Thời hạn thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ thời điểm nào?
lượt xem 5
download
Việc xác định thời điểm chấp hành hình phạt là rất quan trọng trong công tác xét xử các vụ án hình sự. Bởi đó không chỉ là thời điểm mà người bị kết án phải bị áp dụng chế tài hình sự (hình phạt) mà còn là cái mốc để xác định thời điểm họ chấp hành xong hình phạt và xác định người bị kết án được xoá án tích từ lúc nào qua đó để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm nếu sau đó họ tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thời hạn thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ thời điểm nào?
- Thời hạn thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ thời điểm nào?
- Việc xác định thời điểm chấp hành hình phạt là rất quan trọng trong công tác xét xử các vụ án hình sự. Bởi đó không chỉ là thời điểm mà người bị kết án phải bị áp dụng chế tài hình sự (hình phạt) mà còn là cái mốc để xác định thời điểm họ chấp hành xong hình phạt và xác định người bị kết án được xoá án tích từ lúc nào qua đó để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm nếu sau đó họ tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS) cũng như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể về thời điểm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ lúc nào nên thực tiễn xét xử vẫn áp dụng chưa thống nhất. Khi nói rằng hiện nay pháp luật chưa có quy định thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ thời điểm nào ắt sẽ có người viện dẫn khoản 5 điều 5 của Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 60) để phản bác lại nhận định này. Tại khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 60 đã quy định: “người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian chấp hành hình phạt cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hành hình phạt được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án”. Để hiểu rõ về quy định này chúng ta có thể tham khảo thêm khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10- 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 61). Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 cũng có quy định giống như khoản 5 Điều 5 Nghị định số 60 đó là: “người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại
- ngũ, nhưng không được tính vào thời gian xét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án”. Với quy định này nhiều toà án địa phương cho rằng khoản 5 Điều 5 Nghị định 61 là mâu thuẫn với khoản 1 Điều 60 bộ luật hình sự 1999 BLHS và các hướng dẫn trước đây về thời hạn thử thách của án treo (tính từ ngày tuyên án sơ thẩm) nên đã yêu cầu toà án nhân dân tối cao giải thích. tại điểm 3 mục i công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của toà án nhân dân tối cao đã giải đáp rằng: quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 không có gì mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS 1999 nên thời hạn thử thách vẫn được tính từ ngày tuyên án sơ thẩm như các văn bản hướng dẫn trước đây. quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 được áp dụng đối với người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương nếu vẫn được tiếp tục làm việc, thì thời gian thử thách để được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ chỉ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án, chứ không phải kể từ ngày toà án cho cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách. Như vậy, đối với khoản 5 Điều 5 Nghị định số 60 tuy chưa có hướng dẫn, nhưng với cách quy định hoàn toàn giống với quy định của khoản 5 Điều 5 Nghị định số 61 nên chúng ta có thể hiểu rằng thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ và thời gian thử thách của án treo quy định tại hai Nghị định nói trên là chỉ để cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án tính thời gian công tác, thời gian tại ngũ và thời gian không được xét nâng lương, phong quân hàm chứ không phải là quy định để toà án xác định thời điểm thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và thời gian thử thách của án treo. cho nên, có thể khẳng định rằng đến thời điểm này pháp luật chưa có quy định về thời hạn thi hành
- hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ thời điểm nào, do đó thực tiễn xét xử vẫn có sự nhận thức khác nhau dẫn đến áp dụng chưa thống nhất. Hiện nay, phần lớn các bản án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đã tuyên thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày tuyên án sơ thẩm (tương tự như án treo). trong khi đó cũng có không ít bản án lại tuyên thời hạn thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc có những bản án tuyên tính từ ngày có quyết định thi hành án. Những người theo quan điểm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày tuyên án đã cho rằng: hình phạt cải tạo không giam giữ cũng giống như thời hạn thử thách của án treo, vì theo quy định tại Điều 31 và Điều 60 của Bộ luật hình sự thì khi chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ và trong thời gian thử thách của án treo toà án đều giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú phối hợp với gia đình người bị kết án để giám sát, giáo dục. từ sự giống nhau đó những người theo quan điểm này còn cho rằng thời gian thử thách của án treo cũng là loại hình phạt giống như hình phạt cải tạo không giam giữ, thậm chí có nhiều thẩm phán còn gọi là “tù treo” để phân biệt với “tù giam” (lưu ý là BLHS chỉ có khái niệm hình phạt “tù có thời hạn” và “tù chung thân” chứ hoàn toàn không có khái niệm “tù treo” và “tù giam”). Cái lý của những người theo quan điểm này lập luận là nếu cho rằng án treo là “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có Điều kiện”, mà đã gọi là miễn chấp hành hình phạt tại sao toà án lại phải ra quyết định thi hành. Và theo quy định tại Điều 264 của Bộ luật tố tụng hình sự và các điều luật đã viện dẫn ở trên, thì việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo hoàn toàn giống như hình phạt cải tạo không giam giữ. Do đó, thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ cũng phải được tính từ ngày tuyên án như cách tính thời hạn thử thách của án treo.
