intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao cần tìm hiểu công ty trước khi xin việc

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

229
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao cần tìm hiểu công ty trước khi xin việc Tìm hiểu kỹ càng công ty mà mình muốn xin việc chứng tỏ bạn quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hiểu và nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng chứng tỏ khả năng phán đoán, sáng tạo và khả năng của bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao cần tìm hiểu công ty trước khi xin việc

  1. Tại sao cần tìm hiểu công ty trước khi xin việc Tìm hiểu kỹ càng công ty mà mình muốn xin việc chứng tỏ bạn quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hiểu và nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng chứng tỏ khả năng phán đoán, sáng tạo và khả năng của bạn. Những ai trải qua một vài cuộc phỏng vấn đều biết có những câu hỏi được hầu hết các nhà tuyển dụng dùng để hỏi ứng viên. Và để có thể trả lời những câu hỏi đó suôn sẻ, tạo được niềm tin trước nhà tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu trước về tổ chức và văn hóa của cơ quan. Bạn có kiến thức đặc biệt gì trong những lĩnh vực mà nghề nghiệp yêu cầu không?(Hình Internet)
  2. Những lý do tại sao cần tìm hiểu công ty trước khi xin việc Một khi đã tìm hiểu kỹ càng công ty mà mình muốn xin việc, bạn có thể chuẩn bị trang phục phù hợp với văn hóa công ty tuyển dụng và đặc biệt, nó giúp bạn sẵn sàng ứng phó với những nhà tuyển dụng khó tính, giúp bạn có thể trả lời những câu hỏi trong phỏng vấn, chứng tỏ bạn là người có trách nhiệm và có khả năng làm việc. 1. Để trả lời câu hỏi: Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? Chính nhờ đã tìm hiểu về công ty, các sản phẩm và dịch vụ của họ từ trước, nên khi trả lời câu hỏi này: Bạn có thể nói về những gì bạn biết được từ công ty và đó là lý do bạn muốn được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty… Những thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.
  3. 2. Để trả lời câu hỏi: Thế mạnh của bạn là gì? Câu trả lời thông thường là: “Tôi có thể làm việc ăn ý với những đồng nghiệp khác, tôi nhiệt tình, tôi có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc…” Nhưng những câu trả lời chung chung như vậy thường ít đem đến sự khác biệt từ bạn với những ứng viên khác. Bời vì thực sự nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới, những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc, có thể biến thế mạnh của bạn thành lợi nhuận của công ty hay không? Vì thế, hãy tập trung làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể (mà bạn đã tìm hiều trước) của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng hoặc bạn có kinh nghiệm trong quảng cáo và tiếp thị…. (Tùy vào thế mạnh ngành nghề đang hoạt động của công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển). 3. Để trả lời câu hỏi: Đâu là điểm yếu của bạn? Nhà tuyển dụng thường “chán ngấy” những câu trả lời giống nhau theo sách vở và họ có cảm giác rằng bạn đang lẩn tránh những điểm yếu thực sự của
  4. mình. Cho dù là thành thật, bạn cũng dễ bị đánh giá là thiếu trung thực. (Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi người đều dám thừa nhận nó) Bởi vậy, nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng bạn thường không tự tin nói trước đám đông. Nhưng không chỉ nói như thế, mà đồng thời bạn nên tiếp tục trình bày giải pháp khắc phục điểm yếu của mình như: - Bắt đầu tôi sẽ thuyết trình với đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công ty trước khi trình bày với một tập thể rộng lớn hơn. Và cũng khẳng định với nhà tuyển dụng rằng, dần dần bạn sẽ khắc phục điểm yếu về thuyết trình này…. 4. Để trả lời câu hỏi: “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?” Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì hiếm có ứng viên nào dám mạnh dạn đề xuất mình thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm khi chưa tìm hiểu, chưa nắm rõ về công ty.
  5. Với câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra những giải pháp của riêng mình. Vì thế, điều quan trọng là bạn nắm được tổ chức ngành nghề của công ty, biết được công việc của bạn sẽ làm là gì: - Sáng tạo, làm việc độc lập hay cần nhiều về kỹ năng hòa hợp, làm việc nhóm? Bạn sẽ có câu trả lời thích đáng với ưu điểm cho bạn. Biết được mục đích thực sự của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc là một lợi thế. Bằng việc cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin thực sự họ muốn biết, đồng thời sự hiểu biết kỹ càng về công ty tuyển dụng sẽ tạo ra sự khác biệt giữa bạn với những ứng viên khác. Tóm lại, kết quả của việc tìm hiểu công ty (tuyển dụng) kỹ càng trước khi xin việc là một cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và đó chính là cách nâng cao khả năng được tuyển dụng nhiều nhất cho bạn. Nghi Quân tổng hợp (Hieuhoc.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2