intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 - Dành cho cán bộ quản lý trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 dành cho cán bộ quản lý trường mầm non về xây dựng và quản lý trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 2020 - Dành cho cán bộ quản lý trường mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 2020 Chuyên đề XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN VỆ SINH, PHÒNG BỆNH (Dành cho CBQL trường mầm non) Người biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Mai Thị Thu Hương Gia Lai – Tháng 8/2020
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCĐ: Ban chỉ đạo BQL: Ban quản lý GDĐT: Giáo dục đào tạo GDMN: Giáo dục mầm non HS: Học sinh THAT: Trường học an toàn UBND: Ủy ban nhân dân
  3. MỤC LỤC I. MỤC TIÊU .................................................................................................... 1 II. THỜI LƯỢNG ............................................................................................. 1 III. CHUẨN BỊ .................................................................................................. 1 IV. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG............................................... 1 NỘI DUNG 1: LÝ LUẬN VỀ TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN VỆ SINH, PHÒNG BỆNH (4 tiết: 02 tiết lý thuyết, 02 tiết thảo luận) ............... 2 1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 2 2. Các thành tố của môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ em trong cơ sở GDMN .......................................................................... 5 3. Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh ở các cơ sở GDMN ....................................................... 11 NỘI DUNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN VỆ SINH, PHÒNG BỆNH (8 tiết: 4 tiết lý thuyết, 4 tiết thảo luận) ............................................................................ 13 1. Thực tiễn bệnh, tật và dịch bệnh ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay ........................................................... 13 2. Những quy định về xây dựng và quản lý trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ trong cơ sở GDMN tại tỉnh Gia Lai .......................... 19 3. Tình hình xây dựng môi trường an toàn vệ sinh, phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay ................................................................. 22 NỘI DUNG 3: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 (14 tiết: 7 tiêt lý thuyết, 7 tiết thảo luận, thực hành) .................................................................................... 32 1. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học ................................................................................................. 32 2. Những hành động cụ thể để xây dựng trường mầm non an toàn phòng, chống dịch Covid-19 ................................................................................. 34 NỘI DUNG 4: QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN VỆ SINH, PHÒNG BỆNH (14 tiết: 7 tiết lý thuyết, 7 tiết thảo luận, thực hành) ......... 55 1. Nội dung quản lý trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh .................. 55
  4. 2. Chiến lược chung nhằm xây dựng trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh ................................................................................................ 55 3. Các bước quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh ........ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 66
  5. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được các khái niệm có liên quan và phân tích được cơ sở khoa học của vấn đề xây dựng trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh; xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng và quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh. - Nắm rõ thực tiễn công tác xây dựng và quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh tại địa phương. - Mô tả được những hành động cụ thể trong quản lý trường học an toàn đảm bảo vệ sinh và phòng chống dịch bệnh (đặc biệt là dịch Covid-19). Xác định được một số quy định và quy trình xây dựng trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh; biện pháp quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh trong giai đoạn hiện nay. 2. Kỹ năng Có khả năng áp dụng các thông tin, kiến thức, kỹ năng quản lý trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh trong hướng dẫn, tuyên truyền trong nhà trường, cho phụ huynh, trẻ và cộng đồng. Hoạch định chiến lược chung nhằm xây dựng trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh; xác định quy trình xây dựng trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh. Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để nâng cao chất lượng vệ sinh, phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục mầm non 3. Thái độ Có thái độ tích cực trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh ở các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chủ động trong công tác ứng phó kịp thời với dịch bệnh đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non. II. THỜI LƯỢNG Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết bao gồm: 20 tiết lý thuyết, 20 tiết thảo luận/thực hành. III. CHUẨN BỊ - Bút viết bảng, phấn, giấy A0, A4; - Tài liệu bồi dưỡng, tranh ảnh, video, bài tập, tình huống; - Máy tính, máy chiếu. IV. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1
