intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu An toàn môi trường

Chia sẻ: Nguyen Huyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

142
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 những vấn đề chung an toàn môi trường, chương 2 kỹ thuật an toàn môi trường trong công nghệ hóa học là những nội dung chính của 2 chương thuộc đề tài "An toàn môi trường". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu An toàn môi trường

  1. Chương I: Những vấn đề chung I, Các khái niệm cơ bản 1. Điều kiện lao động, các yếu tố  nguy hiểm và tai nạn lao động và bệnh  nghề nghiệp. • Điều kiện lao động:  ­ Trong quá trình lao động để  tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã  hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định ( những điều  kiện này có thể thuận lợi hoặc khó khăn ) gọi là ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. ­ Việc thay đổi hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ, thiết bị  sẽ  cải   thiện các điều kiện làm việc của người lao động làm giảm đáng kể các yếu tố  nguy hiểm, mất an toàn và hạn chế ô nhiễm môi trường. • Các yếu tố nguy hiểm:  ­   Trong quá trình sản xuất bao giờ  cũng xuất hiện các  ảnh hưởng xấu nguy  hiểm đến các điều kiện an toàn và môi trường xung quanh, đặc biệt là với các   công nghệ  lạc hậu, thì quá trình kiểm soát càng khó khăn, các yếu tố  gây nguy   hiểm này có thể phát sinh ra ở bất kỳ thời gian nào, vị  trí nào trong dây chuyền   công nghệ  sản xuất và đặc biệt có thể  gây ô nhiễm môi trường từ  đó  ảnh  hưởng đến sức khỏe người lao động, giảm năng suất lao động, tăng giá thành   sản phẩm. ­  Người ta có thể chia các yếu tố nguy hiểm thành các nhóm cơ bản như sau:         +   Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ  ẩm, tiếng ồn, các dao động sóng điện   từ, bức xạ,  điện,… Tất cả  các yếu tố  này  ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, thậm chí cả  tính mạng, đặc biệt với các dây chuyền công nghệ  lạc hậu, chậm cải tiến thì  các yếu tố  vật lý tăng nhanh gây nguy hại lớn dẫn đến mất an toàn và gây ô 
  2. nhiễm môi trường. Khi đó người lao động tiếp xúc trong thời gian dài thì có thể  gây ra các bệnh nghề nghiệp.        +    Các yếu tố hóa học: gây ra ảnh hưởng rất lớn đến môi trường làm việc,   đặc biệt tại các khu công nghiệp. Các nhà máy hóa chất, nồng độ  các chất thải  hóa học thường vượt quá chuẩn cho phép dẫn đến  ảnh hưởng trực tiếp môi   trường xung quanh, khu vực sản xuất, vùng, quốc gia. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ­ Tai nạn lao động là các tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do các tác  động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm gây nên, làm tổn thương tới các   chức năng hoạt động bình thường của 1 bộ phận nào đó của cơ thể hoặc   tử  vong. ­ Trong quá trình sản xuất người lao động có thể gặp các tai nạn lao động   bất cứ  lúc nào, do các  yếu tố nguy hiểm mất an toàn nói trên. ­ Bệnh nghề  nghiệp là bệnh gây  ảnh hưởng tới một số  chức năng của cơ  thể người lao động, hoặc làm cho người lao động mắc phải chứng bệnh   khác do  điều kiện lao động bất lợi gây nên trong 1 thời  gian dài. ­ Nếu các yếu tố nguy hiểm, nguy hại cho ngừoi lao động không được loại   trừ bằng các biện pháp kỹ thuật nghệ  hoặc tổ  chức sản xuất thì các yếu   tố sẽ  gây nguy hiểm cho ngừoi lao động. 2. Mục đích, ý nghĩa. ­   Mục đích:   +    Thông qua các biện pháp về khoa học công nghệ, tổ chức kinh tế xã hội,   để  loại trừ  các yếu tố  nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất,   tạo nên các điều kiện thuận lợi đảm bảo an toàn hơn, phòng ngừa được các  tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo an toàn môi trường. +    Kỹ thuật an toàn môi trường có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế  xã hội và trong các văn bản phap luật quốc gia, pháp luật có vai trò quyết 
