bộ phim đầy ắp các cảnh quay bạo lực, lừa lọc ... Chính vì vậy, việc trang bị vốn sống (kĩ năng sống) cho học sinh và con cái là một điều vô cùng cần thiết, giúp chúng có thể ứng phó trước các tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, cách để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, cách thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. 1
- Trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường đã được chú ý đến, song nhiều trường nhất là các trường tiểu học còn lúng túng trong việc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh. Vậy làm thế nào để trang bị cho học sinh những kĩ năng sống là nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1" 2. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng Số điện thoại: 0973 940 935 E_mail: thuyphuong8289@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Từ tháng 8 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận 7.1.1. Đặc điểm tâm lý trẻ: Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ 2
- óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Khả năng kìm hãm( khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... không ít những tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GV phải đi tìm, .... Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý,trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,... của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ. Các dạng hoạt động của trẻ em được thực hiện trong các quan hệ: 3
- Trẻ em – Gia đình Trẻ em Đồ vật Trẻ em – Nhà trường Trẻ em – Xã hội Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ chủa người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thày cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy cô giáo mình. ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. 7.1.2. Đặc điểm sinh lý trẻ: Trong quá trình giáo dục học sinh, rèn kĩ năng sống cho học sinh, người giáo viên không những cần am hiểu về tâm lý trẻ em mà còn phải có kiến thức về sinh lý trẻ em. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em làm 4 loại: Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh: đặc điểm của loại hình thần kinh này là các phản xạ có điều kiện được hình thành bền vững; ngôn ngữ trẻ phát triển rất tốt với khối lượng từ lớn. Loại hình thần kinh mạnh, không cần bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế: Đặc điểm của trẻ em thuộc nhóm này là quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu. Các em rất dễ bị xúc động. Cũng do hưng phấn mạnh nên chúng nóng nảy hay cáu gắt. Trẻ em thuộc nhóm này thường hay nói nhanh và hét trong khi nói. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, chậm: Đặc điểm trẻ em thuộc nhóm này là chậm chạp. Chúng nhanh biết nói nhưng thường hay nói chậm. Đây là những đứa trẻ tích cực và kiên trì khi thực hiện bất kì một nhiệm vụ khó khăn nào. Loại hình thần kinh yếu với quá trình hưng phấn giảm: Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em thuộc nhóm này rất khó khăn. Trẻ chóng bị mệt mỏi, không chịu được tác động của các kích thích mạnh và kéo dài. Việc xác định loại hình thần kinh có tầm quan trong đặc biệt đối với giáo dục, việc tạo ra môi trường giáo dục cho học sinh sẽ giúp cho việc cải tạo, làm xuát hiện những tính chất mới trong hoạt động thần kinh. 4
- Trên cơ sở những hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, người giáo viên có thể phân loại nhóm học sinh và tìm các biện pháp phù hợp với các đối tượng học sinh để giáo dục rèn luyện, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Như vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học hiện nay đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm trú trọng. Bộ giáo dục và đào tạo đã đặt ra cùng với việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là liên tục mở các lớp tập huấn giáo dục kĩ năng sống, tăng cường vốn sống cho học sinh , nhất là học sinh Tiểu học ; phụ huynh cũng đã quan tâm , ủng hộ cho con em đến với các lớp kĩ năng sống này. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống phải gắn bó mật với việc xác định giá trị sống. Giá trị là gốc còn kĩ năng sống chỉ là phần ngọn. Vì vậy, dạy về kĩ năng sống là dạy cái gốc rễ của cuộc sống, là dạy cho mọi người cách sống với nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng. Học sinh hiện đại sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kĩ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng cần phải được giáo dục một số vốn sống, kĩ năng sống cần thiết. Do đó , Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đầu cấp càng trở nên cấp thiết đối với mọi thời đại xã hội,. Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá. Song các em còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động, … Vì vậy, việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho các em là rất cần thiết. Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ không đạt kết quả nếu chúng ta không quan tâm đến giáo dục giá trị sống. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là làm sao để giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh tiểu học? Trong hướng dẫn tổ chức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh tại các cơ sở giáo dục, của Bộ GD&ĐT, các trường căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, khả năng, nhu cầu của học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, không gây áp lực, không ép buộc học sinh tham gia. Đồng thời, việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của học sinh. Về nội dung giáo dục kỹ năng sống, Bộ GD&ĐT chỉ rõ giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, bảo đảm vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công 5
- nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục kỹ năng sống phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Theo các chuyên gia về giáo dục, kĩ năng sống không phải là tri thức được chuyển tải theo cách thông thường. Thậm chí giáo dục kĩ năng sống bằng lời khuyên, sự thuyết giảng đạo đức, ... thường không đem lại kết quả. Giáo dục kí năng sống chỉ thực sự hiệu quả khi chính bản thân học sinh được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm cảm xúc,... dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Học sinh, nhất là học sinh tiểu học luôn có nhu cầu khẳng định mình, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó, chính vì thế các kĩ sống của mỗi học sinh sẽ được hình thành bởi chính quá trình tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm . 7.2. Cơ sở thực tiễn Môi trường ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ: Thời gian trong 6 năm đầu đời và giai đoạn học tiểu học của trẻ, các em sống trong gia đình, nhà trẻ và lớp mẫu giáo, trường tiểu học, các em bước đầu tích luỹ được một số ít những kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm, các thói quen đạo đức để các em dùng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ, học trực tiếp nhờ phương pháp kèm cặp, truyền tay, thầy cô hướng dẫn,... Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn kỹ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, 6
- biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội. Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, trốn học đi chơi,... Trong thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh. Các nhà trường đã có tổ chức một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét. Kết quả khảo sát đầu năm: HS lớp 1E trường TH Chấn Hưng TSHS Tự mặc quần áo Tự giác ngồi học ở nhà Tự mình mặc Cần người lớn Tự giác Chưa tự giác, bố quần áo giúp mặc quần không cần mẹ phải nhắc áo nhắc nhở nhở nhiều SL % SL % SL % SL % 38 15 39,4 23 60,6 11 28,9 27 71,1 Như vậy, việc bồi dưỡng hình thành cho các em những năng lực, phẩm chất đạo đức, những thái độ đúng đắn , những ý thức bảo vệ môi trường sống, giữ gìn giá trị bản thân, ... đâu phải đó là một bài mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Mà nhiệm vụ của từng môn học trong chương trình Tiểu học là một chuẩn mực hành vi đạo đức, là các giá trị sống vô cùng cần thiết giúp các em nắm được những điều sơ đẳng của phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, cách giữ gìn môi trường tự nhiên trong sạch. Qua bài dạy của giáo viên các em nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và trong các mối quan hệ xã hội,... Chúng ta đang sống trong một thời đại mà việc dạy sao cho trẻ em nên người thực sự là một thách thức. Con trẻ ngày nay luôn bị bủa vây bởi những game online, Internet, cùng những chương trình tivi với đầy rẫy những bộ phim đầy ắp các cảnh quay bạo lực, lừa lọc,... Thách thức mà chúng ta đang 7
- đối mặt cũng là thách thức mà từ bao lâu nay, các nhà triết học, tâm lý học đeo đuổi và tìm cách giải quyết. Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cần truyền cho học sinh một vốn sống lành mạnh, đúng đắn , những kĩ năng cơ bản mà sẽ là hành trang cho chúng mang theo trong suốt cuộc đời như: sự chân thật, đoàn kết , công bằng, cảm thông , chia sẻ, yêu thương và sự tự tin, biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh, khiêm tốn, dũng cảm và rộng lượng, ... Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Mặt khác, nếu không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, chúng sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng mình có. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống của học sinh sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, học sinh cần được cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị. Chính vì thế ngoài việc học cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, thế hệ mầm non tương lai của đất nước cũng cần biết nên sống ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh cũng cần được trang bị các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, tự ra quyết định, ứng phó , kiểm soát với cảm xúc của bản thân... Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn một vốn sống, một hiểu biết sâu rộng thi chắc chắn khi lớn lên, các em sẽ khó có thể ứng phó tích cực nhất trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống. 8
- 7.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống ở trường TH Chấn Hưng 7.3.1.Một số quan niệm về kỹ năng sống: Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho mỗi người vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại. Kỹ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua những hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hoá và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện thực thi năng lực tâm lý xã hội này”(WHO1993). “Giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)”(UNICEF). Kỹ năng sống được thể hiện trong kỹ năng đánh giá, quyết định, hành động, ứng xử,... trong các mối quan hệ đa dạng: + Mối quan hệ với bản thân (sức khoẻ, thật thà, trung thực, kiên nhẫn, tự kiềm chế,... ) + Mối quan hệ của các em với những người xung quanh (ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, những người lớn tuổi, bạn bè,...) + Mối quan hệ của các em với công việc(học tập, hoạt động của lớp, của trường, công việc giúp đỡ gia đình, hoạt động xã hội,...) + Mối quan hệ của các em với thiên nhiên (môi trường, động vật, thực vật,....) + Mối quan hệ của các em với tài sản riêng, tài sản chung(tài sản riêng: đồ dùng học tập, sách vở, quần áo,....; tài sản chung: bàn ghế, đồ vật trong lớp, trong trường, các di sản văn hoá, di tích lịch sử,...) + Mối quan hệ của các em với xã hội (quê hương, Tổ quốc, Bác Hồ, bộ đội, thương binh, gia đình liệt sĩ,...) 7.3.2. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống hiện nay . 9
- Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, khái niệm thường được nhắc đến trong giáo dục nhân cách cho HSTH chính là giáo dục kỹ năng sống. Ở Việt Nam hiện nay, khi nói đến giáo dục kỹ năng sống, không ít người, kể cả một số giáo viên, vẫn cho rằng đây là một vấn đề mới, cần đưa vào nhà trường để giáo dục học sinh trước khi trở nên quá muộn. Thực ra, điều đó không mới, chỉ là cách gọi khác của việc giáo dục đạo đức, thái độ (hình thành nhân cách) và giáo dục kiến thức, kỹ năng (bồi dưỡng nhân tài) cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, có những ý kiến cho rằng nhà trường dường như thiên lệch việc giáo dục “Tài” so với việc giáo dục “ Đức”. Nhưng Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức là vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, Đảng ta khi đánh giá một con người luôn lấy đức làm gốc. Một con người không có đức dù tài cán đến đâu cũng không thể làm nổi việc gì có ích cho dân, cho nước. Xuất phát từ thực tiễn xã hội hiện nay, tác động của ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng đạo đức của học sinh ngay từ khi bước vào trường học. Đối với học sinh lớp Một khi cắp sách tới trường, tất cả mọi hoạt động, các mối quan hệ với các em còn mới mẻ. Do vậy việc hình thành cho các em những kĩ năng sống là điều rất quan trọng Tuy nhiên trước một nền giáo dục thời đại không đồng nhất giữa gia đình, nhà trường và ngoài xã hội dễ khiến cho trẻ em rơi vào những khủng hoảng tiêu cực và có ảnh hưởng không nhỏ đến bước đường tương lai sau này. Sự bùng nổ thông tin khiến cho HSTH có thêm nhiều lựa chọn, điều này dễ khiến các em bị phân tâm, sao nhãng trong việc định hướng cuộc đời về sau này. Về phía gia đình, cha mẹ cũng một phần đang có khuynh hướng ngại ngần hy sinh bằng quan tâm thực sự đến con cái trên nhiều khía cạnh: tâm lý cảm xúc, mong muốn nguyện vọng của các em. Những thách thức đang đặt ra đang cần lắm sự gánh vác, tinh thần trách nhiệm cao cả của quý thầy cô. “Tình yêu đi vào tận tâm hồn” chính là chiếc chìa khóa diệu kì mà Đức Cha Giuse đã đưa ra để nhờ thầy cô mà học trò sẽ được “mở” tâm hồn bằng tình yêu thương. 7.3.3. Thực trạng về việc quản lý con em ở các gia đình hiện nay Do đặc điểm nơi cư trú của các em ở vùng nông thôn , bố mẹ mải làm ăn, buôn bán nên ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của các em, nhất là sửa những hành vi thói quen chưa đúng, chưa chuẩn. VD: Khi con nói trống không thì chưa chú ý sửa lại lời nói chuẩn cho các em, hoặc khi các em đưa đón vật gì đó với người lớn tuổi các em đưa một tay cũng cho qua không sửa 10
- lại đúng cho các em … nhiều bậc phụ huynh đi làm kinh tế xa, hầu như chỉ chú ý con em mình có ăn là được chứ không có thời gian quan tâm đến tâm tư tình cảm của các em. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục các kĩ năng sống cơ bản hàng ngày cho các em, c hưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em, chưa có trách nhiệm trong việc giáo dục vốn sống cũng như viêc học tập của con em mình , còn phó thác cho giáo viên. 7.3.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 1 hiện nay ở trường TH Chấn Hưng Sự bùng nổ thông tin, nhất là game online, các trò chơi mang tính bạo lực đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách và năng lực hành vi của một bộ phận học sinh. Nhiều học sinh có thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống rất thấp (thể hiện khi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, ứng phó với những thử thách …). Có nhiều học sinh có hành vi ứng xử sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội (vô cảm). Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh như sau: Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 1 Trường Tiểu học Chấn Hưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc Số lượng học sinh tham gia khảo sát: 248 học sinh. Thời điểm khảo sát: Cuối tháng 9 năm 2018 Hình thức khảo sát: Hỏi đáp Nội dung khảo sát: Bước đầu, tôi khảo sát một số kĩ năng sống cơ bản của học sinh. Kết quả khảo sát thu được như sau: Có Không STT Các KNS cơ bản SL % SL % 1 Tự giới thiệu 130 52,4 118 47,6 2 Tự nhận thức 111 44,7 137 55,3 3 Tự phục vụ 96 38,7 152 61,3 4 Bày tỏ ý kiến 68 27,4 180 72,6 5 Giao tiếp, hợp tác , ứng xử 103 41,5 145 58,5 6 Tư duy phê phán , đánh giá 85 34,2 163 65,8 7 Tự chịu trách nhiệm 68 27,4 180 72,6 8 Giải quyết vấn đề 85 34,2 163 65,8 9 Thể hiện sự tự tin 75 30,2 153 69,8 10 Bảo vệ , chăm sóc sức 82 33,1 166 66,9 11
- khỏe Đã từ lâu, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai rộng rãi, trong đó nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá, xếp hạng trường học thân thiện. Yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quá trình giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường chính là các thầy giáo, cô giáo. Song, chính kỹ năng sống của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều ứng xử của các thầy cô giáo với học sinh trong môi trường giáo dục còn chưa đạt thì không thể nói đến những ứng xử ngoài xã hội. Sự quan tâm của đa số cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng sống, không có GV chuyên trách nên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển kỹ năng sống trong giảng dạy các môn học. Ngoài ra, thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của GV sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. 7.4. Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Chấn Hưng 7.4.1.Một số hình thức và biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh: 1. Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè. 2. Rèn kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép trong nội dung các tiết học phù hợp.VD: Môn đạo đức: giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đoàn kết hoà nhã với bạn bè, tôn trọng không tự ý mở xem đồ đạc của người khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, kỹ năng nhận lời, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết định, kỹ năng kiềm chế xúc cảm, kỹ năng vận động, kỹ năng xử lý một số tình huống cụ thể,...; trong các tiết tự nhiên và xã hội, khoa học, học sinh được rèn kỹ năng sử 12
- dụng có hiệu quả đồ dùng dụng cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ năng giữ gìn vệ sinh các nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường,...v...v...; tuỳ từng bài, tuỳ từng nội dung giáo viên có thể lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh cho hợp lý. 3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá chuyên đề “Rèn kỹ năng sống cho HS”, tạo cho HS một sân chơi để HS được thực hành kỹ năng sống, được giao lưu, được tư vấn về kỹ năng sống để hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh được nâng lên gắn liền với thực tế cuộc sống.(VD: Hoạt động ngoại khoá rèn kỹ năng sống cho học sinh – tr 14) 4. Giáo viên không chỉ nhằm hình thành những khái niệm khoa học, cách làm việc trí óc mà còn hướng dẫn tới sự tạo dựng phát triển các nhân cách của học sinh. Đặc biệt trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầy giáo, cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ năng sống, luôn thể hiện là tấm gương trong sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo. 5. Giáo viên cần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,...; biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.); qua các hoạt động học tập học sinh được rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác trong hóm, kỹ năng xử lý tình huống,... 6. Rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp hàng ngày: VD: Yêu cầu đi học đúng giờ: buộc học sinh phải có thói quen dậy sớm, có tác phong nhanh nhẹn ( rèn kỹ năng khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập ( rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch). 7.Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường, ; học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá,...; thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động. 8. Xây dựng các nhóm bạn cùng tiến: nhóm bạn giúp nhau học tập, nhóm bạn ATGT, nhóm phòng chống ma tuý, ... trong qua trình hoạt động của các nhóm, học sinh được rèn kỹ năng hợp tác, chia sẻ, biết đối xử, ứng xử với bạn hài hoà phù hợp,... 9.Tổ tư vấn của nhà trường cần có kiến thức hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của rèn kỹ năng sống cho học sinh, có 13
- kế hoạch cụ thể, biết cách và thường xuyên quan sát, gần gũi, thân thiện với trẻ, phát hiện khó khăn, giúp đỡ tư vấn giúp học sinh biết cách tự giải quyết đúng được những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống đa dạng. 10. Quan tâm chú ý đến việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường. Khi học sinh biết những điều luật cho phép làm hay những điều luật cấm (Một số nội dung trong Luật giáo dục, Luật giao thông, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,..v.v...), học sinh sẽ hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình để học tập, rèn luyện tốt hơn, biết ra những quyết định đúng đắn, biết tự kiềm chế mình không mắc sai lầm, biết xử lý tình huống đúng hướng, biết tự bảo vệ mình,... 11. Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh: Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình nhà trường trong cách giáo dục trẻ. Công đoàn tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ biết tháo gỡ vướng mắc, xử lý một số tình huống mà trẻ khó tự mình giải quyết đúng đắn. Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. Các GV thường xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho HS trong các giờ học. Các đoàn thể của xã, thôn cũng phải tìm hiểu và tham gia tư vấn cho các gia đình về kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; cách dạy cho trẻ một số kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ nạn xã hội,...) 7.4.2. Giáo dục KNS thông qua các môn học 7.4.2.1. Môn Đạo đức Xuất phát từ quan điểm chung Dạy – học môn Đạo đức được tiếp cận theo hướng đi từ quyền đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc Dạy – học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. Dạy – học Đạo đức chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy – học Đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, Phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới. Do cấu trúc chương trình các bài Đạo đức sắp xếp lô gích với nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Qua từng bài học kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm bổn phận cho học sinh. Giáo 14
- viên cần nghiên cứu và hiểu mục đích nội dung chương trình SGK để nâng cao hiệu quả giờ dạy Đạo đức. Giáo viên cần nghiên cứu tâm lý học sinh lớp Một các em là tuổi hoa thích được làm việc, thích làm ra sản phẩm, thích được khen, từ đó lựa chọn phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao. Giáo viên, các bậc cha mẹ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho HSTH , người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây: a) Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhận thức bản thân. Xây dựng kế hoạch. Kỹ năng học và tự học Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo. Giải quyết vấn đề b) Nhóm kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp . Kỹ năng thuyết trình và nói được đám đông. Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi. Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội) Kỹ năng quan sát. Kỹ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh). c) Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng làm chủ. Quản lý thời gian Giải trí lành mạnh d) Nhóm kỹ năng giao tiếp: Xác định đối tượng giao tiếp Xác định nội dung và hình thức giao tiếp đ) Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực: Phòng chống xâm hại thân thể. Phòng chống bạo lực học đường. Phòng chống bạo lực gia đình. Tránh tác động xấu từ bạn bè. 7.4.2.2. Môn Tiếng Việt: 15
- Môn TV là một trong những môn học ở cấp tiểu học có khả năng GD KNS khá cao, hầu hết các bài học đều có thể tích hợp GD KNS cho HS ở những mức độ nhất định. Số lượng phân môn nhiều. Thời gian dành cho môn học chiếm tỉ lệ cao. Các bài học trong các phân môn đều có khả năng giáo dục KNS cho học sinh Mục tiêu và nội dung sống qua môn Tiếng Việt: Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các KNS cần thiết, phù hợp lứa tuổi; nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Nội dung GD KNS được thể hiện ở tất cả các nội dung học tập của môn học. Những KNS chủ yếu đó là: KN giao tiếp; KN tự nhận thức; KN suy nghĩ sáng tạo; KN ra quyết định; KN làm chủ bản thân. Các yêu cầu cần thiết phải đưa GD KNS vào môn Tiếng Việt: + Xuất phát từ Thực tế cuộc sống: sự phát triển của KHKT, sự hội nhập, giao lưu, những yêu cầu và thách thức mới của cuộc sống hiện đại + Xuất phát từ mục tiêu GDTH: GD con người toàn diện + Xuất phát từ đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học + Xuất phát từ thực tế dạy học Tiếng việt: cung cấp KT và KN sử dụng Tiếng việt thông qua thực hành ( hành dụng) Nội dung GD KNS cho HS qua môn Tiếng Việt + KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn TV: KN giao tiếp + KN nhận thức (gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định,...) là những KN mà môn TV cũng có ưu thế vì đối tượng của môn học này là công cụ của tư duy. + Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... giữa các thành viên trong xã hội. Gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký mã (phát thông tin) qua : nghe, nói và đọc, viết. Các KNS này của HS được hình thành, phát triển dần, từ những KN đơn lẻ đến những KN tổng hợp. 7.4.2.3. Môn Tự nhiên xã hội: TNXH là một trong các môn học nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Do đó khi dạy môn TNXH GV cần lưu ý tích hợp rèn kĩ năng sống cho HS. 16
- Thông qua môn Tự nhiên và Xã hội 1 , HS biết : Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên qua đến sức khỏe bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội. Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện,nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN – XH. Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực,Tự nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội 1: Các kĩ năng sống chủ yếu cần giáo dục cho HS trong môn Tự nhiên và Xã hội : + Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và ở cộng đồng.(Bài 2: Chúng ta đang lớn) + Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.( Bài 7: thực hành Đánh răng và rửa mặt) + Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân; để ứng phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng để bảo vệ môi trường.(Bài 4: bảo vệ mắt và tai ) + Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: kiên quyết giữ vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực. (Bài 23: Cây hoa lớp 1) + Kĩ năng làm chủ bản thân: biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực.(Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp) + Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản hồi xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, với những người có hoàn cảnh khó khăn.( Bài3: Nhận biết các vật xung quanh ) + Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp 17
- đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (Bài 13: Công việc ở nhàlớp 1) + Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. ( Bài 8: Ăn uống hàng ngày ) + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo. (Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi ) 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9.1. Với lãnh đạo cấp trên: Xây dựng lộ trình triển khai dạy kĩ năng sống cụ thể, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi tổ chức thực hiện. Đặc biệt, phải dự báo được khả năng phát triển quy mô trường lớp, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV kịp thời. Quán triệt tinh thần triển khai lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên nhận thức rõ khó khăn, thuận lợi, quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả. Phân công một vài chuyên viên phụ trách nhằm đảm bảo tính kiểm soát, chủ động trong việc lập kế hoạch tập huấn, hỗ trợ, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả và báo cáo lãnh đạo các cấp. Tổ chức các đợt tập huấn giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho toàn thể giáo viên ở các trường học Trang bị thêm tài liệu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các nhà trường. 9.2. Với nhà trường: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện. Tạo điều kiện cho sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng rộng rãi đối với tất cả khối lớp . Trang bị thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên. Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và vật chất trọng việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 9.3. Với giáo viên: Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội 18
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS Có phương pháp phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực đánh giá của học sinh. GV tạo cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng cho học sinh trong học tập cũng như trong đời sống hàng ngày như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu … 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến 10.1.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: Đối tượng thực nghiệm: 38 học sinh lớp 1E 10.1.1. Giáo án minh họa môn Đạo Đức : Bài 10 : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I. Mục tiêu: Học sinh hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy em cần lễ phép, âng lời thầy cô giáo. Học sinh biết lễ phép, vâng lơì thầy cô giáo. Học sinh tích cực học tập II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng ứng xử lễ phép với thầy cô giáo. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: PP thảo luận nhóm , thảo luận cặp đôi PP sắm vai, PP động não, PP đặt và giải quyết vấn đề PP vấn đáp , ... IV. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Đạo đức Tranh minh họa Bút màu V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tên HĐ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Tổ chức HS ổn định TC 2. KTBC GV đặt câu hỏi ? HS TL theo ý hiểu: 19
- + Khi ngồi trong lớp học em + Khi ngồi trong lớp học em cần phải làm gì ? cần phải giữ trật tự, không được nói chuyện làm ảnh GV nghe và nhận xét khen hưởng đến các bạn,... ngợi các câu trả lời của HS 3.Bài mới Hoạt GTB GB động1: + Bài tập 1 : Đóng vai GV chia nhóm và yêu cầu các Các nhóm chuẩn bị đóng nhóm đóng vai theo 1 tình vai. huống của bài tập 1. Một số nhóm lên đóng Cả lớp thảo luận, nhận xét trước lớp. các nhóm lên trình bày: + Nhóm nào thể hiện được lề phép và vâng lời thầy giáo. cô giáo ? Nhóm nào chưa ngoan , chưa lễ phép? +Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo? Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy cô giáo phải đưa ( nhận) bằng 2 tay. GV đưa ra kết luận: HS nghe và nhắc lại Khi gặp thầy giáo,cô giáo cần phải chào hỏi lễ phép. Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy cô giáo phải đưa( nhận) bằng 2 tay. Khi đưa nói:"Thưa cô, đây ạ!" Khi nhận nói:Em cảm ơn cô ạ!" Hoạt động 2: Tô màu * Yêu cầu HS tô màu vào quần tranh BT2. áo các bạn biết lẽ phép,vâng lời thầy cô giáo. GV cho HS QS tranh HS quan sát tranh. HD HS tô màu vào tranh thể HS tham gia thảo luận, tô hiện các bạn HS lễ phép với 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp
21 p | 816 | 111
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn