intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tái định vị thương hiệu để kéo dài vòng đời sản phẩm

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các giai đoạn này giống nhau ở mọi lĩnh vực và độ dài về mặt thời gian của từng giai đoạn của từng lĩnh vực có thể khác nhau. Ngay trong cùng một lĩnh vực kinh doanh thì các công ty khác nhau có thể đang ở giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm. Ở một số lĩnh vực, các nhà sản xuất đã tìm ra công dụng mới cho các sản phẩm đã lỗi thời, qua đó vòng đời sản phẩm được kéo dài và doanh nghiệp vẫn duy trì được doanh số và lợi nhuận như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tái định vị thương hiệu để kéo dài vòng đời sản phẩm

  1. Tái định vị thương hiệu để kéo dài vòng đời sản phẩm Các giai đoạn này giống nhau ở mọi lĩnh vực và độ dài về mặt thời gian của từng giai đoạn của từng lĩnh vực có thể khác nhau. Ngay trong c ùng một lĩnh vực kinh doanh thì các công ty khác nhau có thể đang ở giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm. Ở một số lĩnh vực, các nhà sản xuất đã tìm ra công dụng mới cho các sản phẩm đã lỗi thời, qua đó vòng đời sản phẩm được kéo dài và doanh nghiệp vẫn duy trì được doanh số và lợi nhuận như kỳ vọng. Khái niệm về vòng đời sản phẩm Khái niệm vòng đời giúp cho các nhà tiếp thị xác định các giai đoạn khác nhau của sản phẩm qua sự thay đổi của doanh số và lợi nhuận. Có 4 giai đoạn trong vòng đời sản phẩm là: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Giới thiệu: Doanh số ở mức thấp khi mà sản phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến, Chi phí cao do phải đầu tư nhiều vào các hoạt động tiếp thị quảng bá để tạo sự nhận biết. Mọi nổ lực của doanh nghiệp ở giai đoạn n ày tập trung vào phát triển hệ thống phân phối và truyền thông. Phát triển: Giai đoạn này thị trường đã chấp nhận sản phẩm và lợi nhuận gia tăng mạnh. Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu thâm nhập thị tr ường. Doanh nghiệp thường tập trung vào việc gia tăng sự hiện diện của sản phẩm. Chín muồi: Doanh số có xu hướng đi ngang và thị trường bắt đầu bão hòa. Lợi nhuận đi ngang hoặc có thể giảm sút do doanh nghiệp gia tăng chi phí tiếp thị để duy trì vị thế và thị phần trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các đối thủ.
  2. Suy tàn: Doanh số lao dốc và lợi nhuận giảm sút mạnh. Để cải thiện tình hình thì doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm đến các thị trường mới. Mô hình vòng đời sản phẩm rất hữu ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển chiến lược phù hợp cho các giai đoạn khác nhau của sản phẩm. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào các tiên đoán sai lầm. Thực tế thì không phải sản phẩm nào hoặc thương hiệu nào cũng vòng đời sản phẩm hình chữ S. Một số sản phẩm trào lưu nhất thời sẽ biến mất ngay sau giai đoạn giới thiệu (sản phẩm đồ chơi giáng sinh chẳng hạn…), trong khi một số sản phẩm khác thì trường tồn qua thời gian. Làm thế nào để một sản phẩm có thể trường tồn qua thời gian? Lời gian đáp chính là chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng khi sản phẩm ở giai đoạn chín muồi (giai đoạn 3 của vòng đời sản phẩm). Khi sản phẩm hay thương hiệu đã trở nên phổ biến thì cần phải cải tiến hay làm mới để chúng luôn phù hợp với những thay đổi của người tiêu dùng. Hay nói một cách khác các nhà tiếp thị cần tái định vị thương hiệu hay sản phẩm để kéo dài vòng đời khi sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi. Tái định vị và vòng đời sản phẩm Định vị thương hiệu là các cố gắng và nỗ lực của doanh nghiệp nhằm làm cho khách hàng và công chúng thấy được vị thế xác định của th ương hiệu, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình. Việc này được thực hiện qua việc chuyển tải thương hiệu đến khách hàng vị thế cạnh tranh, giá trị và hình ảnh. Khi định vị một sản phẩm, doanh nghiệp cần tìm và truyền tải được điểm độc đáo hay duy nhất của sản phẩm, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo đ ược sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  3. Khi sản phẩm đạt đến giai đoạn chín muồi thì sẽ có nhiều sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường, sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp sẽ tạo cảm giác quá cũ kỹ và lỗi thời trong mắt người tiêu dùng. Chiến lược cần sử dụng lúc này là làm mới lại hình ảnh sản phẩm. Tái định vị có thể tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng hiện tại cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Bảng biểu dưới đây mô tả các chiến lược tái định vị thường được áp dụng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2