intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thẩm tra an toàn giao công trình cầu có yếu tố thông thuyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thẩm tra an toàn giao công trình cầu có yếu tố thông thuyền trình bày về các nội dung liên quan đến thẩm tra an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực bên dưới các công trình vượt sông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thẩm tra an toàn giao công trình cầu có yếu tố thông thuyền

  1. THẨM TRA AN TOÀN GIAO CÔNG TRÌNH CẦU CÓ YẾU TỐ THÔNG THUYỀN TS. Đào Huy Hoàng Diễn Đàn An toàn giao thông Việt Nam Hội An toàn giao thông Việt Nam Viện Khoa học và Công nghệ GTVT TÓM TẮT: Các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu vượt sông có yếu tố thông thuyền đồng nghĩa với việc có hoạt động thủy nội địa bên dưới. Do vậy khi thiết kế các công trình này, người ta luôn bố trí hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa. Từ đó đặt ra là bắt buộc phải thẩm tra an toàn giao thông đường thủy cùng với thẩm tra an toàn đường bộ bên trên. Các quy định về kiểm toán an toàn giao thông đường thủy nội địa chưa được quy định cụ thể, chính vì vậy khi triển khai dự án còn hết sức lúng túng. Trong bài báo này xin được trình bày về các nội dung liên quan đến thẩm tra an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực bên dưới các công trình vượt sông. 1. CÔNG TRÌNH VƯỢT SÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY a. Mạng lưới đường thủy nội địa Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống sông, kênh, hồ và đường ven biển rất phong phú với khoảng 2360 sông, kênh, hồ có tổng chiều dài trên 41.000 km. Mạng lưới sông, kênh ở Việt Nam có mật độ lớn, chảy qua hầu hết các thành phố, thị xã đến tận các thôn, ấp, tạo thành trục giao thông đường thủy rất thuận lợi. Theo kết quả điều tra chưa đầy đủ, tổng chiều dài các tuyến vận tải thủy có thể khai thác là 17.000 km, trong đó gần 9.000 km đủ điều kiện để phương tiện có trọng tải 100 tấn trở lên có thể đi lại được. So với các nước trên thế giới, Việt Nam được Tổ chức UNESCO xếp vào tốp 10 nước có mạng lưới giao thông - vận tải thuỷ dầy đặc nhất thế giới. Mạng lưới đường thủy nội địa phía Bắc: Dài gần 2.700km, rộng tối thiểu 30÷36m, sâu tối thiểu 1,5÷3,6m. Độ sâu thay đổi theo mùa. Hoạt động 24/24 giờ. Mạng lưới đường thủy nội địa phía Nam: Dài gần 3.000 km, rộng tối thiểu 30÷100m, sâu tối thiểu 2.5÷4 m. Hoạt động 24/24 trên một số tuyến chính Mạng lưới đường thủy nội địa miền Trung: Dài gần 800 km, vai trò hạn chế. Cảng và bến thủy nội địa là 7.189 điểm, gồm 126 cảng sông, 4.809 bến bốc xếp hàng, 2.348 bến khách ngang sông, nhiều điểm khác không được xếp loại. Đội tàu sông Cục đăng kiểm (2006): 86.000 tàu (chủ yếu chở hàng), trung bình 70 tấn/tàu, và thêm 700.000 tàu nhỏ 1-10 tấn, hiện trạng xuống cấp, tuổi trung bình là 12. 136
  2. Hình 1. Các tuyến đường thủy nội địa và các cảng chính ở khu vực phía Bắc và phía Nam Bảng 1. Lượng hàng hóa chuyên chở liên tỉnh theo phương thức vận tải thủy nội địa và một số loại hình khác dự báo đến năm 2030 Hiện nay, hoạt động vận tải thủy vẫn khai thác dựa vào tự nhiên là chính, trên từng tuyến chỉ đạt 40 - 60% tần suất phương tiện đi lại. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa giải quyết kịp thời các vấn đề của thực tiễn hoạt động vận tải thủy nội địa; công tác rà soát, bổ sung, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chưa kịp thời; 137
  3. nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu; đoàn phương tiện khai thác cũ, lạc hậu, chậm đổi mới về công nghệ; công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, duy tu, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, mô hình tổ chức kinh doanh vận tải còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa gắn kết để phát huy lợi thế; sự kết nối với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt, đường biển chưa được tạo lập một cách phù hợp, chưa có quy hoạch hợp lý để tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, phát triển vận tải đa phương thức mà vận tải thuỷ nội địa là chủ đạo... dẫn đến chi phí vận tải cao hơn các nước có cùng điều kiện. b. Công trình vượt sông trên mạng lưới đường bộ Theo dữ liệu thống kê từ Tổng cục ĐBVN, mạng lưới đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ với 24.598km, chiếm tỉ lệ 4%; đường đô thị có 26.950km, chiếm 5%; đường tỉnh 28.910km, chiếm 5,1%; đường huyện 58.430km, chiếm 10%; đường liên xã 144.670km, chiếm 25%; đường thôn xóm, đường trục nội đồng 289.790km, chiếm 51% và 1.163km đường cao tốc. Trong những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu GTVT đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Trên mạng lưới đường chính yếu có tổng số khoảng trên 7.200 cầu, số cầu trong tình trạng tốt chưa đạt 80%. 30% số cầu cần được nâng cấp và khôi phục, 20% số cầu là cầu hẹp. Lần lượt trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ có 2.200 và 630 cầu tạm có tải trọng thấp. 2. THẨM TRA AN TOÀN GIAO THÔNG BÊN DƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH VƯỢT SÔNG a. Cơ sở pháp lý 1) Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; 2) Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; 3) Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; 4) Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 về quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa; 5) Thông tư số 50/2017/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2017 Quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa. 6) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT về báo hiệu đường thủy nội địa. Một số văn bản QPPL cần tham khảo thêm 138
  4. - Nghị định số 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. - Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa. - Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa. - Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. - Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa - Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BGTVT-BVHTTDL hướng dẫn về cấp biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch. - Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. - Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa. - Thông tư số 73/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011 về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu Đường thủy nội địa Việt Nam. - Quyết định số 30/2004/QĐ-BGTVT Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa. - Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa; Thông tư số 49/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét - địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa. - Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa. - Thông tư số 83/2015/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa. - Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg về quy định tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa. - Thông tư số 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa. - Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa. b. Quy định về việc phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống Theo Luật giao thông đường thủy nội địa, Điều 43. Phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống quy định: 139
  5. 1. Trước khi đưa phương tiện đi qua khoang thông thuyền, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây: a) Nắm vững các thông số chiều rộng, chiều cao của khoang thông thuyền, tình trạng luồng và dòng chảy; b) Kiểm tra hệ thống lái, neo, đệm chống va, sào chống; c) Trường hợp là đoàn lai, phải lập phương án lắp ghép đội hình phù hợp với chiều rộng và chiều cao của khoang thông thuyền, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thuyền viên. 2. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chỉ được đưa phương tiện qua khoang thông thuyền khi xét thấy đủ điều kiện an toàn; trường hợp cần thiết, phải xin chỉ dẫn của bộ phận điều tiết giao thông hoặc đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa. 3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải điều khiển phương tiện đi đúng khoang có báo hiệu thông thuyền; đối với những khoang thông thuyền có phao dẫn luồng, phải điều khiển phương tiện đi trong giới hạn của hai hàng phao. 4. Nơi khoang thông thuyền có dòng nước xoáy hoặc chảy xiết, nếu thấy không an toàn, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải tìm biện pháp để đưa phương tiện qua khoang thông thuyền an toàn; trường hợp phải chờ qua khoang thông thuyền, phương tiện phải được neo buộc chắc chắn tại vị trí an toàn và bố trí người trực trên phương tiện. 5. Những nơi có điều tiết giao thông, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông. c. Quy định về báo hiệu đường thủy nội địa theo QCVN 39:2020/BGTVT bố trí khu vực bên dưới và lân cận công trình vượt sông. 140
  6. 141
  7. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đường thủy nội địa còn nhiều bất cập, tồn tại tình trạng các tuyến vận tải thủy đều không đồng cấp. Hệ thống báo hiệu còn chưa đồng bộ giữa báo hiệu của đơn vị quản lý đường thủy nội địa và báo hiệu của chủ công trình; lực lượng phương tiện phát triển nhanh, lại không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số khu vực đô thị, khu công nghiệp... Hiện nay các công trình vượt sông (cầu) khi thiết kế đã bố trí hệ thống báo hiệu, tín hiệu được gắn trên lan can hoặc trụ cầu, tuy nhiên vấn đề điều tra khảo sát luồng, phương tiện vận tải thủy chưa đầy đủ, chi tiết nên cũng còn nhiều bất cập trong thiết kế. 142
  8. Cần Đào tạo thẩm tra viên ATGT đường thủy nội địa để đánh giá, rà soát và đề xuất các giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực bên dưới các công trình vượt sông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008. [2]. Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014. [3]. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. [4]. Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; [5]. Thông tư số 01/2019/TT-BGTVT quản lý, bảo trì công trình đường [6]. Thông tư số 50/2017/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2017 Quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa [7]. QCVN 39:2020/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa [8]. QCVN 41:2019/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. [9]. TCVN 4054: 2005 - Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế. [10]. TCXDVN 104: 2007 - Đường đô thị- Yêu cầu thiết kế. [11]. TCVN 5729:2012 - Yêu cầu thiết kế đường cao tốc. 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2