intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy tĩnh mạch chi dưới

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

206
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu,nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên. SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI 1. Nhóm tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch này đi song hành với các động mạch,đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu.Tất cả các tĩnh mạch này đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại. 2. Nhóm tĩnh mạch nông dưới da: Gồm 2 tĩnh mạch chính là Tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và Tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy tĩnh mạch chi dưới

  1. Suy tĩnh mạch chi dưới Hệ thống tĩnh mạch chi dưới có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm sâu,nhóm nông và nhóm các tĩnh mạch xiên. SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI 1. Nhóm tĩnh mạch sâu: Các tĩnh mạch này đi song hành với các động mạch,đưa máu trở về tĩnh mạch đùi rồi tĩnh mạch chậu.Tất cả các tĩnh mạch này đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược lại. 2. Nhóm tĩnh mạch nông dưới da: Gồm 2 tĩnh mạch chính là Tĩnh mạch hiển trong (hay tĩnh mạch hiển to) và Tĩnh mạch hiển ngoài (hay tĩnh mạch hiển nhỏ). + Tĩnh mạch hiển trong bắt nguồn từ các tĩnh mạch ở mu bàn chân,đi qua phía trước mắt cá trong rồi chạy dọc mặt trong của cẳng chân và đùi lên tới tam giác Scarpa,sau đó chui qua cân sàng (dưới cung đùi khoảng 4 cm ở người lớn) để đổ vào tĩnh mạch đùi.
  2. + Tĩnh mạch hiển ngoài cũng bắt nguồn từ các tĩnh mạch nhỏ ở mu bàn chân nhưng đi qua phía sau cuả mắt cá ngoài,chạy dọc theo mặt ngoài của cẳng chân lên đến hõm khoeo thì chọc qua cân ở vùng đó vào sâu để đổ vào tĩnh mạch khoeo. Các Tĩnh mạch hiển đều có các van tĩnh mạch để ngăn không cho máu chảy ngược ra ngoại vi.Ở những chỗ các tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch sâu đều có các van tĩnh mạch rất chắc nhằm ngăn không cho dòng máu từ tĩnh mạch sâu chảy ngược ra tĩnh mạch nông. 3. Nhóm tĩnh mạch xiên (còn gọi là các tĩnh mạch thông hay tĩnh mạch nối): Các tĩnh mạch này chạy xuyên qua cân nông cẳng chân để nối thông nhóm tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu.Chúng đều có các van tĩnh mạch để chỉ cho phép dòng máu chảy một chiều từ các tĩnh mạch nông vào các tĩnh mạch sâu. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH LÝ SUY TĨNH MẠCH SỚM : - Mỏi chân, nặng chân, đau bắp vế, cảm giác bị căng nặng. - Sưng mắt cá chân, thấy rõ nhất là buổi tối sau một ngày làm việc. - Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm. - Cảm giác bị kiến bò và ngứa chân. - Có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da.
  3. - Đau cổ chân. Có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da. Những triệu chứng trên tăng khi đứng lâu, giảm dần nếu gác chân lên cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2