Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12: Chủ đề - Pháp luật và đời sống
lượt xem 3
download
"Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12: Chủ đề - Pháp luật và đời sống" được biên soạn nhằm giúp học sinh nắm được pháp luật là gì? Các đặc trưng của pháp luật và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức, bản chất của pháp luật và so sánh pháp luật với đạo đức. Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12: Chủ đề - Pháp luật và đời sống
- TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG TÀI LIỆU ÔN TẬP TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD TỪ NGÀY 17/2/2020 ĐẾN 29/02/2020 *** MÔN: GDCD CHỦ ĐỀ ÔN TẬP 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU: a. Về kiên thức: - Nắm được PL là gì? Các đặc trưng của PL và so sánh được giữa PL với đạo đức, bản chất của PL và so sánh pháp luật với đạo đức. Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. b. Về kĩ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật c. Về thái độ - Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quy định của pháp luật. B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP: 1. Khái niệm pháp luật: a. Pháp luật là gì? Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. (Quy tắc Xử sự chung là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm) b. Các đặc trưng của pháp luật * Tính quy phạm phổ biến (làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL): -Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung. - Được áp dụng: + Nhiều lần + Ở nhiều nơi + Đối với tất cả mọi người. + Trong mọi lĩnh vực của ĐSXH ( Ranh giới phân biệt pháp luật với các quy phạm XH khác – Các QPXH khác chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt) * Tính quyền lực, bắt buộc chung: - Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo PL - Bất kì ai vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. ( Đây là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa PL với các quy phạm đạo đức - Đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm bị dư luận xã hội phê phán, ai VPPL sẽ bị xử lí theo các QPPL tương ứng- Việc xử lí này thể hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế (bắt buộc) * Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: - Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành - Văn bản diễn đạt chính xác, dễ hiểu, một nghĩa. - Thẩm quyền ban hành pháp luật được quy định trong Hiến pháp và Luật - Nội dung của văn bản cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành. Nội dung của tất cả các văn bản phải phù hợp không được trái HP vì hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất (Nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật). 2. Bản chất của pháp luật. a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- - PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân b. Bản chất xã hội của pháp luật - Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện. Các QPPL bắt nguồn từ thực tiễn ĐS XH, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: - Trong quá trình xây dựng pháp luật nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. -> khi ấy, các giá trị đạo đức được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của mình. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - Nhà nước sử dụng pháp luật quản lí xã hội, không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển - Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong phạm vi cả nước. - Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật đi vào đời sống của từng người dân và toàn xa hội. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp các văn bản quy phạm pháp luật khác cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. - Pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của ĐS XH. Căn cứ vào các quyền này , công dân thực hiện quyền của mình. - Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. II. BÀI TẬP THỰC HÀNH Câu 1. Pháp luật là A. hệ thống các qui định chung do nhà nước ban hành. B. hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật. C. hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành. D. hệ thống các điều luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.. Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 3. Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là A. kế hoạch. B. pháp luật. C. tổ chức . D. giáo dục. Câu 4. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi A. Tính kỉ luật. B. Tính răn đe. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính phổ biến. Câu 5. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào trong xã hội? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp thống trị. Câu 6. Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là A. tính truyền thống. B. tính hiện đại. C. tính đa nghĩa. D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 7. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội nên pháp luật mang bản chất A. công dân. B. giai cấp. C. xã hội. D. tập thể. Câu 8. Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?
- A. Tự giác. B. Tự nguyện. C. Bắt buộc. D. Xã hội lên án. Câu 9. Pháp luật là phương tiện để công dân A. thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. tự do thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Câu 10. Pháp luật là phương tiên để nhà nước A. quản lý xã hội. B. phục vụ lợi ích của mình. C. phát huy quyền lực chính trị. D. kiểm soát hoạt động của mỗi công dân. Câu 11. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Pháp luật với đạo đức. B. Pháp luật với cộng đồng. C. Pháp luật với xã hội. D. Pháp luật với gia đình. Câu 12. Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính nhân văn. Câu 13. Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật? A. Nội quy nhà trường. B. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. C. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông. D. Quy ước làng văn hóa. Câu 14. Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường…Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật? A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội. C. Bản chất giai cấp và xã hội . D. Bản chất giai cấp cầm quyền. Câu 15. Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 16. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Pháp luật với đạo đức. B. Pháp luật với cộng đồng. C. Pháp luật với xã hội. D. Pháp luật với gia đình. Câu 17. Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau , qui định nào là qui phạm pháp luật? A. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp. B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ. C. Công dân phải trung thành với Tổ quốc. D. Qui định của Đoàn thanh niên. Câu 18. Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật. C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. D. bản chất giai cấp của pháp luật Câu19. Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Để quản lí một cách phù hợp nhất. B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất. C. Để đất nước ngày càng tự do. D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh. Câu 20. Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Đạo đức. D. Phong tục tập quán. Câu 21. Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã
- A. giúp chị M bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. B. giúp chị M bảo vệ được việc làm của mình. C. gây ra rắc rối cho công ty N. D. bảo vệ hoạt động cho công ty N. Câu 22. "...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." (Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5,tr.698 đã thể hiện bản chất gì của pháp luật ? A. Giai cấp. C. Chính trị. B. Xã hội. D. Văn hóa. Câu 23. K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Giáo dục chung. B. Răn đe người khác. C. Tổ chức xã hội. D. Quản lí xã hội. Câu 24. Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 25. Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết rõ B chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật. C. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. D. tính chính xác của pháp luật. Câu 26. Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định này xuất phát từ A. bản chất của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật. C. vai trò của pháp luật. D. chức năng cuả pháp luật. Câu 27. Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng qui định . Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử vai trò nào của pháp luật? A. Bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. B. Quản lí xã hội. C. Thực hiện quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. D. Tổ chức xã hội. Câu 28. Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân. Câu 29. Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M? A. Tính quy phạm phổ biến. B.Tính quyền lực. C.Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D.Tính bắt buộc chung. Câu 30. A lừa B chiếm đoạt một số tiền lớn và đe dọa nếu để người khác biết sẽ thanh toán B. Trong trường hợp này, theo em B phải làm gì để bảo vệ mình? A. Im lặng là tốt nhất, của đi thay người. B. Tâm sự với bạn bè nhờ giúp đỡ. C. Đăng lên mạng xã hội xem ai dám làm gì mình. D. Cung cấp chứng cứ và nhờ công an can thiệp. Câu 31. Ông A đã đưa hối lộ cho anh B (cán bộ hải quan) để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đã
- đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi kể lại với vợ của K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức? A. A và B. B. K và A C. K, A, và B. D. B và K. Câu 32. H hỏi các bạn của mình; giả sử các bạn có anh trai đang đi làm mà bị xa thải không đúng pháp luật các bạn sẽ làm gì? M nói mình sẽ làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty. Y nghe thế liền hỏi bạn dựa vào đâu mà đòi đi khiếu lại? theo tớ pháp luật cho phép công dân tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm nên anh bạn H đi tìm việc khác là xong. M chưa kịp trả lời Y thì K đứng cạnh lên tiếng rằng dựa vào pháp luật. Trong tình huống này những bạn nào đã dựa trên vai trò của pháp luật để bảo vệ quyền của công dân? A. M và Y. B. Y và H. C. M và K. K và Y. Câu 33. A mượn xe máy của bạn về quê chơi, em của A là Q đã lấy xe của A mượn trở bạn gái đi chơi và gây tai nạn cho người đi đường. Q cùng bạn gái ngay sau khi gây tai nạn đã bỏ trốn. T đi qua thấy người bị tai nạn nằm dưới vệ đường đã lấy điện thoại quay sau đó bỏ đi không giúp người bị tai nạn. Người bị tai nạn đã chết vì không được đưa đi cứu chữa kịp thời vì bị mất máu nhiều. Ở đây những ai có hành vi vi phạm pháp luật? A. A, Q và bạn gái Q. B. A, Q và T. C. A và T. D. Q, bạn gái Q và T. Câu 34. Tại trường THPT H, thấy bạn K đang hút thuốc trong khuân viên trường học, G là bạn của K đã xin K cho mình hút cùng, K không cho nên G đã có thái độ không tốt với K, L và T là bạn của K thấy vậy đã đánh G. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật? A. G,K,L. B. K, L,T. C. G, K,T. D. K, L. Câu 35. Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng? A. B và Y. C. Chỉ B đúng. C. X và B D. X và Y.
