intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Cẩm nang học thi Đại học

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này. Muốn thi Đại học được kết quả tốt, bạn hãy tham khảo và áp dụng 10 điều cần lưu ý sau: 1....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Cẩm nang học thi Đại học

  1. Cẩm nang học thi Đại học
  2. Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này. Muốn thi Đại học được kết quả tốt, bạn hãy tham khảo và áp dụng 10 điều cần lưu ý sau: 1. Học theo kế hoạch: Xem xét điều gì nên làm trước, điều gì nên làm sau, sắp xếp có thứ tự sẽ giúp bạn tiết kiệm thời giờ và hiệu quả. Bạn hãy xác định lại mục tiêu của mình: Bạn định thi đỗ trường nào? Số điểm dự kiến là bao nhiêu? Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Bạn sẽ không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có thể làm xong những việc quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một thời khóa biểu ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày. 2. Học khi cảm thấy có lợi nhất và học một cách chủ động: Để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên
  3. hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng bỏ quá nhiều thời gian cho riêng một môn nào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước. Đồng thời tạo thói quen “văn ôn, võ luyện”. Đây là một việc không khó, chỉ cần chịu khó ngồi vào bàn học mỗi ngày thì dần dần sẽ tạo nên thói quen học tập nhất định. Nó sẽ giúp bạn giải quyết số lượng bài vở hằng ngày. 3. Học ôn đúng phương pháp: Cách học hợp lý là ôn luyện từ đầu, không nên “học dồn”. Tâm lý bạn nào cũng muốn nhồi nhét, cố nhớ thật nhiều kiến thức trước khi bước vào kỳ thi nhưng thật ra học như vậy không đem lại hiệu quả như mong muốn, ngược lại làm cho đầu óc bạn trở nên căng thẳng và hiệu quả ôn tập cũng không có chất lượng. Để tránh tình trạng này, các bạn hãy biết loại bỏ những phần kiến thức không cần thiết, không nên ôn tập hỗn độn một lúc ba môn thi mà cần phải bố trí lịch ôn tập một cách hợp lý, để không bị phân tâm khi đang ôn tập môn này sang môn khác (chậm mà chắc). Điều quan trọng nữa là các bạn cần phải sớm ôn luyện
  4. những kiến thức còn khiếm khuyết để kịp thời bổ sung một cách đầy đủ trước kỳ thi. 4. Thư giãn đúng cách: Chơi cũng cần cho việc học. Dĩ nhiên là chơi đúng lúc, đúng chỗ. Cuối tuần đi dạo mát, karaoke c ùng bạn bè… Việc thư giãn sẽ làm đầu óc được nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một tuần học căng thẳng. Sau những giờ học nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Không nên thức khuya nhiều quá vì như vậy trí nhớ, tinh thần cũng như sức khỏe của bạn sẽ suy giảm. Nên kết hợp học tập với việc giải lao bằng những hoạt động vận động nhẹ nhàng. (Học không vô thì đừng rán, buồn ngủ thì cứ đi ngủ, hãy để tâm trí thoải mái thì trí nhớ sẽ làm việc tốt hơn). 5. Nắm vững các kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản là nền tảng khiến bạn tự tin trong mọi môn học. Hãy ôn luyện thật kỹ, nhiều khi chỉ cần quên một khái niệm nhỏ cũng có thể khiến bạn mất phương hướng với một bài tập. Thường xuyên ôn lại những kiến thức căn bản sẽ giúp ban tự tin phát triển những kiến thức cao hơn. Và hãy nhớ một điều, các đề thi đại học có gần 50% là kiến thức cơ bản bạn có thể vận dụng đó. Học là cả một quá trình mà ở đó cần có sự tích lũy hiểu và nhớ. Học gạo, hoc thuộc mặt chữ, và đáp án là một dấu hiệu sai lệch trong cách học
  5. mà ngày nay nhiều bạn mắc phải. Ngay khi rời khỏi trang vở, sẽ không còn nhớ được bao nhiêu… Bạn cũng không nên lạm dụng quá trí nhớ của mình. Hãy chịu khó ghi những điều mới biết ra cuốn sổ tay, nên hệ thống lại các kiến thức đã học thành một sơ đồ. Như vậy, các kiến thức của bạn sẽ được liên kết lại với nhau, giúp bạn nhanh chóng nhớ lại chúng khi cần 6. Chống tình trạng bão hòa và stress: Stress là tình trạng phổ biến của đông đảo thí sinh. Để tránh tình trạng này cần phải ngủ đủ giấc. Tuy ngủ ít nhưng phải sâu. Tốt nhất là thư giản trước khi ngủ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc an thần hoặc uống thuốc khác (thuốc bổ óc chẳng có tác dụng gì). Tránh mệt mắt bằng cách không đọc quá chăm chú, thỉnh thoảng cho mắt nghỉ vài phút và ánh sáng đèn vừa phải, đừng sáng quá. Gần ngày thi đa số học sinh không thể học được nữa vì đã “bão hòa”. Để vừa yên tâm và lại tiếp tục hệ thống hóa, các bạn nên đọc lại tất cả kiến thức. Lưu ý đọc lướt và chỉ xem kỹ trọng tâm. 7. Loại bỏ áp lực, tránh thông tin nhiễu: Cận kề ngày thi, tâm lý của các sĩ tử rối như tơ vò. Việc ôn thi căng thẳng, áp lực đậu – rớt làm nhiều bạn lúng túng và mất phương hướng. Trong thời gian này, các bạn
  6. đừng tự gây thêm áp lực với việc “đậu hay rớt” cũng như đừng quan tâm đến tỉ lệ chọi, nghe ai nói rằng có vấn đề “lộ đề thi” hoặc nghe nói hội đồng thi đó gác thi khó… Các bạn hãy xem những thông tin đó như một kênh thông tin để tham khảo chứ đừng bận tâm, lo lắng mà hãy tập trung ôn luyện thi tốt. Luôn tạo cho mình một tâm lý thoải mái (vì bạn đã có đủ cố gắng) là bạn đã chiến thắng 50% trong kì thi này rồi. 8. Tự khích lệ bản thân: Bạn cần phải xác định mục tiêu cho bản thân là “học hết mình, thi hết sức” chứ đừng mang tư tưởng thi là phải đỗ, đừng bao giờ nghĩ đến sức ép của gia đ ình và tạo ra sức ép cho bản thân. Không quá quan tâm đến những gì người khác đánh giá về mình. Có như vậy, bạn mới tạo ra cho bản thân một tâm lý thoải mái trước khi kỳ thi chính thức. Nếu bạn bỏ lỡ một ngày, làm nhiều việc mà không có kết quả, bạn cũng đừng dừng lại. Hãy tha thứ cho bản thân và bắt đầu tiếp tục tiến bước với ngày hôm nay. Tạo được tâm lý ổn định trước kỳ thi là điều quan trọng nhất giúp bạn yên tâm ôn luyện và là sức mạnh hổ trợ cho bạn khi làm bài. 9. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi: a. Không nên học ngay sau bữa ăn.
  7. b. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. c. Ngủ đủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm. d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm. 10. Nghiên cứu kỹ đề thi của những năm trước, thi hết sức mình: Bây giờ mà học tủ là thua! Đề thi tốt nghiệp THPT cũng như thi tuyển sinh ĐH, CĐ mấy năm gần đây đã thể hiện điều đó. Điều các bạn cần quan tâm là học có trọng tâm, học những yêu cầu chính của chương trình, của chuẩn kiến thức. Đi sâu vào trọng tâm là cách bạn lọc ra những bài khó, tìm hiểu tại sao và như thế nào đã khiến bạn làm bài tập đó sai. Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc. Khi vào phòng thi nên tập trung vào kì thi. Sau khi nhận được đề thi đọc lướt kiểm tra, giành 10 phút phân tích rồi bắt tay vào làm. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, gần hết giờ hãy kiểm tra thông tin và đọc lại bài một lần nữa, không nên vội vả nộp bài sớm. Sau khi nộp bài đừng bình luận hay bàn tán mà nhanh chóng nghỉ ngơi và ôn bài cho môn thi tiếp theo.
  8. Trên đây là 10 cách học thi Đại học đạt hiệu quả. Các bạn cũng hãy nhớ giữ gìn sức khỏe tốt nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2