TÀI LIỆU: TỰ SÁT
lượt xem 7
download
Trong nền văn hoá phương tây, thuật ngữ "Tự sát" được hiểu theo ngữ nguyên học là sự giết chết bản thân. Cho tới thế kỷ 19, sự giết chết bản thân là một hành vi phạm tội và bị xét xử bởi vì giết chết bản thân cũng như hành vi giết người khác đều là phạm tội. Vì thế trong tư duy của các con chiên theo đạo thiên chúa ở các nước phương tây, hành vi phạm pháp này còn nặng nề hơn vì sự sống là thiêng liêng mà sự sống này thuộc về chúa. "...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÀI LIỆU: TỰ SÁT
- TỰ SÁT 1. Khái niệm: Trong nền văn hoá phương tây, thuật ngữ "Tự sát" được hiểu theo ngữ nguyên học là sự giết chết bản thân. Cho tới thế kỷ 19, sự giết chết bản thân là một hành vi phạm tội và bị xét xử bởi vì giết chết bản thân cũng như hành vi giết người khác đều là phạm tội. Vì thế trong tư duy của các con chiên theo đạo thiên chúa ở các nước phương tây, hành vi phạm pháp này còn nặng nề hơn vì sự sống là thiêng liêng mà sự sống này thuộc về chúa. " Tự sát" có nghĩa là trừ bỏ sự sống mà chúa đã ban tặng. Vì thế, trong một thời gian dài, ở các nước phương tây, tự sát sẽ bị trừng phạt dưới cách nhìn của luật pháp và bị lên án về phương diện đaọ đức. Với đối tượng này, chúng tôi muốn nhắc lại rằng, trong những nền văn hoá khác nhau, như nền văn hoá Việt nam thì khái niệm thiêng liêng không phải thường xuyên giống với khái niệm thiêng liêng của chúa.
- Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học xã hội và nhân văn đã giúp chúng ta hiểu là sự tồn tại của con người phải có một cuộc sống nội tâm, chính đó là tình cảm mà tình cảm này không còn được ghi nhận một cách chặt chẽ về lĩnh vực của chúa mà là quyền phân giải tự do lý trí của con người. Khái niệm về tâm thần khác với khái niệm về tinh thần mà đặc biệt đối với tinh thần của thánh thuộc chúa trời. Khi đó người ta có thể chấp nhận rằng con người có thể bị đau khổ nhưng sự đau đớn này không phải là do bị trừng phạt của chúa cũng như do tội ác. Bắt đầu từ thế kỷ 20, trong y văn cho biết sự tự sát được xem như một hiện tượng gắn với sự sống của con người và xã hội. Nó cần có sự chăm sóc về y tế chứ không phải xét xử bằng luật pháp. Người ta cũng sẽ biết các hình thái bệnh lý mà trong những hình thái bệnh lý đó, tự sát có thể được ghi nhận như là các triệu chứng của nó. Người tự sát hoặc người muốn tự sát, nằm trong nhóm những người bệnh mà những người này muốn tự sát để giải quyết sự đau khổ của họ. Định nghĩa một cách đơn giản về tự sát: Đó là hành động dẫn đến cái chết. Tự sát thuộc về những rối loạn hành vi mà đó là những hành vi bệnh lý. Trong tâm thần, tâm lý học và xã hội học sẽ nghiên cứu những điều kiện xuất hiện của loại hành động này và qua đó người ta có thể phân biệt được 2 loại. Có loại tự sát bắt đầu từ những thay đổi bên trong của con người (nội sinh) giống như sự đảo lộn về
- nhân cách của nó. Và loại tự sát liên quan đến những điều kiện gia đình và xã hội của cộng đồng. Hai loại tự sát này, ít hay nhiều đều có liên quan với nhau. Điều này dẫn chúng tôi tới việc nhìn nhận hiện tượng tự sát dưới 2 góc độ: 1. Một bệnh cảnh lâm sàng mà nó mô tả "tự sát" như một sự đổ vỡ trong cuộc sống cũng như sự tồn tại của con người. 2. Một tình trạng sức khoẻ cộng đồng của một dân số có nguy cơ , trong đó nguy cơ tự sát luôn tồn tại trong một bối cảnh về vệ sinh chung còn nguy cơ. Ngược lại với hình thái lâm sàng, người có nguy cơ có thể được coi như nguy cơ này không liên quan với tình huống thực tại. Hiện tượng này sẽ được xác định bằng dịch tễ học miêu tả và phân tích. 2. Lâm sàng của tự sát và xu hướng tự sát: Để nói về lâm sàng người ta phải dựa vào phương pháp học, xắp sếp phù hợp với trình độ của con người mà ở đó những yếu tố môi trường sẽ gần như là quyết định. Nói cách khác, tự sát là một hành động đồng thời chủ động hoặc bị động huỷ hoại về sự toàn vẹn của cơ thể và tâm thần (hay rõ hơn nó là hành động thứ phát của ý định tự sát). Con người quyết định thực hiện một cách chủ động hành vi của họ như là một phương tiện sở hữu. Từ đó dẫn đến một nghịch lý của ý định tự sát: Biểu hiện ý muốn của nó với tư cách vừa là thực thể sống vừa là sự huỷ diệt. Do
- vậy, tự sát mang giá trị của một thông điệp cuộc sống gửi tới những người xung quanh. Theo điều đó, nếu người ta phải điều trị tự sát giống như một hiện tượng y tế mà hiện tượng đã và đang đặt cuộc sống trong tình trạng nguy hiểm ( khái niệm cấp cứu), một điều không bao giờ được quên trong điều trị là đề cập đến nhân cách của người tự sát và những ý định của họ. 2.1 Tự sát hình thành và tự sát nhân chủng học: Nếu chúng ta cho rằng tự sát là hành động dẫn đến cái chết, thì tự sát là một sự kiện mà chính yếu tố này có thể che đậy nhiều hiện tượng. Sự việc có thể được hình thành từ một rối loạn về nhân cách sau một chấn thương tâm lý mạnh thông qua hiểu tiền sử của người bệnh đã có thể giải thích được điều đó. Sự kiện này thường xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng rõ ràng. Hoặc rõ hơn, nó xuất hiện trong bối cảnh bên ngoài đe doạ. Có nghĩa là sự hiểu biết và đánh giá về phần bối cảnh và phần nhân cách là vấn đề quan trọng, bởi vì trước một sự tự sát không thành hoặc một ý định tự sát, người bệnh không có nhiều khả năng thất bại hoặc tái diễn bệnh. Ý định muốn chết có thể xuất hiện như một giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hoặc những vấn đề cuộc đời. Đó là một dạng phản ứng quá mức và quyết liệt. Về tâm lý học, con người xoá bỏ rào cản của cuộc sống để tự chuyển hoá thành
- một sự kiện. Đó là trường hợp về tự sát của một người trẻ sau một thất vọng tình cảm, hay một nhân viên sẽ treo cổ ở nơi làm việc sau khi bị xỉ nhục nặng nề. Vậy cho nên, còn rất khó khăn để có thể phân biệt một tự sát xuất hiện do nguy ên nhân bệnh lý với một tự sát liên quan với quá trình tích tụ những khó khăn mà nó làm mất thăng bằng về nhân cách với một tự sát giống như một dạng phản ứng không thể dung nạp được. Ở Pháp, từ nhiều năm nay, một tự sát nơi làm việc được coi như là tai nạn nghề nghiệp khi nó liên quan trực tiếp đến thái độ của người lao động hoặc của chủ xí nghiệp. Người sử dụng lao động (ông chủ) và xí nghiệp của ông ta chịu trách nhiệm về sức khoẻ tâm thần của các nhân viên sẽ bị xét xử là thủ phạm của sự tự sát đó. Với sự tự sát đó có thể cần tính đến bối cảnh văn hoá hoặc bối cảnh công việc mà nó đụng chạm tới lĩnh vực của lễ tế hiến sinh, của sự tự hy sinh hoặc của sự xỉ nhục. Chúng ta đã biết phi công cảm tử của quân đội Nhật cũng như vậy. Dưới đây là cơ chế của sự chi phối hoặc của sự ám thị mạnh mà một số phụ nữ bị hiếp dâm. 2.2 Tự sát do một bệnh và do một hoàn cảnh: A. Một số bệnh nhân mắc bệnh nặng như ung thư, SIDA, tật nguyền...có thể có hành vi tự sát mà không phải do một bệnh tâm thần.
- Trong phạm vi các bệnh tâm thần: Trầm cả m, hoang tưởng hoặc nhân cách bệnh, chúng ta thường có thói quen phân biệt tự sát hình thành với tự sát được ghi nhận trong danh mục bệnh hoặc tự sát đã được chẩn đoán. Khi thăm dò những người xung quanh bệnh nhân thường cho chúng ta biết biểu hiện bệnh lý về hành vi của họ. Chính sự phân tích triệu chứng và lâm sàng sẽ xác định được mức độ nặng nề và nguy cơ tái diễn phù hợp với nhân cách của bệnh nhân và của môi trường. Kinh nghiệm của nhà lâm sàng hoặc của một nhóm nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự như vậy. Có những bệnh viện, tỷ lệ tự sát hoặc ý định tự sát có thể cao hơn so với những cơ sở điều trị khác. B. Một số vấn đề thực hành cần chú ý: 1. Không có sự tương đương một cách tự nhiên giữa tự sát và trầm cảm. Trong thực tế, nguy cơ tự sát là yếu tố trung tâm của lâm sàng về trầm cảm, có nghĩa là khi gặp một người tự sát thì không phải lúc nào chúng ta cũng nói là người đó đã bị trầm cảm. 2. cũng như vậy, một người tự sát hoặc một người định tự sát có thể xuất hiện trong trạng thái của hoang tưởng và ảo giác (bao gồm cả ảo giác do nhiễm độc ma tuý ). 3. Tự sát trong lúc say rượu:
- 4. Đôi khi người ta đề cập về tự sát bị che đậy hoặc những hình thái tương tự. Hành vi kết liễu cuộc đời để giữ trọn vẹn giá trị biểu tượng của nó, nhưng sự thực hiện của nó có thể là từng phần hoặc toàn bộ. Trong bối cảnh này, đôi khi khó phân biệt tự sát do hoàn cảnh với tự sát của một người bị đau khổ. Nếu chúng ta nghiên cứu để phân biệt hành vi tự sát của người có ý định tự sát, đặc tính lặp lại và dấu hiệu càng ngày càng dai dẳng hơn của hành vi đó sẽ buộc nhà lâm sàng nghĩ tới tính chất nặng nề tiềm ẩn của mỗi ý định tự sát. Những dự ph òng và sự thận trọng sẽ đem lại liệu pháp điều trị có hiệu quả bởi vì chúng ta phải chú ý tới sự suy sụp của bệnh nhân. 5. Cuối cùng, có những tự sát xảy ra trong quá trình điều trị. Sự giải ức chế tâm thần vận động khi đang điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, nhất l à ở giai đoạn đầu và /giai đoạn cuối của quá trình điều trị có thể dẫn bệnh nhân tới tự sát cho dù coi đó là một sự điều trị cơ bản đúng. Cũng có những tự sát xảy ra khi đang điều trị chống hoang tưởng hoặc chống ảo giác. Điều đó xảy ra vì khi điều trị chống loạn thần sẽ làm tăng những suy nghĩ ở những người bệnh có hoảng sợ rất lớn, hoặc trong tình trạng ý thức tỉnh táo nhất sẽ đẩy nhanh bệnh nhân tới tự sát. Thường gặp là các xung động tự sát nhẩy qua cửa sổ hoặc một vật để huỷ hoại thân thể. C. Mặt khác cần phải luôn coi tự sát trong bối cảnh xuất hiện của nó mà việc đánh giá cho phép phân định giữa mức độ phản ứng với sự thích ứng của nhân cách. Với vấn đề này, chúng tôi muốn giới thiệu về quá trình tiến triển của các chính
- kiến ở Pháp liên quan với tự sát, ý định tự sát và trầm cảm trong 2 bối cảnh riêng biệt. 1. Thứ nhất: tự sát diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn trường diễn: Trước hết, không nên xem nhẹ khả năng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các hình thái tự sát tương đương ( chán ăn, các tai nạn, các hành vi nguy hiểm...). Trong một số gia đ ình đông đúc, trẻ em có thể xuất hiện triệu chứn g (trẻ em-triệu chứng ) ở các rối loạn vô thức trong nhóm. Đôi khi đó l à con cả hay đứa trẻ ở sau. Nó có thể bị trầm cảm hoặc thái độ im lặng c ùng với hành vi tử vì đạo. Sự trì trệ ở người lớn tuổi có thể là nặng nề. Tiếp theo, khi đề cập đến người trưởng thành, không nên quên xem xét về chất lượng của quan hệ vợ chồng nhất là về đời sống tình dục. Sự điều trị thường bắt đầu với sự tham gia của cả vợ lẫn chồng ( Liệu pháp cặp vợ chồng, liệu pháp hệ thống). Cuối cùng, ở Pháp, chúng tôi cũng thấy hiện tượng tự sát của những người lớn tuổi, nhìn chung đó là những người cô đơn ( Tự sát bằng thuốc hoặc bằng sự huỷ hoại bản thân). 2. Thứ hai: tự sát trong hoàn cảnh công việc: Trong một thời gian dài, người ta đã nghĩ rằng trầm cảm và ý định tự sát gắn với hoàn cảnh công việc ( xảy ra ở nơi làm việc hoặc ở gia đình ) đã chứng tỏ một sự
- thích nghi kém đối với yêu câù của môi trường nghề nghiệp. Người ta cũng đã đề cập đến sự mềm yếu của tính cách và nhân cách dễ bị đổ vỡ. Ngày nay, người ta thống nhất đánh giá các đi ều kiện lao động là nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh các sự việc bất ngờ, nhất là khi có một ý định tự sát. Các nhà quản lý và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về hành chính cũng như trách nhiệm hình sự trong việc thực hiện bắt buộc bảo hiểm y tế cho người lao động ( bao gồm cả sức khoẻ tâm thần). Y học nghề nghiệp và y học lao động đã coi tự sát hoặc ý định tự sát giống như một tai nạn lao động, cũng như sự quấy rối tâm lý được xác nhận như một bệnh nghề nghiệp. Với chủ đề này, một trong những hình thức hiện nay của dự phòng trầm cảm ở nơi làm việc có liên quan với những khái niệm về sự kiệt sức và quấy rối tâm lý (nhân dịp hội thảo lần thứ nhất trong năm 2003 tại Hà nội tôi đã giới thiệu về vấn đề quấy rối tình dục ở công sở). 3. Thái độ đối với nguy cơ và tự sát trong sức khoẻ cộng đồng: A. Tự sát và hành vi tự sát là những cấp cứu lớn của sức khoẻ dân chúng trong các nước công nghiệp phát triển. Tại Pháp, hiện tượng này chiếm tới 2/3 nguyên nhân tử vong ở những người trẻ từ 15 đến 25 tuổi, chỉ đứng sau các tai nạn giao thông, nhưng đôi khi những tai nạn này lại che dấu sự tự sát, và những tai nạn này cũng là kết quả của những hành vi với nguy cơ tự sát. Một điểm ghi nhận thứ 2 là trật tự chung. Dẫu rằng những phương pháp ghi chép về những nguyên nhân tử vong có thay đổi, cảm thấy rằng sự tự sát và hành vi tự
- sát ít quan trọng hơn trong thời kỳ rối loạn hoặc trong chiến tranh so với một bối cảnh xã hội pháp luật hoá cứng nhắc. Không thể giải thích hiện tượng tự sát bằng hệ tư tưởng hoặc tôn giáo, mà nó như là kết quả bất lợi của các yếu tố tâm lý, xã hội và kinh tế. Một phân tích dịch tễ học về các yếu tố này giúp cho việc xây dựng các chương trình dự phòng không phải duy nhất chỉ là những khẩu hiệu, mà những khẩu hiệu đó thường ít hiệu quả ( Ví dụ khẩu hiệu chống thuốc lá ). B. Trong phạm vi sức khoẻ cộng đồng, theo cổ điển người ta chia thành 2 loại song song với nhau; Trước hết là theo các nhóm tuổi, tiếp theo là theo công sở, tư nhân và xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp. 1. Theo các nhóm tuổi: Ở trẻ em, kích động đôi khi là quan trọng mà sự kích động với biểu hiện giống như một hành vi nguy cơ mà chúng ta khó có thể đo được phạm vi tâm lý, để mà mang đến cho nó các biện pháp tâm lý và phương pháp sư phạm phù hợp. Rõ nét hơn là ở một số thanh thiếu niên, tự sát hoặc hành vi tự sát có thể che dấu hoặc biểu hiện một bệnh trầm cảm, hoang t ưởng, hoặc một sự rối loạn về nhân cách. Một nhận xét quan trọng li ên quan với các hành vi nhiễm độc ma tuý và chất xúc tác ( cần hiểu là người nghiện rượu ) với ranh giới giữa một tình trạng bệnh và những hành vi sai lệch hoặc sự độc ác. Tóm lại, ở Pháp, người ta cứu giúp những sự tự sát của người lớn tuổi, đôi khi bắt đầu từ một triệu chứng không điển hình như: chán ăn, rối loạn về tính cách cùng với sự kích động...
- Nhìn chung, các phương diện này đã không được tách ra hoặc rõ hơn, chúng chỉ được sử dụng bởi các bác sỹ đa khoa, hậu quả là làm giảm tối thiểu của các chương trình dự phòng. 2. Theo các công sở và tư nhân: Chúng tôi không trở lại trên những tự sát bất ngờ đến trong phạm vi nghề nghiệp hoặc gia đình. Chúng tôi nhận thấy một phương diện chưa được đánh giá đúng đó là các tự sát ở vùng nông thôn, đặc biệt là nông dân hoặc phụ nữ nông thôn. Hiện tượng này khi thống kê có thể bị bỏ quên, kéo theo những thiệt hại về người đôi khi rất lớn. C. Liên quan giữa sự tự sát và hành vi nguy cơ của những người trẻ ở Pháp, sau đây xin giới thiệu một vài kinh nghiệm của các nhà tâm thần-tâm lý Pháp: 1. Nói chung tự sát và hành vi tự sát nằm trong phạm vi của một tổng thể về hành vi nguy cơ, khi sự tự sát đó không được bộc lộ hoặc là triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn. Vậy cho nên cần phải trang bị cho những người trẻ một cái nhìn phù hợp về cái được và cái mất trên phương diện kinh tế-xã hội. Trong phạm vi sức khoẻ cộng đồng, việc dự phòng tự sát liên quan hầu như tất cả với toàn bộ dân số đó, do đặc tính tâm lý xã hội của lớp người trẻ nên thường không cảm thấy có liên quan hoặc không liên luỵ. Với người trẻ, việc dự phòng tự sát đôi khi cho là không có vấn đề gì, vì quan niệm vấn đề thực sự có thể là một người bất hạnh hoặc là cuộc sống tồi tệ.
- 2. Những người lập chính sách dự phòng này không phải chỉ là những thầy thuốc mà còn có các nhà hoạt động xã hội khác quanh những người trẻ. 3. Vấn đề hành vi nguy cơ không thể giải quyết bằng sự giáo dục về sự nguy hiểm dù rằng sự hiểu biết về mối nguy hiểm cũng không làm cho họ huỷ bỏ nó được. Kết luận: A. Hiện tượng tự sát và hành vi nguy cơ tự sát: là một thực tế đặt ra giữa bệnh tâm thần với sức khoẻ tâm thần, đồng thời về mặt cá nhân là một thực tế của một bệnh trầm cảm hoặc hoang tưởng, và đối với tập thể là một thực tế tiếp cận xã hội mà không câu nệ. Trong lĩnh vực y tế, câu hỏi về chẩn đoán và câu hỏi tìm hiểu là điều cơ bản để nhận biết vấn đề. Mặt khác, có những tự sát bị che đậy và không bộc lộ ra. Tiếp đến, có thể tồn tại những trạng thái bệnh lý mà nó chứa đựng những nguy cơ tự sát rất lớn không được xem nhẹ: bệnh trầm cảm hay trạng thái hoang t ưởng. Cuối cùng, một số lớn các hình thái tự sát chỉ được điều trị duy nhất như là một loại cấp cứu y tế nhưng chúng thường tái diễn, và thường tử vong. Trong lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng, theo truyền thống ngươì ta coi hiện tượng tự sát như là một dạng của các hành vi nguy cơ. Nhóm dân số nghiên cứu có 2 gồm: một nhóm là những thanh niên trẻ và nhóm kia là những người già. ở những người trẻ tuổi, đó là những hành vi lạm dụng (rượu, ma tuý ) đã xảy ra cùng với những
- tai nạn. ở những người lớn tuổi, sự cô đơn là một yếu tố quan trọng của nguy cơ tự sát. B. Một chính sách dự phòng phải đồng thời về y tế và xã hội: Chính sách dự phòng về y tế trong vấn đề nhậy cảm của người dân và những kiến trúc linh thiêng (đặc biệt là xung quanh những nơi tôn nghiêm ). Cần phải chú ý theo dõi và ân cần với những người đang đau khổ trước khi xuất hiện sự việc trầm trọng. Chính sách dự phòng về xã hội đồng thời phải coi các chương trình bảo vệ những người trẻ và những người già như những đối tượng ưu tiên, cũng như vậy đối với những phụ nữ có thai. C. Hiện tượng tự sát là một thước đo của sức khoẻ cộng đồng: Đó là sự phản ánh mức độ sức khoẻ và mức độ tổ chức của một quốc gia. Khuyến cáo thường xuyên là phải có mạng lưới thường trực và sẵn sàng. Cùng với tự sát và bệnh tâm thần phân liệt mà nó là một bệnh ít nhậy cảm với những biến đổi của hoàn cảnh thì cần một hệ thống y tế hiện đại với những chính sách tốt về dịch tễ và vệ sinh y tế. BS. TS tâm lý Lương Cần Liêm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bệnh bụi phổi silic
9 p | 186 | 21
-
Tài liệu Chườm nóng - Chườm lạnh
17 p | 131 | 18
-
TẦN SUẤT YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TỈ LỆ TỬ VONG ĐỘT QUỊ NÃO
20 p | 137 | 10
-
Sắt II Sulfat
8 p | 131 | 9
-
Bài giảng: CHUYỂN HÓA SẮT
17 p | 99 | 7
-
quá trình hình thành từ điển thảo mộc dược học p9
6 p | 64 | 6
-
TỰ SÁT
10 p | 110 | 6
-
Triệu chứng Thiếu máu thiếu sắt
7 p | 86 | 5
-
quá trình hình thành từ điển thảo mộc dược học p7
6 p | 72 | 5
-
quá trình hình thành từ điển thảo mộc dược học p8
6 p | 60 | 5
-
Tự tử - tự sát – Phần 1
9 p | 67 | 4
-
TỔNG QUAN TỰ TỬ ( SUICIDE)
15 p | 51 | 4
-
Tự tử - tự sát – Phần 2
7 p | 88 | 3
-
Tài liệu: XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
7 p | 97 | 3
-
Tự tử - tự sát – Phần 3
8 p | 85 | 3
-
Xạ trị áp sát điều trị ung thư cổ tử cung
3 p | 3 | 1
-
Chuẩn hệ thống máy đo liều dùng trong xạ trị, đo, chuẩn liều các nguồn dùng trong xạ trị áp sát
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn