Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6
lượt xem 6
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong việc nêu và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức khoa học để phát triển kỹ năng tư duy. Học sinh được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, được rèn luyện nhiều kĩ năng sống như kỹ năng giao tiếp, hợp tác (khi làm viêc nhóm), kĩ năng thực hành
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6
- UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG ĐÌNH –––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GẮN VỚI STEM TRONG CHƯƠNG CƠ HỌC – VẬT LÍ 6 Môn: Vật lí Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Đinh Thị Hà Đơn vị công tác: Trường THCS Phương Đình Xã Phương Đình, huyện Đan Phượng. Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2019 - 2020
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 A. ĐẶT VẤN ĐÊ I. Lý do chọn đề tài: Đáp ứng mục tiêu giáo dục trong chiến lược phát triển giáo dục mới chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, lấy người học là trung tâm, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, hướng đến sự hình thành, phát triển năng lực và khả năng học tập suốt đời cho học sinh... Từ đặc trưng của bộ môn Vật lí: là môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, ngoài ra còn có mối liên kết với nhiều môn học khác như Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ... Do đó việc ứng dụng kiến thức của môn Vật lí trong cuộc sống rất phong phú, liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều ngành nghề trong xã hội. Từ ưu điểm của phương pháp dạy học: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem trong môn Vật lí THCS nhằm nâng cao nghệ thuật dạy học, cũng như phát huy tính sáng tạo trong việc dạy và học. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học nói chung và bộ môn Vật lí nói riêng, góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện ở góc độ là nhà nghiên cứu, một nhà sản suất, một người sử dụng sản phẩm. Học sinh luôn tự tin bày tỏ ý tưởng và luôn có những ý tưởng mới trong học tập phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiêu giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh. Do đó, tôi đã nghiên cứu đề tài “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6", với giải pháp này tôi hi vọng sẽ mang lại cho bản thân, đồng nghiệp và các em học sinh một tài liệu nghiên cứu, học tập bổ ích. II. Mục đích của đề tài * Tạo hứng thú cho học sinh trong việc nêu và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức khoa học để phát triển kỹ năng tư duy. * Học sinh được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, được rèn luyện nhiều kĩ năng sống như kỹ năng giao tiếp, hợp tác (khi làm viêc nhóm), kĩ năng thực hành… 1/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 III. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung: Chương I cơ học – Vật lí 6 - Thực tế dạy và học môn Vật lí tại trường THCS 2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2019 IV.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu một số tài liệu về môn Vật lí - Phương pháp quan sát: quan sát học sinh, dự giờ đồng nghiệp. - Phương pháp thực nghiệm. 2/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng trước khi áp dụng đề tài: 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Nội dung phương pháp dạy học theo giải pháp cũ. Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường THCS. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập môn Vật lí khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học đế giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế như: Thứ nhất: Thiếu động cơ học tập Chương trình bộ môn Vật lí còn nặng tính hàn lâm chưa phù hợp vớí mọi đối tượng. Tư tưởng nhiều HS coi môn Vật lí là môn phụ nên học sinh không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập. Chủ yếu học sinh tập trung vào Văn, Toán, Anh nên đa số các em không đầu tư nhiều thời gian cho bộ môn này. Mặc dù khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng giờ thay đổi, các hiện tượng thực tế học sinh phải tiếp xúc rất phong phú, thế