  6. NỘI DUNG 1: LÝ LUẬN VỀ TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN VỆ SINH, PHÒNG BỆNH (4 tiết: 02 tiết lý thuyết, 02 tiết thảo luận) Hoạt động 1: Những khái niệm cơ bản. * Tổ chức thảo luận Học viên trao đổi theo nhóm để làm rõ những khái niệm sau: - Môi trường giáo dục an toàn - Trường học an toàn - Vệ sinh trường học - Trường học sạch - Bệnh, tật học đường - Xây dựng, quản lý trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh Thông tin phản hồi 1. Các khái niệm cơ bản - Môi trường giáo dục an toàn Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. (Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường). - Trường học an toàn Trường học an toàn là môi trường giáo dục có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân viên trong trường (những người đang làm việc trong trường) và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trong mọi điều kiện. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương. - Vệ sinh trường học Vệ sinh trường học là các điều kiện bảo đảm về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao và chăm sóc sức khỏe trong các trường học. (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Công tác y tế trường học). - Trường học sạch Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy định tiêu chí xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn của ngành giáo dục và đào tạo. 2
  7. Tiêu chuẩn Trường học sạch trong bộ Tiêu chí xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai gồm 5 tiêu chí như sau: 1. Toàn bộ khuôn viên của nhà trường, các khối công trình dạy học, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, khoa học. Tường của các công trình xây dựng không bị bẩn bởi tác nhân từ học sinh (viết, vẽ bậy, dấu giày in trên tường…). 2. Có nơi xử lí rác thải, có thùng đựng rác được đặt vị trí hợp lí đảm bảo mĩ quan, có nắp đậy; rác được phân loại và xử lý trong ngày. Hệ thống cống, rãnh nước thải phải có tấm đậy an toàn; không có hố đọng gây ô nhiễm và để muỗi sinh sản. 3. Đảm bảo nguồn nước sạch đủ sinh hoạt, nước uống hàng ngày cho cán bộ, nhân viên và học sinh (bình nước nóng lạnh, nước khoáng, nước đun sôi để nguội … theo quy định của y tế trường học). 4. Có đủ nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định. Nhà vệ sinh phải thoáng, đủ ánh sáng, có mái che; thường xuyên sạch sẽ, không có mùi hôi (theo quy định của y tế trường học). 5. Thực hiện tốt công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khỏe định kì cho học sinh; tổ chức truyền thông giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước, phòng chống dịch bệnh, bệnh tật học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế. Đối với những trường có bếp ăn tập thể phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp (theo quy định của y tế trường học). - Bệnh, tật học đường Bệnh, tật học đường là những bệnh, tật học sinh mắc phải có liên quan đến điều kiện vệ sinh trường học không bảo đảm. (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Công tác y tế trường học). - Xây dựng trường học an toàn Xây dựng “Trường học an toàn” (hay làm trường học an toàn hơn) là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhân viên trong trường trước bất kỳ rủi ro nào. - Xây dựng, quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu và các giải pháp để đến những năm 2030 “Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến khu vực”. Nghị quyết 29-NQ/TW đã chỉ ra một nội dung hết sức quan trọng: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”. Quản lý nhà trường theo tinh thần tăng quyền tự chủ và 3
  8. trách nhiệm xã hội - Quản trị trường học trở nên bức thiết đối với hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường học trong cả nước. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ 23/11/2018, Quản trị nhà trường được quy định như sau: Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các định hướng, quy định, kế hoạch phát triển nhà trường. Trong phạm vi Tài liệu này, khái niệm xây dựng và quản lý trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh được hiểu là quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các định hướng, quy định, kế hoạch đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhân viên trong trường trước những tác động của những vấn đề ô nhiễm môi trường, bệnh tật học đường và dịch bệnh (đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19). Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ em trong cơ sở GDMN * Hoàn thành phiếu bài tập theo nhóm. Các nhóm nghiên cứu các văn bản quy định và tìm hiểu Nội dung môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ em trong cơ sở GDMN. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cơ sở vật chất an toàn Quản lí trường học an Chương trình giáo dục vệ sinh, phòng bệnh toàn vệ sinh, phòng an toàn vệ sinh, phòng bệnh bệnh 4
  9. Thông tin phản hồi 2. Các thành tố của môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ em trong cơ sở GDMN 2.1. Các thành tố của trường học an toàn Tiêu chuẩn của trường học an toàn dựa trên 3 yếu tố: Cơ sở vật chất an toàn, quản lí an toàn và giáo dục an toàn. - Cơ sở vật chất an toàn: Trường học có vị trí an toàn; được thiết kế và thi công theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng quốc gia. Trường học được thiết kế hướng tới giảm tối đa các rủi ro liên quan đến cơ sở vật chất. Trường học có các thiết bị, phương tiện giúp trường ứng phó với những rủi ro. - Quản lí an toàn: Trường học có các chính sách, hướng dẫn về đảm bảo môi trường giáo dục an toàn. Thành lập và/hoặc nâng cao năng lực ban quản lý. Trường học thực hiện các kế hoạch xây dựng và quản lý trường học an toàn đã được phê duyệt. - Chương trình giáo dục an toàn: Chương trình giáo dục an toàn thể hiện qua các phương diện: + Tuyệt đối không dùng bạo lực với trẻ, không bạo hành về tinh thần + Tôn trọng ý kiến, cá tính + Giáo dục giá trị sống, lối sống lành mạnh tích cực + Hỗ trợ và kiểm soát thông tin mạng xã hội + Giải đáp hỗ trợ tâm lí + Hình thành kĩ năng tự bảo vệ Mục tiêu quan trọng nhất trong giáo dục trong môi trường giáo dục an toàn là hình thành kĩ năng tự bảo vệ, đối phó với các nguy cơ mất an toàn của học sinh. Chỉ khi nào có được kĩ năng này mỗi học sinh sẽ tự biết bảo vệ mình và các bạn xung quanh, tạo môi trường lành mạnh, thân thiện nhất cho sự phát triển của trẻ. 2.2. Các thành tố của trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh trong cơ sở giáo dục mầm non 2.2.1. Cơ sở vật chất an toàn vệ sinh, phòng bệnh 2.2.1.1. Bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học. - Phòng học Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Đáp ứng yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907: 2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2011 5
  10. của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN). - Bàn ghế Đối với cơ sở giáo dục mầm non: kích thước bàn ghế áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1993) Bàn ghế học sinh mẫu giáo - Yêu cầu chung. - Chiếu sáng Đối với cơ sở giáo dục mầm mon: yêu cầu thiết kế áp dụng theo quy định tại mục 6.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN . - Đồ chơi cho trẻ em trong trường học Phải bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường. 2.2.1.2. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học. - Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt + Trường học cung cấp đủ nước uống cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một học sinh trong một buổi học; + Trường học cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một buổi học; nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi học; + Trường học có học sinh nội trú cung cấp đủ nước ăn uống và sinh hoạt, tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24 giờ; + Hệ thống cấp nước sạch: đáp ứng nhu cầu sử dụng, bảo đảm các quy định và tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định hiện hành; hệ thống thoát nước, cống thu gom kết hợp rãnh có nắp đậy và hệ thống xử lý nước thải bảo đảm chất lượng nước thải theo quy định trước khi thải ra môi trường; + Các trường học sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Trường hợp trường học tự cung cấp nguồn nước thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn về nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 6 -1:2010/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai; về nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 6
  11. tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - Công trình vệ sinh + Về thiết kế: Đối với cơ sở giáo dục mầm non: yêu cầu thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3907:2011) ban hành kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN. + Về điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh nhà tiêu: áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2011/BYT) theo Thông tư số 27/2011/TT- BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh. + Trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. - Thu gom và xử lý chất thải + Trường học phải có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp; có hệ thống thoát nước riêng cho khu vực phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, phòng y tế, nhà bếp, khu vệ sinh, khu nuôi động vật thí nghiệm; + Các trường học hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt. Trường hợp trường học tự thu gom, xử lý thì phải bảo đảm theo quy định tại khoản 4, mục VII, phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”. - Chế độ vệ sinh ở trường mầm non + Chế độ vệ sinh hằng ngày Vệ sinh nền nhà: cần lau nhà ít nhất 2-3 lần/1 ngày. Mỗi phòng cần có khăn lau riêng. Các phòng được lau bằng khăn ẩm, sau khi lau cần lau lại bằng khăn lau khô, sau đó tiến hành thông thoáng khí trong phòng. Khăn lau được giặc lại bằng chậu riêng, nước sạch, vắt và phơi khô hằng ngày. Vệ sinh đồ dùng: cần vệ sinh đồ dùng hàng ngày. + Chế độ vệ sinh hàng tuần Mỗi tuần phải tổ chức tổng vệ sinh chung trong toàn trường vào một ngày quy định. 7
  12. Tổng vệ sinh trong phòng trẻ bao gồm các việc cọ rửa nền nhà và lau khô, cọ rửa bàn ghế, quét trần tường, lau cửa kính, chớp, bóng đèn; rửa các đồ dùng, dụng cụ ăn uống của trẻ, giặc tất cả các khăn, phơi nệm, chiếu... Tổng vệ sinh nhà bếp: cọ rửa nhà bếp, toàn bộ xoong nồi, các dụng cụ nấu ăn và phơi khô; kiểm tra thực phẩm, phơi khô, tránh mốc, mọt. Tổng vệ sinh sân vườn: quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rãnh. + Chế độ vệ sinh hàng tháng, quý, năm. Mỗi tháng tổng vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng, định ngày giặt chăn màn, rèm cửa. Mỗi năm đóng cửa trường 3 ngày để tổng vệ sinh, tu bổ trường và phun thuốc diệt muỗi, ... 2.2.1.3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm. - Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú + Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT. + Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. + Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT- BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú + Ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT. 2.2.1.4. Đảm bảo các điều kiện y tế học đường - Phòng y tế trường học Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non phòng y tế cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi. 8
  13. Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ theo dõi sức khỏe học sinh và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu. - Nhân viên y tế Nhân viên ý tế phải có chuyên môn từ trung cấp trở lên và thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn. 2.2.2. Quản lí trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh 2.2.2.1. Trường học có các chính sách, hướng dẫn về vệ sinh, phòng bệnh - Trường học cần xây dựng những kế hoạch ứng phó, giảm thiểu rủi ro do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Các trường cần hợp tác và chia sẻ thông tin, xem xét các kế hoạch cùng với nhân viên y tế địa phương nhằm giúp bảo vệ toàn bộ cộng đồng trường học, bao gồm cả những đối tượng có nhu cầu y tế đặc biệt. Các kế hoạch của trường nên được thiết kế nhằm bổ trợ cho các chiến dịch khác của cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm dân số có nguy cơ cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng như giảm thiểu việc gián đoạn trong giảng dạy và học tập, đồng thời bảo vệ học sinh và nhân viên không bị phân biệt đối xử và kỳ thị xã hội. Các kế hoạch nên được phát triển dựa trên các thực hành hàng ngày (ví dụ khuyến khích vệ sinh tay, theo dõi tình trạng nghỉ học, liên lạc thường xuyên) bao gồm các chiến lược trước, trong và sau khi có thể bùng phát dịch, bệnh. Hướng dẫn cho các chương trình chăm sóc trẻ em và các trường học được sắp xếp thành ba hạng mục dựa vào mức độ lây truyền cộng đồng: 1) khi không có tình trạng lây truyền cộng đồng (giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng), 2) khi tình trạng lây truyền cộng đồng ở mức tối thiểu tới trung bình và 3) khi có tình trạng lây truyền đáng kể trong cộng đồng. - Xây dựng bộ hướng dẫn vệ sinh, phòng bệnh dùng trong nhà trường. - Xây dựng nội quy vệ sinh trường học và có các hoạt động về vệ sinh lớp học, trường học hàng ngày, hàng tuần… Cần tránh tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Có quy định về phát hiện và xử lý các vấn đề về vệ sinh, phòng bệnh; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ và có phương án dự phòng xử lý ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. 2.2.2.2. Thành lập và/hoặc nâng cao năng lực Ban quản lý Thành lập Ban chỉ đạo/Ban quản lý công tác y tế trường học, gồm: Trưởng Ban chỉ đạo là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó Ban chỉ đạo là cán bộ y tế trường học, một số thành viên là giáo viên đại diện các nhóm, lớp, đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường. 9
  14. 2.2.2.3. Trường học thực hiện các kế hoạch xây dựng và quản lý trường học an toàn đã được phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường an toàn vệ sinh, phòng bệnh trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non. - Chủ động tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về công tác vệ sinh, phòng bệnh. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh: thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh định kỳ, có theo dõi thường xuyên và thông báo đến gia đình; thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định. Giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm, thông tin, báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm xảy ra trong nhà trường với các cấp có thẩm quyền theo quy định. Phối hợp với các cơ sở y tế và các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời theo quy định. Bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc cho nhân viên y tế trường học thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm nhân lực thực hiện công tác y tế trường học. Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn vệ sinh, phòng, chống bệnh và dịch bệnh. - Đảm bảo môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên với với học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường, gia đình và cộng đồng. Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây mất vệ sinh, dịch, bệnh để có các biện pháp phòng, chống tại cơ sở. Nâng cao năng lực cho lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của trường về các nội dung vệ sinh, phòng bệnh. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh trong trường học. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát; thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học. Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh; đề nghị khen thưởng, kỉ luật theo quy định. 10
  15. 2.2.3. Chương trình giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh trong cơ sở giáo dục mầm non 2.2.3.1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục Xây dựng nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe cho trẻ em, người chăm sóc trẻ em và cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh, các bệnh thường gặp ở trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích; an toàn thực phẩm và các hành vi có hại cho sức khỏe. Phát triển các nội dung Khuyến cáo, Hướng dẫn và sản phẩm truyền thông nhằm xây dựng các thông điệp chi tiết đến từng đối tượng cụ thể. Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho trẻ em trong các hoạt động ngoài giờ học chính khóa. Có tổ chức các hoạt động hưởng ứng các tháng hành động do ngành giáo dục, ngành y tế và các ban ngành địa phương phát động. Tổ chức truyền thông giáo dục về cách chăm sóc, nuôi, dạy trẻ em cho người chăm sóc nuôi dạy trẻ em, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em. Có bảng tin đăng tải các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe cho cha mẹ trẻ em. Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ; cho học sinh thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường... 2.2.3.2. Tích hợp trong giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý. Hướng dẫn trẻ cách ứng phó với ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Đảm bảo trẻ, giáo viên, nhân viên của trường được tham gia các hoạt động giáo dục về trường học an toàn vệ sinh, phòng bệnh tại cộng đồng. 2.2.3.2. Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên Xây dựng bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về công tác xây dựng và quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh. Giáo viên, nhân viên được tập huấn về các chương trình: Quản lý nước sạch; Vệ sinh cá nhân; Vệ sinh, khử khuẩn môi trường; Quản lý rác thải; Quản lý công trình vệ sinh; Quản lý trường học an toàn để phòng chống dịch. 3. Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh ở các cơ sở GDMN Luật Giáo dục (2019) quy định vị trí, vai trò của giáo dục mầm non như sau: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc 11
  16. nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Điều 3, Điều lệ trường mầm non quy định một trong những nhiệm vụ, và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập là: Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn vệ sinh, phòng bệnh trong cơ sở GDMN là điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khoẻ của trẻ và của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường; giúp loại bỏ các loại mầm gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng; góp phần tạo ra môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Điều quan trọng nhất đối với hoạt động và môi trường xung quanh trẻ là sự an toàn. Chỉ khi trẻ thực sự an toàn thì bản thân các em mới có thể tận hưởng niềm vui, thật sự thoải mái để tham gia học tập hay vui chơi, để có thể phát triển hết khả năng và sở thích của mình. Môi trường an toàn sẽ góp phần đáng kể vào việc giáo dục nếp sống văn hóa cho trẻ, giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên, tham gia phòng bệnh cho trẻ. Môi trường an toàn vệ sinh, phòng bệnh cần được tạo lập, phát triển, duy trì và nuôi dưỡng. Đối với trường mầm non, việc xây dựng và duy trì môi trường an toàn vệ sinh, phòng bệnh là rất quan trọng. Do đó, xây dựng và quản lý trường mầm non an toàn vệ sinh, phòng bệnh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với các cơ sở giáo dục mầm non nói chung, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng. 12
  17. NỘI DUNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON AN TOÀN VỆ SINH, PHÒNG BỆNH (8 tiết: 4 tiết lý thuyết, 4 tiết thảo luận) Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại bệnh, tật học đường ở trẻ em Học viên nghiên cứu tài liệu, thảo luận theo nhóm, tóm tắt các nội dung cốt lõi về tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến các cơ sở GDMN và bệnh, tật học đường ở trẻ mầm non. Thông tin phản hồi 1. Thực tiễn bệnh, tật và dịch bệnh ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay 1.1. Các loại dịch bệnh theo mùa Thời tiết giao mùa nắng, ẩm bất thường báo hiệu các dịch bệnh ở trẻ em, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện, còn yếu ớt và sức đề kháng kém. Sốt xuất huyết Sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2 – 3. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà. Sốt siêu vi Thời tiết vào xuân dù ấm lên nhưng cũng có những đợt lạnh đột ngột cuối đông rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển. Bởi chưa có thuốc điều trị nguyên nhân nên cách duy nhất để đối phó với bệnh này là phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho trẻ. Các bệnh đường hô hấp Thời điểm giao mùa dù trời có nắng nhưng vẫn còn các đợt gió lạnh, độ ẩm vẫn cao nên bé sẽ dễ bị cảm, viêm đường hô hấp nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng. Thủy đậu Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vắc xin và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần. Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn khu vực Tây Nguyên không ghi nhận bệnh truyễn nhiễm nhóm A. Một số bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như: thương hàn, tiêu chảy, thuỷ đậu, viêm gan khác, viêm não, viêm gan virut, quai bị, cúm, bệnh do virus Adeno, uốn ván, tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue, sởi, ho gà. Một 13
  18. số bệnh truyền nhiễm tăng so với cùng kỳ năm 2019, như: uốn ván sơ sinh (3 ca so với 1 ca năm 2019), liệt mềm cấp (9 ca so với 2 ca năm 2019), dại (14 ca mắc và 14 ca tử vong so với 5 ca mắc và 5 ca tử vong năm 2019), bạch hầu (60 ca mắc, 03 ca tử vong so với 23 ca mắc và 01 ca tử vong năm 2019)1. 1.2. Các loại bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ 1.2.1. Các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là một nhóm bệnh rất đa dạng, phổ biến, nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Tại Việt Nam, một số bệnh dịch nguy hiểm, lây truyền vẫn chưa được khống chế một cách triệt để, cho nên nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun, sán, … có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Trung bình hằng năm, cả nước ghi nhận khoảng gần một triệu ca tiêu chảy; tỷ lệ nhiễm phối hợp từ hai đến ba loại giun ở miền bắc lên tới từ 60% đến 70% số dân. Điển hình, tình trạng nhiễm giun ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (từ hai đến năm tuổi) đang ở mức báo động, như: Nghệ An (77,9%); Thanh Hóa (76,4%); Điện Biên (53%); Lai Châu (54%)… Việt Nam vẫn chưa thanh toán được bệnh giun sán và là một trong những nước có số người nhiễm giun đường ruột cao nhất châu Á, với khoảng từ 20 đến 40 triệu người2. Nguyên nhân các bệnh dịch này đang lưu hành do ở nhiều địa phương chưa làm tốt công tác vận động người dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; chưa chấm dứt được tình trạng phóng uế bừa bãi ở nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc thiếu nước sạch, vệ sinh cá nhân kém cũng dẫn đến tỷ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến nước và ô nhiễm môi trường còn cao, nhất là các dịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Đáng chú ý, ở nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong công tác vệ sinh như quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; môi trường sống nhiều nơi ở nông thôn, thành thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng nghề bị ô nhiễm bởi các hóa chất công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải trong sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo đảm vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế… Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn khu vực Tây Nguyên không ghi nhận bệnh truyễn nhiễm nhóm A. Một số bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như: lỵ trực trùng (giảm 68 lần từ 1.302 ca năm 2019 xuống 19 ca, lỵ a míp, thương hàn, tiêu chảy)3. 1.2.2. Nguy cơ nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh 1 Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu khu vực Tây Nguyên ngày 21/7/2020. 2 Số liệu năm 2016 3 Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu khu vực Tây Nguyên ngày 21/7/2020. 14
  19. Theo điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh bắt nguồn từ trường học. Nhiều học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng hệ tiết niệu, sỏi tiết niệu. Sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột (tiêu chảy, tả, thương hàn...) thường bị giảm khả năng nhận thức, cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau, nhưng các trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 24 tháng, sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng bị suy giảm. Năm 2014, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho thấy: Trẻ 5 tuổi ở các cộng đồng sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh (kể cả khi gia đình trẻ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh) so với trẻ em sống ở cộng đồng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn 3,7cm. Việc trẻ không dám đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Nhiều trẻ “nhịn” rồi “bĩnh” ra quần. Việc tránh sử dụng nhà vệ sinh trong trường học có thể dẫn đến chứng táo bón. Nếu bị táo bón lâu ngày có thể gây bệnh trĩ, rách hậu môn và liên quan đến các vấn đề đại tiểu tiện không tự chủ ở trẻ (đái dầm, ị đùn...). Những bệnh truyền nhiễm các em có thể bị nhiễm như: bệnh tay - chân - miệng; tả; tiêu chảy; viêm đường ruột; sỏi thận; viêm gan A, nhiễm giun sán... từ nhà vệ sinh “bẩn”. Các vi sinh vật gây bệnh từ nhà vệ sinh có thể theo trẻ về nhà, lây cho gia đình, theo người chế biến thức ăn đến bữa ăn của học sinh... 1.3. Bệnh tay chân miệng Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do vi rút EV71 gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 - 5 và từ tháng 8 - 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, từ tháng 1/2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện (không có tử vong). So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%. Tuy vậy, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc gia tăng trong thời gian gần đây như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà nẵng,… Dự báo số ca mắc tay chân miệng có thể gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới4. Tại Gia Lai, trong 7 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 16 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa có tử vong tại 07/17 huyện, thị xã, 4 Công văn khẩn số 583/DP-DT ngày 13/7/2020 của Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng 15
  20. thành phố, so với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc bệnh giảm 80,02%. UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn chỉ đạo các các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động trong công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng. 1.4. Bệnh bạch hầu Bệnh bạch hầu (diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu – tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây ra. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Bệnh khởi phát cấp tính và các đặc điểm chính là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ. Độc tố bạch hầu làm cho màng mô chết đi và tích tụ trên cổ họng và amidan, khiến việc thở và nuốt trở nên khó khăn. Ở Việt Nam, khoảng 5 năm nay, bệnh bạch hầu liên tiếp xuất hiện nhiều tại những tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đắk Lắk… Hiện nay, bệnh đang có diễn biến phức tạp, từ đầu tháng 6 năm 2020 đến nay bệnh bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch. Ngày 08/7/2020 Thủ tướng chính phủ đã ký Công điện số 862/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Bạch hầu. Ngày 15/7/2020 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3054/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch bạch hầu tại 04 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông. Tính đến tháng 7/2020 tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 4 ổ dịch bạch hầu với 24 ca dương tính. Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Ngày 23 tháng 7 năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký Quyết định số 655/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống bệnh bạch hầu và triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 1.5. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2