  3. định các tiêu chuẩn an toàn, các tiêu chuẩn môi trường thông qua các bộ luật   cac nghị định thông tư, các bộ TCVN, tiêu chuẩn  ngành. ­ Tính chất: Để đạt được các mục tiêu về an toàn và bảo vệ môi trường thì   các  tính  chất của công tác này có  quan hệ  hữu cơ với nhau đó là:  tính  khoa học công nghệ, tính pháp lý, tính phổ biến. + Tính khoa học công nghệ: KTATMT mang tính khoa học và công nghệ  vì  chỉ có khoa học công nghệ mới loại bỏ hoặc hạn chế được các yếu tố nguy   hiểm tiềm ẩn trong các dây chuyền công nghệ sản xuất. Như vậy các nhà  khoa học, nhà công nghệ phải loại trừ toàn bộ  các yếu tố  nguy hiểm từ các dây chuyền công nghệ  bằng các biện pháp khoa học công   nghệ kỹ  thuật mới nhất. + Tính pháp lý: Mọi nghiên cứu khoa học đều trở  nên vô nghĩa khi không  được pháp luật công nhận, nếu không được công nhận thì sẽ  bị  cấm triển   khai, do vậy KTATMT phải phát huy hết khả  năng cho con người theo luật   định. Tính pháp lý còn thể  hiện tính  ưu việt của nó trong qua trình tăng khả  năng  hoạt động, thể  chế  hóa mọi chủ  trương chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn,  bắt buộc mọi cấp, ngành quản lý, cá nhân chấp  hành nghiêm  chỉnh. Muốn triển khai, thực hiện tốt KTATMT thì  các cơ  quan quản lý nhà nước  cần thường xuyên tổ chức thanh tra kiểm tra  khen phạt  phân minh để  công  tác KTATMT được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. + Tính quần chúng: KTATMT mang lại quyền lợi trực tiếp thiết thực cho   người lao động, làm cho cuộc sống người lao động ngày càng tốt hơn, vì vậy  người lao động, người sử  dụng lao động phải cùng tham gia xây dựng các  chương trình an toàn môi trường của đơn vị    của vùng của quốc gia để  tự  bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác KTATMT chỉ  có kết quả khi mà mọi cấp quản   lý, người sủ dụng lao động, cán bộ  khoa học kỹ  thuật, người lao động trực   tiếp tích cực tham gia thực hiện các luật, các chế độ tiêu chuẩn và biện pháp  
  4. kỹ thuật đê cải thiện, đảm  bảo an toàn môi trường, phòng chống tai nạn lao  động và bệnh nghề nghiệp.   II. Những nội dung của công tác kỹ thuật an toàn môi trường. 1. Nội dung của khoa học kĩ thuật. ­ Là 1 lĩnh vực khoa học tổng  hợp đa  ngành, được hình thành dựa trên sự  kết hợp và  sử dụng các thành tựu nghiên cứu của khoa học tự nhiên đến  ngành khoa học kĩ thuật chuyên ngành. ­ Khi kinh tế phát triển, vấn đề KTATMT ngày càng phải chú trọng hơn, vì   vậy các nhà khoa học cần phải vào cuộc và đề  xuất các phương án thiết   kế để khắc phục các bất cập đó. ­ Những vấn đề chính trong nội dung khoa học kĩ thuật bao gồm: +  Vấn đề  kĩ thuật an toàn và các phương tiện bảo vệ ( phòng chữa cháy   nổ, cảnh báo chất độc hại…) +  Kỹ thuật bảo vệ  môi trường ( xử lý các chất ô nhiễm lỏng khí). 2. Nội dung pháp lý. ­ Các văn bản luật, thông tư, nghị định, TCVN, các tiêu chuẩn ngành nhằm   thể  hiện đường lối chính sách của Nhà nước về  phát triển công tác an   toàn môi trường, do vậy nó đòi hỏi tất cả mọi người phải nhận thức và tự  giác thực hiện, nhưng nó cũng có tính chất bắt buộc yêu cầu mọi người   phải nghiêm chỉnh chấp hành. ­ Các văn bản luật chủ yếu: Luật hóa chất, luật an toàn phòng chống cháy   nổ, luật lao động, luật bảo vệ sức khỏe, luật bảo vệ môi trường. ­ Các nghị  định, thông tư, văn bản hướng dẫn của nhà nước và các ngành  liên quan. 3. Nội dung giáo dục. Vận động quần chúng thực hiện tốt công tác ATMT.
  5. Để cho nội dung khoa học kỹ thuật và pháp luật thực hiện tốt trong công  tác ATMT trước hết ta phải làm cho người lao động nhận thức được họ  vừa là đối tượng vừa là chủ  thể  của hoạt động này, thực hiện nó bằng   cách thức sau: ­ Tuyên truyền vận động, thường xuyên tuyên truyền cho người lao động  hiểu được an toàn trong sản xuất, phải có hiểu biết về  kĩ thuật công  nghệ, thực hiện thành thạo các công việc của mình. ­ Giáo dục ý thức lao động , sản xuất có kỉ  luật, luôn đảm bảo các qui tắc   an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các qui định trong quá trình vận hành, tích  cực phát huy sáng kiến và có khả  năng làm việc với các phương tiện để  đảm bảo an toàn cho thiết bị, cá nhân. ­ Tổ chức chế độ tự kiểm tra của sản xuất, duy trì mạng lưới an toàn viên   trong sản xuất. 4. Trách nhiệm của các cấp các ngành. ­ Trách nhiệm của người sử  dụng lao động và người lao động: người sử  dụng lao động phải trang bị  đầy đủ  các phương tiện an toàn trong sản   xuất,  đảm bảo an toàn cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc,   đồng thời người lao động phải tuân thủ các điêu kiện an toàn, nội quy vệ  sinh trong sản xuất. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đều tuân thủ  theo   quy định về an toàn môi trường. ­ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý có trách nhiệm hướng dẫn các đơn   vị, các cấp các ngành thi hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật về  ATMT. ­ Tổ chức đào tạo huấn luyện, sơ kết, tổng kết khen thưởng xử lý kịp thời   trong phạm vi quản lý của mình. ­ Hướng dẫn cho đơn vị tự kiểm tra, tiến hành đánh giá các tiêu chuẩn pháp   luật về ATMT.
  6. ­ Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công Đoàn: Công đoàn là tổ chức   chính trị xã hội lớn nhất của giai cấp công nhân và người lao động, có vai   trò rất quan trọng trong công tác ATMT, vì công đoàn là người đại diện  bảo vệ các lợi ích chính đáng của người lao động. CHƯƠNG II:       KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG  TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC. Bài 1: Đối tượng và nhiệm vụ của lĩnh vực “ kĩ thuật công nghệ hóa học” 1. Định nghĩa ­ KTCNHH là 1 lĩnh vực học thuật khoa học công nghệ  rộng lớn, mà đối  tượng của nó chính là công nghệ biến đổi chất, đó là quá trình và thiết bị  chuyển hóa các chất nhằm sản xuất ra các sản phẩm cho xã hội đồng thời   đảm bảo an toàn môi trường. ­ Quan tâm tới biến đổi thành phần, cấu trúc nội tại của vật liệu( sản xuất   ra các vật liệu hoàn toàn mới với nguyên liệu ban đầu tạo ra nó). Vd: công   nghệ sản xuất rượu, nhựa. hóa chất cơ bản. ­ Các sản phẩm phần lớn có trong tự nhiên, đáp ưng nhu cầu của con người   trong xã hội hiện đại. ­ Đảm bảo môi trường sinh thái, không sinh ra các hóa chất gây hại cho môi  trường, đồng thời đề  xuất các giải pháp KHKT để loại trừ tất cả các tác   nhân gây hại cho môi trường.
  7. ­ Là khoa học về  các quá trình công nghệ  sản xuất ra các sản phẩm, mà  không có 1 quốc gia, 1 xã hội nào không có, không cần đến nó vì thế  nó   rộng lớn vô cùng, liên quan đến gần như  tất cả  các lĩnh vực sản xuất   công nghệ khác, nó mang tính thực tiễn cao, sao cho có thể sản xuất được  sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhưng giá thành hạ nhất ­ Là khoa học gắn liền với các yếu tố bảo vệ môi trường 2.Nhiệm vụ của người kĩ sư kĩ thuật hóa học ­ Quy hoạch các quá trình công nghệ, lựa chọn các quy mô sản xuất công  nghệ, các khả năng tự động hóa sao cho phù hợp nhất ­ Có khả  năng thiết kế  chế  tạo, thiết kế  lắp đặt mang tính hệ  thống ( tổng  quát) ­ Am hiểu các bước, các quá trình vận hành, các hệ  thống trong công nghệ  hóa học + Nguyên liệu khai thác như thế nào? + Các quá trình và thiết bị gia công xử lý nguyên liệu. + Các quá trình chuyển hóa hóa học nguyên liệu như thế nào? + Các quá trình gia công chế biến sản phẩm + Sản phẩm + Quá trình bán hàng.   Chuẩn bị gia công nguyên liệu  Với các vật liệu rời thì  thực hiện các nguyên công đập nghiền sang phân  loại kích thước để phù hợp với yêu cầu sản xuất hoặc tiến hành các quá   trình làm giàu nguyên liệu bằng các phản  ứng cơ  học như  tuyển nổi,   tuyển từ để loại các tạp chất. Với các nguyên liệu lỏng, tiến hành các nguyên công loại tạp chất cơ học  trong chất lỏng như sử dụng các phương pháp lắng, lọc, ly tâm hoặc phân 
  8. riêng các hỗn hợp lỏng tan lẫn vào nhau bằng các phương pháp như chưng  cất, trích ly. Với nguyên liệu khí, thì phân riêng các huyền phù các chất rắn ra khỏi  dòng khí bằng các phương pháp ly tâm, lắng, lọc hoặc với các hỗn hợp   chất khí thì phân tách bằng các phương pháp như  làm lạnh phân đoạn,  hấp thụ, hấp phụ, hoặc tách nước ra khỏi dòng khí bằng làm lạnh,  ngưng   tụ . Các quá trình gia công chuẩn bị nguyên liệu bằng phương pháp nhiệt: sấy,  nung, gia nhiệt.  Tiến hành các phản ứng hóa học ở quy mô công nghiệp. Đó là các quá trình chuyển hóa nguyên liệu như là quá  trình tổng hợp, các  quá trình phân hủy, các quá trình oxy hóa khử, các quá trình trao đổi. Các  quá trình này thường diễn ra  ở  các điều kiện khắc nghiệt, áp suất cao,  nhiệt độ cao thường kèm theo xúc tác.  Quá trình gia công chế biến sản phẩm tương tự như quá trình chuẩn bị  nguyên liệu nhưng thường ở mức độ cao hơn. Bài 2:  Mối nguy hiểm do hóa chất và vật liệu gây nên. I. Khái niệm chung. Mọi hóa chất vật liệu đều chứa đựng trong đó những hiểm họa nhất định,  hiểm họa đó nhiều khi phụ thuộc vào các tính chất quý của vật liệu này. Các nguy hại và hiểm họa do hóa chất và vật liệu chỉ  có thể  xảy ra khi ta   không kiểm soát được nó. II. Các sự cố thường xảy ra 1. Tình trạng không ổn định của thiết bị phản ứng hóa học.
  9. Nếu phản  ứng hóa học trong thiết bị  phản  ứng rơi vào trạng thái không  ổn   định thì sẽ có nhiều sự cố xảy ra như: Nhiệt độ tăng quá cao vượt quá giới hạn cho phép, thì có thể xảy ra các phản   ứng không mong muốn Áp suất tăng quá giới hạn cho phép, thì thiết bị có thể vỡ, hỏng thiết bị, thất   thoát nguyên liệu hoặc sản phẩm, gây tác hại cho môi trường con người, phát  sinh ra 1 sản phẩm khác nào đó. Bằng mọi cách phải kiểm soát được trạng thái làm việc của thiết bị  thông  qua các biện pháp kĩ thuật, thiết bị đo, đóng cắt. ( cảm biến nhiệt, mạch điều  khiển đóng  mở nguồn nhiệt) 2. Cháy nổ  trong các thiết bị  đường  ống do tính chất của môi chất và hóa  chất. Đây là 1 sự cố rất nguy hiểm nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân ­ Do các hóa chất có phản ứng rất mạnh với nhau ­ Các hợp chất dễ bị phân hủy để tạo thành oxi. ­ Các hóa chất nhạy với nước và hơi nước ­ Các hóa chất nhạy với va đập, hợp chất chứa nitro ­ Sự  tích tụ  các pheoxit trong các quá trình gia công các hợp chất, có thể  sinh ra trong quá trình sản xuất cá hợp chất cacbon ­ Các monome có thể trùng hợp với nhau ở điều kiện thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2