- Ngược lại với quan điểm nêu trên, những người theo quan điểm thứ hai khẳng định rằng: hình phạt cải tạo không giam giữ và thời gian thử thách của án treo là hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt trong hệ thống các hình phạt được quy định tại Điều 28 của Bộ luật hình sự. Còn án treo không phải là một loại hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. tức là căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì toà án cho miễn chấp hành hình phạt tù với một điều kiện là trong thời hạn thử thách do toà án ấn định người bị kết án phải không phạm tội mới, nếu trong thời hạn đó mà người bị kết án phạm tội mới thì không được miễn mà buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Tuy người bị kết án không phải chấp hành hình phạt tù nhưng cũng chưa hoàn toàn được miễn mà phải chờ qua thời gian thử thách, tức là bản án bị “treo” lại một thời gian gọi là “án treo”. Như vậy, thời gian thử thách của án treo là một điều kiện về thời gian để thử thách về khả năng cải tạo, rèn luyện đối với người bị kết án chứ không phải là hình phạt. Vì vậy, thời hạn thử thách đặt ra đối với người bị kết án tính từ ngày tuyên án sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý. Còn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt nên phải được tính từ ngày có quyết định thi hành bản án. Vì chỉ khi có quyết định thi hành bản án thì người bị kết án mới phải bị chấp hành hình phạt. Theo Điều 31 Bộ luật hình sự thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, đây là điểm khác nữa so với thời gian thử thách của án treo. Mặt khác, trong thời gian thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ nghiêm ngặt theo quy định của Nghị định số 60/2000/NĐ-CP chẳng hạn như việc khấu trừ thu nhập... Do đó, nếu thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày tuyên án thì những nghĩa vụ đó người bị kết án sẽ không phải chấp hành trong thời gian từ khi tuyên án sơ thẩm đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Nên thời hạn chấp hành
- hình phạt cải tạo không giam giữ được tính từ ngày có quyết định thi hành án là hoàn toàn đúng cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm thứ hai và xin trao đổi thêm rằng: một thực trạng hiện nay là hầu hết các bản án đều ấn định thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày tuyên án sơ thẩm là hoàn toàn không đúng tinh thần quy định của pháp luật. Sở dĩ có tình trạng đó là do các quy định của pháp luật về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và án treo quá giống nhau dẫn đến nhiều người đã có sự nhầm lẫn về bản chất pháp lý. Như đã nói ở trên thì hình phạt cải tạo không giam giữ và thời gian thử thách của án treo là hoàn toàn khác nhau về bản chất pháp lý. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì theo Nghị định số 61 vấn đề này được quy định hoàn toàn giống nhau. Do đó, đòi hỏi đặt ra là cần có quy định sao cho phù hợp để phân định rõ sự khác nhau giữa việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ với thời gian thử thách của án treo. Bản chất của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Ngoài ra, việc quy định đưa bản án cho hưởng án treo ra thi hành án liệu có phù hợp với cơ sở lý luận về bản chất của án treo hay không? Đây cũng là vấn đề cần phải nghiên cứu xem xét lại nhất là khi xây dựng ban hành luật thi hành án hình sự. Để có sự nhận thức và áp dụng thống nhất trong việc xác định thời điểm chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm phát huy được tác dụng và hiệu quả của loại hình phạt này và sự công bằng giữa những người bị kết án, rất mong bạn đọc tham gia trao đổi, qua đây cũng mong rằng các cơ quan có thẩm quyền cần sớm hướng dẫn về vấn đề này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề Thi Trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương
7 p | 1673 | 500
-
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung): Phần 2 - PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên) (Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội)
259 p | 563 | 218
-
Bài giảng Luật Tố tụng Hình sự: Bài 9 - ThS. Võ Thị Kim Oanh
20 p | 249 | 90
-
Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 9: Thi hành bản án và quyết định của tòa án
18 p | 223 | 45
-
Tìm hiểu về Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng: Phần 1
192 p | 199 | 41
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 15 - ThS. Vũ Thị Thúy
59 p | 167 | 28
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XV - ThS. Trần Đức Thìn
40 p | 108 | 23
-
Đề án: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2017-2020
47 p | 110 | 18
-
ÔN THI PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
11 p | 141 | 17
-
Bài giảng Các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự - Chu Thị Trang Vân
18 p | 119 | 10
-
Bất cập quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng môi giới mua bán bất động sản
11 p | 43 | 7
-
Một số vi phạm trong công tác xét tha tù trước thời hạn có điều kiện thông qua thực tiễn công tác kiểm sát
4 p | 21 | 2
-
Bài giảng Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt
44 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn