Suy tim - Một loại bệnh nguy hiểm
lượt xem 8
download
Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại vì số người suy tim ngày càng tăng. Tại Mỹ khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm trên 500.000 người được chẩn đoán suy tim. Tại châu Âu, ước lượng tỷ lệ suy tim từ 0,4 - 2%, do đó có từ 2 triệu đến 10 triệu người suy tim. Tại Việt Nam, chưa có thống kê để có con số chính xác, tuy nhiên nếu dựa trên dân số 80 triệu người và tần suất của châu Âu, sẽ có từ 320.000 đến 1,6...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy tim - Một loại bệnh nguy hiểm
- Suy tim - Một loại bệnh nguy hiểm Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại vì số người suy tim ngày càng tăng. Tại Mỹ khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm trên 500.000 người được chẩn đoán suy tim. Tại châu Âu, ước lượng tỷ lệ suy tim từ 0,4 - 2%, do đó có từ 2 triệu đến 10 triệu người suy tim. Tại Việt Nam, chưa có thống kê để có con số chính xác, tuy nhiên nếu dựa trên dân số 80 triệu người và tần suất của châu Âu, sẽ có từ 320.000 đến 1,6 triệu người suy tim cần điều trị. Suy tim gia tăng theo tuổi thọ, một thống kê cho thấy tần suất mới mắc suy tim khoảng 10/1.000 dân trên 65 tuổi. Khoảng 80% bệnh nhân nhập viện vì suy tim ở tuổi trên 65. Suy tim là một hội chứng phức tạp, đây là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh nội mạc tim (van tim), cơ tim, màng ngoài tim, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh tuyến giáp...
- Phần lớn các bệnh nhân suy tim tại các nước tiên tiến là do bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh cơ tim giãn nở và một số bệnh tim khác. Tại Việt Nam, do tần suất bệnh van tim do thấp còn cao, nguyên nhân suy tim có thể khác, tuy nhiên các nguyên nhân chính của suy tim vẫn là tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim do thấp, bệnh cơ tim... Ngoại trừ một số bệnh nhân van tim được điều trị ngoại khoa sớm, các bệnh nhân còn lại đều cần điều trị suy tim lâu dài. Do đó, yếu tố hiệu quả và tốn kém chi phí điều trị đóng một vai trò quan trọng. Năm 2000, Hội tim mạch học Việt Nam đã có khuyến cáo về “Xử trí bệnh nhân suy tim”, cho tới nay, đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị suy tim: nhiều thuốc mới hơn, thêm phương tiện điều trị không thuốc như máy tạo nhịp 2 buồng thất, máy chuyển nhịp phá rung cấy được, dụng cụ trợ tâm thất. Cũng có thêm phương tiện mới giúp chẩn đoán suy tim sớm và chính xác hơn. Trong phân độ suy tim, nay có thêm quan điểm chia suy tim ra nhiều giai đoạn A, B, C, D trong đó nhấn mạnh đến sự phát triển và tiến triển của các bệnh dẫn đến suy tim. Hiện nay chỉ định điều trị suy tim được phân ra các loại: loại I, loại IIa, loại IIb và loại III. Được coi là chỉ định loại I khi có chứng cớ khoa học và, hoặc tất cả đồng ý là thủ thuật hữu ích và có hiệu quả. Loại II khi có chứng cớ đối nghịch và, hoặc quan điểm khác biệt về sự hữu ích và hiệu quả của thủ thuật. Loại IIa khi chứng cớ, quan điểm ủng hộ thủ thuật nhiều hơn. Loại IIb khi chứng cớ, quan
- điểm ủng hộ thủ thuật kém hơn. Loại III khi có chứng cớ khoa học và, hoặc tất cả đồng ý là thủ thuật không hữu ích và trong vài trường hợp có thể có hại. Suy tim là gì? Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim; dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu). Biểu hiện lâm sàng chính của suy tim là mệt, khó thở và ứ dịch. Mệt và khó thở sẽ dẫn đến không đủ khả năng gắng sức; ứ dịch sẽ dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi. Tất cả các triệu chứng trên không biểu hiện cùng lúc trên bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể khó thở và mệt nhiều nhưng ít phù ngoại vi, một số khác triệu chứng chủ yếu là phù. Không phải tất cả bệnh nhân suy tim đều ứ dịch, do đó “suy tim sung huyết” trước kia nên được thay thế bằng “suy tim”. Tại Việt Nam, số bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp (THA) và bệnh động mạch vành (ĐMV) ngày càng tăng, chiếm đa số ở suy tim trên người lớn. Nguyên nhân suy tim Với bệnh nhân suy tim, cần tìm các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của bệnh: - Nguyên nhân nền (underlying cause).
- - Nguyên nhân hay yếu tố làm nặng (precipitating cause). Tại phương Tây, nguyên nhân chính của suy tim sung huyết là bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim. Tại Việt Nam, bệnh van tim hậu thấp còn cao, do đó nguyên nhân chính của suy tim ở người trẻ dưới 40 tuổi thường là bệnh van tim; khi tuổi lớn hơn, bệnh động mạch vành và tăng huyết áp sẽ là nguyên nhân chính. Ở bệnh nhân suy tim tâm trương (có triệu chứng suy tim sung huyết nhưng phân suất tống máu bình thường), nguyên nhân chính cũng thường là bệnh động mạch vành và tăng huyết áp. Các nguyên nhân hay yếu tố làm nặng suy tim: không tuân thủ điều trị (thuốc, dinh dưỡng), các yếu tố huyết động, sử dụng thuốc không phù hợp, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, bệnh hệ thống (thiếu máu, tuyến giáp, nhiễm trùng…), thuyên tắc phổi. Phân độ suy tim Cần phân biệt giữa rối loạn chức năng tim và khả năng đáp ứng với gắng sức của suy tim. Một bệnh nhân bệnh cơ tim giãn nở có thể có phân suất tống máu khoảng 20% nhưng không khai là có triệu chứng cơ năng. Phân độ chức năng của suy tim theo Hội tim New York (NYHA) được sử dụng từ lâu, dựa vào triệu
- chứng cơ năng và khả năng gắng sức. Mặc dù phân độ này có nhược điểm là chủ quan, nhưng đơn giản và tiện dụng nên được chấp nhận và phổ biến nhất. Phân độ chức năng suy tim theo NYHA: - Độ I: không hạn chế - vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp. - Độ II: hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực. - Độ III: hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. - Độ IV: không vận động thể lực nào là không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng. Suy tim là một hội chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể tiến triển không ngừng. Điều trị suy tim cũng thay đổi theo giai đoạn tiến triển của bệnh. Do đó từ năm 2001, Hunt SA và cộng sự phân suy tim ra nhiều giai đoạn: A, B, C và D. Giai đoạn A bao gồm những bệnh nhân có nguy cơ suy tim (ví dụ: tăng huyết áp, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa...) nhưng chưa có tổn thương thực thể trên tim và chưa có triệu chứng cơ năng suy tim. Giai đoạn B là mức tiến triển của giai đoạn A, bệnh nhân đã có tổn thương thực thể của tim nhưng chưa có triệu
- chứng cơ năng hay triệu chứng thực thể của suy tim. Giai đoạn C nặng hơn, bệnh nhân có tổn thương thực thể tim, hiện tại hay tiền sử có triệu chứng cơ năng suy tim. Giai đoạn D là nặng nhất, suy tim kháng trị, khó thở khi nghỉ dù uống thuốc tối đa, cần những biện pháp điều trị đặc biệt như máy trợ tim, ghép tim... O
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SUY TIM (Kỳ 3)
5 p | 194 | 50
-
Bài giảng Suy tim - PGS.TS. Trương Thanh Hương
58 p | 223 | 42
-
SUY TIM (Kỳ 5)
6 p | 181 | 30
-
Bài giảng Bệnh lý học: Suy tim - ThS. BS Nguyễn Phúc Học
40 p | 180 | 15
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị suy tim do tăng huyết áp
31 p | 100 | 10
-
Bài giảng Suy tim cập nhật 2018 - TS. BS. Phạm Minh Tuấn
45 p | 27 | 7
-
Bài giảng Suy tim cấp 2016: có gì mới? - ThS. BS. Văn Đức Hạnh
30 p | 72 | 5
-
Bài giảng Cập nhật xử trí suy tim ESC 2016 - Trần Anh Chương
40 p | 68 | 5
-
Bài giảng Suy tim - BS. Trương Văn Quang
10 p | 37 | 4
-
Bài giảng Khả năng tự chăm sóc của người bệnh suy tim có bệnh mắc kèm
22 p | 30 | 3
-
Bài giảng Suy tim mạn: nguyên nhân, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
54 p | 5 | 3
-
Bài giảng Suy tim với chức năng tâm thu thất trái bảo tồn: Những vấn đề còn thách thức - TS.BS. Hoàng Văn Sỹ
26 p | 34 | 2
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 9: Hội chứng suy tim
5 p | 57 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán Suy tim mạn - TS.BS. Nguyễn Hoàng Hải
35 p | 13 | 2
-
Bài giảng Tiếp cận bệnh nhân suy tim cấp – suy tim mạn từ triệu chứng lâm sàng đến chẩn đoán lâm sàng - ThS.BS. Nguyễn Thành Sang
23 p | 9 | 2
-
Bài giảng Suy tim - PGS.TS Hoàng Anh Tiến
63 p | 5 | 2
-
Bài giảng Những tiến bộ mới trong điều trị suy tim cập nhật từ ESC 2022 - PGS.TS.BS. Hoàng Văn Sỹ
41 p | 4 | 1
-
Bài giảng Sử dụng thuốc trong điều trị suy tim - TS. Bùi Thị Hương Quỳnh
54 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn