intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Chia sẻ: Phan Duy Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ" trình bày các nội dung chính như sau: Thấu kính hội tụ; các đặc điểm của thấu kính hội tụ; đường đi của ba tia sáng đặc biệt; ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ; đồng thời cung cấp các bài tập trắc nghiệm và tự luận nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ

  1. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH HỘI TỤ SĐT: 0989 476 642 ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Thấu kính hội tụ - Thấu kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,…) được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong. - Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Chùm sáng song song đi qua thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm. 2. Các đặc điểm của thấu kính hội tụ Δ F' O F - Thấu kính hội tụ được kí hiệu bằng một đoạn thẳng có mũi tên ở hai đầu như hình vẽ. Trong đó: + O : Quang tâm của thấu kính (Trung điểm của đoạn thẳng) Mọi tia sáng qua quang tâm đều truyền thẳng (không bị khúc xạ) +  (đọc là delta): Trục chính của thấu kính hội tụ. Trục chính vuông góc với thấu kính tại quang tâm O . Chú ý: Những đường thẳng đi qua quang tâm O nhưng không vuông góc với thấu kính thì được gọi là trục phụ của thấu kính. Một thấu kính có một trục chính và vô số trục phụ. + F ; F ' : Hai tiêu điểm chính của thấu kính nằm trên trục chính. (Chú ý: các tia ló hội tụ tại đâu thì ở đó là tiêu điểm F ) + OF  OF '  f : Tiêu cự của thấu kính. Page | 1
  2. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 3. Đường đi của ba tia sáng đặc biệt + Tia số 1 : Tia sáng đi qua quang tâm O thì tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới. + Tia số  2  : Tia sáng song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm F . + Tia số  3 : Tia sáng đi qua tiêu điểm F ' thì cho tia ló song song với trục chính. S (2) I (1) Δ F' O F (3) S' 4. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Giao điểm của các tia ló (hoặc các tia ló kéo dài) là ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Khi dựng ảnh, ta chỉ cần dùng hai trong ba tia đặc biệt. Thông thường ta sử dụng tia số 1 và tia số  2  . - Ta có hai trường hợp tổng quát đối với ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: Cho vật AB dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, A  + Ảnh thật: Khi vật đặt ngoài khoảng tiêu cự  OA  OF '  thì ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ hứng được trên màn chắn đặt phía sau thấu kính (hay ảnh tạo bởi giao điểm của các tia ló) B I A' Δ A F' O F B' Nhận xét: Ảnh thật, ngược chiều với vật. Page | 2
  3. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA + Ảnh ảo: Khi vật đặt trong khoảng tiêu cự  OA  OF '  thì ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ ảnh không hứng được trên màn chắn đặt phía sau thấu kính (hay ảnh tạo bởi giao điểm của các tia ló kéo dài) B' B I Δ A' F' A O F Nhận xét: Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Chú ý: Các đường kéo dài và ảnh ảo phải vẽ bằng nét đứt. (nếu vẽ bằng nét liền thì bài đó coi như sai, không có điểm nào!!!) BẢNG CÁC TRƯỜNG HỢP TẠO ẢNH CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính; f là tiêu cự của thấu kính Vị trí của vật Tính chất của ảnh trước thấu kính 1 d  2 f Ảnh thật ngược chiều và cao bằng vật  2 d  2 f Ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật  3 f  d  2 f Ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật  4 d  f Ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật  5 d  f Không cho ảnh  6  vật ở xa vô cùng Ảnh ngay tại tiêu điểm F Page | 3
  4. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA 5. Công thức thấu kính hội tụ Ta có thể dùng kiến thức “Tam giác đồng dạng” ở lớp 8 để chứng minh các công thức sau a) Trường hợp ảnh thật Đặt  OA  d : khoảng cách từ vật đến thấu kính.  OA'  d ' : khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Chú ý: Khoảng cách từ ảnh đến vật bằng OA  OA'  d  d '  AB  h : chiều cao vật.  A' B '  h ' : chiều cao ảnh.  OF  OF '  f : tiêu cự của thấu kính. B I A' Δ A F' O F B'  Xét OAB  OA' B '  g .g  do   '  90 và   ' (đối đỉnh) A A AOB A'OB OA AB d h  '  ' ' hay '  ' 1 OA A B d h  Xét FOI  FA' B '  g .g  do O  '  90 và OFI  ' (đối đỉnh)  A  A' FB OI OF OI  AB AB OF   ' mà  ' nên ' '   2 ' ' AB AF  A F  OA  OF ' A B OA'  OF OA OF d f  Từ 1 và  2  ta có:  hay '  ' OA OA  OF ' ' d d f Page | 4
  5. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA b) Trường hợp ảnh ảo B' B I Δ A' F' A O F  Xét OAB  OA' B '  g .g  do   '  90 và   ' (góc chung) A A AOB A'OB OA AB d h  '  ' ' hay '  ' 1 OA A B d h  Xét FOI  FA' B '  g .g  do O  '  90 và OFI  ' (góc chung)  A  A' FB OI OF OI  AB AB OF   ' mà  ' nên ' '   2 ' ' AB AF  A F  OA  OF ' A B OA'  OF OA OF d f  Từ 1 và  2  ta có:  hay '  ' OA OA  OF ' ' d d f Page | 5
  6. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Khi cho chùm sáng song song chiếu tới thấu kính hội tụ thì chùm tia ló là chùm sáng A. phân kì. B. hội tụ. C. song song. D. loe rộng. Câu 2. Thấu kính hội tụ có đặc điểm A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. hai mặt bên là hai mặt phẳng. D. hai mặt bên lõm vào trong. Câu 3. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 4. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. đi qua tiêu điểm. Câu 5. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. truyền thẳng theo phương của tia tới. B. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm. C. song song với trục chính. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 6. Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm A. là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính. B. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính. C. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính. D. mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính. Câu 7. Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng A. Truyền thẳng ánh sáng. B. Tán xạ ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Khúc xạ ánh sáng. Câu 8. Trục chính của thấu kính hội tụ là đường thẳng A. đi qua quang tâm và vuông góc với thấu kính. B. đi qua hai tiêu điểm của thấu kính . C. bất kỳ đi qua quang tâm của thấu kính. D. đi qua một tiêu điểm và song song với thấu kính. Câu 9. Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là A. chùm song song. B. lệch về phía trục chính so với tia tới. C. lệch ra xa trục chính so với tia tới. D. phản xạ ngay tại bề mặt của thấu kính. Câu 10. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ sẽ cho ảnh thật khi A. vật nằm trong khoảng tiêu cự. B. vật nằm trên tiêu điểm. C. vật nằm ở vị trí bất kì. D. vật nằm ngoài khoảng tiêu cự. Page | 6
  7. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 11. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ sẽ cho ảnh thật khi A. vật nằm trong khoảng tiêu cự. B. vật nằm trên tiêu điểm. C. vật nằm ở vị trí bất kì. D. vật nằm ngoài khoảng tiêu cự. Câu 12. Ảnh thật tạo bởi thấu kính hội tụ luôn có đặc điểm A. lớn hơn vật. B. lớn bằng vật. C. cùng chiều với vật. D. ngược chiều với vật. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu  vào lựa chọn của em. Câu 1. Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự OF  OF '  f  12 cm và vật AB dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính  A    a) Vật AB đặt ở vị trí bất kì trước thấu kính hội tụ đều cho ảnh ảo. đúng; sai b) Vật AB đặt cách thấu kính một khoảng 10 cm thì cho ảnh ảo. đúng; sai c) Vật AB đặt cách thấu kính một khoảng 15 cm thì cho ảnh thật. đúng; sai d) Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ luôn luôn cùng chiều và lớn hơn vật. đúng; sai Câu 2. Cho thấu kính hội tụ. Xác định tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Vật liệu chế tạo thấu kính hội tụ thường là nhựa trong hoặc thủy tinh. đúng; sai b) Tia tới qua quang tâm thì tia ló bị khúc xạ. đúng; sai c) Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm. đúng; sai d) Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. đúng; sai Câu 3. Cho một điểm sáng S đặt trước thấu kính hội tụ a) Ảnh của điểm sáng S hiện rõ trên màn chắn đặt phía sau thấu kính là ảnh thật. đúng; sai b) Ảnh của điểm sáng S là ảnh không hứng được trên màn chắn đặt phía sau thấu kính. Chỉ có thể nhìn thấy khi nhìn qua thấu kính. đúng; sai Page | 7
  8. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA c) Khi điểm sáng S nằm trùng với tiêu điểm thì không tồn tại ảnh S ' . đúng; sai d) Khi điểm sáng S ở rất ra thấu kính thì sẽ cho ảnh ảo nằm ngay trên tiêu điểm. đúng; sai Câu 4. Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự OF  OF '  f  48 cm và vật AB dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính  A    a) Thấu kính cho ảnh thật cao bằng vật khi vật AB đặt cách thấu kính một khoảng 96 cm . đúng; sai b) Thấu kính cho ảnh ảo ngược chiều với vật khi vật AB đặt cách thấu kính một khoảng 40 cm . đúng; sai c) Thấu kính cho ảnh thật cùng chiều với vật khi vật AB đặt cách thấu kính một khoảng 50 cm . đúng; sai d) Thấu kính cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật khi vật AB đặt cách thấu kính một khoảng 60 cm . đúng; sai Page | 8
  9. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự OF  OF '  f  4 cm và vật AB dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính  A    . Vẽ ảnh của AB trong các trường hợp sau a) OA  d  2 cm ; b) OA  d  6 cm ; c) OA  d  8 cm ; Câu 2. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f  24 cm . Điểm A nằm trên trục chính. a) Hãy dựng ảnh A' B ' của AB và nhận xét đặc điểm của ảnh trong hai trường hợp - Đặt vật cách thấu kính một khoảng OA  d  36 cm - Đặt vật cách thấu kính một khoảng OA  d  12 cm b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến vật trong hai trường hợp trên. Câu 3. Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm , vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao 20 cm . a) Vẽ ảnh của vật qua thấu kính? Nhận xét tính chất của ảnh? b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh. Câu 4. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f  25 cm , cách thấu kính một khoảng d  50 cm . a) Xác định vị trí và tính chất của ảnh bằng phép dựng hình. b) Chứng minh rằng chiều cao của ảnh và vật bằng nhau. Câu 5. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự 42 cm , thì thấy ảnh A' B ' của AB là ảnh thật và cao gấp 2 lần vật. Hãy xác định vị trí của ảnh và vật so với thấu kính bằng phép dựng hình – nêu rõ các bước vẽ. Câu 6. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự 20 cm , điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 30 cm . Hãy xác định vị trí, tính chất của ảnh bằng phép dựng hình – nêu rõ các bước vẽ. Câu 7. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f và cách thấu kính 40 cm 1 thì thu được ảnh thật cao bằng vật. 2 a) Xác định vị trí và tính chất của ảnh bằng phép dựng hình. b) Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Câu 8. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 28cm thì thu được ảnh thật cách vật 49 cm . a) Xác định vị trí và tính chất của ảnh bằng phép dựng hình. b) Tính tiêu cự của thấu kính. Câu 9. Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự f  16 cm . Nhìn qua thấu kính ta thấy ảnh A' B ' cao gấp 2 lần vật AB . a) Hãy cho biết ảnh A' B ' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Dựng hình. b) Xác định vị trí của vật và của ảnh? (Tìm OA và OA' ) Page | 9
  10. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 10. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một TKHT cho ảnh thật A' B ' cao bằng vật và cách vật 100 cm . Tính tiêu cự của thấu kính. Câu 11. Vật AB đặt cách TKHT 55cm thì ảnh A' B ' cách thấu kính 20 cm . a) Hỏi ảnh A' B ' là ảnh thật hay ảnh ảo? Tính tiêu cự của thấu kính? b) Dịch chuyển vật lại gần thấu kính thêm 15cm . Tìm độ dịch chuyển của ảnh? Câu 12. Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6 cm đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính  A   . Ảnh A' B ' qua thấu kính ngược chiều với AB và có chiều cao bằng 2 AB . 3 a) Cho biết ảnh A' B ' cách thấu kính 18cm . Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính b) Người ta di chuyển vật AB một đoạn 5cm lại gần thấu kính (điểm A vẫn nằm trên trục chính) thì ảnh của AB qua thấu kính lúc này thay đổi như thế nào? Vẽ lại hình và tính độ lớn của ảnh lúc sau, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Câu 13. Cho AB là vật sáng đặt trước một thấu kính và A' B ' là ảnh của AB qua thấu kính như hình vẽ a) Ảnh A' B ' có tính chất gì? Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Vì sao? b) Trình bày cách vẽ để xác định vị trí của: Quang tâm, trục chính, thấu kính và hai tiêu điểm. c) Giả sử vật AB cao 4 cm , đặt cách thấu kính 10 cm thì ảnh A' B ' có độ cao bằng 3AB . Tính tiêu cự của thấu kính. B' B A' A Câu 14. Một vật sáng AB có dạng mũi tên cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 24 cm , điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 36 cm . a) Vẽ hình và nêu nhận xét về ảnh thu được. b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh. c) Dịch chuyển vật lại gần thấu kính một đoạn 16 cm , vẽ hình và tính chiều cao của ảnh lúc này. Page | 10
  11. THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 15. Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính thì thu được ảnh A' B ' 1 ngược chiều và có độ lớn bằng vật như hình vẽ 2 a) Xác định vị trí của thấu kính và hai tiêu điểm bằng phép vẽ (Nêu rõ các bước vẽ) b) Biết thấu kính đã cho có tiêu cự 12 cm . Tính khoảng cách từ vật đến thấu kính. c) Di chuyển vật AB lại gần thấu kính một đoạn bao nhiêu cm để thu được một ảnh thật có độ lớn bằng với vật? B A' A B' Câu 16. Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm . Khoảng cách từ vật đến thấu kính là OA  d . Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều và độ lớn ảnh và vẽ hình đúng tỉ lệ trong các trường hợp sau: a) d  30 cm . b) d  20 cm . c) d  10 cm . Câu 17. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10 cm . Xác định tiêu cự của thấu kính. Biết qua thấu kính, vật AB cho ảnh a) cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. b) ngược chiều và cao gấp 3 lần vật. Câu 18. Người ta dùng một màn ảnh để thu ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm . Nến đặt vuông góc với trục chính, để thu được ảnh trên màn cao gấp 5 lần vật thì ngọn nến đặt cách thấu kính bao nhiêu? Câu 19. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6 cm . Vật sáng AB  h  5 cm là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh ở trên màn cách vật 25cm . Xác định vị trí vật và độ cao ảnh A' B ' . Câu 20. Thấu kính hội tụ có tiêu cự f  20 cm . Vật thật AB trên trục chính, vuông góc với trục chính có ảnh A' B ' cách vật 18 cm . Xác định vị trí của vật và ảnh, chiều cao ảnh. Page | 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0