intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Tăng cường quốc phòng, an ninh, triển khai các hoạt động đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Tổ chức cơ sở đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; Không ngừng phấn đấu và rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới: Phần 2

  1. Bài 6 PHÁT TRIỂN g iá o d ụ c v à đ à o TẠO; KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ; XÂY DựNG NỀN VẢN HOÁ TIÊN TIÊN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC I. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Vị trí, v a i trò củ a giáo dụ c và đ ào tạo Ngày nay, cuộc cách m ạng khoa học và công nghệ phát triển ngày càng nhanh. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trìn h ph át triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục và đào tạo đã trỏ th àn h nhân tố quyết định đối với sự ph át triển kinh tế - xã hội. Các nước trên th ế giói, kể cả các nước phát triển cũng như các nưốc đang ph át triển, đều coi giáo dục là nhân tô' quyết định sự phát triển n hanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đ ảng và N hà nước ta đ ặt giáo dục và đào tạo ở vị tr í cao; xác định p h át triể n giáo dục và đào tạo là nền 106
  2. tảng, động lực thúc đẩy ph át triển kinh tê - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa đất nước, Đảng ta khẳng định cách m ạng khoa học - kỹ th u ậ t giữ vai trò then chốt, giáo dục và đào tạo là nền tảng văn hóa dân tộc. Chiến lược p h át triển giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng của chiến lược con người, mà chiến lược con ngưòi nằm ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo không phải là phúc lợi đơn thuần, mà là đầu tư cho ph át triển, chỉ có đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo thì đất nước mối phát triển bền vững được. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nưóc, xây dựng nền văn hoá và con ngưòi Việt Nam. P hát triển giáo dục và đào tạo cùng vối phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”1. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.77. 107
  3. 2. Tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị T rung ương tám khóa XI đưa ra bảy quan điểm p h á t triể n giáo dục và đào tạo giai đoạn tới: Thứ nhất, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư ph át triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, k ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp th iết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mói từ sự lãn h đạo của Đảng, sự quản lý của N hà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản th â n người học; đổi mới ở tấ t cả các bậc học, ngành học. Trong quá trìn h đổi mới, cần k ế thừ a, p h á t huy những th à n h tựu, p h á t triể n những n h ân tô' mới, tiếp th u có chọn lọc những kinh nghiệm của th ế giới; kiên quyết chấn chỉnh những n h ậ n thức, việc làm lệch lạc. 108
  4. Đổi mới phải bảo đảm tín h hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp vói từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm , trọng điểm, lộ trìn h , bưốc đi phù hợp. Thứ ba, chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. P hát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trìn h giáo dục từ chủ yếu tran g bị kiến thức sang p h át triể n toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Thứ tư, gắn giáo dục và đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vói tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy lu ật khách quan. Chuyển p h át triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu sô" lượng. Thứ năm, tiếp tục thực hiện và đổi mới phương thức liên thông. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trìn h độ và giũa các 109
  5. phương thức giáo dục, đào tạo. C huẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo. T h ứ sáu, chủ động p h á t huy m ặt tích cực, hạn chê m ặt tiêu cực của cơ chê th ị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ động p hát huy m ặt tích cực, hạn chê m ặt tiêu cực của cơ chế th ị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hoà, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu sô", biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục và đào tạo. T hứ bảy, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thòi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. 3. Mục tiê u , n h iệ m vụ, g iả i p h á p p h á t triể n giáo dục và đào tạo tron g nh ữ ng năm tới Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành T rung ương Đảng khóa XI xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp p h á t triể n giáo dục và đào tạo giai đoạn tới như sau: 110
  6. a) Mục tiêu Tạo chuyển biến căn bản, m ạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tôt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam p h át triể n toàn diện và p h át huy tốt n h ất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sông tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn vối xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trìn h độ tiên tiến trong khu vực. b) Nhiệm vụ và giải pháp - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nưốc đối với đổi mới giáo dục và đào tạo. Quán triệ t sâu sắc và cụ th ể hoá các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, 111
  7. to àn diện nền giáo dục và đào tạo tro n g hệ thống ch ín h trị, n g àn h giáo dục và đào tạo cũng n h ư toàn xã hội, tạo sự đồng th u ậ n cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách h à n g đầu. N âng cao n h ậ n thức về vai trò quyết định c h ấ t lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ n h à giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ th ể tru n g tâm của quá trìn h giáo dục; gia đình có trá c h nhiệm phôi hợp với nhà trư ờ ng và xã hội trong việc giáo dục n h â n cách, lối sống cho con em m ình. - Tiếp tục đổi mới m ạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng p h á t triể n phẩm chất, năng lực của ngưòi học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công k h ai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trìn h , ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam k ế t bảo đảm ch ất lượng của cả hệ thông và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá ch ất lượng giáo dục, đào tạo. - Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá k ết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm tru n g thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần đổi mói từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được 112
  8. xã hội và cộng đồng giáo dục thê giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học vối đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường vối đánh giá của gia đình và xã hội. - Hoàn thiện hệ thông giáo dục quốc dân theo hướng hệ thông giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Trước m ắt, ổn định hệ thông giáo dục phổ thông như hiện nay. Đẩy m ạnh phân luồng sau tru n g học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Tiếp tục nghiền cứu đổi mới hệ thông giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của th ế giới. - Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân chủ, thông nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nưốc về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước vói quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy m ạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm , tạo động lực và tín h chủ động, sáng tạo của các cơ sỏ giáo dục, đào tạo. 113
  9. - P h á t triể n đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu p h á t triể n kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quôc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trìn h độ đào tạo. Tiến tối tấ t cả các giáo viên tiểu học, tru n g học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trìn h độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm . G iảng viên cao đẳng, đại học có trìn h độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm . Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo vê nghiệp vụ quản lý. - Đổi mới chính sách, cơ chế tà i chính, huy động sự th am gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để p h á t triể n giáo dục và đào tạo. N hà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nh à nưốc chi cho giáo dục và đào tạo tối th iểu ỏ mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vôn ngân sách. Từng bưốc bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn th iện chính sách học phí. - N âng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và 114
  10. ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập tru n g đầu tư nâng caq năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trìn h nghiên cứu quốc gia vể khoa học giáo dục. - Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Chủ động hội nhập quốíc tê vê giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và th àn h tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo. II. PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CỒNG NGHỆ 1. Vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ Do nhu cầu tìm hiểu thê giới xung quanh và bản 115
  11. th ân mình, đặc biệt phục vụ cho sự ph át triển của sản xuất đã làm cho khoa học, kỹ thuật, công nghệ của nhân loại không ngừng phát triển. Ngay trong thời đại mình, c . Mác đã nhận định rằng, khoa học ngày càng trở th àn h lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách m ạng khoa học và công nghệ, vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng tăng lên trong đòi sống xã hội. Trên th ế giới đã và đang hình th àn h nền kinh tế tri thức, trong đó, khoa học và công nghệ chiếm địa vị quyết định trong sự gia tăng giá trị của sản phẩm. Từ những năm 60 của thê kỷ XX, trong quá trình tiến h àn h công nghiệp hóa ở miền Bắc, Đ ảng ta đã xác định cách m ạng khoa học - kỹ th u ậ t là then chốt. Trong quá trìn h thực hiện công cuộc đổi mới Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò quan trọng của khoa học, công nghệ. Cương lĩnh xây dựng đất nưóc trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, ph át triển năm 2011) xác định: Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc p h át triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ ph át triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. P hát triển khoa học và công nghệ 116
  12. nhằm mục tiêu đẩy m ạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của th ế giới”1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011- 2020 thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”2. Nghị quyết T rung ương 6 khóa XI đã khẳng định: Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp lu ật của Nhà nước; góp phần xây dựng hệ thống quan điểm ph át triển đất nước; khẳng định lịch sử hình th à n h và ph át triển dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hoá Việt Nam. Khoa học tự nhiên đã có bước p h át triể n trong nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở cho việc hình th àn h một sô" lĩnh vực khoa học và công nghệ đa ngành mới, góp phần nâng cao trìn h độ và năng lực của khoa học cơ bản. Khoa học kỹ th u ậ t và công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá và dịch vụ; cải thiện 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốíc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 78, 132. 117
  13. năng lực cạnh tra n h của doanh nghiệp và nển kinh tế; một sô" lĩnh vực đã tiếp cận trìn h độ tiên tiến khu vực và th ế giới. 2. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ Hội nghị Trung ương 6 khóa XI đã đê ra các quan điểm phát triển khoa học, công nghệ trong giai đoạn tới như sau: Thứ nhất, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tê - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nưốc và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. T h ứ h a i, tiếp tục đổi mới m ạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, k ế hoạch p h á t triể n khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế th ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 118
  14. Thứ ba, đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức m ạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách ph át triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Thứ tư, ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quổc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nưốc có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của th ế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thứ năm, chủ động, tích cực hội nhập quốc tê để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, ngưòi Việt Nam định cư ở nưốc ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện th u ận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nưốc ngoài về nước làm việc. 119
  15. 3. Mục tiê u và nh iệm vụ, giải pháp p h át triển k h o a h ọ c v à cô n g n g h ệ tr o n g n h ữ n g n á m tớ i Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết T rung ương 6 khóa XI xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu p h á t triển khoa học và công nghệ trong giai đoạn tới là: a) Mục tiêu P h á t triển m ạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng n h ấ t để p h át triển lực lượng sản xu ất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tra n h của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở th àn h nước công nghiệp theo hưóng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa th ế kỷ XXI. Cụ thể: - Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đ ạ t trìn h độ p h á t triể n của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một sô" lĩnh vực đ ạ t trìn h độ tiên tiến thê giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - P h á t triể n đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội 120
  16. và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ th u ậ t và công nghệ. Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đưòng lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Xây dựng được nền tảng khoa học tự nhiên hiện đại cho khoa học và công nghệ nói chung; phấn đấu đạt trìn h độ hàng đầu của khu vực và thứ hạng cao trê n th ế giới ở một số lĩnh vực; làm chủ, ứng dụng và p h át triển các công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tra n h cao. Đến năm 2020, thông qua yếu tố năng su ất tổng hợp (TFP) hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 35% tăn g trưởng kinh tế. Xây dựng được một số sản phẩm quốc gia m ang thương hiệu Việt Nam. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; tốc độ đổi mới công nghệ, th iế t bị đạt khoảng 20%/năm; giá trị giao dịch của th ị trường khoa học và công nghệ tăng tru n g bình khoảng 15%/năm. - Hình th àn h đồng bộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trìn h độ cao, tâm huyết, tru n g thực, tận tuỵ. Phát triển các tổ chức, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Số cán bộ 121
  17. khoa học và công nghệ nghiên cứu và p h á t triể n đạt mức 11 ngưòi trê n một vạn dân; tăn g n h a n h sô lượng các công trình được công bô" quốc tế và sô lượng các sáng chế được bảo hộ trong nước và ở nước ngoài. P h á t triển m ạnh các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. b) N hiệm vụ, giải pháp - Đổi mới tư duy, tăn g cường vai trò lãn h đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triể n khoa học và công nghệ. N âng cao n h ận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ ất nước. Xác định việc p h á t huy, p h á t triể n khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền; là một trong những nội dung lãn h đạo quan trọng của người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền từ T rung ương đến địa phương. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ p h á t triể n kinh tế - xã hội của từng ngành và từng cấp; k ế hoạch ứng dụng và p h á t triể n khoa học và công nghệ là một nội dung của quy hoạch, kê hoạch p h át triể n ngành và địa phương. - Tiếp tục đổi mới m ạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ. 122
  18. Đổi mới m ạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính. Đổi mới hệ thông tổ chức khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chê hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ. Thực hiện triệt để cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập về nhân lực, kinh phí hoạt động dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động. Đổi mới quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ. Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Tiếp tục ph át huy m ạnh mẽ vai trò của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ th u ật Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội, vai trò xung kích của đoàn thanh niên, các tổ chức và cá nhân trong phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. - Triển khai các định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu. Tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đưòng lối, chính sách p h át triển đất nưốc, bảo đảm quốic phòng, an ninh và mục đích công cộng. Ưu tiên p h át triển một sô" công nghệ tiên tiến, 123
  19. công nghệ cao, công nghệ liên ngành. Đẩy m ạnh ứng dụng, p h át triể n khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phướng. - P h á t huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Tập tru n g đầu tư p h á t triể n m ột sô" viện khoa học và công nghệ, trường đại học cấp quốc gia theo mô hình tiên tiến của thê giới. Từng bước h ình th àn h và p h á t triển viện hoặc tru n g tâm nghiên cứu tại các vùng kinh tế trọng điểm để p h á t huy tiềm năng, lợi th ế của từng vùng. - P h á t triển th ị trường khoa học và công nghệ. Hoàn th iện pháp lu ậ t về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, ch ất lượng sản phẩm , hàng hoá theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận h àn h th ị trường khoa học và công nghệ. Có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp lu ậ t trong giao dịch, m ua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ. - Hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Xác định rõ đối tác chiến lược trong hợp tác nghiên cứu chung và địa bàn trọng điểm có công nghệ nguồn cần khai thác, chuyển giao. T riển k h ai hợp tác 124
  20. khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các nước tiên tiến về khoa học và công nghệ, là đối tác chiến lược của Việt Nam. III. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIÊN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC 1. Vị trí, vai trò của văn hóa Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của mình. Cùng với nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh..., con ngươi có nhũng nhu cầu về văn hóa, tinh thần như học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí, giao tiếp, tâm linh..., tạo nên đời sống văn hóa, tinh thần của mình. Giá trị văn hóa là giá trị của những giá trị vật chất và tinh thần đó. Nhu cầu vật chất có vai trò quan trọng, cần thiết cho sự tồn tại, nhưng thỏa mãn nhu cầu vật chất của con ngưòi đã mang tính văn hóa, xã hội. C.Mác từng nói: Cái đói nào cũng là cái đói, nhưng cái đói ăn ngấu nghiến thịt sống bằng nanh và vuốt khác rấ t xa cái đói ăn th ịt chín bằng dĩa và thìa. Mặt khác,-nhu cầu vật chất của mỗi ngưòi, dù sao cũng có hạn, còn nhu cầu tinh thần của họ có thể nói là vô 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2