intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng phụ của thuốc kháng virut

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, việc có ngày càng nhiều bệnh lý gây ra do virut được xác định đã làm cho nhu cầu sử dụng các thuốc diệt virut gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh hiệu quả điều trị, độc tính của các thuốc này cũng luôn là một vấn đề rất được quan tâm. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc biết tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng virut không phải HIV. Acyclovir và valaciclovir: chủ yếu dùng trong điều trị các trường hợp nhiễm virus herpes simplex và varicella-zoster (như chốc mép, bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng phụ của thuốc kháng virut

  1. Tác dụng phụ của thuốc kháng virut Trong những năm gần đây, việc có ngày càng nhiều bệnh lý gây ra do virut được xác định đã làm cho nhu cầu sử dụng các thuốc diệt virut gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh hiệu quả điều trị, độc tính của các thuốc này cũng luôn là một vấn đề rất được quan tâm. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc biết tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng virut không phải HIV. Acyclovir và valaciclovir: chủ yếu dùng trong điều trị các trường hợp nhiễm virus herpes simplex và varicella-zoster (như chốc mép, bệnh "giời leo", herpes sinh dục...). Hiệu quả kháng virut và tính an toàn c ủa 2 thuốc tương đương nhưng valaciclovir được hấp thu tốt hơn qua đường uống.
  2. Tác dụng phụ chủ yếu của các thuốc này là nổi ban đỏ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi, đái máu và tụt huyết áp được ghi nhận trong một số ít trường hợp. Nếu tiêm bị thoát mạch, acyclovir có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, nổi ban và hoại tử tại chỗ. Độc tính nguy hiểm nhất của acyclovir là gây nhiễm độc thận và nhiễm độc thần kinh trung ương, thường xảy ra khi tiêm truyền tĩnh mạch quá nhanh ở những bệnh nhân có bệnh thận từ trước, bị mất nước hoặc dùng cùng các thuốc khác gây độc thận (như cyclosporine). Cả 2 thuốc nếu dùng liều cao hoặc kéo dài ở trẻ sơ sinh đều có thể gây giảm bạch cầu. Cidofovir: có tác dụng trên nhiều loại virut như cytomegalovirus, herpes simplex, varicella-zoster virus... Độc tính chủ yếu của thuốc khi dùng đường uống hoặc tiêm truyền là gây độc thận (do nồng độ của thuốc trong tế bào thận cao gấp 100 lần so với các mô khác), biểu hiện chính là xuất hiện protein và đường trong nước tiểu. Để hạn chế độc tính này, thuốc cần được sử dụng đồng thời với probenicid kết hợp với truyền nhiều dịch, tránh d ùng đồng thời với các thuốc gây độc thận như gentamicin, aspirin... Các tác dụng phụ khác có thể gặp là giảm bạch cầu, nhức mỏi mắt và nhiễm toan máu. Ở động vật nghiên cứu, thuốc có khả năng gây ung thư và quái thai, do đó không nên sử dụng ở trẻ em và phụ nữ có thai.
  3. Famciclovir và penciclovir (famciclovir là tiền chất của penciclovir): được dùng chủ yếu trong điều trị các trường hợp nhiễm virus herpes, viêm gan B và Epstein-Barr virus. Các thuốc này có độ an toàn khá cao, các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp. Ganciclovir: được dùng chủ yếu trong điều trị và dự phòng các trường hợp nhiễm cytomegalovirus, herpes simplex và varicella-zoster virus. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là gây ức chế tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu, xảy ra ở khoảng 40% số người dùng thuốc. Do thuốc có khả năng gây ung thư và quái thai nên cần tránh sử dụng ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Valganciclovir: là tiền chất của ganciclovir với phổ tác dụng tương đương thuốc này nhưng hấp thu tốt hơn qua đường uống nên thường được sử dụng thay thế cho ganciclovir đường tiêm truyền. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là tiêu chảy (40%), nôn (30%), giảm bạch cầu hạt (27%), thiếu máu (26%) và đau đầu (22%). Trifluridine: được dùng chủ yếu dưới dạng nhỏ mắt trong điều trị các trường hợp viêm kết giác mạc do herpes simplex virus, cytomegalovirus và
  4. một số chủng adenovirus. Tác dụng phụ chủ yếu là gây kích ứng, phù nề hoặc các phản ứng dị ứng tại chỗ. Foscarnet: có tác dụng ức chế được hầu hết các chủng virut herpes và cytomegalovirus ở người. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là gây nhiễm độc thận với các biểu hiện như suy thận, protein niệu và hoại tử ống thận..., nhất là khi được dùng cùng các thuốc có khả năng gây độc cho thận. Biểu hiện suy thận xảy ra ở khoảng 50% số người dùng foscarnet và thường hồi phục sau ngừng thuốc 2 - 4 tuần. Một số rối loạn chuyển hóa như tăng hoặc giảm nồng độ canxi hoặc phospho trong máu cũng có thể xảy ra sau dùng foscarnet. Khi dùng cùng zidovudine, thuốc có nguy cơ gây thiếu máu và giảm bạch cầu. Ở trẻ em, thuốc có thể gây độc cho răng và xương nên cần hạn chế sử dụng. Amantadine và rimantadine: được dùng chủ yếu trong điều trị và dự phòng nhiễm virut cúm A. Tác dụng phụ của các thuốc này tương đối ít gặp, chủ yếu là các biểu hiện về tiêu hóa (như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa) và thần kinh (như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, mất tập trung, co giật và ảo giác). Các biểu hiện thần kinh xảy ra ở khoảng 10% số người dùng amantadine và 2% số người dùng rimantadine. Dùng amantadine kéo dài có thể gây rối loạn thị lực, tụt huyết áp, bí tiểu, phù và suy tim.
  5. Oseltamivir: thường được biết đến với tên biệt dược tamiflu, có tác dụng điều trị và dự phòng cả cúm A và cúm B. Khoảng 20% số người dùng thuốc có biểu hiện buồn nôn và nôn, thường xảy ra sau điều trị 2 ngày. Một số người có thể bị chóng mặt và mất ngủ do thuốc. Ribavirin: có thể được dùng đường uống hoặc tiêm truyền trong điều trị viêm gan C hoặc xịt tại chỗ trong điều trị nhiễm virut ở đường hô hấp. Khi dùng liều cao đường tiêm truyền, ribavirin có thể gây thiếu máu có hồi phục, tăng nồng độ sắc tố mật, sắt và axit uric trong máu. Dạng xịt của thuốc có thể gây viêm và sung huyết kết mạc, khó thở. Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy thuốc có khả năng gây quái thai. Lamivudine: được dùng chủ yếu trong điều trị và dự phòng nhiễm virut viêm gan B. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban đỏ và đau người. Các biểu hiện nặng như viêm tuỵ, thiếu máu, giảm bạch cầu, bệnh lý thần kinh ngoại vi tương đối hiếm gặp. Interferon: thường sử dụng phối hợp với các thuốc diệt virut khác trong điều trị viêm gan B và C. Ở liều điều trị, tác dụng phụ thường gặp nhất của interferon là gây các biểu hiện giả cúm như sốt, đau đầu, đau cơ khớp và rối loạn tiêu hóa, xuất hiện trong tuần đầu tiên dùng thuốc và giảm dần khi
  6. tiếp tục điều trị. Độc tính nặng nhất của điều trị là gây các rối loạn tâm thần kinh và ức chế tủy xương, nhất là khi dùng cùng các thuốc có khả năng gây độc tủy xương như zidovudine. Khoảng 10 - 20% bệnh nhân sử dụng interferon gặp phải các vấn đề về tâm thần kinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2