- CHỦ ĐỀ ÔN TẬP 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Mục tiêu bài học. a. Về kiến thức. - Giúp cho học sinh nắm được khái niệm thực hiện pháp luật. - Giúp học sinh nắm được các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. - Giúp cho học sinh nắm được VPPL là gì? Khi có VPPL phải có những dấu hiệu cơ bản nào? cũng như trách nhiệm pháp lí. b. Về kĩ năng. -Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. -Vận dụng kiến thức làm bài tập trắc nghiệm. c. Về thái độ. -Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi làm trái quy định. 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. a. Khái niệm thực hiện pháp luật. - Khái niệm: THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật. - Sử dụng pháp luật: là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình - Thi hành pháp luật: là cá nhân, tổ chức thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. - Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không được làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 2. Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí. a. Vi phạp pháp luật. * Các dấu hiệu cơ bản của VPPL. - Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện: + Hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. + Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL. - Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. + Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường. + Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. + Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình - Người vi phạm phải có lỗi. + Lỗi cố ý . Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra . Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra. + Lỗi vô ý . Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra. . Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác * Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lí: - Trách nhiệm: + Là công việc được giao là nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho chủ thể pháp luật. + Là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu.
- - Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình - Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt) - Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục) c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí. - Vi phạm hình sự. + Khái niệm: là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội trong tất cả các lĩnh vực. + Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra. · Tâm sinh lý bình thường. · Độ tuổi Đủ từ 18 tuổi trở lên Đủ từ 16 đến dưới 18 tuổi chịu trách về mọi mặt (chủ yếu là giáo dục) Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội rất n..trọng và đ.biệt nghiêm trọng. Lưu ý: việc xử lý người chưa thành niên (đủ 14 đến dưới 18 tuổi) chủ yếu mang nguyên tắc g.dục, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình. + Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) do TA áp dụng với người phạm tội. - Vi phạm hành chính: + Khái niệm: là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lí NN, vi phạm TTATXH chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức. + Trách nhiệm hành chính: do cơ quan quản lí nhà nước áp dụng với chủ thể vi phạm như: phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục tình trạng ban đầu, thu-giữ tang vật phương tiện... Độ tuổi áp dụng · Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị phạt về lỗi cố ý. · Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị phạt cả lỗi vô ý và cố ý - Vi phạm dân sự. + Khái niệm: là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. + Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức + Trách nhiệm dân sự: tòa án áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận. Lưu ý : · Người từ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải có người đại diện · Trình tự giải quyết 1 vụ án dân sự: Khởi kiện, thụ lí, hoà giải, xét xử, thi hành án. - Vi phạm kỉ luật: + Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ NN + Chủ thể: Cán bộ; công nhân, viên; HSSV... + Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải... Lưu ý: Truy cứu trách nhiệm PL phải đảm bảo: + Tính pháp chế + Tính công bằng và nhân đạo + Tính phù hợp PHẦN II CÂU HỎI LUYỆN TẬP 35 CÂU HỎI BÀI 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 10 CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Hành vi nào dưới đây là áp dụng pháp luật? A. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. B. Đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. C. Cảnh sát giao thông phạt người vi phạm. D. đưng xe trước đèn đỏ Câu 2. Đâu là hành vi thi hành pháp luật?
- A. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. B. Giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận cán bộ. C. Không đốt pháo, vận chuyển pháo. D. nam nữ đủ tuổi đăng kí kết hôn Câu 3. Hoạt động nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường? A.Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. B. Đốt rừng làm nương. C. Tiêu thụ động, thực vật hoang giã. D. Khai thác rừng đầu nguồn. Câu 4. Hành vi trái luật, có lỗi, do người có người có năng trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là dấu hiệu A. vi phạm pháp luật. B. thực hiện pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 5. Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện? A. Do cán bộ nhà nước thực hiện. B. Do công chức nhà nước thực hiện. C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện. D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện. Câu 6. Đâu là khẳng định đúng về tuân thủ pháp luật? A. Làm những việc mà pháp quy định phải làm. B. Làm những việc tùy thuộc vào khả năng của mình. C. Không làm những việc mà pháp luật cấm. D. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. Câu 7. Xâm phạm các quy tắc về quản lí nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 8. Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người vi phạm hs từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. Từ đủ 12 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 9. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm A. buộc các chủ thể vppl chấm dứt hành vi trái pháp luật. B. buộc các chủ thể phải nộp phạt hành chính. C. bắt người vi phạm giao cho công an. D. buộc các chủ thể tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật. Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm hành chính? A. Đi xe máy gây tai nạn làm chết người. B. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. C. Làm giả giấy tờ tùy thân. D. Cán bộ, công nhân đi làm muộn giờ. 10 CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 1. Một trong những dấu hiệu làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật là hành vi A. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. C. do người trên 18 tuổi thực hiện. D. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. Câu 2. Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự.
- D. kỉ luật. Câu 3. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có giá trị dưới 20 triệu đồng, không gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lí A. trách nhiệm hình sự. B. trách nhiệm hành chính. C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 4. Hành vi nào thể hiện hình thức sử dụng pháp luật? A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu. B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp. C. Bạn C mượn sách của bạn B nhưng không giữ gìn bảo quản. D. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác. Câu 5. Việc làm nào thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật? A. Em H không hỏi trước mà tự ý sử dụng của bạn cùng lớp. B. Em B đã lấy điện thoại của chị đi cầm đồ thì thiếu tiền chơi game. C. Nhà bạn A không bán hàng giả, hàng kém chất lượng. D. Bạn H đã lấy trộm xe đạp của bạn mang đi bán lấy tiền. Câu 6. Những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, nếu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ thì A. bị xử lí theo pháp luật dân sự. B. bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do cố ý gây ra C. bị kỉ luật của cơ quan có thẩm quyền. D. Bị xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật. Câu 7. Việc sử lí người vi phạm pháp luật căn cứ vào A. mức độ thiệt hại. B. thái độ thành khẩn của người vi phạm. C. thành phần địa vị xã hội của người vi phạm. D. tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó qây ra. Câu 8. Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự, thanh niên đó đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ phap luật. Câu 9. Người đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải A. chịu trách nhiệm về hình sự. B. được người đại diện theo pháp luật đồng ý. C. Chịu trách nhiệm về các công việc giao dịch dân sự. D.Không có trách nhiệm dân sự. Câu 10. Bên thuê nhà không trả tiền đúng thời điểm, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên cho thuê. Đó là hành vi vi phạm pháp luật A. Hình Sự B. Dân Sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. 10 CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP Câu 1. Việc cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ của công dân nhằm A. buộc mọi công dân luôn tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông B. buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái luật C. buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt D. buộc họ phải khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra Câu 2. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là
- A.tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ B. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra C. tịch thu tang vật, phương tiện D. phạt tiền, cảnh cáo Câu 3. H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật Câu 4. Đâu là hành vi vi phạm pháp luật hình sự A. Ông H buộc phải tháo dỡ công trình vì xây dựng trái phép B. Lê Văn L bị phạt 18 năm tù vì tội giết người, cướp của C. Ông N bị phạt tiền vì tội vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông D. Công ty X thải chất thải chưa được xử lý ra môi trường biển. Câu 5. Hành vi buôn bán hàng giả với số lượng hàng hóa tương đương với giá trị của hàng thật lên đến 10 triệu đồng là loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm pháp luật hành chính. B. Vi phạm pháp luật hình sự. C. Vi phạm pháp luật dân sự. D. Vi phạm kỉ luật. Câu 6. Cảnh sát giao thông phạt hai anh em A và B lái xe đạp điện đi ngược đường một chiều. Bạn A 16 tuổi, B 10 tuổi, theo em 2 bạn vi phạm vào pháp luật nào? A. Hành chính. B. hình sự. C. Dân sự D. Kỉ luật. Câu 7. Ông A bán thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc cho nhiều người. Việc làm của ông đã vi phạm luật A. an toàn thực phẩm B. bảo vệ người tiêu dùng C. chống hành giả D. hành chính Câu 8. Trường hợp nào sau đây thuộc vi phạm hành chính? A. Công ty A nộp thuế muộn so với thời gian quy định. B. Bà C không thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà. C. Anh H tuyên truyền chống phá Nhà nước. D. Anh B không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong cơ quan. Câu 9: Nếu tình cờ phát hiện kẻ trộm vào nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất? A. Lờ đi, coi như không biết để tránh rắc rối cho mình. B. Bí mật theo dõi và khi thấy quả tang thì sẽ hô to lên. C. Báo ngay cho bố mẹ, người lớn hoặc những người có trách nhiệm. D. Tìm cách vào nhà để ngăn cản tên trộm. Câu 10. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật ? A. Cướp giật dây chuyền ,túi xách người đi đường. B. Nghỉ việc không xin phép. C. Vay tiền dây dưa không trả. D. Xây nhà trái phép. CHỦ ĐỀ ÔN TẬP 3:CÂU HỎI VẬN DỤNG BẬC CAO CHUYÊN ĐỀ 1 VÀ 2 Câu 1: Chị V đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường va chạm với xe máy của anh G đang lưu thông đúng luật khiến cả hai bị ngã xây sát nhẹ. Anh G đứng dậy rồi lái xe đi. Chị V thấy vậy liền lao lên giữ anh G lại. Thấy chị V đang có giữ anh G, anh M và X lao vào đánh anh G vì nhầm anh G là người có lỗi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Chị V, anh M và X. B. Chị V, anh M, anh G và X C. Anh M và anh X. D. Chị B, chị V. Câu 2: V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe Jupiter không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương.
- Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. V và Q. B. V và M. C. M và N. D. Q và N. Câu 3: Bạn M không cho P nhìn bài trong lúc kiểm tra nên P rủ X chặn đường đe dọa M khiến M hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và P đã rủ thêm L đánh P và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Bạn P, X, H và L. B. Bạn P, X và M. C. Bạn P và X. D. Bạn H và L. Câu 4: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông H, ông B, anh K và anh M. B. Anh K và anh M. C. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M. D. Ông H và ông B. Câu 5: Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Chị A, chị B và chồng chị N. B. Chị N, chị A và chị B. C. Chị A và chị B D. Vợ chồng chị N, chị A và chị B. Câu 6. Ông A giám đốc bệnh viện X cùng chị B trưởng phòng tài vụ đặt mua hai máy chạy thận nhân tạo thế hệ mới nhất do anh C phân phối. Khi bàn giao, anh D kỹ thuật viên phát hiện số máy này không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã kí kết nên từ chối nhận và báo cáo toàn bộ sự việc với ông A. Sau đó, khi anh D đi công tác, theo chỉ đạo của ông A, chị B yêu cầu anh S là bảo vệ chuyển toàn bộ số máy này vào khoa cấp cứu của bệnh viện. Trong lần đầu tiên sử dụng máy chạy thận nhân tạo này đã có hai bệnh nhân tử vong. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A, anh C và anh S. B. Chị B, ông A và anh C. C. Ông A, anh C và anh D. D. Chị B, anh C, anh S và ông A. Câu 7: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 8. T là một học sinh hư ở lớp. Hôm nay tan học về, A và C cùng về nhà T chơi. Nhìn thấy mẹ T, C lễ phép chào còn A giả vờ như không nhìn thấy. C nói nhỏ với A: Sao cậu không chào bác ấy. A đáp: Mày nhìn thằng T đấy, nó về có cần chào mẹ nó đâu. T nghe thấy các bạn nói chuyện liền chen vào: Tụi mày không phải kính trọng bà ấy, suốt ngày bà ấy toàn quát, mắng, không cho tao đi chơi, tao ghét bà ấy, vớ vẩn hôm nào tao cho một gậy. Trong tình huống trên, ai là người vi phạm pháp luật? A. Mẹ bạn T. B. Bạn T. C. Bạn T, A. D. Không có ai. Câu 9. Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H hỏi K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời: Đất vườn không được làm nhà bạn ạ. Nghe vậy L chêm vào: Ừ. Quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm nhà, cậu tớ lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở khu vườn của ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên đất vườn trong câu chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính giai cấp và xã hội. Câu 10. Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (Cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở
- quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (Trưởng phòng) quát bà ạ. H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu ông K. Bất bình với thái độ của chị L,H nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối về lại chia sẻ câu chuyện đó lên FB và chê bai ý thức, thái độ của chị L,H. Hỏi: Ai là người vi phạm pháp luật? A. Chỉ ông K. B. Chị L, H. C. Chị H, L, N. D. Ông K, chị N. Câu 11: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật? A. A và B. B. B, K và Y. C. K và A. D. K, A và B. Câu 12. Vào tháng 10/2011, hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là H đã đòi công ty Y phải chi 30 triệu đồng mới được làm thủ tục vận chuyển 350 m3 gỗ quý và phía công ty đã đưa cho H số tiền này. Hai bên đã gặp gỡ tại quán cà phê ở thị trấn Đồng Nai, giám đốc công ty Y đưa cho H bì đựng 10 triệu đồng và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu nữa. Khi H vừa đút túi số tiền 10 triệu đồng thì bị Công an bắt quả tang. Hỏi hành vi của ai là hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng? A. Không có ai. B. H. C. Giám đốc côn ty Y. D. H và giám đốc công ty Y. Câu 13. Vì muốn ghi lại khoảnh khắc ra đời của con trai, anh N đã trèo lên cửa sổ phòng mổ để quay phim bằng điện thoại di động. Các y, bác sĩ đã nhắc nhở. Anh N rất bực tức. Khi các y, bác sĩ từ phòng mổ đi ra, N cùng T (em trai) dùng đèn pin xông vào đánh làm hai bác sĩ bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu (thương tật 11%). Hành vi của N và T đã vi phạm pháp luật A. hình sự. B. kỷ luật. C. dân sự. D. hành chính. Câu 14: Cửa hàng bán bánh kẹo nhà chị H bị phát hiện có hành vi buôn bán hành giả, hàng nhái kém chất lượng (giá trị lên đến 50tr đồng). Chị H phải chịu trách nhiệm gì? A. Hành chính B. Kỷ luật C. Dân sự D. Hình sự Câu 15: Ông H cho ông G vay một khoản tiền, việc vay trên đã được ông G viết giấy biên nhận, trong đó có ngày hẹn sẽ trả. Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông G đề nghị trả số tiền này, nhưng ông G không trả với lí do chưa có và hẹn ngày khác, hai ông đã cự cãi và dẫn đến xô xát. Thấy thế T (21 tuổi) và Q (19 tuổi) là con trai của ông G đã xông vào đánh ông H bị trọng thương trên 11%. Ông H phải nằm viện điều trị hết 25 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông G. B. Ông H. C. Ông G, anh T và anh Q. D. Ông H, ông B, anh T và anh Q. Câu 16: Do mâu thuẫn trên Facebook nên A và M hẹn gặp C và H để hòa giải. Biết chuyện này, anh trai của A đã rủ N chặn đường gây gổ với H và C. Do bị gây gổ nên anh C đã dùng dao đâm anh N bị thương nặng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh trai A, C, M, A. B. Anh trai A, N, C. C. Anh C. D. Anh trai A, M, N, H, A. Câu 17: Công ty S do ông V làm giám đốc đã gây thất thoát hàng chục tỷ đồng của nhà nước, đồng thời ông V còn chỉ đạo kế toán công ty là chị T tiêu hủy các chứng từ có liên quan. Biết chuyện đó nên anh X là nhân viên công ty đã tố cáo ông V, thấy vậy con ông V là M đã nhờ S, Q và K hành hung anh X, đồng thời đưa ông V trốn đi xa. Còn chị T do được gia đình vận động đã ra đầu thú. Những ai dưới đây có hành vi vi phạm pháp luật? A. Ông V, chị T, anh M, anh S, anh Q, anh K. B. Ông V, anh M, anh S, anh Q, anh K, anh X. C. Anh S, anh Q, anh K. D. Ông V, anh M, anh S, anh Q, anh K.
- Câu 18: Do mẫu thuẫn trên facebook giữa học sinh A với học sinh B và C nên B và C đã rủ H, N và M tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H, B, C, M, N đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A. H và B lao vào A và đánh dằn mặt, còn N thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự. Hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Học sinh B, C, H, N. B. Học sinh H, B, C, M, N. C. Học sinh A, B, C, H, N D. Học sinh H, B và N. Câu 19: Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào? A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 20: Anh B đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh B không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh A đi sau một đoạn đâm vào xe máy của anh B làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. Anh B đòi anh A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A không chịu bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi. Anh B đã gọi anh D và anh Q đến đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Anh A . B. Anh D và anh Q. C. Anh B, anh D và anh Q. D. Anh A, anh B, anh D và anh Q. Câu 21: Anh A vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại. Em B đi xe đạp điện bất ngờ sang đường, anh A không kịp xử lý nên đã va vào em B. Hậu quả là anh A và em B đều bị thương, xe máy của anh A và xe đạp điện của em B bị hư hỏng. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản và xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên, ai thực hiện đúng pháp luật? A. Anh A. B. Cảnh sát giao thông. C. Anh A và cảnh sát giao thông. D. Em B và cảnh sát giao thông. Câu 22: Ông A rủ ông B và ông C cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm nhưng ông C từ chối không đi. Biết chuyện này, vợ ông A đã ngăn cản chồng nhưng không được. Khi ông A và ông B đang phá khóa tủ thì bị phát hiện nên đã bỏ chạy. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A, ông B. B. Ông A, vợ ông A, ông B, ông C. C. Ông C, vợ ông A. D. Ông A, ông B, ông C. Câu 23: Do bị chị N thường xuyên bịa đặt nói xấu mình trên facebook nên chị V cùng em gái là G đã đến tận nhà chị N để làm rõ mọi chuyện. Trong lúc chị V và chị N đang nói chuyện, cô G đã sử dụng điện thoại di động quay và phát trực tiếp lên facebook, chồng chị N tức giận đã mắng chửi và đánh chị G đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Chồng chị N. B. Vợ chồng chị N và cô G. C. Chị N. D. Vợ chồng chị N. Câu 24: Công ty X ở tỉnh Y do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế. Biết được việc đó, anh C cùng với anh D và anh E đã làm đơn tố cáo ông A. Nhận được đơn tố cáo, cơ quan chức năng Z đã vào cuộc kiểm tra công ty X và buộc công ty X phải nộp lại đầy đủ số tiền thuế đã trốn và nộp thêm tiền phạt theo quy định của pháp luật. Những ai dưới đây đã áp dụng pháp luật? A. Cơ quan chức năng Z. B. Cơ quan chức năng Z, anh C, anh D, anh E. C. Anh C, anh D, anh E. D. Công ty X và ông A. Câu 25: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi
- ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh N, anh T và anh H. B. Anh T và anh H. C. Anh N, anh T và anh K. D. Anh H và anh K. Câu 26: Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong chuyến công tác, anh H là em rể anh P đã ép chị M theo mình về hạt kiểm lâm gần đó, kể lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị M tại trụ sở cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị M đã được anh Q là một người dân trong vùng giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh H và anh T. B. Anh H, anh P và anh T. C. Anh H, anh T và anh Q. D. Anh H, anh T và chị M. Câu 27: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị C bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh T và anh H. B. Anh H, chị C và anh T. C. Anh H và chị C. D. Anh T và chị C. Câu 28: Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đi với tốc độ vượt quá quy đinh đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Vợ chồng anh K, ông M và anh P. B. Anh K, ông M và anh P. C. Anh K và anh P. D. Anh K và ông M. Câu 29: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông K, bà N và anh S. B. Ông K và ông M. C. Ông K, ông M và anh S. D. Ông M và anh S. Câu 30: Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Bà B và ông P. B. Ông A, bà B và ông P C. Ông A và anh H. D. Ông A, anh H, bà B và ông P. Câu 31: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Ông H, anh P và anh K. B. Ông H và anh P. C. Anh P, anh N và ông H. D. Anh K và anh N. Câu 32: Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
- A. Anh M và chị N. B. Ông A, anh M và chị N. C. Ông A, anh M và anh Q. D. Ông A và anh M Câu 33: Để có tiền, anh N đã bán chiếc xe lấy trộm được (dù không có giấy tờ xe) cho ông X. Sau đó rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Nhậu xong, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh K, anh N và anh S. B. Anh K, anh N và ông B. C. Ông X, anh K và anh N. D. Ông X, anh N và ông B Câu 34: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Ông H, anh M và anh K. B. Anh M, anh K và anh Q. C. Chị B, ông H và anh Q. D. Anh M, ông H, anh Q và anh K. Câu 35: Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hìnhsự? A. Chị A và chị B. B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B. C. Chị N, chị A và chị B. D. Chị A, chị B và chồng chị N.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng câu hỏi dùng cho ôn tập môn GDCD lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ
17 p | 234 | 41
-
Đề cương ôn tập môn GDCD 8 năm 2017-2018
2 p | 233 | 15
-
Đề kiểm tra 15 phút môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 209
3 p | 109 | 14
-
Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn GDCD 8 năm 2017-2018 có đáp án
3 p | 291 | 11
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 213
3 p | 148 | 9
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
38 p | 19 | 6
-
Tài liệu học tập môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
63 p | 18 | 6
-
Đề kiểm tra 15 phút HK 1 lần 1 môn GDCD 8 năm 2017-2018
2 p | 130 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
22 p | 10 | 5
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
25 p | 9 | 4
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
47 p | 11 | 4
-
Tài liệu học tập môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
27 p | 7 | 4
-
Tài liệu học tập môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
34 p | 11 | 4
-
Đề thi HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 216
3 p | 35 | 3
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức
4 p | 137 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 29 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn GDCD lớp 11 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 24 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn