intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong cơ chế vận hành của Cộng đồng kinh tế ASEAN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong cơ chế vận hành của Cộng đồng kinh tế ASEAN

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong cơ chế vận hành của Cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN CUSTOMS PROCEDURES AND TAX POLICIES FOR GOODS EXPORT AND IMPORT IN OPERATION MECHANISM OF ASEAN ECONOMIC COMMUNITY TS. Nguyễn Quốc Tuấn, ThS. Trần Văn Anh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tuannhs@yahoo.com TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả về việc nhận diện những vấn đề trở ngại và đề xuất biện pháp giải quyết nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Nhóm tác giả đã thực hiện tìm hiểu vai trò của tổ chức, hiệp hội trong khu vực và thế giới, từ đó hệ thống hoá lý luận để nhằm cung cấp hiểu biết về các tổ chức ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các tổ chức khác. Bên cạnh đó đã tìm hiểu thực tiễn các hiệp định thương mại hàng hoá (ATIGA), hiện đại hoá hải quan trong ASEAN và những vấn đề thực tiễn khác. Bằng việc sử dụng đa dạng các biện pháp nghiên cứu, trong đó điển hình là đã thực hiện hoạt động tập huấn và phỏng vấn chuyên gia, nhóm tác giả nhận diện được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hải quan trong tiến trình hội nhập và đã đề xuất những giải pháp cải thiện thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AEC. Từ khóa: ASEAN, AEC, thủ tục hải quan, thuế, thuế quan, xuất nhập khẩu. ABSTRACT The paper presents the research results of the authors on the obstacles and proposes solutions in order to improve customs procedures and tax policies for exports and imports in the integration of the ASEAN Economic Community (AEC).The authors have found out about the role of organizations and associations in the region and the world, from which the authors have systematized to provide knowledge about the organization of ASEAN, ASEAN Economic Community (AEC) and other organizations. Besidesthe authors have researched about reality of the ASEAN Trade in Goods Agreement (ATIGA), customs modernization in ASEAN and other practical issues. By using a variety of research methods particularly including training activities and expert interviews, the authors have not only identified the problems arising in the field of customs in progress of integration but also proposed solutions to improve customs procedures and tax policies for exports and imports in AEC integration process. Key words: ASEAN, AEC, customs procedures, tax, tariffs, exportsand imports. 1. Đặt vấn đề Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đƣợc thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng dịch chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Từ năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 với 3 trụ cột chính: Cộng đồng an ninh – chính trị (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa – xã hội (ASCC). Năm 2007, các nƣớc ASEAN quyết định đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vựcvà đồng ý rút ngắn tiến trình hội nhập kinh tế khu vực bằng việc thông qua kế hoạch hành động AEC và thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. AEC hƣớng đến mục tiên xây dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vƣợng và ổn định, thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng, đảm bảo sân chơi bình đẳng và hiệu quả kinh tế khu vực ngày càng cao. 103
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Trong quá trình hình thành, tạo dựng và cơ chế vận hành của AEC sau này, Hải quan đóng vai trò không nhỏ để đáp ứng mục tiêu tự do lƣu chuyển hàng hóa trong khu vực. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1. Các khái niệm ASEAN, AEC và vai trò của nó ASEAN: là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đƣợc thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thailand đánh dấu bằng sự kiện ký kết tuyên bố ASEAN (hay tuyên bố Bangkok) của các thành viên sáng lập Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Tiếp đó, sự gia nhập của Vƣơng quốc Brunei vào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó là Cambodia ngày 30/04/1999 nâng tổng số thành viên ASEAN hiện tại lên đến con số 10. Với vai trò là một tổ chức thống nhất các quốc gia Đông Nam Á hoạt động vì hòa bình, ổn định và thịnh vƣợng chung, vì sự hợp tác lâu dài cho mục tiêu phát triển ngày càng năng động, các nhà lãnh đạo ASEAN đa hoạch định tầm nhìn chung ASEAN đến năm 2020 ngay trong năm 2003 vớiquyết tâm thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN. Đến năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN mộtlần nữa khẳng định cam kết hội nhập khu vực và nhất trí đẩy nhanh hơn quá trình thành lập cộngđồng ASEAN vào năm 2015. Ba trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN sẽ lần lƣợt thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực dƣới sự hƣớng dẫn của hiến chƣơng ASEAN. AEC (tiếng Anh là ASEAN Economic Community):Cộng đồng kinh tế Asean là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên sau: Brunei, Cam-phu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. AEC là một trụ cột nằm trong Công đồng chung Asean. Việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, bao gồm năm yếu cố cơ bản: dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; dịch chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tƣ. Theo đó, AEC thúc đẩy mạng lƣới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với vai trò là một trung tâm sản xuất toàn cầu đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ƣu tiên nhƣ: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng đƣờng hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngƣ nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, nghành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác…,đồng thời cho phép tự do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao/tài năng trong kinh doanh,hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bƣớc bị xóa bỏ. Các nhà đầu tƣ ASEAN sẽ đƣợc tự do đầu tƣ vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên gia và lao động có tay nghề sẽ đƣợc luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục hải quan và thƣơng mại khi đa đƣợc tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch. Cộng đồng kinh tế ASEAN hƣớng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vƣợng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ƣu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thƣơng mại điện tử. ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và hiệu quả kinh tế khu vực ngày càng cao. 104
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Mục đích của hiệp định khung AEC đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏlà thúc đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng cách lợi thế hóa phƣơng pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Những động lực này là để lấp đầy khoảng cách giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đầy hội nhập kinh tế của Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho phép các nƣớc thành viên cùng hƣớng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc gia này đều có đƣợc lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế. Với thị trƣờng tƣơng tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trƣờng toàn toàn cầu hóa ngày càng cao. Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, nhƣ chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ƣu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trƣờng toàn cầu, đạt đƣợc mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trƣờng quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trƣờng ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lƣới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp.AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) ATIGA (tiếng Anh là ASEAN Trade in Goods Agreement): là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thƣơng mại hàng hóa trong nội khối và đƣợc xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã đƣợc thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thƣ có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nƣớc ASEAN phải dành cho nhau mức ƣu đãi tƣơng đƣơng hoặc thuận lợi hơn mức ƣu đãi dành cho các nƣớc đối tác trong các Thỏa thuận thƣơng mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hƣớng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm 105
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC. Mục tiêu thành lập thị trƣờng và cơ sở sản xuất đồng nhất vào năm 2015 với dòng lƣu chuyển hàng hóa tự do đó hỏi phải có sự kết hợp của những biện pháp hội nhập sẵn có và các biện pháp bổ sung tƣơng ứng với thƣơng mại hàng hóa trong khu vực. Để đạt đƣợc điều này, các bộ trƣởng kinh tế ASEAN trong tháng 8/2007 đa nhất trí thực hiên chƣơng trình thuế quan ƣu đai có hiệu lực chung cho khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (CEPT – AFTA) và biến nó trở thành công cụ pháp lý toàn diện hơn. Chính điều này đã dẫn tới việc ký kết hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào tháng 2 năm 2009. Hiện nay, ATIGA đã bao gồm lộ trình hoàn thiện cắt giảm hàng rào thuế quan áp dụng với cácquốc gia thành viên và loại bỏ dần các mức thuế cụ thể áp dụng với từng loại hàng hóa khácnhau cho từng năm đến năm 2015, lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan trở nên minhbạch hơn và có thể dự đoán trƣớc đƣợc trong cộng đồng kinh tế. ATIGA bao gồm các điều khoản đảm bảo dòng dịch chuyển tự do hàng hóa trong ASEANnhƣ: tự do hóa thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, lợi thế hóa thƣơngmại, hải quan, tiêu chuẩn và tính hợp lý của tiêu chuẩn, biện pháp vệ sinh dịch tễ. ATIGAcòn bao gồm cả những cam kết toàn diện liên quan tới thƣơng mại hàng hóa cùng những thỏathuận và cơ chế giữa các tổ chức hỗ trợ cho quá trình thực hiện.Điều này cho phép các cơquan liên ngành trong ASEAN có đƣợc hành động đồng nhất. Để thực hiện mục tiêu xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cần phải có các biện pháp cụ thể đểthực hiện các điều khoản của biện pháp phi thuế quan trong ATIGA đồng thời cũng phải thiếtlập cơ chế giám sát cam kết xóa bỏ rào cản phi thuế quan. Từ 2015, ATIGA bƣớc vào giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ sâu các dòng thuế theo các nguyên tắc đã đƣợc ký kết. Đến 01/01/2015, Việt Nam đã cắt giảm 8.579 dòng thuế (chiếm 90% số dòng thuế trong biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống 0%, số còn lại (bao gồm 687 dòng thuế) sẽ đƣợc điều chỉnh về 0% vào năm 2018 chủ yếu là các mặt hàng nhạy cảm nhƣ ôtô, xe máy, phụ tùng linh kiện ôtô-xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, tủ lạnh, máy điều hòa, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản phẩm nhựa, phôi thép, lốp ôtô, vô tuyến, tàu thuyền. Nhƣ vậy, ngoại trừ xăng dầu và 7% dòng thuế thuộc danh mục hàng hóa nhạy cảm có thời gian bảo hộ dài, thì những mặt hàng đang còn chịu thuế đƣợc đƣa về mức thuế suất 0% kể từ 1/1/2015, cho hàng hóa nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN. Hiện nay Biểu thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018 theo Thông tƣ 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/201. Ngoài ra ASEAN còn ký kết một số Hiệp định thƣơng mại với các đối tác nhƣ Trung Quốc (Biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo Thông tƣ 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014), Hàn Quốc (Biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo Thông tƣ 167/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014), Úc – Niu Di – Lân (Biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo Thông tƣ 168/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014), Ấn Độ (Biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo Thông tƣ 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014), Nhập Bản (Biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo Thông tƣ 20/2012/TT- BTC ngày 15/02/2012). 2.2.2. Hiện đại hóa Hải quan trong ASEAN Hệ thống hải quan các nƣớc trong Asean đã nỗ lực cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan để nâng cao lợi thế trong thƣơng mại. Các ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ việc thông quan hàng hóa, làm giảm chi phí và thời gian thông quan. Cơ quan hải quan cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để nâng cao chất lƣợng phục vụ, cũng nhƣ tuân thủ các tiêu chuẩn định sẵn: Công ƣớc Kyoto sửa đổi, Hiệp định trị giá hải quan, thực hiện khung tiêu chuẩn SAFE của Tổ chức Hải quan thế giới. Hải quan các nƣớc ASEAN cũng nỗ lực xây dựng Danh mục hài 106
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) hoà biểu thuế quan của các nƣớc ASEAN để thống nhất mã số, phân loại những mặt hàng có tính đặc thù trong ASEAN. Áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phƣơng tiện vận tải. Tăng cƣờng kết nối thông tin giữa Hải quan trong ASEAN tiến đến thực hiện chính sách một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Đặt mối quan hệ chung giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp cũng nhƣ các doanh nghiệp trong thông quan hàng hóa. 2.2.3. Tiềm năng của khu vực ASEAN ASEAN là một khu vực kinh tế năng động có: - Diện tích: 4.435.670 km2 - Dân số: 598.498.000 ngƣời - GDP: 1.850.855 triệu USD -Tổng giá trị thƣơng mại: 2.042.788 triệu USD - Tổng giá trị đầu tƣ: 74.081 triệu USD - Các đối tác thƣơng mại chính: Trung Quốc, EU, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ,… ASEAN là khu vực xuất khẩu lớn thứ tƣ trên thế giới chiếm khoản 7%, chỉ sau Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc/Hồng Kông. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu tài liệu Tác giả đã nghiên cứu một số những tài liệu liên quan sau: - Hiến chƣơng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam châu. - Cộng đồng kinh tế ASEAN - Sổ tay kinh doanh của Ban thƣ ký ASEAN. - Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiến chƣơng ASEAN và ý tƣởng cộng đồng kinh tế ASEAN của Hội nông dân châu Á vì phát triển bền vững (AFA) và Tổ chức phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (ASIADHRRA). - Tiến trình hình thành cộng động kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm hội nhập và những thách thức đối với Việt Nam của Trung tâm thông tin – Tƣ liệu số 8/2014. - Asean Economic Community Blueprint – Association of Southeast Asian Nations. - The Asean Economic community: Progress, Challenges and Prospect - Siow Yue Chia. - The road to the Asean Economic community 2015: The challenges and opportunities for enterprises and their representative organizations – Gary Rynhart and Jae - Hee Chang. 3.2. Tập huấn Tác giả đƣợc tham gia buổi tập huấn ― Những điều cần biết về Công đồng Kinh tế Asean‖ tại Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng ngày 03/4/2015, diễn giả: ông Nguyễn Thành Hƣng – Phó vụ trƣởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ. 3.3. Thảo luận chuyên gia Tác giả đã trao đổi trực tiếp với các giảng viên phụ trách các chƣơng trình tập huấn và các nhà khoa học về các vấn đề cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập AEC, trong đó tập trung thảo luận 107
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG về những trở ngại khó khăn và hƣớng khắc phục trong việc hoàn thiện chính sách và thủ tục Hải quan trong tiến trình hội nhập. Ngoài ra tác giả sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích dữ liệu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đánh giá thực trạng và yêu cầu của Hải quan trong tiến trình hội nhập 4.1.1. Thực trạng hoạt động của Hải quan trong tiến trình hội nhập Trong những năm qua, ngành Hải quan đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại nhằm mục tiêu cao nhất là quản lý có hiệu quả đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa, giảm thời gian nộp thuế, giảm giấy tờ trong quá trình làm thủ tục từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh. Những nội dung này hƣớng đến một chất lƣợng phục vụ ngày cảng tốt hơn, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, phù hợp với cam kết trong Bản kế hoạch hành động của Cộng đồng kinh tế Asean. Hiện nay, ngành Hải quan đã thực hiện những nội dung liên quan đến Cộng đồng kinh tế Asean nhƣ sau: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ. Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia, do Nhật Bản viện trợ, gồm 02 hệ thống nhỏ: (i) Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (Tên tiếng Anh là Viet Nam Automated Cargo Clearance System, gọi tắt là Hệ thống VNACCS), sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; (ii) Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS). Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử (e-Declaration); Manifest điện tử (e-Manifest); Hóađơn điện tử (e-Invoice); Thanh toán điện tử (e-Payment); C/O điện tử (e-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát. Hệ thống VNACCS còn có thêm các chức năng, thủ tục đó là thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất. Hệ thống VNACCS/VCIS bắt đầu triển khai trên toàn quốc ngày 01/4/2014 Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Cục Hải quan Hà Nội) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I (Cục Hải quan Hải Phòng).Tại Đà Nẵng, bắt đầu từ 18/4/2014. Mắc dù trong quá trình vận hành Hệ thống còn một số vƣớng mắc, tuy nhiên Hệ thống hỗ trợ khai tự động nhiều chỉ tiêu giảm sai sót trong quá trình nhập liệu, giảm việc phụ thuộc vào giấy tờ do văn bản pháp luật đã đƣợc mã hóa và cập nhập vào hệ thống: quản lý chuyên ngành, biểu thuế, chữ ký số..., tốc độ tiếp nhập dữ liệu và phản hồi đến doanh nghiệp rất nhanh chóng, về cơ bản đã đƣợc công đồng doanh nghiệp đánh giá cao, ủng hộ. Phối hợp thu NSNN qua cổng thanh toán điện tử: Ngoài việc trao đổi dữ liệu điện tử số thu nộp NSNN với Kho bạc nhà nƣớc, hiện cơ quan hải quan đã ký thỏa thuận phối hợp thu NSNN với 19 NHTM, qua đó cơ quan Hải quan và NHTM có thỏa thuận chuyển dữ liệu số phải thu và số đã thu cho nhau phục vụ cho việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan đều đƣợc quản lý bằng các ứng dụng tin học, đó là các ứng dụng vệ tinh phục vụ cho việc thông quan hàng hóa trên Hệ thống VNACCS và công tác quản lý hải quan đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng hệ thống pháp luật về hải quan phù hợp với tiêu chuẩn của hải quan thế giới.Luật Hải quan năm 2014 (hiệu lực từ 01/01/2015) đƣợc ban hành thay thế cho Luật Hải quan trƣớc đây với 108
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) nhiều thay đổi để tạo điều kiện hơn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhƣ: Công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan (trƣớc đây không quy định), hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm ngƣời khai hải quan xuất trình hàng hóa để kiểm tra, đối với lô hàng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra không quá 02 ngày (trƣớc đây không quá 08 giờ đối với lô hàng kiểm tra xác xuất, 02 ngày đối với kiểm tra toàn bộ, đƣợc gia hạn thêm 08 giờ làm việc). Quy định xác định trƣớc khi nhập khẩu hàng hóa về trị giá, phân loại, xuất xứ để phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Quy định về áp dụng ký thuật quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, kiểm tra sau thông quan nhằm giảm bớt tiền kiểm, tăng cƣờng hậu kiểm...Trên cơ sở Luật, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Thông tƣ 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 đã cụ thể hóa các quy định của Luật, các quy định này đã đơn giản hóa thủ tục hải quan so với quy định trƣớc đây. Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi to vào công tác hải quan.Cơ quan hải quan thực hiện quản lý hải quan trên cơ sở quản lý rủi ro nhằm đánh giá, phân loại các rủi rocó tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế. Quản lý rủi ro giúp cơ quan hải quan ngăn ngừa, pháp hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi đối với ngƣời thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tuân thủ tốt pháp luật trong lĩnh vực nay. Thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN). AHTN đƣợc xây dựng và mở rộng ở cấp độ 8 số dựa trên Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới, chi tiết các hàng hóa trong AHTN tuân thủ theo nguyên tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo HS. Danh mục này nhằm chuẩn hóa công tác phân loại trong ASEAN. Áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia, tiến đến một cửa ASEAN.Cơ chế một cửa quốc gia là một hệ thống tích hợp gồm cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia, hệ thống thông quan của cơ quan Hải quan, các hệ thống cấp phép của các Bộ ngành liên quan. Đến ngày 04/6/2015, đã có 6 bộ, ngành kết nối cơ chế một cửa quốc gia (NSW): Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thƣơng, Bộ y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng. Với cơ chế này, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ cho một điểm tiếp nhận duy nhất và nhận kết quả từ nhiều cơ quan nhà nƣớc khác nhau nên tiết kiệm nhân lực, thời gian trong khâu chuẩn bị, nộp hồ sơ. Ngày 05/6/2015, tại Đà Nẵng đã chính thức triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển, theo đó toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận sẽ thực hiện khai báo thủ tục tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh thông qua Cổng thông tin NSW. Nhƣ vậy, thay vì phải gửi 12 chứng từ cho 4 cơ quan xử lý thủ tục gồm: Cảng vụ (thuộc Cục Hàng hải Việt Nam), Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch đến nay, các DN vận tải biển chỉ cần gửi thông tin lên cổng thông tin điện tử của NSW và nhận kết quả xử lí từ đầu mối duy nhất này. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) tiền đề quan trọng, điều kiện tiên quyết để kết nối vào Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Các thủ tục đƣợc các quốc gia lựa chọn để kết nối đầu tiên là trao đổi thông tin về chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc khu vực ASEAN (C/O mẫu D) và thông tin tờ khai hải quan ASEAN.Việt Nam đang đặt mục tiêu vào nhóm ASEAN-6 (nhóm 6 nƣớc dẫn đầu khu vực về giải quyết thủ tục đối với hàng hóa XNK). Theo đánh giá của Phó thủ tƣớng Vũ Văn Ninh: ―Tuy nhiên, nếu các bộ, ngành tiếp tục thực hiện tốt NSW với tinh thần làm việc quyết liệt, trách nhiệm như thời gian vừa qua, đến năm 2016, Việt Nam có thể đứng vào nhóm ASEAN-3 (nhóm 3 nước dẫn đầu) chứ không chỉ là ASEAN-6‖- Báo Hải quan online ngày 05/6/2015. 109
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4.2. Mục tiêu của giải pháp hội nhập - Bảo đảm tính minh bạch, nhất quan trong việc áp dụng pháp luật hải quan, chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, có thể dự đoán, để các nhà đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh trong khối Asean có thể hoạch định cho tƣơng lai. - Tăng cƣờng quản lý hiệu quả, tiết kiệm các thủ tục hải quan, và thông quan hàng hóa nhanh chóng. Ngành hải quan không ngừng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực mình quản lý nhằm rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh.Tạo thuận lợi cho thƣơng mại thông qua việc nhanh chóng thông quan hàng hóa. - Đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục và thông lệ ở mức độ có thể. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, các quy định phải thiết lập hƣớng đến sự phù hợp với các tiêu chuẩn và thực tiễn đƣợc khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới và các tổ chức quốc tế khác liên quan đến Hải quan, đồng thời phù hợp với pháp luật Việt Nam. - Tăng cƣờng hợp tác giữa cơ quan hải quan các nƣớc trong khối. Thƣờng xuyên duy trì các đầu mối, các kênh trao đổi thông tin giữa hải quan các nƣớc nhằm quản lý tốt các giao dịch thƣơng mại, ngăn ngừa, phòng chống, phát hiện kịp thời hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại. - Áp dụng có hiệu quả các thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ để nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của cơ quan hải quan. 5. Giải pháp và kiến nghị 5.1. Giải pháp - Xây dựng pháp luật đồng bộ, đầy đủ: Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015, tuy nhiên vẫn còn vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Vẫn còn tình trạng: Luật chờ Nghị định và Thông tƣ (Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, HL ngày 15/3/2015, TT 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, HL 01/4/2015). Các cơ quan quản lý chuyên ngành hƣớng dẫn theo Nghị định 187/2013/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại chƣa hƣớng dẫn cụ thể hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành, hoặc chậm đƣợc đổi mới phù hợp với thị trƣờng và xu thế hội nhập nên khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cho cả cơ quan quản lý. Sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế. - Tiếp tục hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ hải quan, các ứng dụng CNTT phục vụ công tác hải quan phải đƣợc tích hợp, kết nối đồng bộ, đảm bảo cho dòng dữ liệu chính xác, nhanh chóng. - Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan nhằm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu có hiệu quả. Hoàn thiện bộ tiêu chí quản lý rủi ro để đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp đảm bảo sự chính xác, công bằng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật. Thƣờng xuyên phân tích, thông tin để đánh giá trọng tâm những rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân luồng tờ khai có hiệu quả, có biện pháp quản lý phù hợp. Công tác kiểm tra sau thông quan cần phải thực hiện trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng cũng đảm bảo việc ngăn ngừa, phát hiện những sai sót, vi phạm từ phía doanh nghiệp trong quá trình khai báo hải quan. - Quản lý việc phân loại, áp mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thống nhất trong toàn quốc, tránh mỗi nơi áp dụng một mã số, thuế suất khác nhau gây mất công bằng cho các doanh nghiệp. - Duy trì các kênh đối thoại, tham vấn giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, hƣớng dẫn các thủ tục theo quy định. 110
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) - Cơ quan hải quan đánh giá sự tuân thủ pháp luật để phục vụ công tác quản lý về hải quan, ngƣợc lại phía doanh nghiệp cũng đánh giá hoạt động của cơ quan hải quan đáp ứng kỳ vọng của công đồng doanh nghiệp và của xã hội đến đâu. - Về phía các doanh nghiêp, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động tiếp cận các thông tin về AEC, trƣớc hết là để hiểu hội nhập kinh tế trong ASEAN, hội nhập toàn cầu, sau đó để có định hƣớng, xây dựng chiến lƣợc phù hợp, tận dụng những ƣu thế của riêng mình. - Về hỗ trợ của chính quyền, truyền thông, các chuyên gia, để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng đƣợc những ƣu thế của mình khi tham gia AEC, họ cũng cần hỗ trợ rất nhiều về thông tin từ các cơ quan liên quan. Theo VOV.VN : trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện khảo sát tại gần 700 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 5 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam không biết và không hiểu gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN, 94% doanh nghiệp không biết về nội dung đàm phán trong AEC; 63% doanh nghiệp không hiểu gì về thách thức và cơ hội khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. Thiếu thông tin sẽ làm cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt khi hội nhập, thậm chí ngay trên sân nhà. Nhà nƣớc, các Hiệp hội doanh nghiệp phải tổ chức tập huấn, tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu, chuẩn bị đầy đủ, họ sẽ đối mặt với thách thức gì, cần có giải pháp gì để tận dụng cơ hội và lợi thế, làm gì để nhăn chặn những hệ quả tiêu cực cho doanh nghiệp Việt Nam và sự phát triển của đất nƣớc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiến chƣơng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam châu. [2] Cộng đồng kinh tế ASEAN - Sổ tay kinh doanh của Ban thƣ ký ASEAN. [3] Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiến chƣơng ASEAN và ý tƣởng cộng đồng kinh tế ASEAN của Hội nông dân châu Á vì phát triển bền vững (AFA) và Tổ chức phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (ASIADHRRA). [4] Tiến trình hình thành cộng động kinh tế ASEAN: Kinh nghiệm hội nhập và những thách thức đối với Việt Nam của Trung tâm thông tin – Tƣ liệu số 8/2014. [5] Asean Economic Community Blueprint – Association of Southeast Asian Nations. [6] The Asean Economic community: Progress, Challenges and Prospect - Siow Yue Chia. [7] The road to the Asean Economic community 2015: The challenges and opportunities for enterprises and their representative organizations – Gary Rynhart and Jae - Hee Chang. 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2