TẮC MẠCH CHỌN LỌC ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN CHẢY MÁU<br />
SAU LẤY SỎI THẬN QUA DA<br />
Nguyễn Hoàng Đức*, Trần Lê Linh Phương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích:Trình bày thủ thuật tắc mạch chọn lọc điều trị tai biến chảy máu sau lấy sỏi thận qua da<br />
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân nam, 70 tuổi, tiểu máu 18 ngày sau lấy sỏi bể thận phải<br />
qua da. Chụp động mạch thận phát hiện túi phình giả xuất phát từ nhánh đài dưới động mạch thận phải.<br />
Kết quả: Bơm tắc mạch bằng Histoacryl. Bệnh nhân hết tiểu máu và xuất viện sau thủ thuật một ngày<br />
Kết luận: Tắc mạch chọn lọc là biện pháp ít xâm lấn hữu hiệu để điều trị biến chứng chảy máu sau phẫu<br />
thuật lấy sỏi thận qua da<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SELECTIVE ANGIOEMBOLIZATION IN THE MANAGEMENT OF HEMORRHAGE AFTER<br />
PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY<br />
Nguyen Hoang Duc, Tran Le Linh Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 215 – 217<br />
We report a case of intrarenal pseudoaneurysm of the right kidney after percutaneous nephrolithotomy in a<br />
70-year-old male. Diagnosis was established by angiography. Treatment was successfully achieved by<br />
endocvascular occlusion using cyanoacrylic glue.<br />
Sỏi bể thận kích thước 20 mm gây ứ nước thận<br />
MỞ ĐẦU<br />
phải độ 2. Vào thận từ đài dưới, tán sỏi thận<br />
Tại các nước kinh tế phát triển, lấy sỏi qua da<br />
bằng dụng cụ tán sỏi siêu âm. Thời gian mổ 40<br />
(PCNL) là phương tiện hàng đầu điều trị sỏi<br />
phút, sạch sỏi hoàn toàn. Bệnh nhân xuất viện<br />
thận kích thước lớn. Đây là phẫu thuật ít xâm hại<br />
sau mổ 3 ngày. Khi xuất viện, nước tiểu vàng<br />
và tương đối an toàn(12). Trong các biến chứng<br />
trong. Bảy ngày sau xuất viện, bệnh nhân có<br />
nặng của PCNL, chảy máu là biến đáng lo ngại,<br />
những đợt tiểu máu tái đi tái lại. Cách nhập viện<br />
xảy ra trong 1 đến 11% trường hợp(6). Y văn thế<br />
một ngày, bệnh nhân tiểu máu cục, bí tiểu phải<br />
giới công bố tỷ lệ chảy máu sau PCNL cần can<br />
đặt thông niệu đạo lưu. Soi bàng quang thấy<br />
thiệp bằng tắc mạch chọn lọc là 0.8 đến 1.4%(12).<br />
máu chảy từ lổ niệu quản phải.<br />
Tại Việt Nam, chưa có công trình nào ứng dụng<br />
tắc mạch điều trị chảy máu sau PCNL. Bài viết<br />
này báo cáo một trường hợp can thiệp tắc mạch<br />
chọn lọc điều trị thành công tai biến chảy máu<br />
sau PCNL tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
Bệnh nhân nam Hàng Văn P. 70 tuổi, nhập<br />
viện do tiểu máu đại thể. Cách nhập viện 18<br />
ngày, bệnh nhân được mổ lấy sỏi thận qua da.<br />
∗<br />
<br />
Hình chụp chọn lọc động mạch thận phải<br />
ghi nhận túi phình giả (pseudoaneurysm) xuất<br />
phát từ nhánh đài dưới động mạch thận phải<br />
(hình 1). Tiến hành bơm tắc mạch bằng<br />
Histoacryl (hình 2). Mười hai giờ sau thủ thuật,<br />
nước tiểu vàng trong hoàn toàn. Bệnh nhân xuất<br />
viện sau thủ thuật một ngày. Tái khám một<br />
tháng sau, thận phải sạch sỏi, ứ nước nhẹ. Tổng<br />
phân tích nước tiểu không có hồng cầu và bạch<br />
cầu.<br />
<br />
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Hình 1 – Túi phình giả vị trí 1/3 dưới thận phải<br />
<br />
Hình 2 – Hình ảnh sau tắc mạch chọn lọc<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong phẫu thuật PCNL, chảy máu có thể<br />
xảy ra ở bất kỳ bước nào của phẫu thuật: trong<br />
quá trình đâm kim vào đài thận, nong đường<br />
hầm vào thận, tán sỏi, gắp sỏi hoặc thậm chí sau<br />
khi hoàn tất phẫu thuật(7). Đa số chảy máu xảy ra<br />
do tổn thương nhánh động mạch phân thùy<br />
trước hoặc sau của động mạch thận(9). Khi tổn<br />
thương động mạch xảy ra, máu động mạch với<br />
lưu lượng áp lực cao sẽ thoát mạch tràn vào hệ<br />
thống tĩnh mạch đang có áp lực thấp gây ra rò<br />
động – tĩnh mạch; hoặc tràn vào nhu mô thận và<br />
vùng mô quanh rốn thận tạo ra túi phình giả(9).<br />
Trong những trường hợp này, can thiệp nội<br />
mạch là biện pháp điều trị hữu hiệu nhất. Hiện<br />
nay có nhiều loại vật liệu được sử dụng làm tắc<br />
mạch như Ethanol, Gel foam, coil, bóng hoặc Nbutyl-2-cyanoacrylate(8). Gel foam có khuyết<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
2<br />
<br />
điểm như dễ trào ngược trở vào các động mạch<br />
bình thường, không gây tắc được mạch máu<br />
kích thước lớn và có thể bị hấp thu sau một thời<br />
gian sử dụng. Coil và bóng là những vật liệu gây<br />
tắc mạch tốt nhưng khá đắt tiền(5). Ở bệnh nhân<br />
này, chúng tôi chọn keo cyanoacrylic để gây tắc<br />
mạch do tính bền vững của vật liệu và giá thành<br />
rẻ hơn coil hoặc bóng(13)<br />
Srivastava(14) thống kê 1854 bệnh nhân lấy sỏi<br />
thận qua da có 27 trường hợp (1.4%) chảy máu<br />
sau mổ cần can thiệp nội mạch. Trung bình thời<br />
gian từ PCNL đến khi chảy máu là 8 ngày (thay<br />
đổi từ 2 đến 18 ngày). Các thương tổn phát hiện<br />
khi chụp động mạch gồm: túi phình giả (48%),<br />
rò động tĩnh mạch (22.2%), kết hợp cả hai tổn<br />
thương (14.8%), tổn thương động mạch thắt<br />
lưng (3.7%). Có 11.3% trường hợp chảy máu<br />
nhưng không phát hiện tổn thương khi chụp<br />
<br />
động mạch chọn lọc. Tắc mạch chọn lọc thực<br />
hiện ở 24 bệnh nhân và thành công trong 22<br />
trường hợp (91.6%). Vật liệu để tắc mạch: 13<br />
trường hợp dùng coil kim loại, 5 trường hợp<br />
dùng Gelfoam và 8 trường hợp dùng cả hai vật<br />
liệu. Sau tắc mạch có 2 trường hợp chảy máu tái<br />
phát do trôi coil kim loại khỏi vị trí thuyên tắc.<br />
Nồng độ creatinine huyết thanh không thay đổi<br />
so với trước và sau tắc mạch.<br />
Theo Srivastava(14), kích thước sỏi lớn là yếu<br />
tố nguy cơ duy nhất gây chảy máu khi thực hiện<br />
PCNL. Trái lại El-nahas(3) cho rằng các yếu tố<br />
nguy cơ chảy máu gồm: đường vào thận từ đài<br />
trên, thận duy nhất, sỏi san hô toàn bộ, vào thận<br />
với nhiều đường hầm và kinh nghiệm phẫu<br />
thuật viên kém.<br />
Mặc dù mặt sau đài dưới được xem là vùng<br />
thao tác an toàn nhất khi nong đường hầm vào<br />
thận, nhưng Sampaio đã phát hiện 38% các đơn<br />
vị thận có một nhánh động mạch đi sát quanh cổ<br />
đài dưới. Nhánh mạch máu này là nguyên nhân<br />
gây chảy máu trong 13% trường hợp vào thận<br />
qua đài dưới(10,11). Để tránh chảy máu trong<br />
PCNL, phẫu thuật viên phải tuân thủ một số<br />
nguyên tắc: vào thận từ đài sau (11), vào thận từ<br />
đáy của đài thận(2), không nong đường hầm quá<br />
sâu vào đến bể thận(15) và không xoắn vặn ống<br />
soi thận quá mức trong lúc tháo tác để tránh làm<br />
rách nhu mô thận(4). Ngoài ra để hạn chế chảy<br />
máu, nên nong đường hầm vào thận bằng bóng<br />
thay vì nong bằng ống nong Amplatz hoặc<br />
Alken(16,0)<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
Gupta M, Bellman GC, Smith AD. (1997). Massive<br />
hemorrhage from renal vein injury during percutaneous renal<br />
surgery: endourological management. J Urol 157: 795-797<br />
Jain R, Kumar S, Phadke RV, Baijal SS, Gujral RB. (2001).<br />
Intra-arterial embolization of lumbar artery pseudoaneurysm<br />
following percutaneous nephrolithotomy. Australas Radiol<br />
45: 383-386<br />
Kessaris DN, Bellman GC, Pardalidis NP, Smith AG. (1995).<br />
Management of hemorrhage after percutaneous renal<br />
surgery. J Urol 153: 604-608<br />
Lee KL, Stoller ML. (2007). Minimizing and managing<br />
bleeding after percutaneous nephrolithotomy. Curr Opin Urol<br />
17: 120-124<br />
Massulo-Aguiar MF, Campos CM, Rodrigues-Netto N, Jr.<br />
(2006). Intrarenal pseudoaneurysm after percutaneous<br />
nephrolithotomy. Angiotomographic assessment and<br />
endovascular management. Int Braz J Urol 32: 440-442;<br />
discussion 443-444<br />
Richstone L, Reggio E, Ost MC, Seideman C, Fossett LK, et al.<br />
(2008). First Prize (tie): Hemorrhage following percutaneous<br />
renal surgery: characterization of angiographic findings. J<br />
Endourol 22: 1129-1135<br />
Sampaio FJ, Aragao AH. (1990). Anatomical relationship<br />
between the intrarenal arteries and the kidney collecting<br />
system. J Urol 143: 679-681<br />
Sampaio FJ, Zanier JF, Aragao AH, Favorito LA. (1992).<br />
Intrarenal access: 3-dimensional anatomical study. J Urol 148:<br />
1769-1773<br />
Skolarikos A, de la Rosette J. (2008). Prevention and treatment<br />
of complications following percutaneous nephrolithotomy.<br />
Curr Opin Urol 18: 229-234<br />
Soyer P, Desgrippes A, Vallee JN, Rymer R. (2000). Intrarenal<br />
pseudoaneurysm after percutaneous nephrostolithotomy:<br />
endovascular treatment with N-butyl-2-cyanoacrylate. Eur<br />
Radiol 10: 1358<br />
Srivastava A, Singh KJ, Suri A, Dubey D, Kumar A, et al.<br />
(2005).<br />
Vascular<br />
complications<br />
after<br />
percutaneous<br />
nephrolithotomy: are there any predictive factors? Urology<br />
66: 38-40<br />
Stoller ML, Wolf JS, Jr., St Lezin MA. (1994). Estimated blood<br />
loss and transfusion rates associated with percutaneous<br />
nephrolithotomy. J Urol 152: 1977-1981<br />
White EC, Smith AD. (1984). Percutaneous stone extraction<br />
from 200 patients. J Urol 132: 437-438<br />
<br />
Tóm lại, tắc mạch chọn lọc là biện pháp ít<br />
xâm lấn rất hữu hiệu để điều trị biến chứng chảy<br />
máu sau phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Davidoff R, Bellman GC. (1997). Influence of technique of<br />
percutaneous tract creation on incidence of renal hemorrhage.<br />
J Urol 157: 1229-1231.<br />
Dyer RB, Assimos DG, Regan JD. (1997). Update on<br />
interventional uroradiology. Urol Clin North Am 24: 623-652<br />
El-Nahas AR, Shokeir AA, El-Assmy AM, Mohsen T, Shoma<br />
AM, et al. (2007). Post-percutaneous nephrolithotomy<br />
extensive hemorrhage: a study of risk factors. J Urol 177: 576579<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
3<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề Ngoại Khoa<br />
4<br />
<br />