intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Cơ sở lập luận trong Tuyên Ngôn Độc Lập

Chia sẻ: Thanhvien Thanhvien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

119
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Cơ sở lập luận trong Tuyên Ngôn Độc Lập

  1. Cơ sở lập luận trong Tuyên Ngôn Độc Lập Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc
  2. kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. Dù viết trong hoàn cảnh nào, và bằng thứ tiếng nào, văn chính luận Việt nói chung, văn chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, luôn luôn dựa hẳn trên hai
  3. nguyên lí: nguyên lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa. Trong cách trình bày, người viết thiên về sự khẳng định chân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng định thường được trình bày hết sức rạch ròi giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng định có tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn, sắc sảo trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
  4. Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta có thể nhận ra: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tất cả những luận cứ sắc sảo nhất, đắt nhất cho cách lập luận của mình, được thể hiện trong từng từ, từng câu, từng đoạn và toàn bộ văn bản. Lập luận thể hiện ở cấp độ toàn văn bản Chúng ta đều biết, bản “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “bằng văn xuôi hiện đại
  5. tiếng Việt, thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, một loại văn mang tính chính thức xã hội ở cấp Nhà nước - quốc gia, hoặc liên Nhà nước - liên quốc gia,.... để nói rõ trước công chúng (trong và ngoài nước) về chính kiến của mình trước những sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại”. [Nguyễn Nguyên Trứ - Học tập cách viết của Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục 1999, tr159]. Đọc toàn văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta
  6. nhận thấy phương pháp lập luận được Bác sử dụng trước hết, và quan trọng nhất, là lập luận bằng phương thức so sánh, so sánh tương đồng và so sánh tương phản những luận cứ, luận điểm trực tiếp liên quan đến vấn đề muốn nói. Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.
  7. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó là một kết luận quan trọng được rút ra từ những luận cứ (lí lẽ) có tính lịch sử xác thực: Luận cứ 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
  8. Luận cứ 2: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng và quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Ở đây, xét về mục đích soạn thảo văn bản, bố cục là hình thức nhưng cũng là nội dung; và trong bố cục của một loại hình văn bản nào thì sự mở đầu lúc nào cũng quan trọng, cũng là kết quả của những sự cân nhắc thuộc chiến lược ngôn hành. Mở đầu bản
  9. “Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trong đoạn mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay hai nội dung quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm luận cứ cho kết luận của mình. Có thể nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” vào ngòi bút của mình một cách sắc sảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới
  10. của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp như thế. Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động. Điều này được thể hiện: Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận, suy ra một chân lý tương tự, có chung logic
  11. bên trong, đó là cách lập luận so sánh tương đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng khi đem so sánh lời trích trong bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”, để đi đến kết luận: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cái “suy rộng ra” của Bác là cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bất hủ ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ”, nhưng đó lại là “sự bổ sung rất trí tuệ của Bác:
  12. với cuộc đời của dân tộc mình và cuộc đời của biết bao dân tộc bị đoạ đày khác, Bác đã đưa ra một sự bổ sung vĩ đại, góp phần xoá bỏ một vết nhơ nhục nhã trong lịch sử loài người” [Nguyễn Nguyên Trứ, 1999; tr.160]. Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là “một đóng góp đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới” [Nguyễn Đăng Mạnh - Tuyển tập văn học, Nxb. ĐHQGHN, 2006; tr.459].
  13. Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789” cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Cơ sở lập luận của kết luận trên
  14. được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã đánh giá lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” (nghĩa là không khi nào cũ, không bao giờ mất), và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải không ai chối cãi được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối
  15. hoặc phòng xa nguy cơ chống đối. Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn
  16. bất hủ của người Pháp, người Mĩ; kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam. Hệ thống luận cứ, luận chứng và cơ sở lập luận của “Tuyên ngôn Độc lập”: Chúng ta đều biết, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lí lẽ, nếu đánh địch thì cũng đánh địch bằng lí
  17. lẽ. Lợi thế của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Do vậy, trong văn chính luận, nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi. Điều này định hướng đúng đắn cho người nghe, người đọc khi tiếp nhận văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để chỉ ra cái hay, cái tài của tác giả. Cách dùng từ ngữ (luận chứng), cách sắp xếp luận cứ (lí lẽ) và mục đích, thái độ, tình cảm của người viết chính là
  18. những cơ sở của những lập luận sắc sảo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Khi tác giả soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã hội tụ đầy đủ 4 yếu tố bắt buộc của màn thuyết phục theo lý thuyết văn bản đã nêu ở trên: a) Cơ hội (thời cơ nói): Khi Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương, còn
  19. ở phía Bắc thì bọn Tù Tưởng, tay sai của đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng để Bác Hồ viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới nhằm khẳng định nền Độc lập của nước nhà. b) Lí lẽ (các luận cứ): Để khẳng định quyền Độc lập dân tộc của nước nhà, và lên án tội ác của quân xâm lược, bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đến rất nhiều luận cứ, luận chứng (các lí lẽ) hết sức thuyết phục:
  20. - Nội dung Bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ”... là bất hủ. - Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. - “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. - “Chúng thi hành những luật pháp dã man,...”. - “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học,...”. - “... trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2