intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

119
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái quát và phân tích những đặc điểm chủ yếu của hai loại chiến tranh – “chiến tranh toàn dân” và “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_1

  1. SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC Khái quát và phân tích những đặc điểm chủ yếu của hai loại chiến tranh – “chiến tranh toàn dân” và “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận: Sự phát triển từ “chiến tranh toàn dân” thành “chiến tranh nhân dân” không chỉ là một quá trình hết sức sống động, một sự nhảy vọt về chất, mà hơn nữa, còn là sự phát triển hợp quy luật cả về mục tiêu, phương thức, lực lượng tiến hành chiến tranh lẫn ý nghĩa và giá trị hiện thực của nó, cũng như về nghệ thuật quân sự. Đây là một giá trị to lớn và chủ đạo trong toàn bộ hệ giá trị văn hoá quân sự Việt Nam, là bài học quý báu mà lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên, liên tục kế thừa và không ngừng phát triển. Trong tất cả các cuộc chiến tranh luôn xuất hiện hai vấn đề mà các bên
  2. tham chiến, dù với tính chất chính trị – xã hội như thế nào, cũng không thể lẩn tránh: một là, phải tìm sức mạnh ở đâu để chiến thắng và hai là, chiến thắng ấy đem lại lợi ích cho những ai. Các nhà nước khác nhau trong lịch sử đã giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau. Song, đối với các cuộc chiến tranh tự vệ, cả chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ, yếu tố NHÂN DÂN luôn chiếm vị trí ưu trội trong tính toán của các nhà chiến lược để có thể tạo lập nền tảng vững chắc cho việc tiến hành chiến tranh. Và, để làm được điều đó, trước hết phải xác định và nêu bật được lợi ích của nhân dân trong cả quá trình chuẩn bị chiến tranh lẫn quá trình tiến hành chiến tranh và đặc biệt là sau khi giành được thắng lợi hoàn toàn. Xét đến cùng, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Cách nhìn này không phải là sự suy diễn chủ quan, mà là một nguyên lý khoa học được đúc kết từ chính thực tiễn lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, từ phương Đông đến phương Tây… Đặc biệt, trong lĩnh vực đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội, thì giai cấp và nhà nước nào thấu triệt vấn đề này sẽ tìm ra sức mạnh thực sự và khơi dậy được tất cả những nhân tố tiềm ẩn trong nhân dân để giành thắng lợi. Đối với dân tộc Việt Nam ta, vấn đề này càng trở nên hiển nhiên. Bởi lẽ, lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước luôn đi đôi với giữ nước; việc cố kết dân tộc để tạo sức mạnh cộng đồng chống chọi với cả thiên tai và địch hoạ không những là nhu cầu cấp thiết, mà còn trở thành
  3. một giá trị truyền thống mang tính vĩnh hằng. Dưới một khía cạnh khác, lịch sử cũng chỉ có giá trị khi mang lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân. Các giai cấp, nhà nước, tập đoàn thống trị xã hội nào muốn tạo sức mạnh từ nhân dân để thực hiện được lợi ích của mình thì ít nhiều, đều phải tính đến lợi ích của dân chúng; còn khi giữa các lợi ích ấy có xung đột, nhất là khi lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân không được đáp ứng thì sớm hay muộn, “tầng lớp bên trên” sẽ bị lật nhào. Đó cũng là tính quy luật của lịch sử. Với lĩnh vực đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội cũng vậy. Mặc dù chiến tranh không ai muốn có, nhưng một khi nó đã xảy ra thì việc ứng xử với nó thế nào, giải quyết nó ra sao đều dựa trên căn cứ lợi ích, trước hết là lợi ích của những giai cấp và nhà nước tiến hành chiến tranh và xét đến cùng, là lợi ích chung của quốc gia dân tộc khi tham gia cuộc chiến. Cách nhìn bao quát về những giá trị văn hoá - lịch sử của sự nghiệp bảo vệ, giải phóng đất nước xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam phải dựa trên những căn cứ lý luận xác đáng ấy. Trong lịch sử các cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước của dân tộc ta, kẻ thù thường là những đội quân lành nghề, mạnh hơn hẳn chúng ta cả về tiềm lực quốc gia lẫn thực lực quân sự trực tiếp tham chiến. Bối cảnh ấy đòi hỏi các nhà lãnh đạo kháng chiến chỉ có con đường duy nhất là tìm sức mạnh trong nhân dân để xây dựng cả tiềm lực lẫn thực lực kháng chiến và điều
  4. này có thể thực hiện bởi lợi ích của việc cố kết cộng đồng mang lại đã thể hiện đậm nét trong cả sự nghiệp dựng nước lẫn giữ nước. Hơn nữa, ý thức độc lập dân tộc đã thấm sâu vào mỗi người dân nước Việt, trở thành cốt cách văn hoá mang tính truyền thống, nên nhân dân ta không chỉ là người tạo hậu thuẫn cho lực lượng kháng chiến, mà còn trực tiếp tham gia chiến đấu, làm cho lực lượng ta lúc đầu nhỏ yếu cuối cùng cũng lớn vượt lên và làm cho địch quân đông cũng hoá ra không mạnh. Thực tiễn lịch sử ấy, cái nét văn hoá quân sự truyền thống đặc sắc ấy đã tỏ rõ sức sống bền vững và phát triển mạnh mẽ qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi Ngô Quyền giành được nền tự chủ cho đất nước. Với người dân nước Việt, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc đã trở thành ý thức thường trực, khiến họ sẵn sàng gác lại những lợi ích riêng trước những hiểm hoạ ngoại xâm để cùng nhau đánh lại bất cứ kẻ thù nào, bất kể là triều đình có nhận ra sức mạnh ấy và tổ chức được nó lại hay không. Các triều đại phong kiến tiến bộ đều nhận thức rõ vấn đề này và từ đó, hình thành nên một phương thức tiến hành chiến tranh mang đậm bản sắc Việt Nam – chiến tranh toàn dân giải phóng và bảo vệ đất nước. Chiến tranh nhân dân Việt Nam giải phóng và bảo vệ đất nước trong thời đại Hồ Chí Minh là sự tiếp nối tất yếu các cuộc chiến tranh toàn dân nói trên, đồng thời có sự phát triển nhảy vọt về chất bởi sự tích hợp giá trị trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử, cũng như bởi những thay
  5. đổi căn bản về nền tảng kinh tế – xã hội và chế độ chính trị có sự phát triển mới về chất mang lại. Nói cách khác, giữa “chiến tranh toàn dân” qua các triều đại phong kiến và “chiến tranh nhân dân” trong thời đại mới có cả sự tương đồng lẫn sự khác biệt. Cái đại đồng chính là huy động được toàn dân tham gia, dựa trên nền tảng nhân dân, được nhân dân đóng góp, ủng hộ, tạo thuận lợi… cho cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ, giải phóng đất nước; lợi ích chung của dân tộc được giành lại và gìn giữ khi tìm thấy chiến thắng. Còn cái tiểu dị, song là cái tiểu dị dẫn đến việc phân định sự khác biệt về chất, là ở chỗ, “chiến tranh toàn dân” qua các triều đại phong kiến chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh “dĩ dân” (dựa vào dân); còn khía cạnh “vi dân” (vì dân) cũng được hiện thực hoá, nhưng chỉ trong giới hạn mà lợi ích của dân có sự nhất trí với việc củng cố quyền lực và lợi ích của quý tộc phong kiến và do vậy, là vi dân không toàn diện, không triệt để. Vượt lên trên trình độ đó, “chiến tranh nhân dân” trong thời đại mới là sự hoà quyện hữu cơ giữa các khía cạnh “của dân”, “do dân” và “vì dân”, bởi giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân và lực lượng lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam – bao gồm những người ưu tú, tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân lao động và cách mạng, không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân. Hơn nữa, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh là giá trị văn hoá đặc thù, có dòng chảy tương đối độc lập, nên chiến tranh nhân dân có sự phát triển nhảy vọt cả về nghệ thuật chiến tranh (nhân dân tham gia chuẩn bị chiến tranh ngay trong thời bình) cũng như về nghệ thuật quân sự (phương thức tác chiến
  6. của nhân dân hiện đại hơn, hiệp đồng chiến đấu, kết hợp giữa tiến công của các binh đoàn chủ lực với nổi dậy rộng khắp của nhân dân…). Trong thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt Nam, sự phát triển từ “chiến tranh toàn dân” thời phong kiến thành “chiến tranh nhân dân” trong thời đại mới là một quá trình hết sức sống động. Chiến tranh toàn dân thời kỳ mở nước là chiến tranh toàn dân tự phát nhằm định hình dân tộc. Từ công cuộc giữ thành Cổ Loa của An Dương Vương đến các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ, toàn dân được huy động để đánh giặc, thậm chí lực lượng quân sự không được tổ chức hoàn toàn chuyên biệt. Cách đánh phù hợp với trang bị bạch khí, rất gần với cách sử dụng công cụ lao động sản xuất thường ngày của người dân. Về mục tiêu, việc giành lại độc lập là độc lập cho cả dân tộc, chứ không gắn với lợi ích cụ thể của một cá nhân hay tập đoàn xã hội nào. Trong kháng chiến, có người đứng ra dấy nghĩa, nhưng sự phân biệt quyền lực giữa bề trên với kẻ dưới, hay sự phân biệt giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc… đều rất mờ nhạt. Hơn nữa, cuộc đấu tranh chống đồng hoá luôn chiếm vị trí ưu trội so với tiến hành đấu tranh vũ trang. Chiến tranh toàn dân bảo vệ đất nước thời Lý – Trần là cuộc chiến tranh toàn dân trong điều kiện quốc gia độc lập có chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội, vừa trực tiếp tham gia đánh giặc
  7. giữ nước, bảo vệ kinh thành. Nghệ thuật dựng binh là lấy dân làm điểm tựa quan trọng. Cả nhà Lý và nhà Trần đều định chế độ binh dịch theo kiểu “ngụ binh ư nông”, quân lính thời bình chia phiên về sản xuất và khi có biến thì mọi đinh tráng đều được chiếu sổ gọi ra phục vụ quân đội. Việc xây dựng lực lượng vũ trang đều theo cách thức xây dựng nhiều thứ quân để huy động được nhân dân tham gia trực tiếp chiến đấu: quân chủ lực của triều đình, quân các lộ (và quân của các vương hầu), dân binh (hương binh các làng xã, thổ binh các bản, nguồn, động…). Sức dân cũng được huy động mạnh mẽ trong xây dựng thế trận và các tuyến phòng thủ, nhân dân luôn sát cánh sẵn sàng chiến đấu cùng các thứ quân. Nhân dân cả nước tự giác thực hiện kế thanh dã triệt nguồn lương thảo của giặc, làm hậu thuẫn cho triều đình và trực tiếp tham gia đánh giặc tại chỗ… Đặc biệt, để huy động cao nhất sức dân, các đời vua thời Lý – Trần đều chủ trương “khoan – giản – an – lạc”, cơi nới sức dân để làm “kế sâu rễ bền gốc”. Về nghệ thuật dụng binh, chiến tranh toàn dân thời Lý – Trần được thể hiện rất rõ qua việc vận hành thế trận phòng thủ, phòng ngự, tổ chức cho quân và dân thực hành chiến đấu trên các tuyến phòng thủ nhiều tầng hoặc đánh địch rộng khắp. Việc lập thế liên kết giữa kinh thành với các vùng phụ cận đã tạo được hậu phương chiến lược cho chiến tranh toàn dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2