nhưng việc cập nhật, khai thác thông tin để phục vụ vào cuộc sống chưa hiệu quả. Thứ hai: Hạn chế về giáo viên Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống: thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi, phương pháp này mang tính chất thông báo, tái hiện. Hiện nay các phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học. Đại đa số giáo viên đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng đổi mới như thế nào, triển khai thực hiện ra sao đối với môn học, bài học cụ thể vẫn còn lúng túng. 3/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 Thứ ba: Thiếu sự hỗ trợ từ thiết bị Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ dạy học còn hạn chế do các thiết bị được cấp từ lâu nên đã cũ hỏng, nhà trường mua mới bổ sung nhưng không đồng bộ. Như vậy phương pháp dạy học cũ không khắcc sâu được kiến thức cho học sinh và không tạo được hứng thú học tập cho các em. Chưa tạo được sự chủ động chiếm linh kiến thức của người học và học sinh khó áp dụng vào thực tiễn đời sống. 1.2. Kết quả dạy học theo giải pháp cũ. Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp mới (là môn học lên THCS các em mới được làm quen) và kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí để chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Môn Vật lí trong trường trung học là một trong những môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu. Vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là hết sức khó khăn. Thực trạng môn Vật lí lớp 6 khi chưa áp dụng giải pháp Chất lượng học kỳ I qua các năm học: Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2017 - 2018 39.44% 33.89% 19.44% 7.22% 2018 - 2019 18.99% 41.9% 32.96% 6.15% - Số học sinh yêu thích môn Vật lí (tỉ lệ % qua các năm học) Năm học Tổng số học sinh Số học sinh yêu thích Số học sinh % 2017 - 2018 180 48 26.67 2018- 2019 179 46 25.7 4/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 - Số học sinh được tiếp cận và ứng dụng các phương pháp dạy học PTNN gắn với thực hành học qua hành gắn với thực tiễn đời sống trong các năm học: 2017- 2018; 2018- 2019. Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ % Chưa được biết cách học gắn với tự tìm hiểu kiến thức 20 11 và thực hành thực tế đời sống. Thường xuyên áp dụng cách học gắn với tự tìm hiểu 0 kiến thức và thực hành thực tế đời sống 0 Rất ít áp dụng cách học gắn với tự tìm hiểu kiến thức và 5 thực hành thực tế đời sống. 2.8 Chỉ học theo lý thuyết không liên quan đến thực tế, 155 86 không được trải nghiệm thực tế. Thông qua lấy ý kiến của 180 học sinh phần lớn học sinh chưa được tiếp cận và với cách học gắn với thực tiễn, các em chỉ học theo lý thuyết không liên quan đến thực tế thực hành chỉ nắm được lý thuyết cơ bản. 1.3 Đánh giá ưu, nhược điểm của giải pháp cũ Ưu điểm của giải pháp cũ Không gian giới hạn nên giáo viên dễ quan sát, dễ điều hành. Giúp giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn, giáo viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những vấn đề có thể nảy sinh trên lớp; học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức khi các em nhận được càng nhiều thông tin từ giáo viên; Nhà trường cũng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học. Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học: Giáo viên đã tăng cường sử dụng phương tiện nghe nhìn như máy chiếu và kênh hình vào trong giảng dạy. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển giáo viên và học sinh có thế tiếp cận với tranh ảnh, tư liệu, tài liệu từ mạng Internet... để làm phong phú hơn cho bài giảng của mình. Mặc dù hiện nay việc sử dụng phương tiện, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường được đẩy mạnh song con đường của nó đến với học sinh chủ yếu là phương pháp truyền thống, do vậy kết quả đạt được chưa cao. Hạn chế của giải pháp cũ 5/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 Không gian và thời gian có giới hạn thời gian chỉ có 45 phút cho một tiết học và không gian bó hẹp, khép kín trong một phòng học cho nên học sinh không có cơ hội và thời gian để quan sát tìm hiểu, thu thập những tư liệu, tài liệu từ thực tế để làm phong phú thêm cho bài học. Học sinh ít được trao đổi, thảo luận, tương tác, khả năng hòa nhập cộng đồng chưa có. Học sinh phải học thuộc lòng các kiến thức Vật lí trừu tượng, nhớ các kiến thức một cách máy móc, phải ghi chép nhiều, các em chưa được quan sát thực tế, chưa có cơ hội thảo luận, hợp tác, phát huy tính tích cực, không được hòa nhập vào cộng đồng, trải nghiệm thực tế, không chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức từ thực tế… Để khắc phục các khó khăn và tồn tại nói trên nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học, cần phải có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời. Một trong những biện pháp có tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao là đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực của người học, có nghĩa là hình thành và phát triển tính tích cực chủ động, độc lập và sáng tạo đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức đã học vảo giải quyết tình huống trong cuộc sống của người học, về khía cạnh giáo dục, STEM trang bị cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian. II. Giải pháp khoa học tiến hành: 1. Nội nghiên cứu: - Nghiên cứu lí luận về phương pháp giáo dục STEM. - Nghiên cứu lí luận về phương pháp giảng dạy Vật lí ở THCS. - Nghiên cứu nội dung bài học trong Chương Cơ học – Vật lí 6 để xây dựng các chủ đề với nội dung đơn giản, thiết bị phương tiện gọn nhẹ, thời gian không quá dài và được kết hợp trong một bài học hoặc một phần của bài học nhằm xây dựng hoặc minh họa cho kiến thức của bài học, vận dụng kiến thức của bài học để góp phần hình thành hoặc củng cố kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống. 2. Phương pháp thực nghiệm: a. Mục đích. Việc tạo ra mẫu sản phẩm đánh giá xem đã đáp ứng đủ các yêu cầu về STEM hay chưa và các yêu cầu đó có thích hợp cho đối tượng học sinh lớp 6 hay không. Qua đó giúp xác định nguồn nguyên liệu vật liệu có dễ chuẩn bị không. 6/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 b. Nội dung thực hiện Bước 1: Xác định bài học (chủ đề) có sản phẩm STEM - Lựa chọn nội dung cụ thể trong chương I Cơ học Bài STEM Đo thể tích chất lỏng Bình chia độ Lực đàn hồi Xe ô tô đồ chơi Đòn bẩy, lực đàn hồi Máy bắn đá Ròng rọc Đồ chơi có sử dụng ròng rọc - Kết nối với những sảm phẩm, vật phẩm ứng dụng trong thực tế. - Phân tích ứng dụng - Chỉ ra các kiến thức liên quan trong các môn học thuộc lĩnh vực STEM - Hình thành sản phẩm Bước 2: Xác định các vấn đề của chủ đề - Nhu cầu đó là gì? - Ai là người cần chúng ? - Khi nào cần chúng ? - Ở đâu cần chúng? - Làm thế nào để chúng ta có thể giúp họ? Bước 3: Xác định các kiến thức Vật lý Hóa học Khoa học + công nghệ + kỹ thuật + Toán = STEM Sinh học Bước 4: Xác định mục tiêu việc dạy học chủ đề - Những kiến thức nào ? - Kỹ năng gì ? - Thái độ nào ? - Những năng lực cần đạt là gì? 7/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 Bước 5: Xây dựng nội dung học tập Chủ đề có các hoạt động gì ? các hoạt động đó nhằm đạt tới mục tiêu gì ? nội dung dạy học có liên quan như thế nào với các mục tiêu và nội dung môn học STEM ? Biểu hiện thực tế của mối liên hệ đó là gì ? - Xây dựng nội dung phải huy động kiến thức tổng hợp của các môn học thuộc lĩnh vực STEM - Nội dung giáo dục STEM phải đảm bảo tính vừa sức đối với người học. - Nội dung giáo dục STEM phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với cuộc sống và trải nghiệm của học sinh. Bước 6: Thiết kế nhiệm vụ * Đáp ứng nhiệm vụ nhằm phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực quản lý, sáng tạo - Năng lực giao tiếp * Một số hoạt động học tập: - Chuẩn bị nội dung dạy học theo định hướng STEM - Kết nối nội dung hoạt động dạy học với vấn đề thực tiễn - Nêu rõ vấn đề STEM mà học sinh cần giải quyết - GV đưa ra các tiêu chí chất lượng về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành - Hướng dẫn học sinh vận dụng tiến trình thiết kế kỹ thuật cho việc tạo ra sản phẩm đó chính là qui trình : thử – sai – chỉnh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh các vấn đề cần giải quyết - Lôi kéo học sinh tham gia giải quyết vấn đề bằng chính trải nghiệm thực hành, trải nghiệm thực tế của học sinh một cách chủ động - Khuyến khích các nhóm học sinh trình bày ý tưởng (nêu giải pháp) trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giải quyết vấn đề ?” - Hướng dẫn các nhóm chọn một ý tưởng và thực hiện tạo ra sản phẩm - Hỗ trợ học sinh trong quá trình thực nghiệm nguyên mẫu và cải tiến. 8/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 - Tổ chức các nhóm trao đổi kết quả - Điều chỉnh, thiết kế lại và cải tiến sản phẩm. Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá - Tổ chức dạy học: Giới thiệu chủ đề --> Trải nghiệm --> Kết thúc. - Đánh giá: + Năng lực học sinh đạt được gì ? + Tính hiệu quả của chủ đề là gì ? 3. Đánh giá ưu điểm của phương pháp mới Qua việc triển khai các nội dung của giải pháp trong năm học 2018-2019 vào quá trình giảng dạy tôi thấy: * Chất lượng môn học Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2017 - 2018 39.44% 33.89% 19.44% 7.22% 2018 - 2019 18.99% 41.9% 32.96% 6.15% HKI 46.3% 29.6% 18.52% 5.56% 2018 -2019 50.000% 45.000% 40.000% 35.000% 30.000% 2017 - 2018 25.000% 2018 - 2019 20.000% HKI 2019 - 2020 15.000% 10.000% 5.000% .000% Giỏi Khá Trung bình Yếu
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 * Số học sinh yêu thích môn học Số học sinh yêu thích Năm học Tổng số học sinh Số học sinh % 2017 - 2018 180 48 26.67 2018 - 2019 179 46 25.7 2019 - 2020 162 120 74 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 Tôi lấy ý kiến của 162 học sinh lớp 6 của trường trong năm học 2019 - 2020, về khả năng tiếp cận và ứng dụng phương pháp STEM. Kết là. Đánh giá về mức độ tiếp cận phương pháp dạy học theo mô hình STEM gắn với học qua hành, và ứng Số ý kiến Tỷ lệ % dụng giải thích các hiện tượng thực tế đời sống Chưa biết cách học theo mô hình STEM gắn với tự tìm 0 0 hiểu kiến thức và thực hành thực tế đời sống Thường xuyên áp dụng cách học STEM gắn với tự tìm 142 88 hiểu kiến thức và thực hành thực tế đời sống Rất ít áp dụng cách học STEM gắn với tự tìm hiểu kiến 20 12 thức và thực hành thực tế đời sống Chỉ học theo lý thuyết không liên quan đến thực tế, 0 0 không được trải nghiệm thực tế
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 Kết quả cho thấy : - Giải pháp được thực hiện nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tiếp nhận các kiến thức trong việc dạy và học. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường trong học nói chung và bộ môn Vật lí nói riêng, giải pháp cũng góp phần phát huy tính chủ dộng, tích cực, sáng tạo trong học tập của người học, giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn trong việc giải quyết tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó định hướng năng lực cho học sinh. Giải pháp cũng đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học và giữa các môn học ứng dụng trong cuộc sống, đã khắc phục hiện tượng học tập thụ động nhàm chán ở các môn học, đưa ra phương pháp dạy học tích cực mới “Học qua hành”. + Việc tiếp thu kiến thức của các em học sinh nhanh hơn + Khắc sâu được kiến thức cho học sinh + Tạo sự hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, nhiều học sinh yêu thích môn học. + Người học là người chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh dễ áp dụng vào đời sống thực tiễn + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện ở góc độ là nhà nghiên cứu, một nhà sản suất, một người sử dụng sản phẩm. + Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tốt hơn. Độ lệch điểm thấp hơn khi chưa tác động. Trên cơ sở học tập, học sinh luôn tự tin bày tỏ ý tưởng và luôn có những ý tưởng mới trong học tập. 11/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Để giúp học sinh trở thành một con người phát triển toàn diện và giúp phát triển năng lực cụ thể cho học sinh. Đáp ứng được mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Đồng thời việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học trong dạy học nói chung và môn học Vật lí nói riêng phần nào đáp ứng việc hướng tới mục tiên giáo dục Ba phẩm chất, tám năng lực cho học sinh. Giúp bọc sinh biết sống yêu thương; sống tự chủ và sống trách nhiệm, đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung chủ yếu là: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán và năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Thực hiện việc dạy học: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với STEM trong chương Cơ học – Vật lí 6” - Dạy học gắn với đời sống nếu được thực hiện sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh gần gũi với đời thường để khoa học không còn xa vời với đời sống mà khoa học có ngay trong đời sống của con người, phục vụ nhu cầu tiếp cận kiến thức sâu rộng gắn liền với thực tiễn của học sinh. Có cơ hội phát triển ý tưởng cải tiến kỹ thuật trong cuộc sống hàng ngày để tăng năng suất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. 2. Khuyến nghị Để dạy và học bộ môn Vật lí đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như: Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản các trang thiết bị hiện đại (máy chiếu đa năng, máy vi tính. Giáo viên có tầm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ đổi mới phương pháp dạy học Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục: Ngân sách, con người., cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cập nhật. - Cụ thể + Đối với giáo viên: Phải kiên trì đầu tư nhiều tâm sức để tìm hiểu các vẫn đe hoẩ học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạỵ Vật lí để có bài giảng thu hút được học sinh. + Với nhà trường: Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học. ngân sách, 12/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo can thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nói chung và phục vụ cho bộ môn đặc thù như môn Vật lí nói riêng để đạt hiệu quả cao hơn, phối hợp cùng phụ huynh học sinh và xã hội cùng tham gia giáo dục. + Với phòng GD & ĐT và sở GD &ĐT: Tổ chức các chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm phương pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên... đảm bảo nguồn lợi để dễ dàng thực hiện dạy học theo phương pháp STEM, Như vậy ngày nay, khi việc áp dụng công nghệ tin học vào giảng dạy rất phổ biến; cơ sở vật chất của các trường học tương đối tốt; công nghệ thông tin phát triển; năng lực của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao; trình độ nhận thức., sự linh hoạt. sáng tạo của học sinh cũng được đánh giá tốt; ngoài ra còn có sự quan tâm., giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh thì việc vận dụng đề tài trên là không thể không thực hiện được. 3. Khả năng áp dụng giải pháp. Tôi đã áp đụng giải pháp trên trong môn Vật lí tại trường mình. Tôi nhận thấy khả năng áp dụng của giải pháp trên đối với các trường THCS là hoàn toàn khả thi luôn mang lại hiệu quả nhằm phát triển năng lực cho học sinh không những thế đối với các môn khoa học tự nhiên trong các trường THCS khác cùng có thể áp dụng vả sẽ mang lại hiệu quả cao. Với thực trạng học Vật lí và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tôi mong rằng với giải pháp này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng học Vật lí đáp ứng được phần nào trong giáo dục phổ thông mới. Mặc dù đã cố gắng song không thế tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn. 13/13
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Bình chia độ Xe ô tô đồ chơi
- “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực gắn với Stem Trong Chương cơ học môn Vật lí lớp 6 HỌC SINH THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán chia hết lớp 6
16 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy một giờ luyện tập Hình học 6
12 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn
30 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
22 p | 132 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học văn học dân gian lớp 6
12 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8 – Tập 1) theo hướng rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh
25 p | 46 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7
20 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy Post-speaking trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS
18 p | 58 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn
21 p | 7 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn