intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học tập môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tài liệu học tập môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây" sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập môn KHTN lớp 7, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học tập môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÀO SƠN TÂY  TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 10 Họ và tên: …………………………………………. Lớp:……………………………………………….. Năm học 2021 – 2022
  2. 1 TH GIỚI QU N DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN IỆN CHỨNG I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1. Th ớ u v h h uậ a/ Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học - Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó. - Đối tượng nghiên cứu: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy. - Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm - Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. - Có nhiều thế giới quan khác nhau; vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan – cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học là tìm hiểu mối liên quan giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại,… - Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt: + Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? + Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không? - Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm: + Thế giới quan duy vật: Vật chất có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. + Thế giới quan duy tâm: Ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. => Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. c/ Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình - Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra. - Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể). - Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – là phương pháp luận triết học. - Có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau: + Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. + Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. 2/ Chủ hĩ duy vật b ệ chứ – sự thố hất hữu c ữ th ớ u duy vật v h h uậ b ệ chứ (HS tự học) Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 1
  3. động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể: - Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng. - Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Triết học. B. Sinh học. C. Chính trị học. D. Xã hội học. Câu 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Thế giới quan duy vật. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Thế giới quan duy tâm. D. Phương pháp luận lạc hậu. Câu 3: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan niệm của A. thế giới quan duy tâm. B. thế giới quan duy vật. C. phương pháp luận biện chứng. D. phương pháp luận siêu hình. Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây không có yếu tố biện chứng? A. Đánh bùn sang ao. B. Tre già măng mọc. C. Môi hở răng lạnh. D. Rút dây động rừng. Câu 5: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Giới tự nhiên là cái sẵn có. D. Kim loại có tính dẫn điện. Câu 6: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây? A. Toán học. B. Sinh học. C. Hóa học. D. Xã hội học. Câu 7: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là: A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại. C. Những vấn đề cần thiết của xã hội. D. Những vấn đề khoa học xã hội Câu 8: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người? A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại. B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá. C. Vai trò định hướng và phương pháp luận. D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung. Câu 9: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 2
  4. A. Quan niệm sống của con người. B. Cách sống của con người. C. Thế giới quan. D. Lối sống của con người. Câu 10: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Thuyết bất khả tri. D. Thuyết nhị nguyên luận. (Lưu ý: Bài 2 đã giảm tải theo chương trình của Bộ) Bài 3 SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TH GIỚI VẬT CHẤT I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Th ớ vật chất uô uô vậ độ a/ Thế nào là vận động? - Vận động là mọi biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. b/ Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất - Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. - Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng. c/ Các hình thức vận động của thế giới vật chất (HS tự học) - Triết học Mác – Lê nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao: + Vận động cơ học + Vận động vật lí + Vận động hóa học + Vận động sinh học + Vận động xã hội - Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. => Bài học: Khi xem xét các sự vật hiện tượng cần xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan niệm cứng nhắc, bất biến. 2/ Th ớ vật chất uô uô h t tr ể a/ Thế nào là phát triển? - Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. - Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau: Có vận động thì mới có phát triển, nhưng không phải sự vận động nào cũng là sự phát triển. - Sự phát triển diễn ra phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. + Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 3
  5. động vật, đến con người. + Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa. + Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi. b/ Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất - Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời. - Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa. => Bài học: Khi xem xét một sự vật, hiện tượng hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. Giới tự nhiên và tư duy. B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội C. Thế giới khách quan và xã hội. D. Đời sống xã hội và tư duy. Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan. B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời. C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người. D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi. Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây? A. Ngắt quãng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất? A. Vận động cơ học. B. Vận động vật lí C. Vận động hóa học D. Vận động xã hội. Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. Phong phú và đa dạng. B. Khái quát và cơ bản. C. Vận động và phát triển không ngừng D. Phổ biến và đa dạng. Câu 6: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Xã hội Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học? A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian. B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt. C. Quá trình bốc hơi của nước. D. Sự biến đổi của nền kinh tế. Câu 8: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây? Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 4
  6. A. Luôn luôn vận động. B. Luôn luôn thay đổi. C. Sự thay thế nhau. D. Sự bao hàm nhau. Câu 9: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Cây khô héo mục nát. D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. Câu 10: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Rút dây động rừng B. Nước chảy đá mòn. C. Tre già măng mọc D. Có chí thì nên. Bài 4 NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Th o mâu thuẫ ? (HS tự học) a. Mặt đối lập của mâu thuẫn Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. a/ Mặt đối lập của mâu thuẫn - Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. - Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia… b/ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. c/ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. 2/ Mâu thuẫ uồ ốc vậ độ , h t tr ể củ sự vật v h ệ t ợ a/ Giải quyết mâu thuẫn Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác. => Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. b/ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng chiến tranh Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn. Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 5
  7. c/ Bài học thực tiễn - Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể. - Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt. - Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu. - Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách - Biết thực hiện phê bình và tự phê bình. - Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập? A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 2: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có? A. Hai mặt đối lập. B. Ba mặt đối lập. C. Bốn mặt đối lập. D. Nhiều mặt đối lập. Câu 3: Trong triết học, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được cụ thể hóa bằng quy luật nào? A. Quy luật mâu thuẫn. B. Quy luật phủ định của phủ định. C. Quy luật lượng – chất. D. Cả A,B,C. Câu 4: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là? A. Mâu thuẫn. B. Xung đột. C. Phát triển. D. Vận động. Câu 5: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng nào? A. Khác nhau. B. Trái ngược nhau. C. Giống nhau. D. Tách biệt nhau. Câu 6: V.I.Lênin nói: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, câu nói đó bàn về? A. Hình thức của sự phát triển. B. Nội dung của sự phát triển. C. Điều kiện của sự phát triển. D. Nguyên nhân của sự phát triển. Câu 7: Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là ? A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập. C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập. D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập. Câu 8: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào? A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Làm hòa. C. Dĩ hòa vi quý. D. Cả A,B,C. Câu 9: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là ? Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 6
  8. A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập. B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập. C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 10: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải ? A. Liên tục đấu tranh với nhau. B. Thống nhất biện chứng với nhau. C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Bài 5 CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Chất (HS tự học) Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. 2/ L ợ (HS tự học) - Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng. => Như vậy: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không nằm ngoài sự vật, hiện tượng, cũng không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại. 3/ Qu hệ ữ sự b đổ về ợ v sự b đổ về chất a/ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất - Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ. - Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. - Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. b/ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng - Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó. - Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng. => Bài học: Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập, rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ, tránh hành động nôn nóng hoặc nửa vời. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 7
  9. A. Bước nhảy B. Chất C. Lượng D. Điểm nút Câu 2: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng B. Chất C. Độ D. Điểm nút Câu 3: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là A. Độ và điểm nút B. Điểm nút và bước nhảy C. Chất và lượng D. Bản chất và hiện tượng. Câu 4: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Bước nhảy D. Điểm nút. Câu 5: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. Lượng B. Hợp chất C. Chất D. Độ Câu 6: Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng? A. Liên tục thực hiện các bước nhảy B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới D. Thực hiện các hình thức vận động. Câu 7: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi A. Mưa dầm thầm lâu B. Học thầy không tày học bạn C. Góp gió thành bão D. Ăn vóc học hay Câu 8: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn B. Ngại khó ngại khổ C. Dĩ hòa vi quý D. Trọng nam khinh nữ. Câu 9: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra D. Sử dụng “phao” trong thi học kì Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất? A. Lượng đổi làm cho chất đổi B. Mỗi chất lại có một lượng tương ứng C. Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật D. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 8
  10. Bài 6 KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Phủ đị h b ệ chứ v hủ đị h s êu hì h Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. a/ Phủ định siêu hình - Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. b/ Phủ định biện chứng - Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. - Đặc điểm: + Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngày trong bản thân sự vật, hiện tượng, là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn => phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. + Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ => là tất yếu khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục. 2/ Khuy h h ớ h t tr ể củ sự vật v h ệ t ợ (HS tự học) - Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định => sự phủ định của phủ định, vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng. - Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ nhưng phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. - Cái mới ra đời không đơn giản, dễ dàng mà phải trải qua sự đấu tranh, nhưng theo quy luật chung, cái mới sẽ chiến thắng cái cũ. => Bài học: Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, đồng thời giúp vững tin về sự tất thắng của cái mới, vì đó là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng. Tránh thái độ bảo thủ, phủ định sạch trơn. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Quy luật phủ định của phủ định là chỉ ra A. khuynh hướng của sự phát triển. B. cách thức của sự phát triển. C. nguồn gốc của sự phát triển. D. trình độ của sự phát triển. Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất của khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển A. theo một đường thẳng. B. dường như quay trở lại cái cũ. C. tuần hoàn khép kín. D. theo một đường tròn. Câu 3: Phủ định biện chứng là A. tiêu biểu cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng. B. có cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ. C. phủ định chỉ có tính kế thừa. Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 9
  11. D. phủ định chỉ có tính khách quan. Câu 4: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là A. có thể thụt lùi, cũng có thể tuần hoàn. B. cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ. C. cái mới ra đời phải trên cơ sở của cái cũ. D. có cái mới ra đời tiếp tục phát triển. Câu 5: Phủ định biện chứng có đặc điểm gì? A. Tính chủ quan và kế thừa. B. Tính khách quan và phát triển. C. Tính kế thừa và phát triển. D. Tính khách quan và kế thừa. Câu 5: Cái mới theo nghĩa Triết học là A. cái mới lạ so với cái trước. B. cái ra đời sau so với cái trước. C. cái phức tạp hơn cái trước. D. cái ra đời sau tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn cái trước. Câu 6: Nguyên nhân của phủ định biện chứng A. nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. B. do sự vật hiện tượng luôn vận động. C. do một lực bên ngoài tác động vào. D. do sự vật hiện tượng luôn phát triển. Câu 7: Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện cái mới ra đời A. được bắt nguồn từ cái cũ. B. phủ định hoàn toàn cái cũ. C. do phủ định yếu tố tích cực từ cái cũ. D. do quá trình giải quyết mâu thuẫn. Câu 8: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về phủ định biện chứng? A. Phủ định có tính kế thừa. B. Phủ định đồng thời cũng là khẳng định. C. Phủ định có tính khách quan, phổ biến. D. Phủ định là chấm dứt sự phát triển Câu 9: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, đó là phủ định nào? A. Phủ định biện chứng. B. Phủ định của phủ định. C. Phủ định siêu hình. D. Phủ định sạch trơn. Câu 10: Tính kế thừa của phủ định biện chứng có đặc điểm là cái mới A. ra đời từ trong lòng cái cũ. B. ra đời do ảnh hưởng của cái cũ. C. tự hình thành. D. không liên quan đến cái cũ. Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 10
  12. Bài 7 THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Th o hậ thức a/ Quan điểm về nhận thức - Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo. - Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng. - Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. b/ Hai giai đoạn của quá trình nhận thức (HS tự học) - Nhận thức cảm tính: + Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. + Là giai đoạn nhận thức trực tiếp. + Ưu điểm: Độ tin cậy cao + Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện. - Nhận thức lý tính: + Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng là giai đoạn nhận thức gián tiếp. + Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện. + Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao. + Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: + Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. + Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn. c/ Nhận thức là gì? - Các yếu tố: + Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. + Các cơ quan cảm giác. + Hoạt động của bộ não. - Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng. - Kết luận: + Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức. + Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan. 2/ Thực t ễ ì? - Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. - Các hình thức biểu hiện: + Hoạt động sản xuất vật chất. Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 11
  13. + Hoạt động chính trị – xã hội + Hoạt động thực nghiệm khoa học. → Hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất. 3/ V trò củ thực t ễ đố vớ hậ thức a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức - Vì: Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng. - Ví dụ: + Sự ra đời của các khoa học + Dự báo thời tiết. + Các câu tục ngữ… b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức - Vì: Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển. - Ví dụ: + Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. + Trong sản xuất… + Trong học tập… c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức - Vì: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội. - Ví dụ: Ứng dụng các phát minh khoa học: công nghệ điện tử, công nghệ sinh học… d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý - Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó. - Ví dụ: + Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do. + Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn C. Bốn giai đoạn D. Năm giai đoạn Câu 2: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng Câu 3: Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây? A. Nhận thức lí tính B. Nhận thức cảm tính C. Nhận thức biện chứng D. Nhận thức siêu hình Câu 4: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 12
  14. A. Nhận thức B. Cảm giác C. Tri thức D. Thấu hiểu Câu 5: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Đặc điểm bên trong B. Đặc điểm bên ngoài C. Đặc điểm cơ bản D. Đặc điểm chủ yếu Câu 6: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn A. Gắn lí thuyết với thực hành B. Đọc nhiều sách C. Đi thực tế nhiều D. Phát huy kinh nghiệm bản thân Câu 7: Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. Lao động B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Nhận thức Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn? A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan Câu 9: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa B. Con hơn cha, nhà có phúc C. Gieo gió gặt bão D. Ăn cây nào rào cây ấy Câu 10: Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức? A. Cái ló khó cái khôn B. Con vua thì lại làm vua C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ Câu 11: Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Động lực của nhận thức C. Mục đích của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 12: Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 13. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Tiêu chuẩn của chân lí B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Mục đích của nhận thức Câu 14. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ A. Thực tiễn B. Kinh nghiệm C. Thói quen D. Hành vi Câu 15. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua A. Thực tiễn B. Thói quen C. Hành vi D. Tình cảm Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 13
  15. Câu 16. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức? A. Làm kế hoạch nhỏ B. Làm từ thiện C. Học tài liệu sách giáo khoa D. Tham quan du lịch Câu 17. Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 18. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 19. Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn? A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 20. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm (Lưu ý: Bài 8 giảm tải theo chương trình của Bộ) Bài 9 CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Co ờ chủ thể củ ịch sử (HS tự học) a/ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình - Quá trình phát triển của con người: Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động. - Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại. - Quá trình phát triển của xã hội. + Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều. + Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc. - Kết Luận: Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 14
  16. + Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất. + Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó. b/ Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội - Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất: + Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. + Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người. + Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người. - Ví dụ: + Lương thực, thực phẩm. + Tư liệu sinh hoạt. - Sáng tạo ra các giá trị tinh thần: + Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần + Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật - Ví dụ: + Các kỳ quan thế giới + Việt Nam: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. c/ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội - Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra. - Ví dụ: Từ Cộng xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa → K t uậ Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn tôn trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình. 2/ Co ờ mục t êu sự h t tr ể xã hộ a/ Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội? - Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện. - Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu khoa học kỉ thuật đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe dọa cuộc sống con người. - Ví dụ: Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố → Tóm lại: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người. b/ Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người - Công xã nguyên thủy: + So sánh các chế độ xã hội + Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên - Chiếm hữu nô lệ: Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột - Phong kiến: Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức dân tộc, thế giới, con người bị áp bức, bóc lột. - Tư bản chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột - Xã hội chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 15
  17. → Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì tự do, hạnh phúc cho con người. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải A. Thông minh B. Cần cù C. Lao động D. Sáng tạo Câu 2. Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người A. Có cuộc sống đầy đủ hơn B. Hoàn thiện các giác quan C. Phát triển tư duy D. Tự sáng tạo ra lịch sử của mình Câu 3. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội A. Các nhà khoa học B. Con người C. Thần linh D. Người lao động Câu 4. Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người? A. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất C. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội Câu 5. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết A. Chế tạo và sử dụng công cụ lao động B. Trao đổi thông tin C. Trồng trọt và chăn nuôi D. Ăn chín, uống sôi. Câu 6. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người? A. Thần linh B. Thượng đế C. Loài vượn cổ D. Con người Câu 7. Điều gì dưới đây xảy ra nếu con người ngừng sản xuất của cải vật chất? A. Con người không có việc làm B. Con người không thể tồn tại và phát triển C. Cuộc sống của con người gặp khó khăn D. Con người không được phát triển toàn diện Câu 8. Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động A. Có động cơ và không ngừng sáng tạo B. Có mục đích và không ngừng sáng tạo C. Có kế hoạch và không ngừng sáng tạo D. Có tổ chức và không ngừng sáng tạo Câu 9. Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống Câu 10. Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội? A. Nhu cầu khám phá tự nhiên B. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp D. Nhu cầu lao động Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 16
  18. Bài 10 QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ Qu ệm về đạo đức - Đạo đức là hệ thống chuẩn mực xã hội, mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích xã hội. 2/ So s h đạo đức vớ h uật a/ Đ ểm ố h u ữ đạo đức, h uật - Là hình thái ý thức xã hội - Là phương thức điều chỉnh hành vi của con người - Thay đổi theo thời gian và không gian - Mang tính giai cấp b/ Đ ểm kh c ữ đạo đức v h uật (HS tự học) Nộ du Đạo đức Ph uật Yêu cầu của xã hội Yêu cầu cao Yêu cầu tối thiểu Cách thức điều chỉnh Mang tính tự giác Mang tính bắt buộc Dư luận xã hội Biện pháp điều chỉnh Những biện pháp cưỡng chế của pháp luật Lương tâm Cách thức quy định Khẩu ngữ Văn bản pháp luật 3/ V trò củ đạo đức tro đờ số củ co ờ - Đối với cá nhân: Giúp cá nhân có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích - Đối với gia đình: Là nền tảng hạnh phúc gia đình, tạo ra sự phát triển ổn định, vững chắc - Đối với xã hội + Là sức khoẻ của xã hội + Khi qui tắc đạo đức được tôn trọng → Xã hội phát triển ổn định. - Khi qui tắc đạo đức bị xem thường → xã hội mất ổn định ⇒ Kết luận: Đạo đức như nguồn của sông, như gốc của cây → Vì thế mỗi cá nhân cần biến những quan niệm đạo đức thành hành vi đạo đức trong cuộc sống. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức? A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn B. Tự ý lấy đồ của người khác C. Chen lấn khi xếp hàng D. Thờ ơ với người bị nạn Câu 2. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Phong tục Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. Tự nguyện B. Bắt buộc C. Cưỡng chế D. Áp đặt Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 17
  19. Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? A. Tôn trọng pháp luật B. Trung thành với lãnh đạo C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào D. Trung thành với mọi chế độ Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội? A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau Câu 6. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân? A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn Câu 7. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình B. Làm cho mọi người gần gũi nhau C. Nền tảng đạo đức gia đình D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn Câu 8. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lá lành đùm lá rách B. Ăn cháo đá bát C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Một miếng khi đói bằng gói khi no Câu 9. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lá lành đùm lá rách B. Học thày không tày học bạn C. Có chí thì nên D. Có công mài sắt, có ngày nên kim Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình? A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền D. Công cha như núi Thái Sơn Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 18
  20. Bài 11 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ ẢN CỦ ĐẠO ĐỨC HỌC I. TÓM TẮT LÝ THUY T 1/ N hĩ vụ a/ Nghĩa vụ là gì? - Nghĩa vụ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. - Ví dụ: Con cái có nghĩa vụ yêu thương, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Các yêu cầu của đạo đức: + Cá nhân biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Phải biết hi sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì lợi ích chung (những giá trị cao). + Xã hội phải bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân. b/ Nghĩa vụ của Thanh niên Việt Nam hiện nay (HS tự học) - Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa. - Tích cực lao động sáng tạo sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2/ L tâm a/ Lương tâm là gì? - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội. - Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản và cắn rứt. + Trạng thái thanh thản: thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được. + Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm b/ Làm thế nào để trở thành người có lương tâm (HS tự học) - Đối với mọi người: + Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức. + Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người. 3/ Nhâ hẩm v d h dự a/ Nhân phẩm là gì? - Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người. - Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn. - Những biểu hiện của nhân phẩm: + Có lương tâm trong sáng. + Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh. + Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức. + Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ. b/ Danh dự là gì? - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận. - Danh dự có giá trị rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn Tài liệu học tập môn GDCD 10 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2