intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng của bài tập trong dạy học Vật lý

Chia sẻ: Quynh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học (PPDH) mới, hiện đại - là phát huy tính tích cực, chủ động, tôn trọng vai trò của người học, kích thích tính độc lập sáng tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng của bài tập trong dạy học Vật lý

  1. Tác dụng của bài tập trong dạy học Vật lý Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học (PPDH) mới, hiện đại - là phát huy tính tích cực, chủ động, tôn trọng vai trò của người học, kích thích tính độc lập sáng tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người. Trong quá trình dạy học theo phương pháp này, học sinh là chủ thể nhận thức. Học sinh không học thụ động bằng cách nghe thầy giảng mà học tích cực bằng hành động của chính mình, giáo viên không phải là người duy nhất để dạy hay truyền bá kiến thức mà chỉ đóng vai trò tổ chức, định hướng quá trình học tập nhằm phát huy vai trò chủ động trong học tập của học sinh. Giáo viên giúp học sinh nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp hoạt động học tập (nhận thức) cũng như phương pháp hoạt động trong cuộc sống xã hội. Qua việc tự giành lấy kiến thức, ở học sinh hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực giải quyết vấn đề. Nói cách khác, học sinh phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động. Chính vì lẽ đó, học sinh cần phải được huấn luyện ngay từ khâu xây dựng kiến thức cho đến khâu vận dụng nó vào thực tế. Giải BTVL là một trong những hình thức tập luyện chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất. Trong mỗi tiết học hoạt động giải BTVL tham gia vào quá trình:
  2. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo M.A.Đanilov, “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự, nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng hoàn thành vào những bài tập lí thuyết hay thực hành”. - Hình thành kiến thức mới (kể cả cung cấp các kiến thức thực tiễn), ôn tập những kiến thức đã học, củng cố kiến thức cơ bản của bài giảng. Một đơn vị kiến thức mới, học sinh chỉ có thể ghi nhớ khi được luyện tập nhiều lần. - Phát triển tư duy vật lí. Trong thực tiễn dạy học, tư duy vật lí của học sinh thường hiểu là kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần và xác lập ở trong chúng những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và của các đại lượng vật lí, đoán trước các hệ quả từ các lí thuyết và áp dụng được kiến thức của mình. Trừ một số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng vật lí đa số các hiện tượng nêu lên trong những bài tập là phức tạp. Để giải được chúng, phải phân tích hiện tượng phức tạp ấy thành các bài tập đơn giản. Đồng thời thông thường trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể nêu lên trong bài tập, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy để tìm hiểu, giải quyết vấn đề và rút ra kết luận cần thiết. Nhờ thế, tư duy được phát triển và năng lực làm việc tự lực của học sinh được nâng cao. - Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, đặc biệt là giúp phát hiện trình độ phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập đồng thời giúp họ vượt qua những khó khăn và khắc phục các sai lầm đó. - Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Vật lí là một môn học liên quan đến nhiều hiện tượng trong đời sống. Những kiến thức vật lí cũng được ứng dụng trong kĩ thuật và cuộc sống hàng ngày. Học sinh khi giải BTVL là tìm đến bản chất của các vấn đề đó và áp dụng nó giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
  3. Graph trong dạy học - Thiết kế bài giảng Graph là một lý thuyết có nguồn gốc từ toán học. Theo tiếng Anh, “graph” là đồ thị, mạng, mạch. Trong tiếng Pháp, “graphe” cũng có ý nghĩa tương tự. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, graph là một sơ đồ, một đồ thị hay một mạng, mạch. Hiện nay, trong sự tiếp xúc khoa học chúng ta thấy xuất hiện một xu hướng dùng chung một tên gọi để thống nhất về quan niệm khi nghiên cứu khoa học. Nên người ta vẫn dùng nguyên tên gọi của nó là graph chứ không dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý không phải sơ đồ nào cũng là sơ đồ graph. Sơ đồ graph trong dạy học chủ yếu là sơ đồ hình cây. Trong toán học, graph được định nghĩa như sau: Graph bao gồm một tập hợp không rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh. Mỗi yếu tố của A là một cặp (không xếp thứ tự) những yêu cầu rõ rệt của E. Trong từng trường hợp một graph định hướng những yếu tố của A đều là những cặp có hướng và gọi là cung. Một đôi hay một cặp có thể hiểu được lựa chọn hơn 1 lần. Hình I.2a là sơ đồ graph vô hướng, hình I.2b là có hướng. Trong đó, đỉnh là các vòng tròn nhỏ, cạnh là đường nối từng cặp (hay từng đôi) lại với nhau; cung là những mũi tên. Trong sơ đồ graph, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cung (hoặc cạnh) có ý nghĩa quyết định còn kích thước, hình dạng không có ý nghĩa. Lí luận dạy học
  4. thường chỉ vận dụng loại graph có hướng. Sau đây là ví dụ: Nhìn vào graph trên ta thấy, ô số (1), (2), (3) là các đỉnh của graph, các đường có mũi tên là cung diễn tả mối quan hệ giữa các đỉnh. Graph nội dung trong dạy học Graph nội dung của bài lên lớp là hình thức cấu trúc hóa một cách trực quan khái quát và súc tích nội dung của tài liệu giáo khoa đưa ra dạy học trong bài lên lớp. Nói một cách chính xác và thực chất hơn, graph nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau và diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học đó bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát đồng thời rất súc tích. Bản chất của graph là một sơ đồ, một mạng hay một mạch thể hiện các kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến điều kiện để lập một graph nội dung, nên có sự lựa chọn chứ không phải tất cả các bài hóa học trong chương trình đều áp dụng được phương pháp này. Chỉ nên sử dụng sử dụng phương pháp graph để dạy những bài học có nhiều kiến thức, phức tạp, gây khó khăn cho sự lĩnh hội tri thức của người học. Ưu điểm của graph thể hiện ở những điểm sau: tính khái quát, tính trực quan, tính hệ thống và tính súc tích. Nguyên tắc xây dựng và các bước lập graph nội dung trong dạy học a. Nguyên tắc xây dựng Dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, định luật, học thuyết, bài học…), chọn những kiến thức chốt (kiến thức cơ bản cần và đủ về cấu trúc, ngữ nghĩa), đặt chúng vào đỉnh của graph. Nối các đỉnh với nhau bằng những cung logic dẫn xuất, tức là theo sự phát triển bên trong nội dung đó. Đỉnh diễn tả kiến thức chốt của nội dung còn cung diễn tả mối liên hệ dẫn xuất giữa các kiến thức chốt, cho thấy logic phát triển
  5. của nội dung. Vậy, graph nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó. Trong các dạng graph nội dung dạy học, graph của bài học là dạng quan trọng nhất. b. Các bước thiết lập Việc lập grap nội dung dạy học bao gồm các bước cụ thể sau đây: • Tổ chức các đỉnh: Gồm các công việc chính sau: Chọn kiến thức chốt tối thiểu, cần và đủ; mã hóa chúng thật súc tích, có thể dùng kí hiệu để quy ước; và đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng. • Thiết lập các cung: Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung và các đỉnh với nhau, làm sao để phản ánh được logic phát triển của nội dung • Hoàn thiện graph: Làm cho graph trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic, nhưng lại giúp học sinh lĩnh hội dễ dàng nội dung đó, và nó phải đảm bảo tính mĩ thuật về mặt trình bày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2